Xác tàu đắm ở Bình Thuận là con tàu thứ 5 được Việt Nam khai quật khảo cổ học thành công. Bốn tàu khai quật trước đó ở Cù lao Chàm (Hội An), Hòn Cau (Bà Rịa - Vũng Tàu), Kiên Giang và Cà Mau. Trong đó, tàu cổ Cà Mau suýt gây rắc rối ngoại giao, dẫn đến buổi tọa đàm do Hội Khoa học lịch sử và Bảo tàng Lịch sử Việt Nam tổ chức tại Hà Nội tháng 4/2003 với sự có mặt của Đại sứ Vương quốc Hà Lan về lai lịch con tàu. Ban đầu, một số người cho tàu đắm Cà Mau là tàu Alblasserdam của Hà Lan. Nếu đúng như thế, theo luật Hà Lan (đã được quốc tế công nhận) số cổ vật trục vớt từ tàu đắm sẽ thuộc tài sản của đất nước này.
Nhưng cuối cùng, các nhà khảo cổ học, sử học Việt Nam và Hà Lan đã xác định tàu cổ Cà Mau chính là một tàu buôn của Trung Quốc chứ không phải tàu Alblasserdam. Vì vậy, đến nay Alblasserdam vẫn nằm trong danh sách những con tàu chưa biết vị trí bị chìm cụ thể ngoài biển Đông. Nó mất tích trên vùng biển Việt Nam cách đây 270 năm. Một nghi vấn khác là tàu đã chìm gần bờ biển Trung Quốc. Nhưng tất cả vẫn ở dạng thông tin tham khảo. Để đưa ra những chi tiết liên quan đến Alblasserdam và một số tàu mất tích khác, GS John Kleinen thuộc Trường Đại học Amsterdam (Hà Lan) đã dự tọa đàm. Nội dung trình bày của ông được nêu trên tạp chí Xưa và nay và đưa vào chuyên đề Nam Bộ đất và người, mới ấn hành và phổ biến tập 3 trong Ngày hội Sử học tại TP Hồ Chí Minh trước Tết Ất dậu 2005 vài hôm, với tựa Tàu đắm ở Cà Mau có liên quan gì với Hà Lan? do Đức Hạnh dịch. Tài liệu này cho biết tàu Alblasserdam 600 tấn đóng năm 1725, đã vận chuyển hàng hóa, đi lại trên biển Đông suốt gần 10 năm trước khi bị mất tích khoảng ngày 14/7/1735. Cùng số phận với nó, có các tàu khác của Hà Lan như Keizerin 200 tấn, chở đồ gốm sứ, mất liên lạc trong vùng biển Việt Nam kể từ ngày 29/10/1636, nay vẫn chưa tìm ra tọa độ đắm. Một tàu khác - Gouden Leeww 330 tấn "bị chìm tại quần đảo Con Hổ ngoài vịnh Bắc Bộ" năm 1674 sau 8 năm hoạt động hàng hải.
Những tàu trên mất tích do nhiều nguyên nhân, như bị cướp biển tấn công, bão tố, sóng thần, hỏa hoạn, hoặc trọng tải quá nặng và nghiêng chìm. May mắn thoát khỏi những tai họa ấy, theo GS John Kleinen, phải kể đến hai con tàu Quinam và Zceburg hành trình từ Đài Loan tới Việt Nam năm 1633 do thuyền trưởng Williem Jacobsz Coster chỉ huy. Khi vào vùng biển miền Trung, hai con tàu gặp phải thời tiết xấu, sóng cao và gió lớn, đẩy chúng ra hai hướng khác nhau. Một tàu vội vàng cập bến Hội An ngày 16/11 năm ấy.
Tàu kia, chiếc Quinam, mãi 13 ngày sau mới cập cảng Touranne (Đà Nẵng) hôm 29/11, với thủy thủ đoàn và hàng hóa an toàn. Song một số trường hợp không tránh khỏi cái chết như các thủy thủ tàu Grootebroek 240 tấn. Khi bị một thuyền buồm Bồ Đào Nha tấn công ngoài khơi Đàng trong gần Pracel, tức quần đảo Hoàng Sa, tàu đã có 9 người mất tích và 13 người khác, trong đó có thuyền trưởng Huijch Jansen - Block, đã thoát đi trên một con thuyền nhỏ với số ít hàng hóa. Sau đó, họ quay lại nơi tàu bị nạn để vớt 56 người còn lại và 4 hòm tiền, rồi cập bến Hội An "nhập đoàn cùng các tàu Bommel, Gos và Zeeburg đã vào đây tránh bão để cùng về Batavia, rất nhiều tiền bị bỏ lại Hội An. Thiệt hại của con tàu tính khoảng 23.580 reals và rijksdaalders". Còn tàu Kemphaan 100 tấn của Công ty Đông Ấn Hà Lan - do Kornelis Hendriksz Denijs chỉ huy rời Galle (Tích Lan) ngày 17/12/1632 để tới Đài Loan. Khi quay lại Batavia, tàu bị đâm vào bờ ở Đàng trong ngày 22/10/1633 với số hàng hóa và 18 khẩu đại bác trên tàu.
