TuaLinh có một nhận xét hay về trò lặn hụp này, tôi xin phép post lên đây để tiện đọc. Mấy năm trước, khi ngồi Cafe sáng cùng nhau, TL nói đại ý trong con người luôn có những năng lực tiềm ẩn có thể được kích phát khi ta gặp những trường hợp khẩn cấp. Và để ví dụ, hắn nói "Ông có thể thử nghiệm bằng cách úp mặt vào một chậu nước và nín thở cho tới lúc tưởng như không chịu nổi....và đó cũng là một cách để ông tự huy động tiềm năng của mình!" Tôi không rõ thực sự tiềm năng đó là gì, nhưng khi tập lặn nín thở (free dive) một thời gian tôi thấy quả thực có giúp ích cho sức khỏe. Đúng như nhận xét của LT dưới đây, con người có một bản năng là tự động điều chỉnh nhịp tim chậm lại để bớt tiêu thụ oxy khi cần thiết. Những người tập Yoga có thể làm việc này một cách chủ động trên cạn. Còn những người tập lặn vo thì nhờ môi trường nước để giảm nhịp tim và tăng thời gian lặn đưới nước. Nếu ngưới lặn Free Dive lại luyện cả Yoga nữa thì việc ở dưới nước 4,5 phút chỉ với một lần lấy hơi là chuyện bình thường. Ở Nga có một hội những người lặn vo và tập Yoga gọi là Yoga-Free thành viên gồm nhiều nhà vô dịch thế giới vế free dive, thường tổ chức các lớp đào tạo bộ môn này. Với y học, khi nhịp tim giảm xuống 30 nhịp/phút thì đã là triệu chứng bệnh nguy hiểm tới tính mạng. Tuy nhiên với vận động viên lập kỷ lục thế giới về lặn "tĩnh" với thời gian lặn 8 phút một lần lấy hơi thì nhịp tim anh ta còn chậm hơn mức trên nhiều. Tôi hơi quá đà rồi, mời mọi người xem bài nhận xét của TuaLinh.
@HCQ: 'Chúng ta vốn dĩ thuộc loài "động vật trên cạn"'? Hèhè,câu này quá đúng,.. có lẽ chỉ cho...4 triệu năm trở về trước! còn xưa hơn nữa tới 8 triệu năm, thì có những chứng cứ nói rằng : tổ tiên chúng ta là loài 'hải sinh',tức 'vượn biển'!
Này nhé :
1.Khi mới chào đời, trẻ em đều có năng lực bơi lội. Trẻ mới sinh không bị chết ngộp trong nước do 1 năng lực bẩm sinh. Đây là bản năng hình thành từ thời kỳ hải sinh của tổ tiên loài người.
2.Giống như người những loài động vật sống trong biển như hải báo, cá voi, .. đều có lớp mỡ dày và da không có lông. Đó là dấu hiệu đời sống trong biển: cần lớp mỡ dày để duy trì nhiệt độ thân thể, đồng thời nâng cao lực nổi trong nước. Trái lại, loài linh trưởng hắc tinh tinh hay khỉ đột thì không có lớp mỡ dưới da này.
3.Nước mắt của loài người có thành phần muối khá lớn. Khi bơi lội, hoạt động của tim và các hoạt động của cơ thể đều giảm chậm. Hiện tượng này cũng tồn tại tương tự với các động vật sống trong nước.
Loài linh trưởng không có nước mắt.
Vở kịch 'Nàng Ápsara' có nhân vật con khỉ làm việc tốt để muốn làm con người,tuy nhiên mãi mà không thành được vì không thể khóc ra nước mắt.Cuối cùng trời cũng cảm đức tính hy sinh cho con người của khỉ mà cho nó nước mắt.Kết thúc vở kịch,khỉ khóc cho số phận chuân chuyên đã qua của nàng Ápxara thì ứa ra nước mắt.Thế là nó thành 'con người'-dù cho thân thể bề ngoài vẫn là ..khỉ! Xét về mặt sinh lý học thì kịch bản có lý đó.
4. Nhu cầu muối của các động vật trên đất liền đều được "cảm giác" khá chính xác. Một khi đủ, chúng sẽ không còn hứng thú. Nhưng khi thiếu, chúng sẽ khao khát và đồng thời biết cả cách kiềm chế điều tiết.
Trái lại con người không có cơ chế đó. Ngay cả khi thiếu muối, con người cũng không có nhu cầu bổ sung. Còn khi dư muối, con người sẽ bị sự phản tác dụng dẫn đến tim mạch. Nhưng mà con người vẫn không có cơ chế nào để tự động ngừng tiếp nhận. Điều này có thể giải thích do đời sống phong phú chất muối giữa biển cả mà con người đã trải qua.
Các loài linh trưởng sống trong rừng rậm thiếu chất muối, sự chọn lọc tự nhiên khiến chúng sản sinh cơ năng điều tiết nhu cầu này. Trái lại ,tổ tiên của loài người có lẽ đã từng sống ở đại dương - nơi có nguồn muối bất tận - nên không có cơ năng điều tiết này.
Cũng vì lý do này, không 1 loài động vật linh trưởng nào chọn phương thức đổ mồ hôi để điều tiết nhiệt độ cơ thể. Đó là sự lãng phí chất muối. Nếu tổ tiên loài người hoàn toàn sống giữa rừng rậm trong suốt quá trình tiến hoá thì cơ năng sinh lý đổ mồ hôi không xuất hiện, nó không có lợi cho tiến hoá. (đổ mồ hôi nhiều rất ảnh hưởng đến sức khoẻ và cả tính mạng)
5. Tập tính tính dục của con người là 'úp mặt' giống như cá voi,cá heo dưới nước. Còn ở loài linh trưởng là 'úp lưng'.
6.Loài linh trưởng không có 'nhân trung' như loài người.Người ta giả thiết rằng 'nhân trung' là sự thoái của cơ cấu 'mang cá' lọc nước lấy ôxi của vượn biển.
Từ 4-8 triệu năm về trước, do nước biển dâng tràn, 1 phần lục địa bị nhấn chìm. Loài vượn cổ trong khu vực ấy dần dần thích nghi đời sống trong biển và trở thành động vật hải sinh.
Ước chừng 4 triệu năm sau, nước biển rút dần, vùng ngập chìm trong nước trở thành lục địa mới.
Hà hà,..' Ngạc nghiên chưa!'..
Vì vậy 'lặn biển' không chỉ là môn thể thao trải nghiệm 'thay đổi' tập tính sống trên cạn 4 triệu năm vừa rồi của con người,mà sâu xa hơn nữa còn là 'trở dzià' trải nghiệm với môi trường sống của tổ tiên cách đây 4-8 triệu năm kia đấy!
Thế mấy biết các bác HCQ,AMk3 ghê gớm thật!
5 nhận xét:
Ở TRONG ANH CÓ CHÍN MƯƠI PHẦN TRĂM EM.
Trong cơ thể con người
Có chín mươi phần trăm là nước
Cũng như chắc hẳn ở Paganini (*)
Có chín mươi phần trăm tình yêu!
Nếu đám đông giẫm đạp lên anh
- hiển nhiên đấy chỉ là điều ngoại lệ -
thì ở trong ý định nhân từ
chín mươi phần trăm là thiện chí
Chín mươi phần trăm là âm nhạc
ngay cả khi nó thành một tai ương,
và nếu thế,
không tính phần rác rưởi
ở trong anh
có chín mươi phần trăm em.
(*) Nhạc sĩ và nghệ sĩ viôlông nổi tiếng, người Italia.
(ST)
Thực ra nước trong cơ thể con người chỉ có 70% thui. Nhưng Thơ là thế! 90% cũng chẳng chết ai!
Trong bài tập lặn độ sâu 40m, HLV ôm theo cả mớ gồm 1 lon coca chưa khui, 1 hột gà nguyên xi chưa luộc, 1 vỏ chai nhựa nước suối đựng đầy không khí. Cứ xuống được một khúc, HLV lại lôi mớ đồ ra cho "sinh viên" coi: chai nhựa bị dẹp dần lại và tới 40m thì dẹp lép, nhưng hột gà và lon coca thì không mần răng, rứa mới hay.
Vậy là, không khí xuống độ sâu sẽ bị nén lại, còn 2 thứ kia (bên trong toàn là nước) thì vẫn yên ổn như ... nước.
HCQuang
Khi biết tui tham gia lặn scuba, lặn sâu tới 18m, mấy bạn trẻ cùng bơi CLB HK nể lắm, hỏi sâu vầy chắc bác chịu đựng áp lực giỏi lắm! Cháu mới chỉ thử lặn xuống 2-3 met là đã bị ép ù hết cả tai rối.
Thực ra thì đối với cơ thể chúng ta, với thành phần chủ yếu là nước thì khi xuống sâu áp lực không thành vấn đề. Duy nhất có vấn đề chính là không khí trong các "hốc" cơ thể như tai, mũi, phổi...Khi lặn Scuba, ta thở đếu nên áp lực không khí trong phổi, hốc miệng...luôn ổn định. Mũi thì đã nằm trong mặt nạ lặn nên chỉ còn tai là chịu ảnh hưởng chênh lệch áp lực bên ngoài và bên trong. Cách khắc phục sự khó chịu này rất đơn giản, thường bằng cách bịt mũi và "thổi" mạnh ra đằng tai, khi nghe thấy tiếng "chít" là áp lực đã được cân bằng. Không đau tai, lặn biển là một cảm giác thoải mái không trọng lượng.
Cái ông Tualinh này ní nuận ác quá. Tôi lại cho rằng loài người sắp "trở về với tổ tiên" đến nơi- một cuộc "tiến hoá ngược" sẽ xảy ra. Hiện tượng trái đất nóng lên, băng tan...báo hiệu chu kỳ cơn đại hồng thuỷ mới. Một bộ phận "bồng bế nhau lên ở núi non", số còn lại sẽ ngụp xuống nước tìm cách thích ứng và tồn tại.
Tôi không ngạc nhiên khi thấy một số bạn Trỗi "lo xa" đang tích cực chuẩn bị cho phương án này. Đến một ngày nào đó trong bàn nhậu cũa Trỗi sẽ "lẫn' vài bác chân có màng và vây giấu dưới nách cũng vui!
TM
"Đến một ngày nào đó trong bàn nhậu cũa Trỗi sẽ "lẫn' vài bác chân có màng và vây giấu dưới nách cũng vui!" Kết câu này của bác TM!
Hè, lâu lâu đọc bài cổ và nhận xét cổ cũng hay. Quả là lớp Trỗi của 2 bác lão thành (AMk3, HCQuang) thiệt là hài hước á!!!
Đăng nhận xét