Những người lặn giải trí thường hoặc thở dưỡng khí nén (78% Ni tơ và 21% Oxy) hoặc thở khí giàu oxy, là hỗn hợp Ni-tơ và Oxy gọi là Nitrox (64% Ni-tơ và 32% Oxy) Khí nén được chứa trong bình khí mà ta mang trên lưng. Bình khí thông thường được làm bằng nhôm, khi rỗng nặng cở 14 kg và có thể chứa dung tích khí là 2256 lít (80 feed khối) ở áp suất 204 atmosphrres (3000psi). Dung lượng khí này tương đương lượng không khí trong một bốt điện thoại và cân nâng 3.2 Kg (7 pounds)
Bạn không thể thở trực tiếp từ bình khí vì áp suất cao sẽ làm rách phổi của bạn. Bởi vậy, kèm theo bình khí ta cần có bộ điều áp regulator. Bộ điều áp (regulator) làm hai việc: Giảm áp suất từ bình khí vể mức an toàn cho ta thở, và cung cấp khí theo nhu cầu. Để thực hiện hai chức năng này, bộ điều áp có hai tầng:
• Tầng sơ cấp – Tầng sơ cấp gắn với bình khí. Nó thực hiện chức năng giảm áp từ áp suất bình (3000 psi hay 204 ATM) xuống áp suất trung gian (140 psi hay 9.5 ATM).
• Tầng thứ cấp – Tầng thứ cấp được nối với tầng sơ cấp bằng ống dẫn. Nó tiếp tục giảm áp suất khí thở từ mức trung gian xuống áp xuất môi trường xung quanh ( quãng 1 đến 5 ATM tùy thuộc độ sâu) Tầng thứ cấp cũng có chức năng cung cấp không khí, cả khi bạn hít vào (hoạt động thông thường) hoặc liên tục (hoạt động khẩn cấp)
Cấu tạo tầng sơ cấp bao gồm các khoang cao áp và trung áp, được tách biệt bời tổ hợp van (khóa) màng ngăn hoặc piston, có tiếp xúc với áp lực nước xung quanh. Hệ thống hoạt động như sau:
Hình A.
1. Khi ta hít vào (Hình A), làm giảm áp trong khoang trung áp xuống thấp hơn áp suất nước xung quanh. 2. Áp lực của nước ép vào trong, mở van hoặc piston.
3. Van được mở nối khoang cao áp với khoang trung áp.
4. Không khí chuyển từ khoang cao áp sang khoang trung áp, dẫn tới tăng áp suất trong khoang trung áp.
5. Khi áp suất trong khoang trung áp ngang bằng với áp suất xung quanh của nước (Hình B), van hoặc piston đóng lại.
6. Tiến trình lặp lại khi bạn lại hít vào.
Hình B.
Tầng sơ cấp thường có một số cổng nối các ống dẫn khí tới tầng thứ cấp cũng như các thiết bị khác như tầng thứ cấp thứ hai (vòi thở dự phòng), đồng hồ đo áp lực khí và áo phao. Tầng thứ cấp của bộ điều áp bao gồm: Hình C,D
• Khoang bằng nhựa với màng cao su bên ngoài tiếp xúc với áp lực nước xung quang
• Nút xả
• Van cửa được nối với cơ cấu đòn bẩy động
• Van xả
• Miệng thở
Hình C.
Tầng thứ cấp được nối bằng ống dẫn tới khoang trung áp của tầng sơ cấp. Tầng thứ cấp vận hành như sau:1. Khi ta hít vào (Hình C), làm giảm áp trong tầng thứ cấp xuống thấp hơn áp suất nước xung quanh.
2. Áp lực nước ép lên màng ngăn và làm chuyển động cơ cấu đòn bẩy.
3. Chuyển động của đòn bẩy mở van cửa vào. Không khí do vậy được chuyển từ tầng sơ cấp vào tầng thứ cấp, và vào phổi của bạn thông qua miệng thở.
4. Khi bạn thở ra (Hình D), áp suất trong tầng thứ cấp vượt quá áp suất nước xung quanh và đẩy tấm màng ra.
5. Tấm màng mở ra, cho phép đòn bẩy trở về vị trí thông thường dẫn tới đóng van cửa lại.
6. Điều này dẫn tới mở van xả và giải phóng khí thở ra ra khỏi tầng thứ cấp.
7. Khi bạn hít vào trở lại, van xả đóng lại và tiến trình lặp lại.
Hình D.
Phần cuối về các thiết bị thở là các phụ tùng cung cấp không khí dự phòng hay cho trường hợp khẩn cấp. Chúng gồm có:
• Pony tanks – Là các bình khí nhỏ gá cùng bình khí chính. Pony tanks chứa khí nén và có bộ điều áp riêng. Chúng cung cấp đủ không khí trong nhiều tình huống khẩn cấp, ví dụ như việc nổi lên từ độ sâu sâu.
• Spare air unit – thiết bị khí dự phòng có bộ điều áp gắn trực tiếp ngay vị trí van đóng mờ. Thiết bị này nhẹ và có thể bỏ trong túi của áo phao. Nó được thiết kế để cung cấp không khí chỉ đủ ngoi lên từ độ sâu nông.
• Snorkel - Ống thở nhỏ nhẹ hình chữ J, có miệng thở ở một đầu. Nó được gắn với kính lặn. Khi trên mặt nước, snorkel giúp to thở không khí xung quanh khi bơi mặt úp xuống nước, để tiết kiệm khí trong bình.
Xem bài đã đăng:
4 nhận xét:
Như vậy, từ bình khí nén đi ra sẽ có 4 ống:
- Dẫn khí tới "mồm thở" chính.
- Dẫn khí tới "mồm thở" dự phòng.
- Dẫn tới áp phao.
3 ống này đều bị van điều áp khống chế.
- Dẫn khí tới đồng hồ đo áp lực của bình khí nén.
AMK3: tui vẫn thấy có 20 bài thôi, không phải 50 như anh "quảng cáo" đâu.
HCQuang
Ủa, a.AMK3 ơi, 80 feed khối (cubic foot) là 2.265 lit chứ.
HCQuang
Tôi không hiểu sao đã khai báo 50 bài mà nó vẫn cứ hiển thị như vậy.
2265 lít - do quen dùng dấu phẩy động nên bị vậy. Xin lỗi.
"...Bình khí chứa khí với dung tích là 2.256 lít ở áp suất 204 at. Dung lượng khí này tương đương lượng không khí trong một bốt điện thoại và cân nâng 3.2 Kg...".
Bạn có thể thắc mắc: Cái bình lặn dung tích có 11 lít mà chứa toàn bộ lượng không khí của một bốt điện thoại, liệu có nhầm lẫn gì chăng?
Thực ra khí trong bình lặn là không khí nén (nén ở áp suất trên 200 at) nên thể tích của chúng co lại còn "tí tẹo", thậm chí có thể bị hóa lỏng.
Bạn lại thắc mắc: Khi lặn, mình đeo cái bình có áp lực lớn như vậy, nó mà nổ thì ... như bom, một phát là tàu chìm lỉm.
Không lo, vì tất cả các "Chai (cylinder) chứa khí và khí hóa lỏng" - theo luật quốc tế và luật VN - chỉ cho phép "chứa một lượng khí và khí hóa lỏng với áp suất tối đa bằng 1/10 áp suất tới hạn của Chai", tức Chai lặn chịu được áp suất là 2.500 bar (250 bar x 10), trong khi người ta chỉ bơm vô Chai có 200 bar (204 at).
Mọi Bình-lặn (nói chính xác là Chai-lặn) đều thuộc nhóm "Chai".
Như vậy, nếu bạn quăng Chai từ trên xe tải xuống đất, bạn bỏ Chai dưới nắng gắt trong nhiều giờ, thì Chai vẫn "mạnh giỏi".
Dĩ nhiên giới diving Pro không chấp nhận việc bạn sẽ làm những "trò" này.
Xin nói thêm về mặt từ ngữ kĩ thuật:
"Bình" (Tank) là thiết bị chịu áp lực, đặt cố định (Chai thì thường xuyên phải di chuyển), và được phép nạp khí với áp lực là 70% so với áp suất tối đa được phép của nó. Tuy nhiên, bên Ta hay gọi lẫn lộn giữa Chai và Bình, cũng như bên Tây hay gọi lẫn lộn giữa Xylinder và Tank (kể cả trong một số tài liệu giải đáp cho khách hàng).
HCQuang
Đăng nhận xét