Bài 4: Chụp với chế độ tự động (Auto Mode)
Nếu như bạn làm biếng và không muốn học cách chụp hình với chế độ thiết lập bằng tay thì hãy cứ chụp bằng chế độ tự động – luôn được hiển thị bằng Auto hoặc “P” (Program) trên nút xoay chế độ. Chú ý: Nếu trên nút xoay chế độ có chỉ thị “A” thì đây không phải là chỉ thị của chế độ Auto! Chế độ tự động Auto là chế độ chụp hình dễ dàng nhất vì máy hình sẽ tự chọn thiết lập và quản lý độ nhậy sáng cho bạn. Tất cả những gì bạn cần làm chỉ là ngắm và bắn.
Chế độ tự động Xanh (Auto Mode Blues)
Vấn đề nảy sinh khi ta để cho camera tự chọn độ phơi sáng (exposure) chính là nó không được thiết kế để chụp hình dưới nước. Như ta đã thấy, ánh sáng thể hiện mình trong môi trường nước một cách khác biệt so với trên cạn, hấp thụ các màu ấm như đỏ, cam và vàng một cách khá nhanh chóng khi ta lặn xuống. Mắt bạn có thể tự điều chỉnh tới một mức độ nào đó, bạn có thế nhìn thấy bóng của sắc đỏ và vàng, tuy nhiên camera thì không, nó không thể ghi nhận được những màu như vậy. Có một số giải pháp đơn giản có thể giúp giải quyết việc khôi phục màu cho bạn, tuy nhiên nếu lựa chọn của bạn là không sử dụng chúng thì cần lưu ý: Ngoại trừ ở vùng nước rất nông vào những này nắng to, các tấm hình bạn chụp được sẽ chỉ có một màu xanh đơn thuần.
Những tấm hình chụp bằng chế độ tự động và không có đèn chớp sẽ có màu rất xanh.
“Tôi có thể sử dụng đèn chớp bên trong máy ảnh?”
Ánh sáng nhân tạo là tốt nhất để chụp được những tấm hình có màu sắc rực rỡ dưới nước. Tuy nhiên, sử dụng đèn chớp bên trong của camera là không thích hợp để chụp hình dưới nước, lý do là vị trí của nó quá gần ống kính sẽ tạo ra backscatter (hình thành đám bụi li ti do sánh sáng phản chiếu các thành phần nhỏ trong nước) Đèn flash bên trong của camera cũng khá yếu để có thể sử dụng dưới nước. Vậy nên lý tưởng nhất là bạn sắm một đèn chớp gắn ngoài.
Mua đèn flash ngoài là một sự đầu tư có tác dụng ngay lập tức và tăng cường đáng kể chất lượng ảnh chụp của bạn, thậm chí còn cải thiện nhiếu hơn cả việc nâng cấp lên camera tiên tiến hơn. Ta sẽ xem xét kỹ hơn vấn để đèn chớp ở bài “Hướng dẫn về chiếu sáng”
Nếu là người mới bắt đầu, có thể bạn chưa quan tâm đến việc chi thêm tiến cho đèn flash gắn ngoài. Ngay cả máy camera đơn giản nhất cũng được trang bị đèn flash bên trong và bất kỳ vỏ máy chông nước nào cho máy point & shoot cũng cho phép dùng flash trong. Điều này giúp ích khi chụp macro các đối tượng nhỏ sẽ cho màu sắc thật, tuy nhiên đèn flash trong rất hạn chế khi chụp hình dưới nước. Lời khuyên của chúng tôi tất nhiên là – để loại trừ sắc xanh bạn nên mua ít nhất một đèn flash (strobe) nếu bạn thực sự muốn học chụp hình dưới nước..
Chụp không đèn chớp
Trong những điều kiện phù hợp, bạn sẽ có thể tạo được các bức hình dưới nước rất đẹp mà hoàn toàn không cần dùng đèn chớp, chỉ dựa trên điều kiện ánh sáng tự nhiên. Cần nhớ các điều kiện sau:
- Ở vị trí nông.
- Chụp vào giũa trưa (giữa 10am-2pm) khi ánh mặt trời ở trên cao và có tối đa lượng ánh sáng xuyên xuống đáy nước.
- Hướng chụp sao cho mặt trời chiếu từ phía sau bạn, giống như khi ở trên măt đất ( bạn cũng sẽ thấy điều này đôi khi cũng không phải luôn đúng khi ở dưới nước)
Sử dụng kính lọc
Kính lọc cũng là một lựa chọn khi chụp hình không có đèn flash. Kính lọc là các tấm kính màu gắn trước ống kính camera để giúp điều chỉnh sự mất màu. Có các loại kính lọc màu được thiết kế chuyên để dùng dưới nước và có thề coi là giải pháp đơn giản để có được màu sắc tốt cho hình ảnh.
Thử sử dụng chế độ chụp dưới nước
Có nhiếu máy chụp hình compact nay được trang bị chế độ “Underwater Mode” Chế độ này sẽ thay đổi cân bằng trắng của camera nhằm bù trử sự mất màu ở dưới sâu mà không cần có thêm nguồi sáng nhân tạo.
Chế độ Underwater mode hoạt động khác nhau trong các model máy khác nhau và nói chung đều đang được cải tiến. Báo cáo cho thấy, mức độ hiệu quả của các chế dộ chụp dưới nước có thể từ khá đến xuất sắc, tùy theo model máy camera. Phần lớn trong số chúng, làm việc tốt nhất ở độ sâu tới khoảng 8m, nơi mà còn khá nhiều ánh sáng mặt trời còn rọi tới được. Trong một số camera, chế độ chụp dưới nước thậm chí còn tự điều chỉnh được tùy theo độ sâu và mức độ được chiếu sáng. Ví dụ, Sẽ có các điều chỉnh khác nhau tại độ sâu 8m so với tại độ sau 3m do có sự khác nhau về lượng ánh sáng được chiếu tới tại các độ sâu này.
Cân bằng trắng bằng tay
Nếu camera của bạn có chế độ cân bằng trắng bằng tay (Manual White Balance) và bạn cũng có ý định học cách sử dụng chúng thì lời khuyên của chúng tôi là hãy chụp hình bằng ánh sáng tự nhiên với thiết lập cân bằng trắng tùy biến vào bất cứ khi nào có thể được.
Thiết lập tùy biến cân bằng trắng thực ra rất dễ dàng. Việc này sẽ tạo được tối đa lượng màu sắc có thể chộp được tại một độ sâu cụ thể bất kỳ / điều kiện chiếu sáng bằng cách hiệu chỉnh lại màu sắc theo màu trắng cho ánh sáng tại độ sâu đó. Về căn bản, bạn chỉ cho camera biết độ trắng thế nào ( xét theo khía cạnh kỹ thuật, camera đọc màu trắng và điều chỉnh lại mức độ màu xám) Để thiết lập được tùy biến cân bằng trắng, bạn cần mang theo bảng trắng khi ở dưới nước. Trong trường hợp cần thiết, bạn cũng có thể tận dụng mảng cát trắng hay thậm chí là lòng bàn tay.
Cách làm như sau.
Chọn tùy biến cân bằng trắng (white balance) trong menu, lấy toàn bộ bảng trắng váo khung hình và nhấn nút chụp. Bạn sẽ nhận được thông báo “OK, “success” hoặc “WB set” Vậy là bạn đã thiết lập được cân bằng trắng cho một độ sâu và điếu kiện chiếu sáng cụ thề. Bạn sẽ cần phài thiết lập lại (reset) cân bằng trắng tại mỗi độ sâu vài mét hoặc mỗi khi điều kiện chiếu sáng thay đổi. Hãy nhớ là bạn vẫn sẽ không thể khôi phục được tất cả các màu tại bất kỳ độ sâu tương đối lớn nào nếu thiếu đèn chớp.
Chọn điểm xuất phát – Macro là một ý hay.
Trong khi bạn có thể có nhu cầu bắt đầu chộp bất kỳ thứ gì mình thấy ờ dải đá ngầm thì để học chụp hình, bạn sẽ cần phải chọn một xuất phát điểm. Rút cục thì chụp macro dễ dàng hơn so với chụp góc rộng, vậy nên đây chính là chỗ để bạn tập trung năng lực của mình.
Bước đầu tiên để đưa camera vào chế độ macro (nếu là chụp với máy P&S – còn máy SLR cần phải có ống kính chụp macro) Hãy tìm biểu tượng bông hoa – chỉ thị của chế độ macro. Chế độ này cho phép bạn lấy nét đối tượng gần hơn so với chế độ thông thường. Bạn có thể phát hiện ra là nó lấy nét lâu hơn, do đó tốt nhất là nhắm những đồi tượng tương đối tĩnh. Tuy nhiên, khả năng lấy nét gần hơn sẽ cho phép bạn tối thiểu được lượng nước giửa đối tượng và camera của bạn và cho phép bạn chộp các đối tượng nhỏ, mà nếu chộp bằng cách thông thường sẽ trở thành các đốm nhỏ trong khung hình.
Chế độ Macro cũng là một khu vực mà ở đó đèn flash bên trong cũng có thể giúp ích trong một vài trường hợp. Với các đối tượng nhỏ, nếu có thể chiếu sáng toàn bộ khung hình thì màu sắc sẽ được tái tạo vào hình. Tuy nhiên, nếu nước không được trong, bạn sẽ để ý thấy backscatter trong các tấm hình. Hãy xem trong hướng dẫn sử dụng để biết cách tắt mở đèn flash.
Để có thể lấp đầy khung hình càng nhiều càng tốt, bạn hãy cố gắng sử dụng zoom quang học của máy. Càng phóng đại (zoom in) đối tượng càng lấp đầy khung hình hơn, khiến đối tượng nom lớn hơn. Càng phóng to (zoom in), tuy nhiên lại càng khó lấy nét. Bạn nhớ chắc chắn việc nhấn nửa chừng nút chụp cho tới khi lấy nét xong trong chế độ telephoto. Đừng sử dụng chế độ zoom như một cách thay thế cho việc đưa máy lại gần hơn. Đây là một lỗi khá phổ biến. Hãy nhớ - gần hơn thì tốt hơn! Sử dụng chế độ zoom số là không nên bởi bạn sẽ làm mất chất lượng hình ảnh.
Chụp macro các đồi tượng di chuyển chậm là những nơi tốt nhất để bạn khởi sự chụp hình dưới nước.
Phần tiếp sau: Kiểm soát ảnh của bạn bằng chế độ thiết lập tay.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét