Danh sách các tab/trang

Thứ Bảy, 30 tháng 9, 2017

Lặn sâu cần những gì (P1)

Lặn sâu là một đối tượng của cảm xúc ứng với độ sâu tối đa mà một thợ lặn đạt được, nó là một yếu tố quan trọng trong kỹ năng lặn của anh ta. Lặn sâu là một môn thể thao mạo hiểm bởi kết quả đạt được sau cuộc phiêu lưu là một thách thức trong việc muốn xuống sâu hơn so với trước. Dĩ nhiên nhiều người khác thì chỉ quan tâm tới lặn càng nhiều càng tốt để được khám phá thêm nhiều thú vị dưới nước, hoặc đơn giản là để thư giãn. 

Lặn sâu hơn đi kèm với sự nguy hiểm hơn và càng cần sự kìm chế và thận trọng hơn.

Khó xác định được như thế nào là lặn sâu. Đối với người mới, lặn sâu là 18 mét. Đối với thợ lặn có kinh nghiệm, lặn sâu là 30 mét, và hơn. Một quy định bất thành văn là từ 30 mét sẽ được coi là mức chuẩn cho những gì có thể coi là lặn sâu.

Khi thực hành lặn Bounce (lặn liên tục, tăng dần độ sâu cho tới mục tiêu là đạt mức 60 M+) thì bạn cần phải hiểu rằng, khi đó, hầu hết các kỹ năng lặn sẽ không tăng theo tỷ lệ tuyến tính ứng với độ sâu mà bạn đạt tới.

Thiết bị cá nhân cho lặn sâu.


Thợ lặn sâu phải hoàn toàn quen thuộc với các thiết bị cá nhân của mình. Bạn cần quen thuộc để có thể thực hiện một thao tác mà không phải suy nghĩ, do dự. Tất cả các thiết bị lặn đeo trên cơ thể của bạn cần được thoải mái và không phải là một phiền toái, trong đó chỉ riêng với yêu cầu giải áp(*)  thôi là bạn đã có thể sẽ phải đeo thêm bình khí rồi. Hoặc mặc một wetsuit(*) dày hơn trước đây cũng đã phải tiến hành làm quen.

Dự phòng khí thở là điều cần thiết cho việc lặn sâu. Phần lớn các sự cố gây ra do không mang theo đủ lượng khí cần thiết, thường sẽ dẫn đến ascents quá nhanh chóng. Sẽ tuyệt vời khi bạn kết thúc lặn sâu với một lượng khí còn lại là một phần ba. Tôi muốn nói rằng, sẽ không khôn ngoan khi chỉ lấy con số dung tích bình khí làm tiêu chuẩn duy nhất, bởi sự tiêu thụ khí thở đối với mỗi cá nhân khi lặn sâu sẽ rất khác nhau, và sự tiêu hao khí cũng còn phụ thuộc vào các hoạt động dưới nước mà bạn theo đuổi.

Có vấn đề trong việc cân bằng trung tính(*) cũng sẽ dẫn đến sự gia tăng tiêu thụ không khí. Sự cung cấp khí một cách tin cậy, cũng như một cân bằng trung tính tốt sẽ cung cấp cho sự tự tin và hiệu suất đáng kể đối với thợ lặn. Mặc dù khí thở hết rất nhanh khi xuống sâu là một sự cố hiếm hoi, nhưng nó là một sự cố đáng sợ nhất. Để tránh xảy ra sự cố này, một số thợ lặn mang theo bình khí dự phòng độc lập (chai “mõm ngựa”). Phức tạp của cách này là khi bình rỗng sẽ gây nổi làm bạn phải xử lí.

Giải áp (Decompression)


Lặn sâu phải kết hợp với ngừng giải áp an toàn. Nhiều người sử dụng nitrox (khí giàu oxy) để đảm bảo một giải áp tốt hơn so với sử dụng khí nén thông thường. Đáng trách là một số thợ lặn đã dùng nitrox mặc dù chưa qua huấn luyện với chúng.  (còn nữa)


(*) Xin xem tại "Tự điển Lanbien" ở bên phải trên cùng trang tin này.

Thứ Sáu, 1 tháng 9, 2017

Tuổi tác ảnh hưởng đến thể thao như thế nào (P3)

(tiếp theo và hết)

Đừng nên bỏ sót yếu tố cơ bắp.

Một số bằng chứng cho thấy đối với các môn thể thao đòi hỏi sức lực hay năng lượng cao, như cử tạ, thì các hạn chế liên quan đến độ tuổi có thể nằm ở các cơ xương, những cơ di chuyển xương và khớp của cơ thể.

