Danh sách các tab/trang

Chủ Nhật, 7 tháng 2, 2010

Các Hiệp hội đào tạo và cấp chứng chỉ lặn Scuba.


Lặn thể thao, hay còn thường được gọi là lặn chơi, lặn nhởn không chịu quản lý và cấp chứng nhận bởi một cơ quan chức năng nào và thường là tự quản lý, và tự điều chỉnh. Tuy nhiên, cũng có một số tổ chức lớn thực hiện chức năng đào tạo và chứng nhận cho các divers và huấn luyện viên (instructor). Từ đây, rất nhiều các cuộc mua bán, dịch vụ liên quan đến lặn và thuê mướn thiết bị lặn đòi hỏi phải có sự bảo đảm bằng các bằng cấp, chứng chỉ được cấp bởi các tổ chức này, trước khi có thể thực hiện một dịch vụ hoặc sản phẩm lặn nhất định.
Các tổ chức quốc tế cấp chứng chỉ lặn lớn nhất hiện đang được công nhận bởi phần lớn các hãng sản xuất trang bị lặn và các cửa hàng lặn bao gồm:
American Canadian Underwater Certifications (ACUC) (trước kia là Association of Canadian Underwater Councils) –Xuất xứ Canada năm 1969 và mở rộng thành quốc tế từ 1984
British Sub Aqua Club (BSAC) – Trụ sở ở Anh quốc, thành lập 1953 và là câu lạc bộ lặn lớn nhất thế giới hiện nay.
European Committee of Professional Diving Instructors (CEDIP) Trụ sở ở châu Âu từ 1992 (see Cedip on French Wiki pages)
Confédération Mondiale des Activités Subaquatiques (CMAS), liên đoàn thế giới dưới nước..
National Association of Underwater Instructors (NAUI) – Trụ sở tại Mỹ (đối thủ cạnh tranh của PADI)
Professional Diving Instructors Corporation (PDIC) – Trụ sở tại Mỹ .
Professional Association of Diving Instructors (PADI) –Trụ sở tại Mỹ, tổ chức quốc tế về đào tạo và cấp chứng chỉ lặn lớn nhất thế giới.
Scottish Sub Aqua Club (SSAC or ScotSAC) Cơ quan quốc gia thể thao lặn tại Scotland.
International Training SDI, TDI & ERDi –trụ sở tại Mỹ, TDI là cơ quan lặn kỹ thuật lớn nhất thế giới, SDI là nhóm lặn thể thao dựa trên các phương pháp mới và đào tạo trực tuyến, và ERDi là thành phần an toàn công cộng.
Scuba Schools International (SSI) – Có trụ sở tại Mỹ với 35 trung tâm khu vực văn phòng vùng trên toàn thế giới.

Trong số các tổ chức trên đây, nổi tiến nhất và có ảnh hưởng rộng nhất trong giới lặn recreational là PADI. Các trung tâm lặn, đào tạo và hệ thống cửa hàng trang thiết bị lặn ở Việt Nam đều theo chuẩn và được chứng nhận bởi PADI. Ngoài ra, một số trung tâm lặn tại Nha trang còn đào tạo cả chương trình của SSI, với giá mềm hơn của PADI.

3 nhận xét:

Nặc danh nói...

Kính TQ.
Tôi đã "quảng cáo" đám lính lặn giải trí về blog này. Anh em rất vui vì blog này cũng là mong muốn của anh em, trước hết là để "nhòm ngó" và nhận xét bậy bạ vài câu, sau là làm một vài bài trao đổi, tâm sự.
Vậy TQ thấy nếu được thì làm vài dòng "quảng cáo, rao vặt" tung đi các nơi, đầu tiên là blog nhà ta.
HCQuang

Nặc danh nói...

Tôi có anh bạn Việt kiều Pháp (hơn tôi có mỗi 13 tuổi) rất mê lặn biển. Bây giờ vợ chồng ảnh vẫn lang thang đi các vùng nguyên là thuộc địa cũ của Pháp để lặn biển (bà vợ thì bơi nổi lặn chìm nhưng thích biển).
Ảnh là lính của Hiệp hội Pháp, được xem là một chi nhánh của Hiệp hội EU.

Ảnh nói hồi xưa Hiệp hội lặn bên EU không chấp nhận Hiệp hội PADI. Lính PADI qua Châu Âu muốn đi lặn, thời mấy ông EU bắt phải làm bài trắc nghiệm rồi mới "cho" lặn. Tức thiếu điều đanh lộn. Ảnh không biết lính EU qua Úc-Mỹ có bị chơi xỏ như vậy không.
Sau này các Hiệp hội "đàn anh" mới xúm nhau lại họp và ra "nghị quyết" rằng:
1- Không chơi xỏ nhau nữa. Xỏ nhau chỉ tổ mất khách, mất doanh thu.
2- Quy đổi tương đương "quân hàm", ví dụ bằng Open (của PADI) và bằng một sao (của EU) được các bên công nhận là ngang nhau, ... và cứ thế cho đến quân hàm cao nhất. Tức nếu anh là Đại úy PADI thì qua châu Âu vẫn được lính EU dơ tay "chào Đại úy, mời ngài duyệt đội quân danh dự. Hết".
3- Nhắc nhở mấy Hiệp hội "đàm em" là nếu muốn sống khỏe thì nên "tuân thủ nghị quyết".
Thế là êm trời ... à quên, êm đáy biển.
HCQuang

Nặc danh nói...

Xin đính chính: "...bà vợ thì bơi chìm lặn nổi...".
HCQuang