Ở điểm lặn Moray Beach - Hòn Mun, khi ta lặn xuống và rời xa bờ đá sẽ gặp đáy cát rộng. Nơi đây thuận tiện cho việc huấn luyện, đào tạo lặn. Các divers có thể đứng, nẳm trên cát để thực hành các bài tập trong chương trình huấn luyện mà không làm hại các loài sinh vật biển như ở các bải đá ngầm. Tuy nhiên, ở những đáy cát của đại dương đôi khi có những mỏm đá nhô lên. San hô, cá và các loài thủy cư tới đây sinh sống và tạo thành các ốc đảo. Giống như các ốc đảo giữa sa mạc khô cằn, nơi đây qui tụ về những cư dân dưới đáy biển sống quần cư. Trong lúc bé Hai nhà tui cùng Instructor thực hiện các bài test của chương trình OWC, tui rình mò một ốc đảo nhỏ giữa hoang mạc...Mời các bạn coi clip về cái ốc đảo này. Trình độ trung sỹ PADI của tôi chỉ cho phép gọi tên một trong các cư dân của ốc đảo, đó là con cá Sư tử (Lionfish) :). Có lẽ phải tham gia một khóa chuyên môn về định dạng các loài sinh vật biển hoặc phải đi lặn thường xuyên hơn để tự học hỏi.
1 nhận xét:
AMK3: Hình ảnh sống động, OK.
Thực ra từ Trung sĩ Padi trở lên đã bắt đầu có "yếu tố" chuyên ngành rồi (tới Đại úy thì càng rõ), vì trong 5 môn thi lên Trung sĩ, trừ 2 môn bắt buộc, còn lại là do anh ta chọn, thành thử: Có anh thiên về ngạch "kĩ thuật đơn thuần", có anh thiên về ngạch "theo dõi môi trường",... Ví dụ anh ta chọn môn "theo dõi động và/hoặc thực vật biển" chẳng hạn. Học xong môn này, cứ mỗi lần lặn, anh ta lại lẩm nhẩm "ôn bài": đây là cá Hề, đây là cá sư tử, đây là sứa ngũ sắc, đây là ... chết mẹ ... cá mập búa.
Về phần tui, ngay cả động thực vật trên cạn tui còn không nhớ, huống hồ ... Thành thử tui không chọn môn "theo dõi động vật biển", đành theo ngạch "kĩ thuật đơn thuần" vậy. Phó mặc người đời chê cười rằng "kĩ thuật vị kĩ thuật". Có gì xem ké hình ông chụp (có thuyết minh) dzậy.
HCQuang
Đăng nhận xét