Danh sách các tab/trang

Thứ Bảy, 3 tháng 4, 2010

Có một Trung đoàn thợ lặn


“Trung đoàn” thợ lặn của đảo Lý Sơn.

Toàn đảo Lý Sơn có 407 tàu đánh bắt hải sản với chừng 3.000 lao động. Trong số tàu nói trên có 200 chiếc với khoảng 1.000 ngư dân thường xuyên ra khơi mà không mang lưới. Họ là những thợ lặn chuyên nghiệp, ngang dọc khắp vùng lãnh hải nước ta.
Mang tiếng là tàu đánh bắt hải sản nhưng chủ tàu cùng những thuyền viên được liệt vào dạng "thợ đụng" (đụng gì làm nấy). Hay tin có con tàu bị chìm, có thể từ một trăm năm trước, là lập tức “trung đoàn” thợ lặn này có mặt ngay. Hay tin nơi nào có hải sâm, đồn đột xuất hiện nhiều là họ đến liền.
Từ độ sâu 5 mét đến 60-70 mét nước, chưa bao giờ đám thợ lặn từ nan. Họ khai thác bằng hết số sắt của con tàu bị đắm. Họ vét cho bằng sạch số đồn đột, hải sâm, rồi mới trở về. Hàng trăm chiếc tàu này cứ lênh đênh trên biển, hết Hải Phòng, Quảng Ninh, lại Côn Đảo, Phú Quốc; hết Hoàng Sa, họ sang Trường Sa.
Trong đầu số ngư phủ này là chi chít những tọa độ, kinh tuyến, vĩ tuyến - những nơi mà họ vừa nhận được lời nhắn từ đồng nghiệp về một con tàu bị đắm hay nơi đang quần tụ của các loài hải sản quý hiếm.
Hành trang mà thợ lặn mang theo, ngoài số lương thực, thực phẩm cho một tháng ăn, là dụng cụ hành nghề đơn giản: kính lặn, ống dẫn khí nối từ trên tàu với người lặn dưới nước, súng săn tự tạo để đâm hải sản. Súng có một mũi lao dính với khẩu súng. Khi phát hiện con mồi, thợ săn bật cò cho lưỡi lao đâm về phía con mồi.
Bác sĩ Ruffez Jean, Chủ tịch AFEPS (Hiệp hội Hỗ trợ và Phát triển khoa học đời sống của Pháp) – dẫn đầu một đoàn chuyên gia đến đảo Lý Sơn để tập huấn cho ngư dân về nghề lặn biển, chủ yếu là cách phòng ngừa tai biến trong lặn cũng như cách chữa trị khi xảy ra tai nạn – đã phát hoảng khi chứng kiến số thợ lặn này lặn bằng những dụng cụ hết sức nguyên thủy. Sau khi xem họ lặn, Ruffez Jean phải thốt lên "trang bị như thế này mà không tai nạn mới là chuyện lạ!".
(bài tham khảo trên mạng)

Hình chỉ có tính minh họa

4 nhận xét:

AMk3 nói...

Kính lặn của ông thợ lặn trong hình có vẻ như là cái mặt nạ phòng độc được chế lại. Thật không tưởng tượng nổi. Theo thời giá hiện nay, một cặp chân nhái + kính lặn + ống thở octopus quãng 150 usd Ngư dân có thể đầu tư được.

HCQuang nói...

Đúng đấy, mặt nạ phòng độc cũ chế lại. Hèn gì mấy anh Tây scuba khiếp vía về sự liều lĩnh của dân ta.

Unknown nói...

Nhìn hình này mình là dân thợ lặn ( Chuẩn úy )cũng sợ thật.Đúng là nguy hiểm quá,Nhưng cũng thông cảm cho bà con ở đảo,vì mưu sinh cuộc sống họ fai đi làm thôi.họ ít có kiến thức về lặn biển quá chỉ có kinh nghieekm thôi,cho nên só tai nạn lặn biển thường xuyên xảy ra.Mình chỉ hy vọng có sự phối hợp giũa các sở ban ngành và các CLB lặn có vài ngày ra tập huấn cho bà con ở các vùng đảo ,đễ ba con hiểu hơn về lặn biển và quang trọng là không để tai nạn vì thiếu hiểu biết

HCQuang nói...

Các Sở Ban Ngành chẳng hiểu đã làm được những gì cho ngư dân, tui chỉ thấy mỗi sự hỗ trợ của AFEPS (Hiệp hội Hỗ trợ và Phát triển khoa học đời sống của Pháp).
ui cũng hi vọng Sở Ban Ngành đã, đang và sẽ cho vay vốn, tư vấn hỗ trợ cho họ.