Danh sách các tab/trang

Thứ Tư, 26 tháng 6, 2019

Lặn xác tàu sân bay của Đức Quốc xã (P2)

(Tiếp theo và hết)

Sàn đáp – Hầm chứa máy bay

Sàn đáp của Graf Zeppelin có cấu trúc bằng thép và được lót gỗ, dài 242 m và rộng tối đa 30 m. Sàn đáp được nâng đỡ bởi các trụ chống thép. Các sàn chứa máy bay trên và dưới của Graf Zeppelin dài và hẹp, bên hông và hai đầu không được bọc giáp. Các xưởng sữa chữa, khoang chứa và chỗ nghỉ của thủy thủ được bố trí phía ngoài các sàn, một đặc điểm thiết kế tương tự như các tàu sân bay Anh.
Sàn chứa phía trên có kích thước 185m×16 m; trong khi sàn chứa dưới có kích thước 172m ×16 m.

Tổng cộng diện tích sàn chứa máy bay được sử dụng là 5.450 m2, đủ để chứa 41 máy bay: 18 chiếc máy bay ném bom – ngư lôi Fieseler Fi167 trong sàn chứa bên dưới; 13 máy bay ném bom bổ nhào Junkers Ju 87C và 10 máy bay tiêm kích Messerschmitt Bf 109T trong sàn chứa bên trên.
Vũ khí

Graf Zeppelin được trang bị pháo khác nhau cho nhiệm vụ phòng không và chống tàu nổi. Vũ khí đối hạm chủ yếu của nó bao gồm 16 khẩu pháo 150mm bố trí trên 8 tháp pháo nòng đôi.Vũ khí phòng không chính bao gồm 12 khẩu pháo 105 mm bố trí trên 6 tháp pháo nòng đôi, ba phía trước và ba phía sau.

Dàn hỏa lực phòng không phụ của Graf Zeppelin bao gồm 11 khẩu đội SK C/30 nòng đôi 37 mm bố trí trên các bệ nhô dọc theo mép sàn đáp: 4 khẩu đội bên mạn phải, sáu bên mạn trái và một ở phần mũi tàu. Thêm vào đó, 7 khẩu súng máy MG C/30 20 mm trên các bệ nòng đơn bố trí hai bên mạn tàu: 4 bên mạn trái và ba bên mạn phải; sau đó được đổi thành các khẩu đội bốn nòng.

Máy bay trên hạm

Nhiệm vụ dự định ban đầu của Graf Zeppelin chủ yếu là trinh sát di động trên biển, nên các máy bay được thiết kế cho nó cũng phản ảnh rõ: 20 máy bay cánh kép Fieseler Fi 167 dùng để tuần tiểu và tấn công bằng ngư lôi, 10 máy bay tiêm kích Messerschmitt Bf 109T và 13 máy bay ném bom bổ nhào Junkers Ju 87.

Do ảnh hưởng đường lối tác chiến sử dụng tàu sân bay của Nhật Bản, Anh Quốc và Hoa Kỳ (từ vai trò trinh sát thuần túy sang các nhiệm vụ tác chiến tấn công) số máy bay trên hạm của  Graf Zeppelin được đổi thành 30 chiếc máy bay tiêm kích Bf 109 và 12 máy bay ném bom bổ nhào Ju 87.

Thứ Năm, 20 tháng 6, 2019

Lặn xác tàu sân bay của Đức quốc xã (P1)

Vào ngày 12/7/2006, chiếc RV St.Barbara, thuộc công ty dầu khí Ba Lan Petrobaltic, tìm thấy xác một con tàu dài 265m ở gần cảng Leba (một báo cáo của BBC cho rằng cách 55 km về phía Bắc Wladyslawowo), mà họ cho rằng có thể đó là chiếc Graf Zeppelin. Ngày 26/7/2006, tàu thăm dò ORP Arctowski thuộc Hải quân Ban Lan, tiến hành khảo sát. Ngay ngày hôm sau, Hải quân Ba Lan chính thức xác nhận đó chính là Graf Zeppelin ở độ sâu 87m. Năm 2009, một nhóm thợ lặn đã xin được giấy phép của Chính phủ Ba Lan để lặn xác tàu này.

Graf Zeppelin là tàu sân bay duy nhất của Đức được hạ thủy trong Chiến tranh thế giới thứ 2. Graf Zeppelin chưa bao giờ được Hitler sử dụng xung trận, nhưng nó biểu tượng cho sức mạnh của Hải quân Đức lúc bấy giờ.

Thân tàu. 


Graf Zeppelin được chia thành 19 ngăn kín nước, sự phân chia tiêu chuẩn dành cho mọi tàu chiến chủ lực của Hải quân Đức. Vỏ giáp của nó có độ dày thay đổi (100mm bên trên các khoang động cơ và hầm đạn phía sau, 60 mm trên hầm đạn phía trước và 30 mm trước mũi, vỏ giáp phía đuôi 80 mm để bảo vệ bánh lái). Lớp vỏ giáp ngang có khả năng bảo vệ trước các cuộc tấn công bằng bom và đạn, lớp giáp này có độ dày chung là 20 mm ngoài trừ khu vực chung quanh trục thang nâng và ống khói, nơi độ dày được tăng lên 40 mm nhằm giúp cho các thang nâng có sức mạnh cần thiết và các ống khói mang tính sống còn chống mảnh đạn tốt hơn.

Động cơ. 


Hệ thống động cơ của Graf Zeppelin bao gồm 16 nồi hơi La Mont áp lực cao, tương tự như kiểu dùng cho lớp tuần dương hạm Admiral Hipper. Bốn 4 turbine hộp số được nối liền với bốn trục, được hy vọng sẽ sản sinh công suất 150.000 kW và đưa chiếc tàu sân bay đạt được tốc độ tối đa 35 hải lý/h (65 km/h). Với trữ lượng nhiên liệu tối đa 5.000 tấn dầu đốt, tầm hoạt động được tính toán của Graf Zeppelin là 9.600 dặm (15.400 km) ở tốc độ 19 hải lý/h (35 km/h).
(còn nữa)

Thứ Ba, 11 tháng 6, 2019

Bơi sải tốt tức là tìm cách để đạt tới kỹ thuật vươn duỗi và êm dịu

(Trich đăng)

1.     Đôi chân và nửa sau thân mình cần được nâng cao hơn nữa trong nước – để cơ thể được thăng bằng hơn, nhằm giảm lực cản của nước: Phổi là cái phao nên nếu bạn để cơ thể “tự do” thì nửa trước của cơ thể sẽ bị nổi, và do vậy, nửa sau sẽ bị chìm.

2.     Nhấn vai, ngực chìm xuống nước. Hành vi này sẽ làm hai chân được nâng lên ở vị trí hợp lý (để cơ thể được thăng bằng hơn, nhằm giảm lực cản của nước).

3.     Cánh tay (sau khi đưa về phía trước) cần duỗi thẳng về phía trước – sẽ làm tay bạn dài thêm vài centimet, sẽ có lợi cho động tác quạt nước tiếp theo(*), và sẽ làm vai bạn nghiêng về phía trước nhằm giảm thiết diện cản nước của cơ thể.

4.     Bắt đầu vào nước với cùi chỏ cao, rồi tập trung lực vào việc quạt nước. Không chỉ quạt nước bằng bàn tay mà bằng cả cẳng tay. Hãy strokes với cùi chỏ gập sớm và nó luôn cao hơn cẳng tay.

5.     Quạt tay mạnh hơn trong nửa sau của mỗi cú stroke.

6.     Cẳng tay của bạn sẽ trở thành cái neo nếu bàn tay của bạn đi nhanh hơn so với tốc độ di chuyển của cơ thể, và/hoặc nếu bàn tay và cẳng tay của bạn bị trượt trong nước. Lỗi này có thể do vị trí cùi chỏ bị thấp.

7.     Trước khi cú quạt kết thúc vài centimet, bạn thả lỏng cơ vai, tay, rồi rút bàn tay ra khỏi nước.

8.     Kich với lực hợp lý để nửa sau của cơ thể không bị chìm. Hãy kich từ hông và đừng gập đầu gối. Bàn chân và các ngón chân luôn luôn duỗi thẳng về phía sau (để bàn chân không trở thành cái neo).

9.     Hít vào khi cơ thể quay sang một trong hai bên, thay vì ngóc đầu lên phía trước (để đầu không trở thành cái neo). Bởi vì trong khi bơi, phía trước đỉnh đầu sẽ hình thành sóng cao, nên muốn hít vào thì đầu bạn sẽ phải ngóc cao hơn so với bạn nghĩ.

10.  Hãy hít vào thật sâu, thở ra từ từ liên tục khi mặt đang ở dưới nước.

11.  Khuyến khích strokes với 2 bàn tay “gặp nhau ở một phần tư phía trước”(**) – sau giai đoạn cánh tay hồi phục kết thúc.

(*) Đây là một trong các lí do tại sao người có chiều cao (tức có tay dài) lại bơi nhanh hơn người có chiều cao khiêm tốn.

(**) 2 bàn tay “gặp nhau ở phía trước” thuộc trường phái bơi sải vươn duỗi, êm dịu, trong đó cánh tay duỗi dài về phía trước (ví dụ tay trái) sẽ cứ “để yên đó” cho tới khi cánh tay phải “quạt nước xong–hồi phục xong–duỗi về phía trước” và gặp bàn tay trái, thì tay trái mới tiến hành quạt nước.
2 bàn tay “gặp nhau ở một phần tư phía trước” cũng tương tự, nhưng bàn tay trái không đủ “kiên nhẫn” để chờ bàn tay phải, mà đi sớm hơn chút xíu – sớm hơn một phần tư chu kỳ của tay phải.