Đối với các vận động viên cử tạ trên 40 tuổi (trình độ chuyên nghiệp), thành tích sẽ sụt giảm đột ngột so với các vận động viên sức bền trong các môn thể thao như chạy, bơi và đua xe đạp. Đây là điều dễ hiểu bởi cử tạ sử dụng các sợi cơ bắp loại 2 (gọi là nhóm co rút nhanh) để tạo ra sức lực. Nghiên cứu chỉ ra những tế bào này sẽ sụt giảm về số lượng và chức năng theo tuổi tác.

Không chỉ những tế bào này sẽ sụt giảm theo tuổi tác, mà hiện tượng này còn xuất hiện ở các tế bào hỗ trợ sự phục hồi và sinh trưởng của các cơ xương khi giảm thiểu việc tập luyện.
Những sự sụt giảm theo tuổi tác này không quá rõ rệt như trong nhóm cơ loại I, những sợi cơ có liên hệ chặt chẽ với các bài tập sức bền.
 (tiếp theo và hết)

Thời gian hồi phục có thể kéo dài lâu hơn.

Khi già đi, có nhiều vận động viên phàn nàn rằng khả năng phục hồi từ các bài tập nặng nhọc cũng sụt giảm theo.
Điều này có thể tác động đến cường độ và khối lượng tập luyện của tất cả các vận động viên. Nhưng trong nhiều môn thể thao đòi hỏi sự va chạm, như bóng bầu dục Mỹ, việc hồi phục từ các chấn thương và ảnh hưởng tích lũy của các cú va chạm nặng đã trở thành một nhân tố hạn chế khả năng tiếp tục thi đấu ở các cấp độ cao nhất.
Lấy ví dụ, mùa bóng năm ngoái chỉ có hai vận động viên ở Giải Bóng bầu dục Quốc gia Mỹ NFL là Sav Rocca từ đội Washington Redskins và Adam Vinatieri từ đội Indianapolis Colts hiện vẫn đang chơi dù đã bước sang ngưỡng tuổi 40.
Các chấn thương cũng tác động xấu đến những người chơi các môn thể thao không va chạm. Đối với các vận động viên chuyên nghiệp, việc gặp phải nhiều chấn thương trong quá trình tập luyện cũng dẫn tới sự sụt giảm cường độ và khối lượng tập luyện, dẫn tới thành tích kém hơn trong ngày thi đấu.

Tâp luyện tốt hơn có thể giúp duy trì phong độ đỉnh cao.

Tuy rốt cuộc tất cả các vận động viên sẽ suy giảm trong các cuộc đua thành tích do tuổi tác, nhưng với sự tập luyện và các bài tập phục hồi tốt hơn, trong những năm tới có lẽ chúng ta sẽ chứng kiến nhiều hơn các vận động viên ở tầm tuổi 40 vẫn có thể tranh tài ở cấp độ thể thao cao nhất. Bằng cách “tập luyện thông minh hơn, thay vì nặng hơn”, các vận động viên có thể giảm thiểu nguy cơ chấn thương, tối đa hóa thành quả từ việc tập luyện và giảm thiểu các ảnh hưởng của lão hóa.

Các vận động viên già cần nhiều thời gian hồi phục và thích ứng với việc tập luyện, nên các kế hoạch tập luyện cần phải thay đổi theo độ tuổi.
Lấy ví dụ, các bài tập cường độ cao, cách quãng chỉ tập trung vào chất lượng của việc luyện tập, thay vì khối lượng tập luyện đơn thuần, và có thể được các vận động viên già sử dụng hiệu quả để cải thiện sức bền.

Việc tập luyện nhiều môn thể thao đồng thời, như cử tạ và yoga, có thể giúp duy trì khối lượng và độ dẻo dai của cơ bắp, và giảm thiểu các chấn thương do vận động quá sức ở các vận động viên sức bền.

Việc nhấn mạnh vào các chiến lược “phục hồi tích cực” (một cuộc chạy hay bơi thư giãn vào những ngày nghỉ) và một thói quen ngủ nghỉ tốt hơn là điều quan trọng đối với các vận động viên ở mọi lứa tuổi, nhưng lại trở nên đặc biệt thiết yếu đối với các vận động viên già hơn.


Tuy nhiên, sự sụt giảm thành tích không chỉ đề cập đến sự thay đổi thể chất. Khi chúng ta già đi, động lực tập luyện nội tại cũng giảm dần. Ngay cả trong cộng đồng vận động viên, động lực tập luyện có thể thay đổi từ việc đặt ra các kỷ lục cá nhân sang việc duy trì sự sức khỏe và sự tích cực. Và đó là một động lực tuyệt vời cho tất cả vận động viên ở mọi lứa tuổi.