Danh sách các tab/trang

Chủ Nhật, 18 tháng 4, 2010

Câu hỏi linh tinh của kẻ thích bơi lặn (P4)

(chỉ có giá trị tham khảo)

16/ Các loài chim bơi lội dưới nước (vịt, ngỗng...) có thể nhận thấy chúng bị chìm xuống nước ít, tại sao:
Lớp lông dày che phủ toàn thân các loài chim bơi được dưới nước không thấm nước và chứa một lượng khá lớn không khí. Nhờ đó mà thân chim ở dưới nước có khối lượng riêng nhỏ và không bị chìm sâu vào nước.

17/ Một vài loài chim lớn ở biển thường đi "hộ tống" các con tàu hàng giờ, có khi vài ngày đêm. Đồng thời, khi đi theo tàu, phần lớn chúng không vỗ cánh và chỉ tiêu hao ít năng lượng. Trong trường hợp này, chim vận động được nhờ nguồn năng lượng nào:
Khi tìm hiểu hiện tượng này người ta đã khám phá thấy là vào những lúc sóng im lặng, có những con chim thường bay phía sau, cách tàu một chút. Còn khi có gió thì chim bay gần phía gió thổi hơn. Người ta cũng nhận thấy nếu chim bị rớt lại phía sau tàu, ví dụ để săn cá chẳng hạn, thì sau đấy khi bay đuổi theo tàu, thường là chim phải tăng cường vỗ cánh.
Tất cả những điều bí ẩn này được giải thích thật đơn giản: khi tàu chạy do hoạt động của động cơ mà tạo ra những luồng không khí nóng bay lên, giữ cho chim ở một độ cao nhất định. Chim tìm thấy được chính xác vị trí, so với tàu và gió, có những luồng hơi đi lên lớn nhất. Do đó chim có khả năng đi du ngoạn mà năng lượng hao phí lại nhờ ở tàu biển.

18/ Thân nhiệt bình thường của người và gia súc là bao nhiêu?
- Nhiệt độ cơ thể của người khoẻ mạnh là 36,6 độ C. Không phụ thuộc vào các điều kiện khí hậu, nơi cư trú, nhiệt độ cơ thể của các động vật khoẻ mạnh là:
Ngựa: 38 độ C, bò: 38,5 - 39,5 độ C, gà mái và gà mái tây: 41 độ C, vịt và ngỗng: 41,5 độ C.

19/ Bằng cách nào mà cá voi, hải cẩu, sống trong vùng nước quanh năm đóng băng vẫn giữ được thân nhiệt cao (30 - 40 độ C):
Những động vật này có một lớp mỡ rất dày dưới da ngăn cản không cho thân nhiệt mất đi nhanh chóng.
(Xin hết câu hỏi linh tinh).

Hình: Một kiểu tàu chuyên dụng trong "binh chủng" chúng ta.

8 nhận xét:

tualinh nói...

@HCQ :
16)Đấy là vì trọng lượng nước của phần thể tích choán chỗ dưới nước của con vịt cân bằng với trọng lượng con vịt thì phải. Ô.Acsimet ơi,Ekera!

tualinh nói...

17) Nay thỉnh thoảng báo đưa tin quân đội Mỹ dùng máy bay không người lái (UAV)lang thang trên trời săn lùng Taliban,loại UAV này có thể bay lượn liên tục trên không hàng ngày.Đây quyết không phải vì người ta đã chế tạo được loại động cơ mới có thể giảm thiểu tiêu hao năng lượng. Làm được vậy là nhờ các kỹ sư thiết kế một phần mềm điều khiển bay 'thông minh' cài đặt trên UAV.Phần mềm này bắt chước cơ chế chim hải âu,chim sếu bay đường trường để điều khiển công suất động cơ và bánh lái thích ứng theo điều kiện gió và không khí.
Với thời gian 24h trên không thì nhiều phần trăm trong đó UAV hầu như không tiêu tốn năng lượng vì nó 'lượn' theo luồng không khí.

HCQuang nói...

Chào a.tuanlinh.
Ấy là tui chép lại gởi anh em coi, chứ không xử lí về cú pháp.
Đúng vậy, ăn nhau là phần khối lượng nước bị choán chỗ, cụ Acsimet đã kiểm chứng ... "tìm ra rồi!".

tualinh nói...

Chào a.HCQ, về môi trường nước có nhiều điều thú vị lắm. Con người vẫn còn phải học mãi không thôi sinh vật biển để dần dần có thể 'hoà nhập' được với biển nhằm phấn đấu đạt tới mơ ước 'ta mình là một'.
Tuy vậy con người cũng đã chế tạo được sản phẩm chuyển động dưới nước với tốc độ 360 km/h vượt qua tốc độ bơi của bất cứ loại hải sinh nào!
Đó là loại NGƯ LÔI HIỆU ỨNG ‘SIÊU KHOANG’.

HCQuang nói...

Chào a.tuanlinh: Chịu, chẳng hiểu hiệu ứng "siêu khoang" là gì.

