Danh sách các tab/trang

Thứ Năm, 11 tháng 2, 2010

Để lần lặn đầu tiên


Chúng ta vốn dĩ thuộc loài "động vật trên cạn" quen hít thở trực tiếp khí trời, nên khi lần đầu tiên lặn bằng bình lặn, bạn có thể gặp 4 hiện tượng "cơ bản" sau:

1- Khi ngụp xuống nước bạn bỗng cảm thấy hồi hộp. Vì vậy khi lặn, bạn hãy thả lỏng đầu óc ... hãy thả lỏng đầu óc ...

2- Khi đang lặn bạn bỗng cảm thấy ngợp thở, và, theo bản năng của "loài trên cạn", bạn sẽ vọt lên mặt nước để "lấy hơi". Gặp tình huống trên, bạn hãy từ chối ý định trồi lên và tiến hành thở chậm, thở đều (hít vào ... thở ra ... hít vào ... thở ra ... có rất nhiều không khí trong bình lặn). Thế là qua "truông".
Nhưng làm như thế, bạn băn khoăn là liệu mình có ẩu quá chăng. Không quá đâu, vì bên cạnh bạn, trong tầm tay với, luôn có một hướng dẫn viên theo sát. Anh ta dư kinh nghiệm để biết rõ "tư tưởng, hoàn cảnh" của bạn lúc đó cũng như phương án giải quyết.

3- Nước biển tự dưng chui vô miệng. Lúc này bạn chỉ việc ... nuốt vô.

4- Xuống chừng vài mét, bạn bị nước ép vô màng nhĩ, rất khó chịu, thậm chí đau nhói. Khi này bạn hãy làm đúng như hướng dẫn viên đã hướng dẫn bạn lúc ở trên tàu, tức là ngậm miệng, bóp mũi và thở ra mạnh (cho hơi nó chạy ra ... đằng tai) để cân bằng áp suất. Làm một vài lần là lại "êm trời", lại muốn ca vọng cổ "Tình anh bán chiếu".

Hình: Bình khí của em hết rồi, cho em thở chung nhé (bài huấn luyện của Binh nhất Scuba).

4 nhận xét:

Nặc danh nói...

Xin tường thuật bài tập huấn đầu tiên trong đời tôi:

Hồi xưa, trước khi đi lặn với các CLB lặn, có lần tôi qua xưởng Ba son nói anh ĐôngNhân PTGĐ cho mượn bình lặn. Ảnh cho mượn bình lặn và đi kèm bình là 1 thợ lặn công nghiệp. Trang bị cho mượn gồm 1 bình lặn (đã nạp đủ 200 bar khí) và 1 bộ quai đeo vai, chẳng có áo phao (cái thứ mà dân lặn công nghiệp không cần). Tôi gọi là "bộ quai đeo vai" vì sợi dây vòng qua bụng và sợi qua ngực bị đứt mất từ hồi nào rồi, còn mỗi 2 sợi qua vai.
2 đứa tôi ôm ra hồ bơi Hải quân (tôi đã "còm-măng" với chủ Hồ bơi rồi). Tôi kêu cho gã thợ lặn chai bia, dĩa "mồi", gói thuốc Mèo. Gã dặn "anh nhớ ngậm cái vòi thật sâu nhé". Té ra miệng vòi (cái mồm ngậm) bị lủng 1 lỗ, nếu không ngậm sâu thì hít nước thay vì hít không khí nén.
Chân nhái: tôi có rồi, kính bơi (chứ không phải cái kính lặn chụp kín cả mũi của dân lặn đâu) tôi cũng có.
Gã nói "bước 1: ngụp xuống đáy bể tập hít thở". Tôi đeo bình thả người xuống đáy hồ, úp mặt hít thở. Một lúc sau nghe tiếng gõ "cạch, cạch". Ai gõ nhỉ? Tôi lại hít thở. Lúc sau lại nghe "cạch, cạch" - ah, hiểu rồi, gã thợ gọi tôi. Tôi ngoi lên. Gã nói "sao tôi gõ mà anh không lên, tôi tưởng anh chết ngạt dưới hồ rồi". Tôi hỏi "lên làm gì vậy?".
Gã nói "sang bước 2: ngụp xuống rồi bơi". Tôi ngụp xuống đáy rồi bơi dọc hồ, cứ bơi tới bơi lui.
Lúc sau nghe "cạch cạch". Tôi ngoi lên. Gã hỏi "anh thấy thế nào". Tôi nói "tốt". Gã nói "vậy anh chơi nhé, tôi đi uống bia đây". Thế là tôi tiếp tục lặn tới lặn lui. Xong bài nhập môn.
Sau này lặn biển Nha trang (lần lặn đầu đời chính thức) với CLB lặn Vina.exp. tôi thấy khỏe re. Lên tàu tụi nó cứ hỏi "chú đã lặn ở đâu chưa mà ... ổn vậy".
Người thầy lặn đầu tiên của tôi là vậy đó.
HCQuang

tualinh nói...

