(tiếp theo)
Không biết “thử - sai”
Có nhiều người cố gắng tập
mãi một kiểu đập chân quạt tay, dù thấy không hiệu quả, họ vẫn
cứ lặp đi lặp lại động tác đó một cách cần cù. Thực ra, khi cảm thấy mình rơi
vào tình huống này, hãy dừng lại, quan sát những người bơi giỏi, tìm hiểu xem
động tác của họ khác với mình như thế nào để chỉnh sửa. Hãy đặt câu hỏi "Tại sao tay chân họ
chuyển động nhịp nhàng, khoan thai mà vẫn bơi nhanh, bơi đẹp…".
Bạn phải luôn thay đổi, luôn “thử - sai” để đạt tới “4 đúng”. Chỉ như
thế, bạn mới học bơi nhanh và bơi đúng kỹ thuật. Cần quan sát để thay đổi.
Tâm lý ngại không muốn xuống nước vì sợ các nguy cơ dưới nước
Nhiều người, nhất là phụ nữ, ngại đi bơi vì sợ việc này
ảnh hưởng tới làn da hoặc làm mình mắc một số bệnh do môi trường dưới nước gây
ra. Thực tế, đi bơi có thể đối mặt với một số nhóm rủi ro như đuối nước, mất
thân nhiệt do ngâm nước lâu, mắc bệnh về phổi do hít nhiều nước vào phổi, phơi
nhiễm các hoạt chất dùng xử lý nước hồ bơi, dẫn tới mắc các bệnh về tai, mũi,
họng, da, vấn đề về cơ xương khớp do bơi quá sức. Ngoài ra, khi bơi ở sông,
biển, bạn có thể ngã, trượt, va chạm vào thành bể, tàu thuyền, gặp nguy hiểm do
thời tiết bất lợi như giông, bão, rơi vào dòng nước xoáy, gặp sinh vật lạ như
sứa, cá dữ...
Tuy nhiên, thông thường,
nếu bơi tại bể bơi ở thành phố thì các nguy cơ này không nhiều. Nhất là, bạn có thể phòng tránh bằng
cách: Tập bơi với người hướng dẫn hoặc tập kỹ trên cạn trước khi xuống nước;
tập ở nơi nước không quá sâu; không bơi quá sức; sử dụng dụng cụ bịt tai, kính
bơi... để tránh nước vào tai, mắt; chú ý quan sát và chọn nơi bơi thích hợp;
không bơi khi thời tiết bất lợi...
Bạn bị bệnh sợ nước do chấn thương tâm lý
Một số người từng gặp tai
nạn do tiếp xúc với nước gây ra, hay từng chứng kiến người chết đuối, xem cảnh
rùng rợn dưới nước trong phim... có thể cảm thấy sợ hãi, hoảng loạn khi ở trong môi trường nước. Với những trường hợp nặng, họ cần được
trị liệu để giải tỏa vấn đề tâm lý trước khi đi học bơi. Với các trường
hợp nhẹ hơn, việc tự tập bơi trên cạn, kết hợp với việc làm quen dần với
nước... có thể có tác dụng tốt.
Với các trường hợp này, tối kỵ các cách học bơi như, tự
lao vào nước hay bị đẩy xuống nước, vội vã xuống nước trước khi khởi động.
(còn nữa)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét