(Bài đăng trên mạng đại chúng)
Một
người được coi là biết bơi khi có khả
năng bơi được 25 m và tồn tại trong nước (nơi ngập quá đầu) được 5
phút. Tuy nhiên, theo Tiến sĩ Phạm Anh Tuấn, Giám đốc Trung tâm E-Bơi (Hà nội),
quy định này không có ý nghĩa nhiều trong việc phòng chống đuối nước: "Vậy
nếu đến mét thứ 26 bạn không bơi được nữa thì sao, hay tới phút thứ 6 bạn không
thể tồn tại trong nước thì chuyện gì sẽ xảy ra? Để phòng chống đuối nước, vấn
đề không phải là bạn bơi được xa bao nhiêu, nổi được bao lâu mà quan trọng là
khi rơi xuống nước bạn có khả năng ứng phó được để thả nổi, bơi tự cứu - một
cách bơi theo phương thẳng đứng, tốn ít sức được để không bị đuối nước".
Theo
ông Tuấn, để có thể bơi - chống đuối nước không khó. Nếu bạn đã tập bơi khá lâu
nhưng mãi chưa bơi được, có thể vì một hoặc một số trong những lý do dưới đây:
Bạn không tập trung, không “cam kết” học bơi
Bạn muốn biết bơi nhưng không đặt
kế hoạch cụ thể và dành thời gian ưu tiên cho việc học bơi. Bạn học theo tùy
hứng, lúc thích thì đi, không thích thì nghỉ. Bạn học một vài buổi rồi nghỉ cả
tuần, cả tháng, tới khi học tiếp thì coi như bắt đầu lại. Nếu việc này cứ lặp
đi lặp lại thì không khó hiểu khi bạn nói "tôi học bơi lâu rồi mà vẫn chưa biết bơi".
Bạn chưa học xong “lớp 1” đã muốn lên học “lớp 4, lớp 5”
Trong học bơi, thở là kỹ năng quan trọng
nhất. Muốn bơi
được phải biết cách thở. Thở khi bơi lội khác với thở khi đi lại bình thường
trên mặt đất nên trước khi học quạt tay, đạp chân, ta phải học thở cho tốt. Biết thở là biết bơi 70%.Khi
chưa biết cách thở mà đã tập quạt chân, quạt tay thì dễ bi phân tâm, làm được
cái này quên cái kia. Có rất nhiều người khoe là đã bơi được 6-10m, chỉ mắc mỗi
một lỗi là chưa biết thở nên bị sặc.
Sau khi học thở, người ta
mới nên học lặn -
nhô lên hụp xuống theo phương thẳng đứng để chữa bệnh “sợ nước sâu”, “sợ chân rời khỏi mặt đất”. Chỉ khi lặn tốt, người ta mới học nổi
và cuối cùng là học cách chuyển động theo các kiểu bơi khác nhau như bơi chó
chìm đầu, bơi tự cứu, ếch, trườn sấp… Người mới học bơi thường chú trọng vào
quạt tay, đạp chân mà bỏ qua tập thở. Hậu quả là có những người "bơi"
được một chút là sặc nước hoặc bơi được rồi nhưng vẫn không dám ra chỗ nước sâu
quá đầu người…
Không hiểu bản chất “4 đúng” của động tác bơi lội
Người lớn tuổi khó học bơi
hơn con trẻ bởi cách dạy “bắt chước” hiện nay khó giúp họ làm đúng được những
gì người dạy mong muốn. Muốn bơi được, cần thực hiện được 4 đúng:
· Đúng đường: Động tác phải được
thực hiện đúng đường, đúng hướng. Chẳng hạn khi bơi ếch, hai chân phải co vào rồi
bung đạp theo vòng cung sang hai bên trước khi ép chặt lại với nhau... Cũng như
khi đi từ Hà Nội đến Bắc Giang, Quảng Ninh thì phải theo hướng bắc, nếu bạn đi
theo hướng nam thì sẽ lạc sang tỉnh khác.
· Đúng thời: Đây là việc phối hợp
chân tay sao cho nhịp nhàng, khi nào thì tay, khi nào thì chân, cùng lúc hay so
le… Bơi là hoạt động có nhịp điệu, là một vũ điệu dưới nước chứ không phải là
hoạt động loạn xạ.
· Đúng cường lực:
Khi nào tay, chân cần mạnh, khi nào tay, chân cần nhẹ. Trong chuyển động bơi,
không phải lúc nào cơ thể cũng căng cứng mà có lúc tay hoạt động (cương), chân
nghỉ ngơi (nhu), hoặc ngược lại; có lúc các bộ phận này trên mặt nước, các bộ
phân kia ở dưới mặt nước…
· Đúng điểm đến của lực: Cùng là dùng bàn
tay tạo lực nhưng nếu bạn đập tay xuống mặt bàn, lực sẽ truyền xuống mặt bàn,
làm rát bàn tay, nhưng nếu bạn ấn xuống bàn thì lực lại truyền lên bả vai.
Trong bơi cũng vậy, điểm đến của lực khác nhau tạo ra hướng chuyển động khác
nhau. Do không biết điểm đến của lực nên nhiều người vùng vẫy chân tay loạn xạ,
tốn sức mà không bơi được bao xa.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét