Danh sách các tab/trang

Thứ Ba, 9 tháng 2, 2010

Bổ sung bài "Quân hàm "Binh chủng" PADI

Anh Chí đã có bài giới thiệu sinh động về cấp bậc và quân hàm binh chủng PADI. Tôi xin bổ sung thêm về lực lượng măng non của binh chủng này: Thiếu sinh quân PADI - với tên gọi khá "hầm hố" là "PADI Seal Team"
  Lực lượng thiếu sinh quân (TSQ) này có tuổi đời từ 8 tuổi trở lên, có thể lực tốt và say mê với các hoạt động dưới nước. Các TSQ Seal Team này phải trải qua một chương trình đào tạo gọi là Scuba AquaMission gồm các bài học hành động với kỹ thuật Scuba dười nước. Tuy chỉ thực hiện ở  hồ bơi nhưng các khoa mục cũng không khác với các khoa mục của binh nhất "Open Water Diver". Cũng có khoa mục "Giữ cân bằng lực nổi" (Buoyancy), "Định hướng" (Navigation), "Lặn xác tàu" (Wreck). "Chụp hình dưới nước" (UW Photography)...và quan trọng hơn cả là các TSQ được huấn luyện và thực hành các hoạt động trợ giúp, cấp cứu và an toàn lặn - rèn luyện tinh thần đồng đội. Chương trình Seal Team gồm 2 phần chính. Phần thứ nhất các TSQ được đào tạo về kiểm soát sự nổi (Buoyancy), làm sạch mặt nạ (Mask Cleaning), tìm lại thiết bị thở (Regulator recovery).....Sau khi thành thục với các động tác và kỹ năng căn bản, các TSQ sẽ chuyển qua phần 2 gồm các khoa mục chuyên ngành (Specialties)
    Mục tiêu của PADI Seal Team là:
    - Giúp cho trẻ em học tính trách nhiệm.
    - Dạy trẻ em về môi trường dưới nước.
    - Các trải nghiệm sinh động, thú vị dưới nước.
    - Bước chuẩn bị vững chắc dẫn tới trở thành người lặn có bằng cấp, chuyên nghiệp.
Điều kiện nào để có thể trở thành TSQ Seal Team? Không cần xét lý lịch như lính trỗi, để trở thành TSQ Seal Team chỉ cần đủ 8 tuổi. Nếu hoàn thành khóa AquaMission của Seal Team, chú hay cô bé đủ 10 tuổi có thể tham gia khóa học Junior PADI Open Water Diver  Nghĩa là binh nhất thiếu niên, có khả năng và được phép lặn biển, so với binh nhất thực thụ có một số hạn chế hơn trong tác chiến. Khi chưa đủ 10 tuổi, nếu TSQ Seal team hoàn thành 10 khoa mục Specialty của AquaMission, cô/chú bé này sẽ được phong hàm cấp  Master Seal Team 
     Các bác nào có con, cháu mê bơi lặn có thể đang ký cho chúng tham gia Seal Team của CLB lặn Rainbow Saigon, bên Thảo Điền, Quận 2.
   Dưới đây là một số hình ảnh của Seal Team Saigon.
Những "bước" đầu tiên dưới nước...
 Ngôn ngữ động tác
Giữ trái banh không nổi lên
Khoa mục"Kiểm soát độ nổi"
Khoa mục "Chụp hình dưới nước"
Khoa mục "Lặn xác tàu"
Kỹ năng tìm lại thiết bị thở
Các TSQ PADI Seal Team Saigon. 
  Đề các con tham gia TSQ Seal Team, các phụ huynh phải đóng học phí. Thời nay, học gì cũng cần đóng học phí!

7 nhận xét:

Nặc danh nói...

Chào Đỗ Nghĩa: Con gái ông biết tin này chắc mê liền hà.

Theo tôi biết thì ngoài các Trung sỹ "trở xuống" đã có ít nhất 1 đ/c Chuẩn úy (Divemaster) và 1 đ/c Thượng sỹ (a.Hải - trưởng toán "biệt kích" Dù kiêm người nhái) ngó qua blog này. Theo ý kiến ban đầu, các đ/c này phán mỗi một câu "Tốt". Mấy ông quân hàm trên mà nói tốt là tốt rồi.

Anh bạn Chuẩn úy kể trên (a.Huân), tuy quân hàm có bấy nhiêu nhưng đã qua 5.000 giờ lặn (số liệu thống kê cách đây gần 2 năm), chuyên hướng dẫn khách lặn và tham gia huấn luyện Binh nhất, kinh nghiệm chiến trường cùng mình. Anh ta dư sức lấy bằng Thiếu úy, thậm chí Trung úy, nhưng kẹt tiền nên chưa đi thi.
Năm kia ở CLB Vina dive có 1 chàng quân hàm Binh nhất nhưng đã được giao nhiệm vụ dẫn khách lặn (có thể xếp ngang với Thượng sỹ trở lên), bởi anh ta đã có vài trăm giờ lặn, kinh nghiệm cũng khá. Anh ta chưa thi chẳng qua vì chưa có tiền đi thi, thế mới buồn.

Ấy, cái nghiệp lặn nó tốn tiền lắm.
HCQuang

Nặc danh nói...

AMK3 nói tiếng Việt như ... Tây.
Hình "kĩ năng tìm lại thiết bị thở" thì lẽ ra bọ phải nói "kĩ năng tìm lại vòi (vòi thở chứ không phải...)". Cái vòi bị xúc ra khỏi miệng, rớt đi đâu mất, bèn ra tay mò mò tìm lại, rồi ấn dzô miệng, xong. Rứa thôi. Bọ nói từ chuyên ngành, khó hiểu quá.
HCQuang

AMk3 nói...

Có lẽ cần một bài về các thuật ngữ lặn...để thống nhất. Ngay cả bọn tây cũng không có từ nào liên quan đế thở cả khi nói về cái Regulator. Giống như nhiều thuật ngữ trong tin học thì nếu dịch ra tiếng Việt lại còn khó hiểu hơn dùng từ gốc. Nói nôm na kiểu bọ thì cũng dễ diễn đạt, nhưng theo tui thì AMk3 và HCQ cần khác biệt một chút khi mô tả cùng một thứ vì vốn tui dân kỹ thuật thuần túy quá rồi nên các bài viết cũng sẽ theo hướng này.

Nặc danh nói...

Chào AMK3.
Khỏi cần ra đời bảng thuật ngữ lặn mô, vì đa phần anh chị em xem blog chủ yếu để dzui dzẻ thôi, "hơi đâu" mò về gốc tra cứu cho nó cực cái thân. Thời gian tra cứu dùng để đi nhậu vẫn dzui hơn.
Vậy: khi viết bài, người viết nên xài từ ngữ dân gian cho nó dễ hiểu, bí quá mới xài từ "chuyên môn". Ví dụ cái BCD thì ta cứ việc gọi là cái áo phao, tuy nó có tới 3 tính năng khác biệt lận (áo phao, bộ treo gá bình khí nén, túi đồ nghề).
HCQuang

AMk3 nói...

Rainbow Diver Saigon có tham vọng tổ chức được đội TSQ PADI Seal Team lớn nhất thế giới gọi là SST (Saigon Seal Team)tuy nhiên trung tâm nảy vẫn đào tạo các chứng chỉ PADI thông thường khác, chỉ có điều phần thực hành phải thực hiện ở các trung tâm khác (Hội An, Nha Trang, Côn Đảo, Phú Quốc..)

Nặc danh nói...

Xin hỏi thăm Bác AMK3 địa chỉ cụ thể, số điện thoại liên lạc hỏi thông tin về huấn luyện của Seal Team. Một đợt như vậy kéo dài bao lâu và 7 tuổi, mới biết bơi sải có tham giađược không? Cảm ơn Bác.
Email của tôi nguyenvophung@yahoo.com

AMk3 nói...

Chào bạn nguyenvophung! Địa chỉ của Rainbow Diver SG là 55, Nguyen Dang Giai, District 2, An Phu. Diện thoại: Ms Nhiên 0938320016. Bạn liên hệ chị Nhiên để biết chi tiết về Seal Team SG. Yêu cầu về tuổi là từ 8 tuổi trở lên. Chúc vui vẻ.