Trong không gian thì có "bức tường âm thanh". Máy bay cánh quạt, cho dù tăng công suất lên cực kì lớn, cũng không thể vượt qua được. Chỉ tới khi máy bay phản lực ra đời thì bức tường này mới bị xuyên lủng. Cứ nghe "đùng" một phát trên trời, nhìn lên thấy vệt khói (cột sương mù) thẳng tắp là đúng cái anh máy bay phản lực đang khoan cắt beton.

Ghê gớm hơn, đó là "bức tường ánh sáng", anh nào xuyên qua được thời anh đó "biến mất" (vì khối lượng âm, thể tích âm...), và, thế là lý thuyết tương đối hẹp của Anhstanh khi qua bức tường này sẽ teo lại bằng con đinh vít.

Thế thì ở dưới biển, để xuyên qua "bức tường ... nước (tui gọi đại như vậy)" thì phải có cái máy khoan mà bên CHLB Nga gọi là "siêu khoang" (chắc phải kêu là "siêu khoan").

tualinh nói...

@HCQ : Ngư lôi công nghệ siêu khoang là tạo một “bóng khí lớn” bao phủ toàn bộ ngư lôi. “Quả bóng khí” bao bọc ngư lôi cho phép giảm ma sát tác động của môi trường nước và vì vậy cho phép ngư lôi chuyển động với tốc độ rất cao so với các ngư lôi thông thường. Chi tiết về khả năng và nguyên lý làm việc của công nghệ siêu khoang hiện vẫn là bí mật quân sự tối quan trọng của các nước sở hữu chúng.
'Quả bóng khí' bao bọc ngư lôi có lẽ có công dụng giống như da cá heo và còn 'nhớt' hơn mới giảm ma sát trong môi trường nước xuống tối thiểu.
Vấn đề là ở chỗ : thông thường bọt khí sẽ tự nhiên nổi lên trên mặt nước, vậy thì trong trường hợp này tại sao nó lại chuyển động 'dính' theo ngư lôi để tạo thành lớp 'vỏ bọc'? Có lẽ lời giải đáp là ,thứ nhất : tốc độ chuyển động của bọt khí phải vượt qua một tốc độ đủ cao nào đó thì nó sẽ không nổi lên (tốc độ này có lẽ ở cỡ 360 km/h), thứ hai là cách tạo bọt khí của ngư lôi trong quá trình chuyển động.
Như HCQ đã nhận xét về 'bức tường âm thanh','bức tường ánh sáng',giờ đây cũng có thể suy đoán có 'bức tường dưới nước'-mà vượt qua đó hiệu ứng 'siêu khoang' sẽ xuất hiện : bọt nước sẽ không nổi lên!
Và nếu dưạ vào định luật Becluni còn có thể dự đoán là giá trị của tốc độ giới hạn tạo hiệu ứng 'siêu khoang' này tăng tỉ lệ thuận theo độ sâu?
Ngoài loại ngư lôi siêu khoang VA-111 Shkval (Cơn gió mạnh) của quân đội Nga, hiện mới chỉ có Đức đang phát triển ngư lôi siêu khoang Barracuda, nhưng mới dừng ở cấp độ dự án. I-ran cũng đã có thể sở hữu ngư lôi áp dụng công nghệ siêu khoang qua các hình ảnh về ngư lôi thế hệ mới mà nước này sử dụng trong các cuộc tập trận năm 2006 và năm 2007.
'Dưới mặt nước' còn rất nhiều điều thú vị nữa!

HCQuang nói...

Chào a.tuanlinh.
Lời giải thích nghe hợp lí.
Một vật thể bay trong không khí ắt phải nhanh hơn nhiều so với bay trong nước. Vấn đề là phải tạo ra một môi trường không khí xung quanh vật thể và luôn song hành với vật thể.
Như vậy, vận tốc của vật thể khi vượt qua một ngưỡng tốc độ nào đó (tạm gọi là "bức tường dưới nước") sẽ xuất hiện hiệu ứng siêu khoang.
Hay thật.
Mai mốt tàu ngầm "xài siêu khoang" thì quá tuyệt, chạy nhanh như gió, như bão, tha hồ tai nạn giao thông dưới đáy biển.

tualinh nói...

@HCQ : tốc độ bọt khí đến 360km/h thì là tốc độ gió >> cấp 12 (118-132 km/h)rồi còn gì,té ra cái tên Shkval (cơn gió mạnh) là có lý của nó!
Hy vọng sẽ có ngày tới viễn cảnh như a.mô tả,còn bây giờ ngay ở trên cạn tầu cao tốc cũng chạy với tốc độ đó phải có đường riêng,hạ tầng cơ sở xây dựng rất tốn kém.
Cách đây mấy năm báo chí Việt nam đưa tin bên Nga bắt một tình báo kỹ thuật của Mỹ sang Maxcova tìm cách mua bí mật công nghệ ngư lôi siêu khoang.Tay người Mỹ này nguyên là CIA,về hưu (hay là thủ thuật thay 'vỏ bọc' cũng vậy)mở công ty thương mại và hành nghề gián điệp kỹ nghệ QS.