Danh sách các tab/trang

Thứ Sáu, 11 tháng 7, 2014

Bơi trong vịnh San Francisco, hay: Bài học từ bạn tôi

 (sưu tầm, trích dịch)
       
Đó là ngày hội của những kẻ bơi lội nghiệp dư. Có khoảng 50 người, kính bơi cầm trên tay, chuẩn bị bơi trong vịnh San Francisco dưới cầu Golden Gate, do Dolphin Club tổ chức mỗi năm một lần, và trước đây tôi (tác giả) đã tham gia 5 lần. Chìa khóa để hướng tới ngọn hải đăng ở phía bên kia Vịnh là quan sát để đảm bảo rằng cây cầu luôn ở bên phải bạn. Nước cực lạnh, những con sóng và hôm nay rất mạnh, là một thử thách.

Trong các lần bơi trước kia, tôi thường về đích sớm nhất, nên hôm nay áp lực sẽ đè lên tôi rất lớn. Làm thế nào để thắng trong cuộc cạnh tranh này một lần nữa là một thách thức đối với tôi.

Có lẽ do George, người bạn bơi của tôi, đã cùng tham gia cuộc thi này. Hồi xưa, mỗi lần chuẩn bị bơi đua, anh ta cứ kích tôi rằng: Lần này tao sẽ thắng mày. Có lúc tôi giành chiến thắng, có lúc là anh ta. Với cuộc đua đặc biệt này, tôi biết rằng tôi phải thở cả hai bên, trong khi phải nhìn lên để đảm bảo rằng cây cầu này ở trên, bên phải tôi, và rằng tôi sẽ không bị cuốn trở lại vào vịnh do dòng chảy mạnh.

Còi bắt đầu. Chúng tôi nhảy xuống từ phía San Francisco và bơi v phía Marin County. Trong khoảng 5 phút đầu, các vận động viên phải chen chúc nhau mà bơi. Quạt tay, quạt tay, sóng dồn dập tạt lên mặt. Thở bên phải, thở bên trái, liếc xem bạn bơi đang ra sao.

Tôi bơi khoảng 15 phút thì không còn vướng ai, tất cả đã ở phía sau. Chút xíu sau, trong cú thở trái của tôi, tôi không thấy George nữa. Tôi ngoái lại và thấy đằng sau chân của mình là George đang làm động tác lạ lùng như múa ba lê. Tôi nói với George: “Mày làm gì vậy, chúng ta đang trong cuộc đua mà ?”. Như một cậu bé lên mười, anh ta vẫn tiếp tục múa ba lê, nước bắn tung tóe, và khuyến khích tôi chơi với anh ta. 

Tôi ngạc nhiên và bối rối: “George, hãy cho tao biết, chúng ta vẫn thường luyện tập dưới cầu Golden Gate cơ mà, đâu có thấy mày dở trò này ?”. Thôi được, tôi sẽ dành chút thời gian để quan sát nó … Một tia sáng lóe lên trong đầu tôi. Sự kiện về đích sớm nhất thì hai chúng tôi đã làm được nhiều lần, đã nhiều lần nhận được giải thưởng để phía bờ bên kia, nhưng chiến thắng quá nhiều của tụi tôi đã cướp đi sự hồi hộp và hi vọng của nhiều người khác. Tôi tự hỏi đã có bao nhiêu lần tôi đã làm điều này (tranh giành) ở những môi trường/khu vực khác trong các hoạt động xã hội, hay là tôi chỉ biết vùi đầu vào chiến thắng mà quên đi sự cần thiết để thưởng thức các phần thơm ngon khác của xã hội đem lại cho tôi.

Tôi quyết định dừng lại nhào lộn với nó. Đây là cú múa ba lên đầu tiên của tôi tại vịnh San Francisco, và tôi thực sự đã múa ba lê dưới nước với George. Như một hạt nhân, một vài người khác đã tham gia với chúng tôi. Vẫn còn nhiều người khác, những người đã vui mừng, rằng giờ đây, khi nhóm chúng tôi chững lại, họ hy vọng chiến thắng sẽ đến với họ.

Cuối cùng tụi tôi cũng đã chạm tay tới mép đá cùa phía bên ngọn hải đăng. Một người đứng trên tảng đá bước tới bắt tay tụi tôi, trịnh trọng như đang trao giải thưởng. Tụi tôi leo lên bờ và vui vẻ với thành tích về áp chót của tụi tôi. Những người bơi về đích trước đang uống cà phê và ăn bánh rán. Họ hào hứng kể cho nhau nghe về những chiến thuật của họ đã áp dụng trong cuộc đua – để giành tới chiến thắng. 

Liệu có bao giờ tôi có ý định bơi đua về nhất một lần nữa không? Tôi nghĩ rằng không, vì đây là cuộc bơi thú vị nhất mà tôi đã từng bơi trong vịnh San Francisco. Tôi đã cho phép bản thân mình được vui chơi, và từ đây tôi muốn có nó nhiều hơn.

H: Bơi vùng nước mở (hình minh họa).

Thứ Hai, 7 tháng 7, 2014

Tản mạn về áo lót, chân nhái, ống thở

Áo “lót”.

Bên trong Wetsuit (*), một số thợ lặn bận thêm “áo thun” bằng vật liệu Lycra Nylon, hoặc “áo trấn thủ” bằng vật liệu cao su Neoprene (áo không tay, ôm cứng cơ thể, trông hao hao áo trấn thủ của bộ đội Việt minh “thời chín năm”). Thế là sanh chuyện. Với “áo thun” thì không sao, nhưng với “áo trấn thủ”, mặc vô dễ nhưng cởi ra rất khó. Leo lên tàu, cởi xong Wetsuit, bạn đành nhờ bạn bè nắm hai bên tà áo, giữ thiệt chắc, còn bạn đưa hai tay lên trời, thụp xuống để “trườn” ra khỏi chiếc “áo trấn thủ”. Mệt. Không lẽ phải có điều khoản với cô bán đồ lặn nhận thêm dịch vụ “… cởi áo cho anh”.
Bí quyết cởi “áo trấn thủ”: Bạn chỉ việc nhảy tòm xuống nước rồi dùng hai tay nắm tà áo kéo tuột ra khỏi đầu, còn dễ hơn cởi “áo thun”.

Chân nhái.

Diving fins (chân nhái lặn) và Swimming fins (chân nhái bơi lội).
Bạn không thể biết trên thế gian này có bao nhiêu kiểu, loại chân nhái, nhưng điều đó không ngăn cản bạn sắm cho mình một vài fins lặn, mà thường nhiều thợ lặn chọn các loại có quai gót: Cứ đi giày, xỏ fins, rút quai gót xong là … OK, lặn.

Tuy nhiên, nếu dùng chúng để bơi trên mặt nước thì vất vả, vì chúng được thiết kế (chỉ) để di chuyển trong lòng nước chứ không để di chuyển trên bề mặt (môi trường vừa nước vừa không khí). Trong một cuộc thi lấy bằng Instructor (yêu cầu phải swimming 200 mét), một anh bạn phàn nàn với tôi rằng dùng nó để bơi lội có cảm giác như bị trẹo cổ chân.

Ngược lại, các loại fins bơi (loại xỏ chân như đi giày, có gân cứng, trong đó bao gồm cả training fins) lại có thể dùng để lặn scuba khá tốt, tuy chúng không hoàn toàn đáp ứng mọi nguyện vọng của môn này.
Nếu để ý, bạn sẽ thấy thợ lặn rất vất vả khi phải bơi ngược dòng chảy bề mặt để trở về tàu, trong khi VĐV bơi lội, với fins bơi, lại nhẹ nhàng lướt qua, thậm chí tiện tay lôi tuột anh thợ lặn về tàu. Tất nhiên bạn sẽ biện hộ là tại thợ lặn bị vướng Wetsuit, kẹt BCD, mệt mỏi với chai khí, chứ không liên quan gì tới fins lặn cả.

Riêng các loại fins “quân lực” (force fins) thì đa năng rồi (nó là fins cổ điển mà). Nó rất nặng, rất cứng, và ngắn, nên rất đa dụng. Dĩ nhiên dùng nó bạn phải bỏ sức lực khá nhiều so với các loại fins “dân sự”. Cơ bắp bạn không khỏe mà xài nó là giọp bẻ liền.

Ống thở.

Ống thở thợ lặn có đường kính trong dưới 25 mm (tức diện tích mặt cắt không quá 70 mm vuông) và với chiều dài từ 42 cm trở xuống. Người ta nói, nếu dài hơn sẽ hạn chế sự hô hấp của VĐV, gây khó thở (**), thậm chí bị xỉn. Tuy nhiên ống thở luyện tập của VĐV bơi lội lại dài tới 52 cm và đường kính trong lại khá nhỏ (trên 15 mm – tức diện tích mặt cắt hơn 50 mm vuông), nhưng lại không gây “phiền hà” gì tới “thợ bơi” cả.

Một số ống thở có van một chiều chặn “dòng nước ngược” hoặc có bẫy thoát nước, nhưng theo một số VĐV, các “chi tiết đó dường như đem lại hiệu quả tâm lí nhiều hơn giá trị thực tế của nó”. Họ khuyên bạn nên tập kỹ năng thổi nước ra sẽ tốt hơn cả.


Theo “mốt” hiện nay, ống thở thợ lặn được treo móc vào dây đeo kính lặn. Tuy tiện lợi khi cần xài, nhưng nếu gặp dòng chảy hoặc bị va quẹt nhẹ, ống thở sẽ bị lắc giật làm kính lặn bị lắc giật theo, gây lọt nước vô kính, thậm chí làm rớt luôn bảo bối (kính lặn). Một số thợ lặn khuyên nên đeo ống thở theo “mốt” thời đầu thế kỷ 20, tức ống thở có đai thun ôm vòng quanh đầu, hoặc có thợ lặn khác khuyên bạn hãy treo móc vào một vị trí nào đó mà bạn muốn - trừ việc móc vào dây đeo kính lặn.

Có loại ống thở mềm có thể gập lại bỏ vô túi của BCD. Chúng rất gọn gàng khi “mang vác” nhưng khi xài sẽ “không đã” bằng ống thở cứng

(*) Xin xem trong Tự điển Lanbien ở trên cùng, bên phải trang tin này.
(**) Tôi đã thử nghiệm ở hồ bơi như sau: Ngậm ống thở loại dài 41cm, đầu kia nối với một đoạn ống nhựa mềmĐầu trên của ông nhựa mềm xỏ qua miếng xốp sao cho đầu ống nhô lên khỏi mặt nước 3cm. Tổng chiều dài của ống thở này lên tới ... 80cm. Tui lặn xuống, bám vô thang trèo, và tập thở nhưng ... không th thở nổi. Cắt bớt 10cm rồi thở tiếp ... cũng không được. Cứ cắt riết riết cho tới khi đoạn ống mềm ... còn 0cm thì cảm thấy thở dễ chịu nhất. Vậy đó, nhà chế tạo đã tính hết rồi.