Danh sách các tab/trang

Chủ Nhật, 27 tháng 9, 2015

Sự việc chẳng có gì ghê gớm, cũng không phải là trường hợp khẩn cấp, nhưng…(P1)

(Bài của một thợ lặn cấp cao, trích dịch)

P1. Nếu bạn nổi lên ở xa tàu lặn.


Trong chuyến đi lặn ở đảo Catalina, California, tàu lặn đưa chúng tôi đến mặt sau hòn đảo, nơi khuất gió và dòng chảy gần bằng không. Bạn tôi và tôi là nhóm đầu tiên nhập nước và hai chúng tôi đã có một chuyến lặn thoải mái.


Khi nhận thấy xuất hiện dòng chảy ngược chiều, hai chúng tôi lặn trở về tàu. Lên tàu, chúng tôi nhìn xem các thợ lặn nổi lên ở những đâu. Không một ai nổi lên ở gần tàu, tất cả đều rất vất vả khi bơi về tàu. Bạn tôi, một vận động viên bơi lội xuất sắc, nhảy xuống nước giúp các thợ lặn bị trôi. Tôi ở vị trí Topside và giúp họ leo lên tàu. Cuối cùng tất cả đã lên tàu, không xảy ra bất kỳ sự cố gì.


Sự việc chẳng có gì ghê gớm, cũng không phải là trường hợp khẩn cấp, nhưng nếu thợ lặn không được đón rước kịp thời, sẽ có thể có kẻ bị hoảng sợ. Mà hoảng sợ sẽ dẫn tới bị hạ thân nhiệt, kiệt sức, thậm chí có khả năng bị chết đuối sau khi đã nổi lên mặt nước.


Tôi muốn nói về chuyện nếu bạn kết thúc chuyến lặn và nổi lên ở hạ lưu dòng chảy và rất khó có thể trở lại tàu (ví dụ bạn bị lạc nhóm, hoặc nhóm bạn không lặn cùng Divemaster(*), thì nên làm gì?



Không chống lại dòng chảy


Trừ khi gặp dòng chảy nhẹ, việc chiến đấu chống lại dòng chảy ngược chiều là gần như không thể. Bơi theo đường chéo so với dòng chảy sẽ là một trong những cách để thu hẹp khoảng cách giữa bạn và tàu lặn, sau đó bạn sẽ đón nhận phao hỗ trợ có sợi dây dài nối với tàu lặn.

Dòng chảy bề mặt sẽ yếu hơn ở phía dưới, vì vậy nếu bình lặn của bạn có đủ khí và đáy biển ở dưới tàu lặn tương đối nông, bạn có thể chìm trở xuống và lặn trở về tàu.


Nếu không có cách lựa chọn thì bạn phải thực tế hơn. Bạn không nên xả thân chiến đấu với một thực tại mà bạn không thể đánh bại. Công việc của bạn lúc này rất đơn giản. Thay vào đó, cần phải bảo tồn năng lượng bản thân và báo hiệu cho tàu là quan trọng hơn cả. Nếu thấy nguy hiểm, bạn hãy tháo bỏ đai chì. Sau đó, nhìn quanh xem có một tàu thuyền nào khác không.



Tín hiệu giúp đỡ


Bạn không thể được cứu nếu không ai biết bạn đang ở đâu. Ngay cả trong vùng biển tương đối yên tĩnh, trên tàu vẫn có thể không nhìn thấy bạn đang ở trên mặt biển, bởi mắt họ bị các con sóng che khuất. Bí quyết để tàu lặn nhận ra bạn, là bạn thổi còi, phát tín hiệu cờ, đèn, gương. Các tín hiệu đó không chỉ nhận được sự chú ý của tàu, mà còn giúp họ giữ bạn trong tầm mắt cho đến khi họ tới tận nơi. Bạn hãy giữ lá cờ thẳng đứng và cao nhất có thể.
Tín hiệu còi sẽ rất tốt để nhận được sự chú ý của một ai đó. Tăng cường thổi còi nếu tàu vẫn không phát hiện ra bạn. Hãy nhớ rằng, thiết bị âm thanh sẽ hiệu quả hơn nếu tàu đang ở dưới gió so với vị trí của bạn. Một khi tàu đã phát hiện ra bạn, bạn cần giữ liên lạc trực quan với họ, và nếu bạn không có thiết bị báo hiệu nào, thì hãy tìm cách báo hiệu khác, như “vẫy cánh tay vòng cung” (kí hiệu “tôi cần giúp đỡ”)


Hãy bình tĩnh và có được thoải mái.


Trong khi bạn chờ đợi trên mặt nước, điều tốt nhất là giữ bình tĩnh. Tàu lặn sẽ quan sát biến động của sóng gió để tính toán vị trí của một thợ lặn đang trôi và đường sẽ tiếp cận. Nếu bạn đã báo cho tàu lặn và họ ra hiệu là đã thấy bạn rồi, thì bạn chớ hoảng sợ khi tàu không đến với bạn ngay lập tức, bởi vì họ còn phải vớt những thợ lặn khác trên đường tới gặp bạn.

Trong khi đó, nếu bị sóng biển đánh vào mặt thì bạn nên ngậm ống thở và đeo kính lặn. Bạn cần sự nổi của BCD(*) nhưng không nên bơm nhiều không khí vào BCD. BCD kiểu Jacket có thể ép ngực và bụng bạn khi bạn overinflated, sẽ làm bạn khó chịu. 
Nếu BCD bị xì thì bạn phải bỏ bớt vật nặng trên người, như đai chì và mặt hàng khác có trọng lượng, thậm chí là chiếc máy ảnh đắt tiền.

(*) Xin xem tại “Tự điển Lanbien” ở trên cùng bên phải trang tin này.

Thứ Ba, 22 tháng 9, 2015

San hô sống ở độ sâu 125 mét

Thường thì san hô sống ở độ sâu chừng vài mét tới 15 mét, bởi chúng cần ánh sáng mặt trời, thế nhưng, người ta đã tìm thấy hai loài san hô sống ở vùng ánh sáng cực yếu

(theo AFP)

Trường đại học Queensland, Úc, sử dụng robot khảo sát rạn san hô Great Barrier, tại bãi đá ngầm Ribbon, gần eo biển Torres Strait, đã phát hiện về sự tồn tại của một loài san hô sống ở độ sâu 125 mét.

Trước nay, san hô được cho là chỉ có thể tồn tại ở độ sâu đến 70 mét, nên phát hiện này sẽ đem đến sự hiểu biết mới về việc san hô sinh sôi và phát triển như thế nào. Các chuyên gia đặc biệt thích thú với việc san hô sinh sản như thế nào dưới độ sâu tới như vậy.

San hô nước cạn giao phối trong sự kiện sinh sản đồng bộ, còn ở độ sâu 125 mét sẽ rất khó. Họ nói: “Chúng tôi chưa có lời giải đáp cho vấn đề đó, có thể chúng đang làm những việc rất khác so với điều mà san hô nước cạn làm”. San hô nước sâu có thể vượt qua những cơn bão tốt hơn nhiều so với đồng loại ở gần bề mặt. Họ cũng xem xét việc axit hóa đại dương và tình trạng ấm dần lên đang tác động như thế nào đến những rạn san hô nước sâu. Họ tin chắc sẽ còn tìm được những loài san hô hoàn toàn mới so với sự hiểu biết của khoa học hiện nay.

San hô sống trong hang

Trung tâm Đa dạng sinh học, Hà lan, phát hiện loài san hô mới trong Tam giác san hô ở phía tây Thái bình dương. Chúng ở độ sâu tối đa 35 mét. Họ gọi chúng là Leptoseris troglodyta. Họ cho rằng chúng có quan hệ họ hàng với những loài san hô sống ở độ sâu lớn hơn 40 mét.
Các loài san hô thường sống cộng sinh với tảo Zooxanthellae. Tảo quang hợp để tạo ra hydratcarbon và oxy, và san hô sử dụng những chất này để tổng hợp nên canxi carbonat - “xương sống” của chúng. Nhưng do sinh trưởng trong điều kiện ánh sáng yếu, Leptoseris troglodyta không có tảo cộng sinh.


Kết quả nghiên cứu sẽ giúp hiểu rõ hơn mối quan hệ giữa hai loài – mối quan hệ rất quan trọng đối với san hô. Khi nhiệt độ nước biển tăng – xu thế đang xảy ra trong các đại dương hiện nay – nhiều loài san hô sẽ đẩy tảo cộng sinh ra khỏi cơ thể chúng. Hiện tượng này sẽ dẫn tới cái chết của san hô. Họ nói: "Loài san hô mà chúng tôi mới phát hiện tạo nên những polyp nhỏ hơn so với những loài họ hàng của chúng và cũng phát triển khá chậm".

