Danh sách các tab/trang

Thứ Tư, 27 tháng 8, 2014

Để thở trong bơi ếch

 (Sưu tầm, trích đăng)

Đây được xem là nền tảng của lý thuyết về động tác quạt tay (stroke) để đầu nhô lên trong bơi ếch:

Nhiều bạn cứ hùng hục quạt tay để đẩy nước ra phía sau với mong muốn tạo ra phản lực với góc sinh lực là lợi nhất (180 độ so với hướng tiến góc lực lý tưởng). Khi đó cơ thể sẽ lướt tới nhưng đầu bạn vẫn bị chìm trong nước. Tạo lực tiến như thế thì dù quạt tay mạnh đến mấy thì cũng chỉ có thể làm bạn lướt tới nhanh hơn, chứ đầu bạn không thể lên khỏi mặt nước được.

Do vậy, để thở, bạn buộc phải thêm động tác “bổ trợ”, ví dụ cố ngóc đầu lên thở. Liên tục ngóc đầu lên sau mỗi cú stroke sẽ làm bạn bị mỏi cơ cổ, nhưng hơn thế, sẽ làm tăng diện tích cản nước (mặt cắt vuông góc với mặt nước “tĩnh”) của cơ thể. 

Để nhô đầu lên khỏi mặt nước một cách thoải mái trong bơi ếch, hai tay bạn phải quạt xiên xuống – tức quạt ra phía sau và đồng thời xuống dưới. Dưới tác dụng của phản lực (chiều lực theo cạnh chéo hình chữ nhật), cơ thể bạn sẽ nổi chếch lên, làm miệng nhô khỏi mặt nước, và bạn chỉ việc hít vào.

Ngoài ra, để không bị mất trớn, bạn phải khôn khôn ngoan khi chọn thời điểm stroke, tức là, sau cú đạp chân (kich), cơ thể sẽ lướt đi song song với mặt nước(1). Hãy đợi đến khi tốc độ bơi bắt đầu giảm, nước sẽ đẩy phần trên cơ thể lên và đầu sẽ nổi dần lên khỏi mặt nước(2), còn chân sẽ (đương nhiên) hơi bị chìm xuống, lúc đó bạn mới quạt tay. Khi đầu đã nổi lên (một cách tự nhiên), bạn chỉ cần quạt tay, dù chỉ rất nhẹ(3), cũng đã dư sức để đầu và miệng lên khỏi mặt nước(2). Quạt tay sớm khi cơ thể còn đang chìm và đang lướt nước sẽ làm cơ thể bị mất trớn, sẽ bị giảm tốc độ, rất lãng phí sức, mau mệt. 

Cũng nên nhớ, cú kich phải mạnh và nhanh, thực hiện ngay sau khi quạt tay (lúc này cơ thể sẽ nhô lên rồi “rơi” trở lại xuống nước). Chỉ có như thế, cơ thể mới lao tới và không bị chìm sâu(4).

(1) Cơ thể lướt đi song song song với mặt nước “tĩnh” lại là một kỹ năng khác.
(2) Nghĩa là bạn không cần ngóc đầu lên nhưng cuối cùng miệng vẫn lên khỏi mặt nước.
(3) Ý nói miệng không lên khỏi mặt nước không phải do bạn quạt tay nhẹ hay mạnh, mà do góc quạt tay của bạn bị sai.
(4) Bạn đừng nhầm với kich trong bơi sải (là vẫy chân nhẹ nhàng).

Thứ Hai, 25 tháng 8, 2014

Về đuối nước ở trẻ em (P2)

(Theo American Academy of Pediatrics, trích dịch)

Trong 10 tiểu bang Alaska, Arizona, California, Florida, Hawaii, Montana, Nevada, Oregon, UtahWashington - đuối nước vượt qua tất cả các nguyên nhân khác gây tử vong cho trẻ em 14 tuổi và dưới. Trẻ em tử vong (86%) được tìm thấy sau 10 phút. Gần như tất cả các yêu cầu hồi sức tim phổi (CPR) chết hoặc là trái với chấn thương não nghiêm trọng (CDC).
Năm 2000, đã có 3.482 chết đuối không chủ ý ở Hoa Kỳ, trung bình của chín người mỗi ngày (Mỹ,  Trung tâm Kiểm soát và Phòng bệnh).

Người ta ước tính rằng đối với mỗi cái chết đuối nước, có 1 đến 4 bị chìm ngập nonfatal đủ nghiêm trọng để phải nhập viện. Trẻ em vẫn còn yêu cầu hồi sức tim phổi (CPR) tại thời điểm họ đến phòng cấp cứu có một tiên lượng xấu, có ít nhất một nửa số người sống sót bị suy giảm đáng kể đau đầu.

19% chết đuối ca tử vong liên quan đến trẻ em xảy ra trong các bể bơi công cộng với các nhân viên cứu hộ được chứng nhận hiện nay.

Trẻ em: Năm 2004, tất cả trẻ em 1-4 năm tuổi đã chết, 26% chết do đuối nước (CDC 2006). Mặc dù tỷ lệ đuối nước đã dần dần bị từ chối (Branche 1999), đuối nước gây tử vong vẫn là nguyên nhân đứng hàng thứ hai của cái chết liên quan đến thương tích không chủ ý cho trẻ em tuổi từ 1 đến 14 năm (CDC 2005).

Số liệu của Anh (năm 2007):
  • 27 trẻ em dưới mười lăm tuổi đã bị chết đuối (Anh và xứ Wales: 21, Scotland: 6, Bắc Ai-len: 0)
  • 2 trong số này trẻ em dưới một tuổi, 12 giữa các năm và bốn, 3 từ năm đến chín, và 10 người là 10-14 tuổi.
  • Những nơi mà các tai nạn này xảy ra là phản ánh giai đoạn phát triển của trẻ em và nơi mà họ dành thời gian của họ
  • Trong nhóm tuổi trẻ hơn, nơi phổ biến nhất mà trẻ em đang bị chết đuối là trong nhà hoặc khu vườn, bao gồm cả bồn tắm.
  • Trẻ lớn hơn có nhiều khả năng bị chết đuối trong khi chơi bên ngoài nhà.

Cũng như rất nhiều những trường hợp tử vong “gần chết đuối” xảy ra mỗi năm, 8/2007 tại Anh và xứ Wales, khoảng 170 trẻ em dưới 15 tuổi được đưa tới bệnh viện sau khi gần chết đuối. Không có gì đáng ngạc nhiên khi hầu hết các chết đuối không chủ ý xảy ra trong những tháng mùa hè. Bị gần chết đuối có thể có hậu quả lâu dài, dẫn đến tàn tật vĩnh viễn và các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng cho nạn nhân, thậm chí có thể ảnh hưởng xấu về thần kinh đối tới đứa con sau này của chúng.

(Hình không liên quan bài viết)

Thứ Sáu, 22 tháng 8, 2014

Bạn phải làm gì khi đột nhiên gặp nước đục

(Theo dtmag.com, trích dịch)

Bạn cứ việc chê tôi là thợ lặn nhát gan – nếu bạn muốn, còn tôi, tôi chỉ muốn chia sẻ những điều tôi đã đúc kết được từ kinh nghiệm bản thân: Hầu hết thợ lặn đều muốn lặn với tầm nhìn tốt, tuy nhiên, đôi khi bạn không có sự lựa chọn; ngay cả khi bạn đã cố gắng tránh nó, nhưng nước đục vẫn có có thể lén lút tiếp xúc với bạn.

Hôm ấy chúng tôi lặn ở khu vực quần đảo Galapagos. Một ngày đẹp trời, nước trong vắt, bỗng tôi đột nhiên “vấp” phải một bức tường nước màu xanh lá cây. Ngay lập tức tầm nhìn từ 18 mét giảm đến dưới 0,9 mét. Tình huống này tôi đã từng gặp ở Hawaii. Vào những ngày trời mưa dai dẳng ở vùng núi, bạn sẽ thường thấy một đường nước màu nâu, nơi suối núi đổ vào Thái bình dương. Dòng chảy làm bùn tuôn xuống biển, nhanh chóng áp đảo một số điểm lặn nổi tiếng. Ở đây, vào những dịp hiếm hoi, thợ lặn có thể được chào đón bằng khả năng hiển thị trên 30 mét suốt từ khi nhập nước cho tới khi trở lại tàu lặn.

Nhiều thợ lặn, đặc biệt là những người quen với nước trong, sẽ khó chịu khi phải đối mặt với các điều kiện giới hạn tầm nhìn. Ngay cả khi bạn biết trước rằng khả năng hiển thị sẽ tụt dốc, nhưng nó vẫn làm bạn lo lắng. Bạn sẽ làm gì nếu gặp nước đục rồi bị mất phương hướng?

Nguyên tắc đầu tiên là bình tĩnh – dừng lại – suy nghĩ – rồi hãy hành động. Trừ khi bạn đang ở trong tình huống nguy hiểm khẩn cấp, bạn hãy chấm dứt tất cả các hoạt động và cố gắng thư giãn, hít thở sâu, kiểm soát mình phải thở ra từ từ và đầy đủ. Trừ khi bạn đã qua một khóa học đặc biệt về vấn đề này, bạn có thể sẽ không biết sẽ làm thế nào để phản ứng với việc bị mất phương hướng trong nước đục. Nhưng bạn phải làm một cái gì chứ?

Bạn hãy bắt đầu bằng cách kiểm tra đồng hồ cung cấp khí thở, đồng hồ độ sâu và thời gian dưới đáy. Nếu khí thở còn ít hoặc đã gần tới giới hạn thời gian theo kế hoạch lặn của bạn, thì đi lên có lẽ là giải pháp an toàn nhất. Tuy nhiên, trong nước đục nghiêm trọng, đôi khi bạn có thể gặp khó khăn khi phải xác định đâu là hướng đi lên bề mặt.

Trong hầu hết các tình huống mất phương hướng, thợ lặn có thể biết phía trên bằng cách quan sát bong bóng khí do anh ta thở ra. Bong bóng sẽ luôn luôn nổi lên, trừ trường hợp bạn đang ở trong vùng có Downwelling (dòng chảy dìm xuống). Tôi đã hai lần không áp dụng được kỹ xảo này để tìm hướng đi lên, một lần ở đảo Cocos của Costa Rica và một lần ở Blue Corner của Palau. Downwellings không phải là hiếm ở những địa điểm này (nhưng rất hiếm ở những nơi khác), do vậy, xác nhận bằng bong bóng không phải là một cách tuyệt đối chính xác.

Nếu nước đục tới mức làm bạn không thấy bọt nước. Một trong những cách xác định chắc chắn là cảm nhận về một lượng nhỏ nước lọt vô bên trong kính lặn của bạn – nó sẽ luôn luôn ở phía dưới. Vì vậy, nếu chút nước đó đọng ở mũi bạn (tức mép dưới kính lặn), thì bạn biết ngay rằng, phía bề mặt nước không phải là bên phải/bên trái, mà ở phía đỉnh đầu. Bạn có thể thử nghiệm.

Khi bị mất phương hướng trong nước đục, bạn vẫn phải bơi để tránh bị cuốn trôi. Bơi đi giúp bạn tránh việc kết thúc cú lặn tại một điểm quá xa tàu lặn. Tất nhiên nổi lên ở xa tàu lặn không phải mối quan tâm trong lúc này; bạn có thể bơi trở về tàu sau khi đã lên bề mặt.

Trong tầm nhìn tốt, nhiều thợ lặn không chịu xem la bàn, trừ lúc họ phải vòng lại tìm kiếm một cái gì đó. Khi nước đang trong suốt, bạn cần xem la bàn để biết được góc tiến của bạn và hướng trở về. Bằng cách đó, bạn sẽ không bao giờ phải bơi vu vơ theo một hướng bất kì nào đó – một khi bạn bị mất phương hướng.

Một thói quen nên có, ngay cả trong tầm nhìn tốt, là khi đi xuống, bạn xem đồng hồ đo độ sâu sau khi chạm đáy. Khi gặp nước đục và bạn bị mất phương hướng, thì bạn sẽ có thêm thông số để tham khảo. Độ sâu tăng dần hay giảm dần là một thông số quan trọng. Giải pháp tốt nhất là luôn luôn để mắt vào đồng hồ đo độ sâu. Bạn không để vượt quá tốc độ đi lên an toàn. Trong nước đục, đồng hồ đo độ sâu, đo thời gian, đo áp suất bình khí, và la bàn – là đôi mắt của bạn. Khi bạn rơi vào vùng nước đục làm mất đi khả năng hiển thị, chúng sẽ giúp bạn tìm đường trở về.

