Bộ đồ lặn ướt, Bộ đồ lặn khô và Áo phao
Để giữ ấm dưới nước, người lặn cần mặc bộ đồ cách nhiệt, có thể là bộ đồ “ướt” (wet suite) hay bộ đồ “khô” (Dry suite). Bộ wet suite giữ một lớp nước mỏng giữa lớp cao su cách nhiệt và cơ thể của bạn. Cơ thể của bạn làm nóng lớp nước và giữ ấm cho bạn. Wet suite phải vừa vặn ( Wet suite rộng sẽ gây rò rỉ lớp nước ấm ra nước lạnh). Wet suite có hai loại là ngắn (short) và dài (toàn thân).
Ngược lại với wet suite là dry suite được làm từ vật liệu hai lớp với một lớp không khí cách nhiệt ở giữa hai lớp vật liệu. Chúng được thiết kế kín (chặt) tại các vị trí cổ, cổ tay, cổ chân nhằm chống dò nước vào trong cơ thể. Chúng giữ ấm nhờ không khí cách nhiệt tốt hơn nước và vì ta có thể mặc đồ ấm bên trong.
Việc lựa chọn giữa bộ đồ ướt hay khô tùy thuộc vào nhiệt độ nước nơi ta sẽ thực hiện cuộc lặn.
• Da trần hay wet suite bằng sợi nylon khi lặn ở nước có nhiệt độ 28 – 32 độ C
• Wet suite ngắn – 25 -28 độ C.
• Wet suite dài – 20 đến 29 độ C.
• Dry Suite – thấp hơn 22 độ C.
Wet suite và Dry suite cũng có các phụ kiện bao gồm găng tay, giày ủng, áo lót hay mũ trùm đầu.
Buoyancy Control – Kiểm soát độ nổi.
Điều quan trọng ở dưới nước chính là việc kiểm soát độ sâu của bạn tại một mức đã xác định trước trong bảng kế hoạch lặn. Để làm được, bạn cần khả năng kiểm soát độ nổi (buoyancy), là lực đẩy của nước tác động lên bạn. Độ nổi được tạo do sự khác nhau về áp suất giữa phần trên và phần dưới của đối tượng. Sức nổi liên quan tới trọng lượng của đối tượng và trọng lượng của lượng nước mà đối tượng chiếm chỗ.
Để kiểm soát độ nổi, người lặn sử dụng thiết bị kiểm soát độ nổi BCD gọi nôm na là Áo Phao, và chì trọng lực (lead weights). Bộ Áo Phao BCD là áo ghi lê bao gồm bộ phao phía sau có thể được thổi hoặc xì bớt bằng không khí áp lực thấp theo cả hai chiều từ tầng một của bộ điều áp Regulator hoặc bằng mồm qua ống hơi. BCD có bộ đai sau lưng để gá bình khí nén. BCD có một số túi để đựng trang bị.
Do bản thân wet suite cũng có độ nổi nên cần thêm trọng lực để cân bằng độ nổi này. Cục chì trọng lực có thể được gắn lên một dây lưng riêng để đeo lên người lặn. Các cục chì này cũng có thể được bỏ vào các túi của BDC vả một số BCD đời mới tích hợp luôn chỉ trọng lực trong áo.Bài sau chúng ta sẽ chuyển qua xem xét việc thở dưới nước
Xem bài đã đăng:
4 nhận xét:
1 trang blog chứa được 20 bài vẫn có vẻ ít. AMK3 kéo thêm chút xíu nữa được không.
HCQuang
Đã mở rộng thành 50 bài được hiển thị
Có lẽ blog của ta cần có 1 bảng tra cứu các danh từ, động từ về scuba diving: tiếng Anh và phiên sang tiếng Việt. Ngoài ra, với một số từ ngữ nghe chừng lôi thôi phức tạp thì có thể thêm phần giải nghĩa. Tất nhiên sẽ chỉ gồm các từ thông dụng nhất.
Rồi 1 bảng các kí hiệu trao đổi dưới nước (cũng chỉ gồm các trao đổi thông dụng nhất).
HCQuang
AMK3: Tui thấy vẫn như cũ, có 20 bài. Kì vậy ta?
Về cái đai-chì (weight belts):
Khi ta mặc bộ đồ giữ ấm ("đồ khô", "đồ ướt") ở dưới nước, nó sẽ "kiêm nhiệm" là 1 cái phao, người cứ nổi lều phều. Để lặn, anh phải đeo đai-chì (để cân bằng tỷ trọng) mới chìm xuống được.
HCQuang
Đăng nhận xét