@HCQ: 'Chúng ta vốn dĩ thuộc loài "động vật trên cạn"'? Hèhè,câu này quá đúng,.. có lẽ chỉ cho...4 triệu năm trở về trước! còn xưa hơn nữa tới 8 triệu năm, thì có những chứng cứ nói rằng : tổ tiên chúng ta là loài 'hải sinh',tức 'vượn biển'!
Này nhé :
1.Khi mới chào đời, trẻ em đều có năng lực bơi lội. Trẻ mới sinh không bị chết ngộp trong nước do 1 năng lực bẩm sinh. Đây là bản năng hình thành từ thời kỳ hải sinh của tổ tiên loài người.
2.Giống như người những loài động vật sống trong biển như hải báo, cá voi, .. đều có lớp mỡ dày và da không có lông. Đó là dấu hiệu đời sống trong biển: cần lớp mỡ dày để duy trì nhiệt độ thân thể, đồng thời nâng cao lực nổi trong nước. Trái lại, loài linh trưởng hắc tinh tinh hay khỉ đột thì không có lớp mỡ dưới da này.
3.Nước mắt của loài người có thành phần muối khá lớn. Khi bơi lội, hoạt động của tim và các hoạt động của cơ thể đều giảm chậm. Hiện tượng này cũng tồn tại tương tự với các động vật sống trong nước.
Loài linh trưởng không có nước mắt.
Vở kịch 'Nàng Ápsara' có nhân vật con khỉ làm việc tốt để muốn làm con người,tuy nhiên mãi mà không thành được vì không thể khóc ra nước mắt.Cuối cùng trời cũng cảm đức tính hy sinh cho con người của khỉ mà cho nó nước mắt.Kết thúc vở kịch,khỉ khóc cho số phận chuân chuyên đã qua của nàng Ápxara thì ứa ra nước mắt.Thế là nó thành 'con người'-dù cho thân thể bề ngoài vẫn là ..khỉ! Xét về mặt sinh lý học thì kịch bản có lý đó.
4. Nhu cầu muối của các động vật trên đất liền đều được "cảm giác" khá chính xác. Một khi đủ, chúng sẽ không còn hứng thú. Nhưng khi thiếu, chúng sẽ khao khát và đồng thời biết cả cách kiềm chế điều tiết.
Trái lại con người không có cơ chế đó. Ngay cả khi thiếu muối, con người cũng không có nhu cầu bổ sung. Còn khi dư muối, con người sẽ bị sự phản tác dụng dẫn đến tim mạch. Nhưng mà con người vẫn không có cơ chế nào để tự động ngừng tiếp nhận. Điều này có thể giải thích do đời sống phong phú chất muối giữa biển cả mà con người đã trải qua.
Các loài linh trưởng sống trong rừng rậm thiếu chất muối, sự chọn lọc tự nhiên khiến chúng sản sinh cơ năng điều tiết nhu cầu này. Trái lại ,tổ tiên của loài người có lẽ đã từng sống ở đại dương - nơi có nguồn muối bất tận - nên không có cơ năng điều tiết này.
Cũng vì lý do này, không 1 loài động vật linh trưởng nào chọn phương thức đổ mồ hôi để điều tiết nhiệt độ cơ thể. Đó là sự lãng phí chất muối. Nếu tổ tiên loài người hoàn toàn sống giữa rừng rậm trong suốt quá trình tiến hoá thì cơ năng sinh lý đổ mồ hôi không xuất hiện, nó không có lợi cho tiến hoá. (đổ mồ hôi nhiều rất ảnh hưởng đến sức khoẻ và cả tính mạng)
5. Tập tính tính dục của con người là 'úp mặt' giống như cá voi,cá heo dưới nước. Còn ở loài linh trưởng là 'úp lưng'.
6.Loài linh trưởng không có 'nhân trung' như loài người.Người ta giả thiết rằng 'nhân trung' là sự thoái của cơ cấu 'mang cá' lọc nước lấy ôxi của vượn biển.

Từ 4-8 triệu năm về trước, do nước biển dâng tràn, 1 phần lục địa bị nhấn chìm. Loài vượn cổ trong khu vực ấy dần dần thích nghi đời sống trong biển và trở thành động vật hải sinh.
Ước chừng 4 triệu năm sau, nước biển rút dần, vùng ngập chìm trong nước trở thành lục địa mới.
Hà hà,..' Ngạc nghiên chưa!'..
Vì vậy 'lặn biển' không chỉ là môn thể thao trải nghiệm 'thay đổi' tập tính sống trên cạn 4 triệu năm vừa rồi của con người,mà sâu xa hơn nữa còn là 'trở dzià' trải nghiệm với môi trường sống của tổ tiên cách đây 4-8 triệu năm kia đấy!
Thế mấy biết các bác HCQ,AMk3 ghê gớm thật!

Nặc danh nói...

Chào a.tuanlinh.
Được đánh giá là hướng về với cụ tổ 8 triệu năm quả là ... đề cao tụi tui quá. Cám ơn anh.
HCQuang

tualinh nói...

@HCQ: Ấy chết! Em không 'đề cao' đâu, cái 'khoa học' nó bảo như vậy mờ.