Những tàu Hà Lan, theo GS John Kleinen đã tham gia giao thương hàng hải ở Đông Nam Á những thế kỷ trước, họ cạnh tranh với "những nhà hoa tiêu giỏi nhất thế giới phương Tây" của Bồ Đào Nha và Anh, để "buôn bán đồ gốm, lụa tấm và đồ sơn mài. Người Xiêm (Thái Lan), Nhật Bản và Trung Quốc cũng tụ tập giao thương tại Phố Hiến. Ở đó, những kho hàng được dựng lên để mua lụa, đồ gốm sứ (...). Từ 1604 - 1657, trên 3 triệu món đồ sứ Trung Hoa đã tới châu Âu". Số đồ sứ xuất khẩu có cả những sản phẩm gốm của Việt Nam, Thái Lan, Nhật Bản chuyển xuống cảng qua trung gian của giới thương gia Hoa kiều. Giữa mối giao thương phồn thịnh và “đa quốc gia” ấy, đã nảy nở mối duyên giữa một "chàng rể” quốc tịch Hà Lan với một phụ nữ Đàng ngoài. Đó là "viên chức Hendrik Baron - Giám đốc kho hàng tại Hội An suốt những năm 1650 và Phố Hiến từ 1659 - 1663". Baron được phép ra tận Thăng Long, nơi ông gặp một "đóa hồng Việt Nam" tiền định, trong một chuyến hàng gốm sứ có màu xanh cobalt.
10 nhận xét:
Lặn xác tàu là một môn rất thú vị và mạo hiểm của lặn scuba. Tuy nhiên ở VN không thề thực hành lặn xác tàu được vì có bao nhiêu xác tàu chìm thời chiến tranh đều đã bị trục với bán ve chai hết.
Các CLB lặn ở VN kể cả loại 5 sao có thể dạy mọi chuyên môn lặn cho khách hàng, chỉ trừ "wreck dive" - lặn xác tàu đắm!
Có thế chứ! cuối cùng tôi cũng thấy tiềm năng ích lợi kinh tế của môn chơi lặn biển.
Lặn xác tầu đắm thực ra có gì khó và cần những kỹ năng nào nữa,ít nhất là so vời cấp bậc Trung sỹ?
Riêng về mặt kĩ thuật, lặn xác tàu đòi hỏi các "lặn viên" phải:
1/ Dũng cảm: bị "nhát ma" cũng ... không sợ.
2/ Có khả năng lặn sâu: vì thường xác tàu ở vùng biển sâu. Tất nhiên sâu quá thì thua, phải dùng chuông lặn hoặc phương tiện khác.
3/ Có khả năng thăng bằng dưới nước tốt, biết kĩ thuật "lặn chui hang": anh bơi mà cứ nhấp nha nhấp nhổm thì chui vào tàu va quẹt tùm lum, thì không những bị thương mà còn làm cho xác tàu (biết đâu đấy) lật nghiêng, là cả đám ... ở luôn dưới đó. Còn "tệ" hơn cả chui hang động.
4/ Biết lặn đêm: chui vô trỏng lỡ có chỗ tối hù thì phải biết ... bật đèn pin lên chứ.
5/ Có khả năng ở lâu lâu dưới nước: xuống sâu và bơi lâu thì lạnh. Đồng thời do phải thở nhiều, tốn khí, nên thường phải mang thêm bình dự bị - cũng phải tập huấn bổ túc.
6/ Khác.
Nói chung, để "chắc ăn", người ta bơi lanh quanh, sờ mó bên ngoài xác tàu là chính thôi, lựa chỗ nào thiệt "ngon" mới chui vô chút xíu, chứ vô trỏng gặp "ma" lại ... giật mình.
Với lại lặn xác tàu biết đâu vớ được báu vật, giàu to, tha hồ đi chơi, đi lặn khắp thế giới.
Giá trị kinh tế tất nhiên là đáng kể! Tui chỉ lặn tự do ở Hồ bơi Hàng Không, khu vực 4m mà đến nay cũng đã nhặt được nhẫn, dây chuyền, lắc...ở dưới đáy hồ. Kính bơi thì vô kể, có cả loại xịn của speedo! Ban đầu đưa cho người coi hồ để trả lại cho khách mà không biết ai mà trả. Nay tui có bộ sưu tập kha khá :))
Chắc toàn nhẫn giả, dây chuyền giả, chứ là vàng thiệt, hạt xoàn thiệt thì a.AMK3 chắc đã mua tàu composit chuyên dụng của dân scuba diving rồi. Tàu cũng rẻ mà, có mấy trăm ngàn (usd) thôi.
Bữa nào tui qua tham quan bộ sưu tầm của anh, biết đâu "vớ" được món hời.
Nói chuyện tàu Composit xa vời quá, đang muốn bàn với ông việc sắm xuồng Kayak hai chỗ, bơm hơi để di du khảo các vũng nước xung quanh HCMC.Tham khảo tại đây
Em nghe nói ở Quy Nhơn chổ Cù Lao Tràm còn 1 xác tàu,Hôm nào mấy anh rảnh làm 1 tuor lặn tàu chìm đi,em củng thích lặn tàu chìm
Chào Quan.
Hôm nay vô phần bài cũ, "vớ được" bạn. Vui. Có lẽ tụi mình cần ráp nhau diving một chuyến.
em vừa đi công tác về,phê quá.để em tìm kiếm vài điểm lặn có tàu chìm rồi tranh thủ anh em mình ráp vô đi lặn 1 chuyến,em thich mạo hiểm,chứ lặn ở NT hoài buồn quá,có gì em sẽ alo cho anh sau nha,
Đăng nhận xét