Chủ Nhật, 13 tháng 9, 2015

Bơi tự do (bơi sải) dưới góc nhìn của huấn luyện viên Australia

 (Bài của Brenton Ford, trích dịch)

Nguyên lý bơi lội “Swimming into the 21th century” đã được thế giới bơi lội gọi là “kỹ thuật truyền thống”, nhưng ở nước ta nhiều người vẫn chưa biết về nó, vậy chúng tôi xin đăng bài này để bạn đọc tham khảo. (Lưu ý: Bài này đã được viết cách đây khá lâu – thời kì mà Úc tiến hành “cải tổ” về kỹ thuật bơi lội).

P1. Thay đổi một nhận thức

Tôi (Brenton Ford) là huấn luyện viên bơi lội (HLV) Australia cấp Quốc gia. Tôi sẽ cho bạn biết một chút bí mật tệ hại của thế giới bơi lội: Là một Quốc gia hai lần vô địch thế giới về bơi lội, nhưng tôi có thể nói tôi đã không biết làm thế nào để dạy bơi sải cho đúng cách.

Hầu hết các HLV hạng ưu tú chỉ có thể giúp cho vận động viên (VĐV) được những điều chỉnh nhỏ trong kỹ xảo bơi lội và sự cải thiện chỉ đem lại 1/10 của một giây. Đó không phải là lỗi của các HLV bởi họ chưa từng được ai dạy làm thế nào để dạy bơi lội được một cách chuẩn xác. Hầu hết các VĐV của tôi bị mệt mỏi một cách dễ dàng sau mỗi buổi huấn luyện. Họ đã mắc nhiều lỗi, như thở bị sai, đã làm cho HLV thất vọng với sự thiếu tiến bộ của họ.

Chúng tôi quyết định tìm ra cách huấn luyện cho bơi tự do (freestyle (*). Nhưng những bí mật để phát triển một kỹ thuật bơi sải hoàn hảo là không dễ dàng phát hiện ra. May mắn tôi có một người bạn, Sam Ashby – VĐV đội tuyển Australia.

Cuối cùng các kết quả tìm được đã hất tôi ra khỏi chiếc ghế HLV. Ví dụ với một chi tiết “cải tổ” sau: “Anh hãy yêu cầu VĐV giảm từ 44 strokes (quạt tay) cho mỗi vòng hồ xuống còn 32 strokes”. Thực tình tôi chưa bao giờ được nghe bất cứ điều gì giống như thế!

Kỹ thuật bơi sải hiện đại đã bảo tồn năng lượng cho VĐV. Họ không còn vất vả trong nước trong từng chu kỳ, mà thay vào đó, họ relaxed, confident, thoải mái. Họ bơi mịn màng chứ không tạo sóng nước dữ dội như xưa. Tôi tự hỏiTại sao kỹ thuật này (đã được tìm ra từ thập kỷ 90 của thế kỷ 20) lại không được công bố sớm hơn cho công chúng?”.

Chúng tôi đã tiến hành sửa chữa các vấn đề mãn tính về kỹ thuật, như

-Khuỷu tay bị thấp trong giai đoạn recovery (phục hồi) cánh tay.
-Bị khó hít thở trong lõm nước trong mỗi nhịp thở.
-Cơ thể bị “fishtailingnhư con rắn zig-zagging.
-Không vẩy gót khi kich (quạt chân) – một lỗi Triathletes (VĐV ba môn phối hợp) rất hay mắc phải.
-Đôi chân bị chìm – đã tạo ra chiếc neo trên cơ thể của VĐV.
-Stroke với cánh tay bị rộng (cùi chỏ gập quá ít) kéo nước” hình chữ S không hiệu quả.
-Lực phát ra không xuất phát từ hông (với kich) và vai (với stroke).
-Bị khó thở sau một vài vòng đua.
-Tay bị trượt không bắtnước.

P2. T
ừng bước xóa bỏ các thói quen cũ trong bơi lội. 

Chương trình điều chỉnh đã nhanh chóng cho kết quả (thật tuyệt vời) trong khi tôi chỉ yêu cầu VĐV luyện tập 4 giờ một ngày:

-Cánh tay phục hồi của các VĐV đã di chuyển thả lỏng nó đã được nghỉ ngơi.
-Hơi thở đã thoải mái để VĐV không bao giờ bị thở hổn hển dù chỉ một lần.
-Hướng bơi thẳng không còn bị fishtailing.
-Tập các kỹ thuật kich khác nhau họ có thể dễ dàng áp dụng để thay đổi tốc độ bất cứ khi nào họ chọn.
-Không còn bị “bơi nổi” trong nước – sẽ làm cho cơ thể của VĐV hầu như không có sức đề kháng.
-Cơ thể đã cảm nhận một cách chính xác việc họ lướt đi trong nước.
-Xoay chuyển dễ dàng từ hông, từ vai, và chuyển động trong nước một cách hiệu quả.

Trong thực hành huấn luyện, chúng tôi đã yêu cầu VĐV:

-Bơi nhiều giờ nhưng chỉ với một sự thay đổi nhỏ trong cú stroke của họ.
-Ôm nước và “trườn” qua nó một cách nhẹ nhàng, và thoát khỏi cảm giác như VĐV đang bị “trượt.
-Cảm thấy thoải mái và không bao giờ bơi nổi” dù chỉ một lần (ý nói là VĐV đã biết “bơi chìm”).
-Cơ thể phải luôn thăng bằng (trim), và phải sử dụng đúng nhóm cơ bắp của mỗi động tác.

Những sự điều chỉnh này cũng đã đem lại kết quả tuyệt vời cho ngay cả những người bơi lội ít kinh nghiệm.

Chương trình “từng bước xóa bỏ các thói quen xấu trong bơi lộicủa chúng tôi chủ yếu luyện cảm giác nước, thư giãn trong nước, hơn là ép VĐV tuân theo kỹ thuật. Chúng tôi gọi đó là kỹ thuật Mastering Freestyle, bởi vì đó là những gì đã thực sự xảy ra.

Mỗi VĐV tự tìm ra các kỹ xảo cho họ (tự hình thành trường phái cho riêng mình), bởi bơi lội là thứ “cứng đầu, cứng cổ”. Nếu bạn muốn tìm một kỹ thuật chuẩn xác, một kỹ thuật duy nhất đúng, thì bài viết này không phải dành cho bạn!

(*) Freestyle (tự do) được thế giới bơi lội định nghĩa là kiểu bơi bất kì nào đó miễn không trùng với 3 kiểu bơi còn lại của Olympia. Là “tự do” nhưng freestyle lại “chọn” kỹ thuật của front crawl (bơi trườn sấp) nhưng với sự "cải tổ" về nguyên lý. Xin xem bài “Nguyên lý bơi lội của thế kỷ 21 – kỹ năng thay thế cơ bắp” và “Nguyên lý về Bơi chìm và Bơi nổi” ở chủ đề “3-BƠI” tại trang tin này. 

Thứ Ba, 8 tháng 9, 2015

Xác máy bay dưới đáy biển từ Thế chiến 2 gần như còn nguyên vẹn

(Theo Dân trí, trích đăng)

Một chiếc máy bay của Quốc gia Xã hội chủ nghĩa Đức (Đức quốc xã) hồi Thế chiến thứ hai bị bắn rơi trên eo biển Anh đã được đại dương bảo quản gần như nguyên vẹn.

Chiếc Dornier-17, mệnh danh “bút chì bay” này bị bắn rơi khi ném bom nước Anh, đã rớt xuống biển, ngoài khơi bờ Kent, đông nam Anh. Chiếc máy bay nằm ngửa dưới độ sâu khoảng 15 mét, và hồi xưa, thỉnh thoảng nhô lên một phần trên mặt đáy cát. Sau đó nó bị cát chôn vùi hoàn toàn.

Cuộc khảo sát bằng thiết bị siêu âm do cảng London (PLA) thực hiện đã phát hiện tình trạng nguyên vẹn đáng kinh ngạc của chiếc máy bay. Người phát ngôn Bảo tàng Không quân hoàng gia Anh (RAF) tại Hendon, London, cho hay, ông “rất hoài nghi khi lần thứ nhất nghe đến sự tồn tại và sự nguyên vẹn của nó”. “Đây là một trong những phát hiện quan trọng nhất trong ngành hàng không của thế kỷ này”.

Chiếc máy bay chỉ bị hư hại nhẹ, với buồng lái trước và cửa quan sát bị va chạm. Cửa thả bom mở cho thấy phi công đã thả hết bom. Hai phi công trên máy bay đã thiệt mạng, hai người khác bị bắt làm tù binh và sống sót sau cuộc chiến. Vỏ máy bay bằng hợp kim nhôm, và được sản xuất từng chiếc một, chính là lý do khiến nó “trụ” được lâu đến vậy.


Dornier-17 được thiết kế là máy bay chở khách vào năm 1934, sau đó chuyển thành máy bay ném bom thần tốc, bởi nó có khả năng bay nhanh hơn đối thủ. Tổng cộng khoảng 1.700 chiếc máy bay loại này đã được sản xuất nhưng do sức chở bom hạn chế, nên sau đó nhiều chiếc đã không được bay.