(trích đăng)
“Thảm thực vật dưới đáy và các loài thuỷ sản tại vùng biển đảo Lý sơn bị suy giảm nghiêm trọng do tình trạng khai thác quá mức theo kiểu tận diệt, cùng các nguồn chất thải không qua xử lý”. Đó là kết luận của Viện Kỹ thuật biển – Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt nam.
Kết quả khảo sát của đoàn nghiên cứu cho thấy, thảm thực vật dưới đáy biển Lý sơn đã biến mất, nhiều khu vực từng được ví như rừng dưới đáy biển nay gần như thành sa mạc. Khu vực đảo Lý Sơn có trên 700 loài động, thực vật với khoảng 140 loại rong biển, 157 loại san hô, 7 loại cỏ biển, 200 loại cá rạn, 96 loại động vật giáp xác, 40 loại da gai, ... Tuy nhiên, số lượng cá thể trong một số loài quý hiếm, có giá trị cao cần được bảo tồn như san hô đen, hải sâm, tôm hùm, ... hầu như không còn, do bị tận diệt và gần như biến mất khỏi khu vực biển quanh đảo Lý sơn này.
Theo nhóm nghiên cứu, có nhiều
nguyên nhân dẫn đến tình trạng suy giảm đa dạng sinh học vùng biển quanh đảo Lý
sơn, trong đó, nguyên nhân chính là việc khai thác bằng thuốc nổ và tình trạng
khai thác quá mức theo kiểu tận diệt của người dân. Ngoài ra, các nguồn chất
thải của cư dân trên đảo và các tàu đánh bắt không qua xử lý, xả thẳng ra biển
chứa nhiều chất độc hại gây suy giảm môi trường biển.
Theo số liệu của anh Tâm – một
lão làng trong giới thợ lặn công nghiệp, người có hàng chục năm làm việc dưới
đáy biển và đã đi tới hầu hết các vùng biển Việt nam – thì gần như 100% các
thuyền của dân chài Việt nam, nếu có “biên chế” thợ lặn kiếm sống, đều sử dụng
thuốc nổ để khai thác thủy sản. Một số liệu chính xác, và chính vì vậy, thật
đáng buồn.
Khác với vùng biển đảo Lý sơn,
vùng biển đảo Cù lao Chàm, Hội an, do được bảo tồn nên thảm thực vật dưới lòng
biển cùng như các loại hải sản (bắt đầu) phục hồi tốt.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét