(Bài
cũ soạn lại) Mến tặng những bạn “yêu nước” và bạn bè của chúng tôi.
Trong suốt
TK20, các huấn luyện viên bơi lội đều tin rằng, bơi là đẩy nước về phía sau tạo
phản lực đẩy cơ thể tiến về phía trước (giống như chạy bộ vậy). Nhưng nước có
độ đậm đặc gấp hơn 800 lần không khí, tức vận động viên (VĐV) bơi lội giống như
VĐV chạy bộ chạy ngược cơn bão cấp 8 (*).
Để tăng
tốc độ, VĐV chỉ có cách tăng công suất cơ bắp. Bơi lội trở thành môn thi đấu về
thể lực.
Bước vào
cửa ngõ TK21, Cecil Colwin, tác giả của “Swimming into the 21th century”, cho
rằng “bơi lội là môn thể thao kỹ năng chứ không phải là môn thể thao thể lực”:
1. Nước đặc quá – Lực cản thứ nhất.
VĐV chạy
bộ đạp chân vào đất cứng để lao về phía trước, anh ta chỉ mất có 1% năng lượng
để thắng lực ma sát. VĐV nhảy cao, 90 trong số 100 calo có tác dụng trực tiếp
nâng họ lên khỏi mặt đất. Còn VĐV bơi lội bỏ ra 100 calo thì chỉ có 10 – 9 calo
có tác dụng trực tiếp đưa VĐV tiến về trước, 90 – 91 calo còn lại bị nước tước
đoạt. Đó là VĐV đẳng cấp quốc tế, còn người mới có thể chỉ còn 2 – 1% có hiệu
quả, nghĩa là 98 – 99 trong mỗi 100 calo đã bị nước tước đoạt.
Do vậy,
nếu VĐV tăng công suất cơ bắp thêm 10 calo thì chỉ có thêm 1 calo có tác dụng đưa
họ tiến lên.
Nếu bạn áp dụng các kĩ xảo sao cho lực cản của nước giảm được 1 calo (quy đổi) thì bạn sẽ không bị mất thêm 10 calo nhưng lại cùng tốc độ với kẻ phải bỏ ra thêm 10 calo. Colwin gọi đó là “kĩ năng bơi không dùng (nhiều) sức”, như áp dụng các kỹ năng làm thuôn dòng cơ thể, tạo dòng xoáy nước, thư giãn ở tốc độ cao, dành sự nghỉ ngơi luân phiên cho các nhóm cơ bắp trong khi bơi,...
2. Nước lỏng quá, VĐV không thể tựa vào nó được.
Bạn chạy
bộ trên đầm lầy và sẽ thấy các cú đạp chân vào sình không giúp bạn lao về phía
trước như VĐV chạy bộ đạp vào đất cứng, đạp càng mạnh càng … lỗ. VĐV bơi lội
quạt, đạp vào nước cũng có kết quả kém khả quan ít ra là như vậy. Colwin khuyên
VĐV dùng kỹ xảo tạo dòng xoáy nước quanh cơ thể, thay vì cố sức quạt, đạp về
phía sau.
Hình: Kỹ xảo quạt tay bơi sải của TK20
làm ta liên tưởng tới chiếc tàu thủy máy hơi nước với guồng quạt nước, còn kỹ
xảo TK21 giúp ta hình dung ra chiếc “chân vịt” (của tàu thủy đời sau) tạo ra
dòng xoáy tròn.
3. Càng tăng tần số quạt nước thì … càng lỗ.
3. Càng tăng tần số quạt nước thì … càng lỗ.
Trong TK20,
để bơi nhanh hơn, VĐV tăng tần số quạt nước (quạt nhiều lần hơn). Nhưng sự tiêu
hao năng lượng trong nước tăng theo lập phương tần số động tác, tức nếu tăng
tần số quạt nước lên gấp đôi thì năng lượng tiêu hao sẽ tăng lên gấp tám. VĐV
sẽ nhanh chóng bị vắt kiệt sức. Colwin khuyên VĐV vươn duỗi dài cánh tay về
phía trước, hết cỡ, để sau đó có đoạn kéo nước dài nhất cho mỗi động tác.
4. Lực cản tại mặt phân cách giữa không khí và
nước – Lực cản thứ ba.
Đó là
“lực cản của sóng”. Chuyển động dọc theo bề mặt nước chắc chắn tạo thành sóng.
VĐV bơi đánh một khối nước phía trước họ văng lên ngược với lực tiến. Nó không
chỉ cướp đoạt năng lượng của bạn mà khi bạn bơi càng nhanh thì tác động của nó
càng lớn. Vấn đề là ở chỗ, lực cản của sóng tăng theo lập phương của sự gia
tăng tốc độ bơi. Nó “là kẻ sát nhân của VĐV bơi lội”.
Và sự việc sẽ càng trở nên tồi tệ hơn nếu VĐV bơi giật cục, chuyển động không đều, hoặc bơi nhấp nhổm, hoặc bơi lắc qua lắc lại sang hai bên. “Tới một giới hạn nào đó, việc nâng cao tốc độ bằng cách chèo mạnh hơn sẽ chỉ tạo ra sóng cao hơn chứ (hầu như) không tạo ra tốc độ cao hơn”. Colwin khuyên VĐV dùng kĩ xảo lướt đi êm dịu để giảm thiểu sự tạo sóng.
Tàu bè “né” mặt phân cách này bằng cách nhấc lên khỏi mặt nước (tàu cánh ngầm), còn VĐV bơi sải của TK21 thì “chui” xuống dưới mặt nước “bằng các mẹo như đầu và ngực chìm trong nước (bơi “chìm”, ngược với bơi hồi TK20 là càng nổi càng tốt), ...
(*) Bạn có thể tự kiểm nghiệm bằng
cách bơi với tốc độ 3,7 km/h (khá cao so với dân nghiệp dư) trong 6 phút thôi
là sẽ biết ngay sức mạnh ghê gớm của “bão cấp 8”. Bạn có là nhân viên cứu hộ
bãi biển chuyên nghiệp thì kết quả kiểm nghiệm cũng … vẫn như vậy.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét