Dự án máy lọc khí trong nước (thiết bị kiểu mạch mở độc lập).
Các nghiên cứu cho thấy ngay cả ở độ sâu 200 mét dưới mặt biển vẫn có khoảng 1,5% khí hoà tan. Con số này không lớn nhưng thừa đủ để các loài cá lớn nhỏ thở được thoải mái. Alan Izhar Bodner, người Israel, tạo ra một hệ thống mô phỏng cách cá lấy khí từ trong nước, để sử dụng cho tàu ngầm và thợ lặn thay cho bình khí nén. Thiết bị của ông sử dụng lượng “oxy hoà tan” trong nước, giống như các loài cá vẫn làm.
Hệ thống này áp dụng Định luật Henry “lượng khí hoà tan trong một chất lỏng tỷ lệ với áp suất lên chất lỏng đó. Khi tăng áp suất, người ta có thể tăng lượng khí hoà tan trong chất lỏng. Còn khi áp suất giảm, khí hoà tan trong chất lỏng sẽ thoát ra ngoài”. Đây đúng là những gì ta nhìn thấy khi mở một chai nước có gas: khí CO2 được hoà tan trong chất lỏng và chịu một áp suất trong cái chai này. Khi mở nắp chai, làm giảm áp suất, khí sẽ phát sinh (trào ra).
Hệ thống của Bodner sử dụng máy ly tâm để hạ áp suất lượng nước biển đưa vào máy, từ đó tách ra khí hoà tan cung cấp cho người dùng. Bản tóm tắt phát minh ghi như sau “đây là một máy thở mạch mở độc lập, sử dụng trong vùng nước tự nhiên có chứa khí hoà tan. Nó được thiết kế để cung cấp không khí sạch cho người bơi lặn. Thiết bị có một đầu vào để đưa nước từ ngoài vào trong máy, một bộ phân tách để chiết khí hoà tan từ số nước này, tạo khí sạch cho thợ lặn. Máy thở có hai đầu ra, một để đưa nước đã bị rút khí ra ngoài, và đầu ra thứ hai là để thu khí sạch, cấp cho thợ lặn. Số khí sau khi qua sử dụng được đưa trở lại môi trường nước bên ngoài”.
Bodner đã thử nghiệm thành công trên mô hình thí nghiệm. Phát minh đã thu hút sự chú ý của các nhà sản xuất đồ lặn lớn nhất cũng như hải quân. Nếu tiến triển tốt đẹp, trong vài năm nữa, các hệ thống thở không cần bình khí nén sẽ được gắn cho thợ lặn và tàu ngầm, giúp ở dưới nước trong nhiều giờ (tất nhiên vẫn nên có bình khí nén dự phòng tình huống khẩn cấp).
Nhận xét của bạn đọc: Thiết bị này có tác dụng ở độ sâu không quá 200 met. Trường hợp tàu ngầm lặn sâu hơn 200 met mà hết khí thở thì chỉ cần ngoi lên độ sâu 200 met là bổ sung được khí chứ không cần ngoi lên mặt nước (hoặc dùng “ống thở”) như tàu ngầm truyền thống. Tuy nhiên, thiết bị này chỉ hiệu quả ở những vùng nước có đủ lượng “oxy hòa tan”, còn vùng nước mà lượng “oxy hòa tan” đã bị khử bởi các nguồn ô nhiễm thì cần … xem xét lại.
2 nhận xét:
Lịch sử lặn biển cho thấy nguyên lý ban đầu của lặn scuba là sữ dụng hệ thống thở lại (tuần hoàn) rebeather theo đó khí do ta thở ra gồm các bonic sẽ được xử lý tách oxy và đưa trở lại cung cấp lại cho người lặn. Hệ thống này thường được gọi là hệ thống scuba mạch đóng. Hệ thống scuba do Jacques Cousteau phát triển đã cải tiến hệ thống trên theo nguyên lý hệ thống mạch mở (open-circuit) mà nay được sử dụng rộng rãi do tính đơn giản và tiện dụng. Hệ thống thở mạch đóng hiện còn dùng chủ yếu cho lặn kỹ thuật, khi thợ lặn cần có nhiếu thời gian dươi 1 nước. Bài viết này giới thiệu một hệ thống mới, cũng là hệ thống mạch hở và cung cấp dưỡng khí tách từ nước. Vấn đề ở đây là khi nào công nghệ đủ phát triển để áp dụng cho lặn scuba? Một vấn đề nữa cần xét là thời gian dưới nước nay không còn phụ thuộc dung tích bình khí nén mà là pin để chạy thiết bị lọc khí từ nước biển. Trang bị Scua này sẽ rất đắt tiền và thời gian lặn bị phụ thuộc dung lượng pin (amper/h)
Đúng, vấn đề là thiết bị, bao gồm cả accu (pin) có đủ nhẹ không và giá là bao nhiêu. Ngòai ra cũng phải kể tới năng lực của accu nữa. Nhưng đây cũng là một hướng đi lên của ngành lặn.
Đăng nhận xét