Nhóm bạn lặn cũng có tầm quan trọng trong nước đục. Để tránh bị lạc nhóm, các bạn nên ở cạnh nhau, nhất là khi tầm nhìn không xa hơn chiều dài một cánh tay. Một ý tưởng tốt để duy trì liên lạc giữa hai người với nhau là dùng một sợi dây ngắn và mỗi bạn giữ một đầu.

Nếu bạn bị lạc, bạn hãy quan sát bong bóng của mình, và quay một vài vòng 360 độ, thật chậm rãi, để tìm kiếm bong bóng của bạn lặn và hướng đến của chùm ánh sáng mặt trời – trước khi bạn khẳng định là mình chắc chắn đã bị lạc.

Người mất phương hướng trong nước đục đôi khi quên hoặc cố tình bỏ qua quy tắc an toàn khi đi lên. Ngay cả khi bạn đang hoảng sợ trong khi đi lên bề mặt, bạn vẫn phải có một cú dừng giải áp. Hãy quan sát đồng hồ đo độ sâu để kiểm soát tốc độ đi lên của bạn. Và bạn vẫn phải dừng 3 phút an toàn ở độ sâu 5 m, trừ khi bạn hết nhẵn khí thở.

Tóm lại – bất kể trình độ và kinh nghiệm của bạn – bạn vẫn có thể trở thành nạn nhân của sự mất phương hướng trong nước đục. Giữ bình tĩnh, quan sát đồng hồ đo độ sâu, đo khí thở, đo thời gian, xem la bàn, và không bỏ qua các quy tắc an toàn, bạn sẽ loại bỏ những lo sợ thường xảy ra cho thợ lặn khi tầm nhìn đột nhiên bị kém.

Thứ Ba, 19 tháng 8, 2014

Thợ lặn đi lặn hang động để làm gì

(Bài của một vận động viên, trích dịch)

Tại sao thợ lặn giải trí muốn khám phá hang động ngầm dưới nước? Rất đơn giản, bên trong các hang động ngầm rất đẹp và “li kì”. Khi vào một hang động dưới nước, đầu tiên bạn có cảm giác hứng thú và kinh ngạc. Nhiều hang động trông khá nhàm chán khi nhìn từ bên ngoài, nhưng một khi vào bên trong, vẻ đẹp và sự thanh thản sẽ Astound bạn. Nước trong các hang động không bị khuấy động bởi sóng hoặc thủy triều, vì vậy quan sát rất rõ. Vào đó, bạn có thể quên là mình đang ở dưới nước và thay vào đó là cảm thấy như đang trôi nổi trong vũ trụ.

Nhưng một khi bạn đã chui qua cửa hang, bạn sẽ không thể nhìn thấy gì mà không có đèn. Ở đó bóng tối thống trị tuyệt đối. Ánh sáng duy nhất bạn nhận được là ánh sáng đèn của bạn. Bạn treo nó vào cổ tay hoặc vào quai BCD(*) để đảm bảo rằng nó sẽ không bị rơi mất.

Lặn hang động có điều đáng sợ hơn: bị mất phương hướng trong một hang sâu với tầm nhìn gần bằng không (do phù sa bị khuấy động). Đối với thợ lặn lặn giải trí, các hang động có dịch vụ lặn phải được thăm dò kỹ lưỡng và được đánh dấu thành hệ thống. Hệ thống hang động tự nhiên không đơn giản như một loạt các phòng ngủ chạy dọc theo hành lang của khách sạn, mà chúng là những mê cung phức tạp. Bạn hãy tưởng tượng vào một không gian và ngoái đầu nhìn lại để thấy rằng không chỉ có một, mà có hàng chục ngõ ngách trông tương tự nhau, và bạn không thể biết được cửa thoát ở đâu.

Bạn cần có khả năng chuyển hướng trong không gian hẹp, có kỹ năng nổi trung tính(*) rất tốt.
Lặn hang động không phù hợp với những người có bản năng không thích nơi chật chội, tăm tối, ngột ngạt. Trước khi cố gắng lặn hang động, bạn phải biết bản năng của mình và phải biết giới hạn của bản thân, để chắc chắn rằng, bạn sẽ cảm thấy thoải mái trong một không gian ngột ngạt như vậy.

(*) Xin xem tại “Tự điển Lanbien” ở trên cùng bên phải trang tin.

Thứ Bảy, 9 tháng 8, 2014

Lặn biển Liguria – Italia

(Sưu tầm, trích dịch)

… Những tảng đá được sóng biển đánh nhẵn thín dựng đứng từ dưới nước tạo nên những cảnh ngoạn mục. Chúng như được tạo nên bởi bàn tay người khổng lồ. Có tảng hình mặt người, có tảng sứt sẹo như vừa trải qua trận động đất. Phủ đầy lên sỏi đá dưới lòng biển là những thảm cỏ chân ngỗng như một rừng hoa vàng - người Ý gọi chúng là "Margherite di Mare". Ở sâu hơn nữa, thế giới động vật phong phú hơn: san hô đỏ chen chúc trong nửa bóng tối ở phía dưới những tảng đá. Ở Địa trung hải ít khi tìm thấy nơi có nhiều san hô đến thế, chúng đã bị khai thác kiệt quệ để làm đồ trang sức.

Bên cạnh “vườn” san hô này là một loạt đồ trang sức khác của biển cả: San hô hình quạt màu đỏ nhưng khi nằm ngoài vùng đèn chiếu thì có màu xanh đậm. Len giữa những đám san hô thỉnh thoảng lại có chú cá chình ló đầu ra khỏi kẽ đá với những cái miệng rộng ngoác. Một đàn cá mè màu bạc bơi ngang qua nhóm lặn trước khi một nhóm cá thu xuất hiện và đuổi theo săn đàn cá mè một cách bận rộn, trong khi những con cá rô cứ điềm nhiên quan sát mọi việc. Chúng yên tâm sẽ không có chuyện gì xấu xảy ra, bởi từ mười năm nay, trong vùng biển bảo tồn tại Portofino này đã cấm đánh bắt cá.

Đích đến của đoàn chúng tôi (tác giả) là con tàu chở dầu Amoco Milford Haven, 334 mét, bị cháy và chìm trong vịnh Genoa năm 1991. Đó là thảm họa tràn dầu kinh khủng nhất bên bờ biển Liguria. Con tàu bị gãy đôi, nửa sau của nó với chiều dài 250 mét bị chìm xuống biển cách Arenzano 2,4 km. Amoco Milford Haven là xác tàu lớn nhất ở Địa Trung Hải và là một trong những xác tàu lớn nhất thế giới. Xác tàu nằm dưới độ sâu 80 mét và bị cắm gần như thẳng đứng xuống lòng đại dương. Từ đáy lên đến khoang lái cao như một ngôi nhà 18 tầng.


Thợ lặn sâu có thể đến đây chơi thỏa sức. Thợ lặn thường cũng có thể thỏa mãn được sở thích của mình tại đây. Hướng dẫn viên lặn quan sát họ rất chăm chú bởi đã có người bị say độ sâu do mải vui mà quên mất khả năng lặn của mình.

… Bên trong con tàu khá tối. Tại đây có hàng đàn cá rô cờ màu đỏ đang bơi lội tung tăng. Những chiếc thang nối các tầng mọc đầy rong và tảo biển cũng là nơi sinh sống của hàu. Một con lươn biển trốn trong chiếc lò sưởi của con tàu và cựa quậy ra vẻ khó chịu khi bị ánh đèn của thợ lặn chiếu vào. Qua cửa sổ bị cháy, chúng tôi bơi vào phòng điều khiển. Phòng trống trơn, thần lửa đã đốt sạch tất cả, chỉ còn lại một bức tượng nhỏ - bức tượng thánh phù hộ con tàu. 

Ngoài cá chình, cá mè và lươn biển, biển Liguria còn có cả động vật có vú. Khu vực phía đảo Sardinia thuộc địa phận hoạt động của cá voi - đây được ví là “thiên đường” của chúng. Năm 1999 khu vực này đã được Ý, PhápMonaco đưa vào danh sách vùng biển bảo tồn. Tại đây người ta thường xuyên được chiêm ngưỡng các loại cá heo khác nhau. Thi thoảng cá voi lưng xám và cá nhà táng về tụ họp, nổi lên mặt nước, phun nước phì phì rồi lặn xuống biển sâu sau khi giơ đuôi lên như muốn gửi lời chào. Chúng tôi thường xuyên được chiêm ngưỡng cá heo trong khi lặn. Còn cá voi thì thường tránh đến gần bờ biển, chúng thường bơi ở ngoài khơi. Lặn ở vùng “biển hoa” xung quanh San Remo cũng rất thú vị, không thiếu những thứ hấp dẫn: những máy bay trực thăng, máy bay chiến đấu rơi xuống đây từ Thế chiến thứ hai, …  

H: Lặn xác tàu đắm ở Cayman (để minh họa).

Thứ Ba, 5 tháng 8, 2014

Thợ lặn giải trí lặn sâu để làm gì

(Bài của một vận động viên, trích dịch)

Lý do chính để lặn sâu là để xem những thứ mà bạn không thể nhìn thấy ở chỗ nông. Các xác tàu đắm đa phần trong vùng nước sâu. Bạn cũng sẽ thấy sinh vật biển khác nhau tồn tại ở độ sâu khác nhau. Trên các rạn san hô nhiệt đới, đó là sự phổ biến để tìm san hô khỏe mạnh ở độ sâu lớn hơn do ít tiếp xúc với thợ lặn và ánh sáng mặt trời. Nhiều loại cá và các sinh vật biển cũng thích độ sâu lớn hơn.

Tất nhiên có một bất lợi của lặn sâu là khả năng hiển thị màu sắc sẽ ít hơn. Thợ lặn phải mang theo đèn để được nhìn thấy dưới độ sâu và để chụp hình.  

Lặn sâu với thợ lặn giải trí được định nghĩa là 30 mét trở lên. Giống như hầu hết các loại lặn giải trí, lặn sâu là an toàn, miễn các biện pháp phòng ngừa thích hợp được áp dụng. Các mối quan tâm chính trong lặn sâu là sự tăng cơ hội của bệnh giảm áp(*), sự tiêu thụ khí thở nhanh chóng, và sự u mê nitơ.

Do áp suất nước gia tăng ở độ sâu nên nguy cơ bệnh giải áp tăng lên. Bạn có thể phản đối vì bảng kế hoạch lặn hoặc máy tính lặn đã đảm bảo rằng bạn đã hoàn thành các kĩ năng an toàn cần thiết. Nhiều thợ lặn tin rằng, sau khi lặn sâu, sẽ thực hiện một cú nghỉ giải áp 3 phút ở độ sâu 5 mét là đủ an toàn. Y học lặn vẫn chưa khẳng định 3 phút dừng là đủ, bởi bạn còn bị phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác.

Do tiêu thụ khí thở nhanh hơn ở độ sâu lớn hơn, nên bạn phải để dành một lượng khí dự trữ lớn hơn. Bạn cần dự phòng khí thở, như mang thêm chai “mõm ngựa” (hours cylinder) đeo bên hông, hoặc chai “thả sẵn” – một sợi dây từ trên tàu lặn treo chai “thả sẵn” xuống biển, thường thả ở độ sâu 5 mét.

Mối quan tâm thứ ba là bị gây mê nitơ do lặn sâu. Sự tăng nitơ trong máu sẽ ảnh hưởng đến thần kinh não và để lại một cảm giác như say rượu. Ngứa ran các ngón tay, tiếp theo là suy nghĩ chậm chạp, chóng mặt, mất khả năng định hướng, và ra quyết định kém. Hầu hết thợ lặn thấy ảnh hưởng của gây mê nitơ ở độ sâu lớn hơn 30 mét.


(*) Xin xem trong “Tự điển Lanbien” ở trên cùng bên phải trang tin
H: Thợ lặn sâu với hours cylinder.

Thứ Hai, 4 tháng 8, 2014

Chuyện lẻ tẻ của thợ lặn

 (bài trên Scubadiving.com, trích dịch)

Thiếu trang, thiết bị, BCD bị rò rỉ, đồng hồ khí bị liệt, mồm thở bị rách, … thật sự “chẳng là cái gì” đối với thợ lặn chuyên nghiệp, bởi họ đã từng“qua mặt” cả trăm sự cố thì sá chi mấy cái “chuyện lẻ tẻ”.

Matt và Jake là thợ lặn chuyên nghiệp. Hiện họ làm công việc chăm sóc khách hàng ở một cảng du thuyền nho nhỏ. Họ giúp khách kiểm tra sơ bộ tàu thuyền; hướng dẫn chúng rời, cập cảng; tháo, cột dây giữ tàu thuyền. Đây là cơ hội để họ có chút tiền “típ”. Thu nhập này giúp họ có thêm 30 – 50 USD cho một vài giờ làm việc.

Xế chiều hôm đó, vào ngày nghỉ của Matt và Jake, một chủ du thuyền tới nhờ họ trục vớt chiếc neo tàu bị đứt. Thay vì khất tới sáng hôm sau thì h lập tức đi ngay – họ không muốn bỏ lỡ cơ hội có 100 USD “típ”. Họ theo du thuyền tới khu vực chiếc neo bị đứt. Tới nơi, Matt và Jake lặn xuống. Họ đã tới đáy ở độ sâu 24,5 mét. Mặt trời đã xuống thấp, màu nước nhanh chóng sẫm lại.

… Jake nhận thấy BCD (1) của Matt bị rò rỉ khí khá mạnh. Jake ra hiệu cho Matt “BCD của bạn bị rò rỉ khí đấy” và đề nghị “ta đi lên thôi”, nhưng Matt ra hiệu “không sao đâu”. Họ tiếp tục tìm kiếm. Lát sau Matt cạn khí thở. Anh ra hiệu cho Jake “ta cùng đi lên nhé”. Jake ra hiệu “anh cứ lên trước, tui tiếp tục tìm kiếm”. Matt bèn nổi lên một mình.

Ngồi trên du thuyền, Matt băn khoăn không rõ Jake sẽ dùng cách nào để đưa chiếc neo lên (2) ... Lát sau, bằng kinh nghiệm, Matt biết bạn mình đã gặp nguy hiểm, nhưng do không đem theo chai khí dự phòng nên anh không có cách nào để trở xuống giúp Jake. Anh gọi cứu hộ. Nửa giờ sau đội cứu hộ có mặt. Đã quá muộn.

Điều tra viên nói, chiếc neo mà Jake tìm kiếm lớn hơn những neo mà các anh đã từng vớt. Nó nặng tới 25 kí, kết nối với hơn 30 mét dây neo đường kính nửa inch. Lúc đó Jake đã xách được chiếc neo lên và đã khoác được cuộn dây neo lên mình. Do trọng lượng của neo vượt quá sức nổi của BCD của anh, nên anh phải gắng sức vẫy chân nhái để đi lên (3). Lên giữa chừng, chiếc neo bỗng tuột khỏi tay Jake và chìm nghỉm. Cuộn dây neo bị chiếc neo lôi theo đã xả ra và cuốn lấy chân anh. Đang cố sức đi lên với một BCD được bơm tối đa, Jake bị kéo giật xuống đột ngột, anh bị sặc nước ngay lập tức. Jake bị dây neo trói và bị treo lơ lửng ở độ sâu chỉ 5 mét.

Dấu hiệu tại hiện trường cho thấy Jake đã rút dao cố gắng cắt đứt sợi dây neo đang trói anh, nhưng anh đã không thể với được tay đến sợi dây để cắt nó. Con dao lặn đã được tìm thấy ở dưới đáy biển, gần chiếc neo.


Thợ lặn nói:     
                                                            
- Chuẩn bị lặn: Bạn cần kiểm tra các thiết bị để chắc chắn rằng chúng làm việc tốt và bạn cần có đủ không khí cho bạn và cho việc trục vớt của bạn.
- Bạn hãy cùng làm việc với bạn lặn và cùng đi lên.
- Không tìm cách nâng vật nặng mà không sử dụng phao nâng hàng (2).

 (1) Xin xem Tự điển Lanbien ở trên cùng bên phải trang tin.

 (2) Lẽ ra họ phải dùng Lift bag: loại phao bơm hơi chuyên để đưa hàng từ dưới đáy biển lên. Sau khi móc hàng vào phao, thợ lặn bơm khí vào phao, rồi cùng đi lên và khống chế tốc độ đi lên của phao.

(3) Theo thiển ý của NST, thay vì ôm chiếc neo nổi lên, Jake có thể bỏ lại chiếc neo và cầm đầu kia của sợi dây neo rồi nổi lên. Với độ dài dây hơn 30 mét (so với 24,5 mét nước), người trên thuyền sẽ dư sức lôi chiếc neo lên. Tuy nhiên, như lời một chuyên gia lặn cao cấp “lặn sâu giống như uống thuốc an thần. Đầu tiên nó làm cho bạn ngớ ngẩn, sau đó nó làm cho bạn xử lý một cách ngu ngốc”.