(Tiếp theo và hết)
5. Luôn thả lỏng (thư giãn, Relaxation) trong
khi bơi.
Trong TK20,
để bơi nhanh hơn, VĐV phải căng các cơ bắp nên nhanh chóng bị kiệt sức. Colwin
khuyên hãy để cơ thể bạn có nhóm cơ vận động và nhóm cơ nghỉ ngơi theo chu kì.
Luân phiên thả lỏng từng bộ phận cơ thể không chỉ để tiết kiệm năng lượng mà
còn để ngăn chặn mệt mỏi. VĐV J.Weissmuller nói “bí quyết lớn nhất của bơi sải
là sự thả lỏng (ngay cả khi bơi) ở tốc độ cao”.
6. Cần hình thành “cảm giác nước”.
6. Cần hình thành “cảm giác nước”.
Con
người có xu hướng lảo đảo khi chuyển động rất chậm và họ phải liên tục chuyển
trọng tâm để lấy lại thăng bằng. Khi VĐV bơi di chuyển nhịp nhàng ở tốc độ rất
chậm thì họ sẽ di chuyển nhịp nhàng ở tốc độ cao. Bơi siêu chậm buộc VĐV phải
tập trung vào động tác duỗi thẳng tay về phía trước, hết cỡ, để đạt được biên
độ tối đa trong mỗi động tác và cải thiện khả năng thả lỏng của VĐV ở tốc độ
cao. Hãy dành thời gian cho việc này.
Việc này còn giúp VĐV mài dũa trực giác quan trọng là “cảm giác nước” để đoán trước, điều khiển và lái dòng chảy. Cảm giác nước giúp VĐV biết khi nào họ tì nước chính xác và kéo cơ thể về phía trước với lực cản tối thiểu. Nó là “năng lượng tiềm ẩn của VĐV bơi”.
7. Cần ổn định nhịp điệu (rhythm) bơi.
Khi bơi,
nhịp điệu ổn định sẽ loại trừ sự giật cục trong mỗi chu kì. Lúc tay VĐV kéo
nước, tốc độ cơ thể di chuyển tăng, nhưng lúc tay rút khỏi mặt nước, tốc độ di
chuyển lại giảm, điều này đưa đến sự chuyển động không đều. Sự không đều càng
lớn thì sự lãng phí năng lượng càng nhiều. HLV Tourestki đề nghị VĐV lướt đi êm
dịu với sự “chuyển động Chính xác – Ổn định – Đều – Đẹp” (**).
8. Lực cản thứ hai: Khi chuyển động trong nước, sự tiếp xúc giữa nước và da của VĐV sinh ra lực ma sát. Người ta khắc chế lực này bằng bộ đồ bơi công nghệ cao mô phỏng da cá heo.
Rút cục: Nếu bạn có khả năng bơi 400 mét trong 10 phút nhưng muốn cải thiện thành tích còn 9 phút, thì chỉ có 10 – 5 giây được rút ngắn do nỗ lực của cơ bắp, 50 – 55 giây còn lại có được từ việc bạn chuyển động trong nước như thế nào cho hiệu quả.
8. Lực cản thứ hai: Khi chuyển động trong nước, sự tiếp xúc giữa nước và da của VĐV sinh ra lực ma sát. Người ta khắc chế lực này bằng bộ đồ bơi công nghệ cao mô phỏng da cá heo.
Rút cục: Nếu bạn có khả năng bơi 400 mét trong 10 phút nhưng muốn cải thiện thành tích còn 9 phút, thì chỉ có 10 – 5 giây được rút ngắn do nỗ lực của cơ bắp, 50 – 55 giây còn lại có được từ việc bạn chuyển động trong nước như thế nào cho hiệu quả.
(**) Bạn sẽ khó thực hiện được hoàn
hảo đồng thời cả 4 “tiêu chuẩn” trên, vì vậy bạn cần chọn cho riêng mình một “bộ
tiêu chuẩn” ở những cấp độ bạn có thể và theo những tỷ lệ “kén chọn” hợp lí với
thể chất của bạn. Ví dụ kỹ xảo “2 cánh tay gặp nhau ở phía trước hoặc ở 3/4
phía trước”: nếu bạn áp dụng hoàn hảo 100% thì sẽ bị ảnh hưởng tới kỹ xảo “lướt
đi đều đặn”. Chẳng có gì là 100% cả, vấn đề là tiến tới sự tối ưu.
Nguyên
lý của Swimming into the 21th century (ra đời trong mấy năm cuối của TK20, mà
nay đã được gọi là cổ điển) là một cuộc cách mạng về bơi lội, đã làm đảo lộn các
kỹ thuật bơi lội, mặc dù các động tác trông có vẻ vẫn giống như hồi xưa. Nó áp
dụng thành công cho bơi ngửa, bơi bướm và đặc biệt là bơi sải (***), nhưng tiếc
là chỉ thành công phần nào cho bơi ếch – một kiểu bơi có quá nhiều lực cản nước
(trong khi nguyên lý này chủ yếu nhằm chế ngự lực cản nước).
Lưu ý: Nếu bạn cần trao đổi "tay đôi" thì có thể vào chiquang.ha@gmail.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét