Danh sách các tab/trang

Thứ Ba, 29 tháng 4, 2014

Về đuối nước ở trẻ em

“Đuối nước” (chết đuối) là sự chết ngạt do ngạt thở, gây ra bằng cách nước vào phổi và ngăn chặn sự hấp thụ oxy, dẫn đến máu não thiếu oxy.

Đặc điểm của đuối nước là nhanh chóng và im lặng. Người chết đuối không thể la hét, kêu gọi giúp đỡ, hoặc tìm kiếm sự chú ý, vì họ không có đủ khí thở. Phản ứng theo bản năng chết đuối sẽ là phản ứng tự nhiên trong 20 - 60 giây trước khi chìm hẳn (với người không biết bơi). Vì thế, nhân viên cứu hộ cần được học để nhận ra những cử động theo bản năng của kẻ đang đuối nước.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, đuối nước là nguyên nhân thứ ba trên toàn thế giới đối với những trường hợp tử vong, thương tích không chủ ý, (trong năm 2004 ước tính có 388.000 trường hợp tử vong do đuối nước, không tính trường hợp do thiên tai), với 96 % các ca tử vong xảy ra ở các Quốc gia có thu nhập thấp và trung bình. Đa số người bị chết đuối là nam giới hoặc trẻ vị thành niên.


P1. Báo cáo Thống kê về chết đuối tại Mỹ (theo Infant Swimming Resource):

Chết đuối là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong cho trẻ nhỏ, đã chấm dứt cuộc sống của khoảng 4.000 trẻ em mỗi năm và 12.000 trẻ em khác bị tổn thương não vĩnh viễn. Đuối nước là nguyên nhân đứng hàng thứ hai của cái chết liên quan đến thương tích ở trẻ em dưới 15 tuổi.

Người ta thống kê có 360 trẻ em chết mỗi năm do chết đuối, nhưng vì, 1/ Drowning không phải là tình huống để các bệnh viện thống kê, và 2/ nếu đứa trẻ không bị chết trong vòng 24 giờ đầu tiên của sự cố, thì nó không được liệt kê là chết do đuối nước. Bằng cách này, người ta đã giảm được số lượng tai nạn đuối nước, để các bậc cha mẹ có một cảm giác an toàn giả tạo cho con mình. (Công ty bảo hiểm thông báo có 1.000 trẻ em, còn con số bên y tế lên đến 4.000 trẻ em chết mỗi năm do đuối nước).

Trẻ em dưới 5 tuổi và thanh thiếu niên độ tuổi từ 15-24 có tỷ lệ đuối nước cao nhất.
Hồ bơi có số tai nạn gấp 14 lần so với tai nạn giao thông đường bộ, đã tham gia vào cái chết của trẻ em từ 4 tuổi trở xuống.
Khoảng 5.000 trẻ em độ tuổi dưới 14 phải nhập viện do sự cố liên quan đến chết đuối mỗi năm, với 15 % chết trong bệnh viện và 20 % bị khuyết tật nghiêm trọng, lâu dài về thần kinh.  

Trong các vụ các trẻ mẫu giáo bị chết đuối, thì 70 % là do sự thiếu quan tâm của cha mẹ (một hoặc cả hai người) tại thời điểm đứa trẻ bị đuối nước, và trong đó, 75 % do đứa trẻ bị khuất tầm nhìn của cha/mẹ trong năm phút hoặc ít hơn.

92 % số trẻ em sống sót bởi được phát hiện trong vòng hai phút (sau khi bị chìm). Tuy xã hội đã có nhiều cải thiện, nhưng đuối nước gây tử vong vẫn là nguyên nhân đứng hàng thứ hai của cái chết liên quan đến thương tích không chủ ý cho trẻ em tuổi từ 1-14 (số liệu năm 2005).
Trẻ em độ tuổi từ 1-4 còn có nhiều khả năng bị chết đuối trong bồn tắm nước nóng, spa (và hồ bơi). 
Trẻ em độ tuổi 5-14 thường bị chết đuối trong hồ bơi và vùng nước mở như sông, hồ, đập, kênh mương.

Đối với người dân tộc thiểu số: Từ năm 2000 đến 2004, tỷ lệ đuối nước không chủ ý gây tử vong cho người gốc Phi là 1,3 lần so với người da trắng. Tuy nhiên, trong một nhóm độ tuổi cụ thể, nó thậm chí còn cao hơn: Tỷ lệ đuối nước gây tử vong không chủ ý cho lứa từ 5-14 tuổi người gốc Phi cao gấp 3,2 lần so với người da trắng. Tỷ lệ đuối nước gây tử vong không chủ ý cho người da đỏ và người bản địa Alaska là 1,8 lần so với người da trắng. Tỷ lệ đuối nước gây tử vong không chủ ý cho trẻ em, lứa từ 5-14 năm tuổi, gốc Ấn độ da đỏ, Alaska, cao hơn 2,6 lần so với trẻ em người da trắng. 

Thứ Tư, 23 tháng 4, 2014

Thợ lặn – một số kiểu quạt chân nhái

Kiểu truyền thống. 

Trong kĩ thuật bơi bằng chân nhái, bạn vẫy chân nhái lên xuống nhịp nhàng, với toàn bộ đôi chân tương đối thẳng. Nếu thực hiện đúng, lực sẽ bắt nguồn từ hông và cung cấp lực đẩy, sẽ đẩy bạn về phía trước sau mỗi cú vẫy. Trong kỹ thuật này, hông và chân được nối với thân mình, đầu gối thẳng, bàn chân duỗi thẳng về phía sau, và vẫy. Kĩ thuật này sử dụng các cơ ở mặt trước của đùi để đẩy cơ thể về phía trước.


Nhưng, hoàn toàn khác với bơi lội, lặn không phải là môn thể thao tốc độ. Dùng kĩ thuật này sẽ tốn sức và gây lãng phí năng lượng cho thợ lặn, trừ khi cần bơi ngược dòng chảy. Hơn nữa, cú vẫy này có thể làm phiền sự sống dưới đáy biển, bởi nó hất tung bùn cát lên, do đó, tốt nhất là tránh dùng kĩ thuật này khi bạn bơi sát đáy biển hoặc sát vách đá.



Kick. Kĩ thuật này sử dụng khá phổ biến. Nó liên quan đến một cú vẫy với đầu gối co lại. Nó giảm nỗ lực cho thợ lặn, nhưng vẫn đạt hiệu quả. Nó tốt cho chuyến lặn chậm rãi và thư giãn. Người có chân nhái floaty sẽ dễ thực hiện hơn cả.


Scissors Kick (“cắt kéo”). Vị trí cơ thể trong kỹ thuật này giống như kĩ thuật vẫy chân lên xuống. Tuy nhiên, chuyển động của chân là khác nhau. Đầu gối cong, và thay vì 2 chân chuyển động lên xuống, thì 2 chân mở rộng ra và khép lại với nhau (giống như cắt kéo) và dừng tại vị trí đó khi cơ thể đang lướt tới. Một chân dừng lại ở phía trên và chân kia dừng lại ở phía dưới khi kết thúc cú cắt kéo. Kick này được ưa chuộng vì tạo ra lực đẩy mà không cần sự nỗ lực như kiểu truyền thống. Đây là một phong cách finning tuyệt vời để sử dụng khi bạn bơi gần với đáy biển mà không làm khuấy động cát bùn.


Kick Frog. Là phong cách “cắt kéo” phổ biến nhất của lặn hang động để tránh hất bùn cát trong một không gian hạn chế. Bạn duy trì phần đùi thẳng với thân, đầu gối gập, nên khi quạt, chân nhái sẽ quét ngang nhưng hơi đi chéo lên. Bạn phải xoay cổ chân/phần dưới của chân, để đạt được định hướng phù hợp. Nhiều thợ lặn tìm thấy sự thoải mái khi sử dụng cắt kéo, hoặc xen kẽ với kiểu quét khác trong mỗi vài phút. Tuy nhiên, kĩ thuật này không thật phù hợp với một số loại như "chân nhái xẻ".


Frog Kick. Là phiên bản sửa đổi của “cắt kéo”. Bạn không đưa chân ra xa, mà thay vì hạn chế chuyển động của đùi và đầu gối, thì dùng bàn chân để làm việc. Đây là một cú quạt nhẹ nhàng, nó không tạo ra nhiều lực đẩy. Lý tưởng để sử dụng trong không gian rất hạn hẹp.


Backwards Kick. Như tên gọi, cách vẫy này để đẩy cơ thể lùi lại về phía sau. Đây không phải cú vẫy dễ dàng, thanh lịch, nhưng rất hữu ích trong nhiều tình huống. Kỹ thuật này gần như đảo ngược hoàn toàn của con ếch đạp nước. Trong nửa đầu, khi chân bạn di chuyển ra ngoài và sau đó kéo lại gần cơ thể, chân nhái phía trước dừng lại giữa đường để ngăn cản bạn tiến về phía trước. Chân quay trở lại điểm bắt đầu. Và lặp lại.


Helicopter Kick. Finning chỉ với một chân. Nó cho phép bạn nhanh chóng xoay tròn tại chỗ và xoay ngang cơ thể mà không phải bơi vòng lại. 

H: Một vài kiểu quạt chân khác nhau.







Thứ Ba, 22 tháng 4, 2014

Tam giác quỷ. P4: Sự dao động của nhân trái đất và Vùng xoáy kích thước vừa

(Sưu tầm, trích).

P4-1. Thuyết về sự dao động của nhân trái đất.

Nhà bác học Nga Nicolai Coroviacov đã xem xét một hiện tượng khác thường ở tam giác Bermuda và đã đưa ra lời giải thích cho những tai nạn đã xảy ra tại khu vực này. Nó liên quan đến việc thay đổi chu trình thời gian – chiều “Không Thời gian thứ tư”.

Theo ông, nhân trái đất không nằm ở trung tâm của địa cầu, mà dưới tác động lực hấp dẫn của mặt trời, mặt trăng và các hành tinh khác, làm nó bị lệch. Khi quay, nhân dường như dao động phía dưới lớp vỏ, gây ra dòng ngược của macma nằm giữa chúng, và như một hệ quả – xuất hiện trường điện từ.

Ngoài ra, do trục quay của trái đất bị nghiêng như chúng ta đã biết, nên nhân trái đất sẽ đi lên/đi xuống, mùa hè nó lệnh qua Bắc bán cầu, còn mùa đông ở Nam bán cầu. Vì lý do này xích đạo của nhân trái đất không trùng với xích đạo vỏ ngoài của trái đất, mà ở trên vĩ tuyến 28. Lòng dẫn của dòng macma nằm ở đây. Thời gian qua đi, nhân đập vào vỏ, gây ra sự dịch chuyển của lục địa, sự trôi của các cực từ trường và sự phun của núi lửa. Theo ông, thiên nhiên đã giăng 10 bẫy bí ẩn: 5 điểm về phía bắc xích đạo của trái đất, còn 5 về phía nam. Nếu nối chúng bằng các đường thẳng, sẽ có 2 ngũ giác đều. Ở các điểm trùng với các đỉnh của ngũ giác là những chiếc bẫy, nơi các con tàu và máy bay biến mất không dấu vết, nơi có những con tàu hoặc không có thủy thủ đoàn, hoặc họ bị chết hết trong khoang. Một trong các cái bẫy này là tam giác Bermuda.

P4-2. Thuyết Vùng xoáy kích thước vừa.

Trong quá trình nghiên cứu, các nhà khoa học vô tình phát hiện ra nhiều đợt xoáy ở vùng biển Bermuda. Nếu so sánh chúng với kích cỡ của đại dương thì nó quá nhỏ bé và tuổi thọ quá ngắn. Thế nhưng, trong tích tắc, các đợt xoáy nhỏ bỗng nhiên hợp lại với nhau tạo thành một vùng xoáy cực lớn.Các nhà khoa học gọi hiện tượng này là “Vùng xoáy kích thước vừa”. Đường kính của chúng khoảng vài ngàn mét, thậm chí lớn hơn thế nhiều, và xoáy theo hình trụ đứng. Trụ đứng này cao vài trăm đến vài ngàn mét, từ đáy biển thẳng lên mặt biển, thậm chí có khi nhô cao hơn mặt nước biển.Chúng di chuyển với tốc độ rất nhanh và xoáy thẳng về phía trước. Theo ước tính của các nhà hải dương thì tổng năng lượng của “Vùng xoáy kích thước vừa” xoáy theo chiều kim đồng hồ là khoảng 4500000 tỉ Kj, tương đương với năng lượng của một cơn bão hạng trung.
“Lốc xoáy kích thước vừa” có thể nuốt chửng tàu bè. Chính vùng biển xoáy rộng mênh mông và sâu thẳm này đã lập tức đẩy các tàu bè bị gặp nạn đi thật xa.Và điều này giải thích cho ta biết rằng tại sao ta không hề tìm thấy mảnh vụn của máy bay, tàu bè nào.

P4-3. Những thuyết khác và trí tượng tượng của con người.

P4-3-1. Do Trường điện từ: Một thuyết cho rằng tác động của sóng điện từ làm các dụng cụ hàng hải bị mất tác dụng, làm thuyền trưởng hay phi công trở nên rất khó khăn trong việc định hướng khi thời tiết xấu. Thế nhưng cho đến nay người ta không đo đạc được những gì bất thường tương ứng trong khu vực đó, và điều này, nếu có, cũng chỉ có thể giải thích được cho những tai nạn trong thời gian gần đây (hồi “chuyến bay 19” chưa có thiết bị hỗ trợ điện từ).

P4-3-2. Do Microburst: Trong vùng này thường hay có bão có thể là nguyên nhân trong việc các vật thể biến mất. Tàu buồm Gloris Colita (năm 1940) được tìm thấy 200 dặm về phía Nam của Mobile – Alabama trong vịnh Mexico. Các cánh buồm rách nát và khoang hàng ngập đầy nước. Bánh lái và tay lái bị nát vụn. Có thể chứng minh được là trong thời gian này đã có bão to trong khu vực. Có thể cho rằng, nguyên nhân mất tích của các tàu này là do cơn bão mạnh và lốc xoáy đã ập đến với sức mạnh khũng khiếp và chỉ xảy ra trong vòng dưới 5 phút, cái mà Hải quân Mỹ gọi là Microburst.

P4-3-3. Một chiếc tàu của Anh đi ngang Tam giác Bermuda và chỉ trong một phút họ đã ở bờ biển Ấn độ, mà không ai có thể thể lý giải được. Người ta cho rằng có một “đường hầm thời gian” ở đó và con tàu Anh đã rớt vào “đường hầm thời gian” này.

P4-3-4. Do Người ngoài trái đất: Được đưa ra thảo luận là người ở thế giới song song, kéo lệch thời gian cho đến Atlantis mà người ta cho rằng vẫn còn hoạt động dưới đáy đại dương.

P4-3-5. Do Bát quái trận đồ: Có kẻ cho rằng đây là “bát quái trận đồ” được lập từ khi vùng biển này còn là đất liền và nó vẫn tồn tại cho đến ngày nay – nghĩa là chủ của trận đồ này, sau khi cho vận hành, đã quên không phá hủy nó, nên nó vẫn tồn tại cho tới tận ngày nay.  (Hết).

Thứ Sáu, 11 tháng 4, 2014

Tam giác quỷ. P3: Thuyết methane hydrate và Mô hình Klatrat

(Sưu tầm, trích).

P3-1. Thuyết methane hydrate.

Các nhà địa chất đã tìm thấy trữ lượng khí methane rất lớn trong vùng tam giác Bermuda, có thể là nguyên nhân cho việc tàu thủy biến mất. Dưới độ sâu từ 500 – 2.000 mét, “băng” methane (methane hydrate) có thể hình thành khi methane hiện diện với nhiệt độ thích hợp. Khi áp suất và nhiệt độ thay đổi, khí methane sẽ thoát ra khỏi các tảng “băng” này. Khi có thay đổi đột ngột, như động đất dưới đáy biển hay sự chuyển dịch trong kiến tạo mảng, thì một phần lớn của băng methane có thể bị phân rã ra thành nước và khí methane. Methane dạng khí nổi lên trong bọt khí và làm giảm tỉ trọng của nước. Lực đẩy của tàu thủy và tàu ngầm bị giảm đột ngột và mạnh đến mức chúng có thể bị “rơi” xuống tận đáy biển. Hiện tượng này được gọi là phụt khí. Ngoài ra còn hình thành điện tích khi bọt khí nổi lên do có ma sát với nước, mà qua sự chuyển động tạo nên một dòng điện, và từ đó là một từ trường. Nó giải thích cho việc những thiết bị và dụng cụ từ và điện đã không hoạt động được.

Sau khi “chuyến bay 19” biến mất, nhiều nhân chứng cho biết đã thấy một vụ nổ trên bầu trời. Một số người cho rằng có thể là khí methane bốc lên đã bốc cháy tại các động cơ của máy bay, dẫn đến một bùng nổ lớn mà các máy bay đã trở thành nạn nhân của nó. Nhưng cho đến nay vẫn chưa có một dấu vết nào là manh mối cho việc khí methane bốc lên từ biển có thể dẫn đến bùng nổ tới độ cao này của máy bay.

Việc chiếc thủy phi cơ bị mất tích khi đang tìm kiếm “chuyến bay 19” đã bị nổ do nhiên liệu và là lỗi chế tạo. Sự kiện nổ được nhắc đến với “chuyến bay 19” có thể chỉ là chuyện chiếc máy bay này rơi mà ra. Các nhân chứng lúc đấy đang ở trong vùng của tuyến bay theo kế hoạch của chiếc máy bay này, và ở rất xa tuyến bay của “chuyến bay 19”.

P3-2. Mô hình Klatrat của nước.

“Mô hình cấu trúc Klatrat của nước” đã được đưa ra từ năm 1959: Liên kết của các phân tử nước thành những hình đa diện, giống như hình dạng của quả bóng mà khoang bên trong của chúng được so sánh về giá trị với các phân tử nước cũng như với các phân tử của một số chất tạo khí – trong đó có metan, được gọi là klatrat. Ngoài những phân tử nước liên kết thành những hình đa diện, trong nó còn có cả các phân tử đơn lẻ – chúng có thể hoặc đi vào khoang bên trong của các klatrat, hoặc là nằm trong khoảng không gian giữa chúng. Trong các điều kiện tự nhiên, các phân tử khí tự nhiên có thể chiếm các khoang trong các klatrat, tạo thành các hydrat tinh thể. Loại phổ biến nhất – thường gặp ở vùng đóng băng vĩnh cửu và trên đáy biển, đáy đại dương – là hydrat tinh thể của metan. Nó là một khối giống như tuyết. Những hydrat tinh thể như vậy có thể sử dụng như nhiên liệu, tuy chúng là mối nguy hiểm đối với đời sống của trái đất.

Thuyết về hydrat tinh thể metan là nguyên nhân làm tàu biển và máy bay bị biến mất không để lại dấu vết tại “tam giác Bermuda” đã được Ben Klennel, nhà địa chất, Anh, đưa ra từ năm 1988: Dưới ảnh hưởng của nhiệt lượng từ trong lòng đất và các yếu tố khác, metan tách khỏi các hydrat tinh thể và tạo ra các bong bóng lớn dưới các chất trầm lắng ở đáy. Dưới tác động của các ứng lực không đáng kể, khối lượng lớn các bong bóng nổi lên mặt biển làm lật các con tàu và sau đó tàu bị hút vào phễu nước được hình thành. Và khí bật lên bề mặt nước biển có thể nổ khi gặp không khí, vì vậy máy bay sẽ bị phá hủy.

Joseph Monagan và David Mei, Australia, đã tiến hành các thí nghiệm trên mô hình các con tàu trong bể bơi và các thử nghiệm với mô hình máy tính, đã cho thấy khả năng tác động của cơ chế này thậm chí còn lớn hơn giả thiết của Ben Klennel.

Như vậy, việc metan tách khỏi hydrat tinh thể, và sau đó là sự bùng cháy của nó sẽ gây ra thảm họa. Sự ấm lên của trái đất có thể bị kích thích bởi việc thải khí cacbonic vào khí quyển – là mối nguy hiểm đặc biệt trong mối quan hệ này. Việc hủy hoại trạng thái cân bằng tự nhiên do hoạt động công nghệ của con người có khả năng đánh thức và đưa vào hoạt động cơ chế tách metan khỏi các hydrat tinh thể của các đại dương với những hậu quả xuất phát từ đây.

Chủ Nhật, 6 tháng 4, 2014

Tại sao có thợ lặn bị bệnh giảm áp (DCS)

(Bài của Jess Teideman, trích)

Năm 2001 vào một ngày đẹp trời, tại Kingscliff, bắc NSW, anh Daniel Trollope, 18 tuổi, cầu thủ Liên đoàn Bóng bầu dục, thực hiện cú lặn biển thông thường. Mọi chuyện vẫn bình thường cho tới thời điểm Daniel dừng giải áp(*) ở độ sâu 5 mét. Anh bỗng kiệt sức và cảm thấy đau ở phía dưới lưng. “Khi lên đến bề mặt, tôi bị ngất đi và được kéo lên tàu” – Daniel, hiện 28 tuổi, nói – “Tôi nghe thấy mọi âm thanh xung quanh, nhưng không thể mở mắt ra”.

Lên bờ, anh đi bộ tới trạm y tế đang đợi sẵn. Đó là lần cuối cùng anh đi bộ. Daniel, một thợ lặn có kinh nghiệm, tuân thủ các biện pháp an toàn và sử dụng cả máy tính lặn, đã bị căn bệnh DCS(*). Sau 16 lần điều trị bội áp, anh phục hồi lại một số cảm giác, nhưng vẫn còn bị những triệu chứng giống như bệnh chấn thương tủy sống.

DCS là căn bệnh có khả năng gây chết người, gây ra bởi các bọt khí nito trong mạch máu và cơ. Nó thường xảy ra ở thợ lặn bình khí nén (scuba), nhưng cũng có thể cả thợ lặn vo và người làm việc ở độ cao rất cao.

GS. Michael Bennett, Phòng bội áp và lặn, Bệnh viện Prince of Wales, Sydney, biết rất rõ những ảnh hưởng của nó đối với cơ thể con người. Ông đã chữa trị khoảng 60 trường hợp DCS mỗi năm. Ông nói: “Thợ lặn thiếu kinh nghiệm dễ có rủi cao hơn (so với kẻ nhiều kinh nghiệm) vì họ dễ gặp khó khăn trong việc tuân thủ các thủ tục an toàn lặn. Họ dễ hồi hộp, hoặc họ không nắm chắc quy trình an toàn, và vì vậy (dường như) họ thường nổi lên rất nhanh hoặc do lỗi của thiết bị (mà họ không biết cách xử lí)”.

Không khí chúng ta thở là hỗn hợp của nhiều chất khí: Oxy, nito và khác (21%, 78%, 1%). Chúng đều hòa tan trong máu, nhưng, không giống oxy, nito là khí trơ và được cơ thể loại bỏ khi chúng ta thở ra. Ở độ sâu 10 mét, áp suất lớn gấp hai lần áp suất trên bề mặt. Khi áp lực nước tăng lên gấp đôi, số lượng nito mà thợ lặn hấp thụ cũng tăng lên gấp đôi. Khí nito này ở trong máu và cơ của bạn cho tới khi bạn trở lại bề mặt – vùng có áp suất thấp hơn.

Khi bạn nổi lên, nito khuyếch tán ra khỏi cơ và bị loại bỏ khi bạn thở. Vấn đề xảy ra khi bạn đi lên quá nhanh – các bọt khí nito có thể hình thành trong máu và cơ. Nó tương tự như những gì xảy ra với một lon nước uống có ga. Khi mở lon, áp suất được giải thoát, hơi nhanh chóng tạo thành bọt. Nếu ga thoát ra khỏi một lon đã lắc mạnh thì sẽ như thế nào? Từ đó bạn liên tưởng tới sự nguy hiểm có thể xảy ra cho các cơ quan nội tạng của bạn.

Bọt khí này sẽ tác động ngay sau khi bạn lên bề mặt. Đau đớn là dấu hiệu đầu tiên, thường ở khớp và cơ – mà nhiều thợ lặn đã nhầm lẫn nó với sự mỏi cơ. Những triệu chứng khác như ngứa, khó chịu, da bị phát ban, nhức đầu, chóng mặt và nôn mửa. Đó là trường hợp DCS nhẹ. Nghiêm trọng hơn có thể xảy ra với động mạch. “Khi các bọt khí được tạo thành, chúng di chuyển trong mạch máu và làm rách lớp bên trong thành mạch” – TS. Peter Smith, thiếu tá Hải quân, sĩ quan Tàu ngầm và Y tế dưới nước, Hải quân Úc, nói – “Mạch máu có cấu tạo ở dạng phủ Teflon (không dính), nhưng các bọt khí có thể xé toạc lớp phủ, khi đó mọi thứ bắt đầu dính, và mạch máu có thể bị rò rỉ và ngưng hoạt động. Khi điều này xảy ra ở khắp cơ thể, nó sẽ gây ra nguy hiểm”.

Nghiêm trọng nhất là bị hư não, liệt nửa người. Có khả năng bọt khí đi vào não và tủy sống, và khi này có thể gây ngứa ran, tê liệt, bất tỉnh. Hư hại não có thể gây ra suy yếu thị lực, nhức đầu, lú lẫn và bị những vấn đề về cân bằng và phối hợp. Các trường hợp dẫn tới đột quỵ, tai biến, tê liệt và chết thường là do bọt khí làm tắc mạch máu.

Cách tốt nhất để tránh DCS là gì? Là tuân thủ các quy định về an toàn khi đi lên.

Michael nói, điều trị bệnh DCS bắt đầu với việc cho thở oxy (giúp tăng tốc loại bỏ nito), và nằm trong tủ cao áp (làm cho bọt khí nito hòa tan và giải phóng ra khỏi các cơ). Cách chữa trị tiêu biểu cho đa số người bệnh nặng là 5 giờ (ở áp suất tương đương 18 mét nước) và thêm một khoảng thời gian ngắn hơn (ở áp suất 14 mét). Sau đó không được lặn trong 4 tuần, rồi tái kiểm tra để bảo đảm là bạn đã hoàn toàn bình phục.

Các chuyên gia lặn nhấn mạnh rằng, phòng ngừa là cách tốt nhất để tránh thảm họa, trong đó bạn phải lập kế hoạch lặn và kiểm tra các thiết bị có hoạt động đúng hay không. Có đủ khí để thực hiện cú dừng an toàn(*) là vấn đề tiên quyết.

Cuối cùng là không đi máy bay trong vòng 24 giờ, kể cả khi bạn hoàn toàn không có vấn đề gì sau khi lặn. Bay trên độ cao có thể làm bọt khí nito được tái lập trong cơ thể thợ lặn. Đã từng có thợ lặn đột nhiên bị DCS trong trường hợp này.

(*) Xin xem trong “Tự điển lanbien” bên phải, trên cùng trang tin này.

Thứ Tư, 2 tháng 4, 2014

Tam giác quỷ. P2: Thuyết sóng hạ âm

 (Sưu tầm, trích).

Giới khoa học Nga nghiêng về giả thuyết sóng hạ âm ở Bermuda làm rối loạn tâm thần con người. Con người không nghe được nhưng có thể cảm nhận được sóng hạ âm. Loại sóng âm này không chỉ có hại cho khí quản mà còn dẫn đến rối loạn tâm lý. Nếu sóng hạ âm có tần số dưới 16 Hz (16 dao động/giây), có cường độ cao (trên 180 dbm), thì sức phá hoại của nó sẽ rất lớn, có thể làm gãy thân thuyền, cột buồm, máy bay, khiến con người không thể chịu đựng nổi và không thoát nổi cái chết. Sóng hạ âm truyền được trong môi trường nước. Nguồn gốc của chúng có thể do núi lửa hoạt động ngầm dưới biển và do động đất.

Như chúng ta đã biết, sóng hạ âm có cường độ cao gây nên cảm giác sợ hãi và ý muốn chạy thoát khỏi không gian khép kín. Hành vi đó là hậu quả của phản ứng trực cảm của con người mỗi khi bị tác động của sóng hạ âm hình thành trước lúc nổ ra các vụ thiên tai, động đất. Chính phản xạ này đã khiến cho các kíp lái và hành khách bị hốt hoảng và vội vã nhảy ra khỏi con tàu.

Khi cộng hưởng với nhịp sinh học của con người, sóng hạ âm có cường độ trên 180 dbm có thể gây chết người. Sóng hạ âm có thể là nguyên nhân dao động cộng hưởng của cột buồm và làm cho chúng bị gãy. Hiện tượng tương tự cũng xảy ra khi sóng hạ âm cộng hưởng với độ rung của cấu trúc của máy bay. Sóng hạ âm cũng có thể là nguyên nhân hình thành một lớp sương mù dày đặc có màu sữa trên đại dương và nhanh chóng biến mất. Độ ẩm của khí quyển tích tụ lại trong giai đoạn giãn nở có thể không kịp tan ra trong không khí ở giai đoạn nén tiếp theo, nhưng có thể biến mất ngay tức khắc khi sóng hạ âm chấm dứt.

Cuối cùng, sóng hạ âm có tần số 5–7 Hz có thể cộng hưởng với dao động cơ học và gây nên tác động phá huỷ. Huyền thoại về trận gió hú rùng rợn, gây cảm giác sợ hãi do sóng hạ âm mạnh gây ra có thể là các hiện tượng tương tự xảy ra ở “tam giác quỷ”. Các cấu trúc có tính chất tương tự cũng có thể có ở các khu vực khác trên hành tinh.

Gốc là động vật, con người cũng có thể cảm nhận được sóng hạ âm hình thành từ thiên tai, đó là cách để bảo đảm sống sót khi bị tai nạn. Đó là phản ứng né tránh không gian khép kín để không bị rơi vào tình trạng chết chùm; xu hướng chạy ra xa các khu vực có thảm họa. Dĩ nhiên những hành động đó đều kéo theo cảm xúc sợ hãi. Đồng thời, khi bị tác động trực tiếp vào cơ thể, sẽ xuất hiện các phản ứng không cụ thể như suy kiệt, mệt mỏi và rối loạn. Tuy con người đã không còn nhạy cảm với sóng hạ âm, nhưng khi bị tác động của sóng hạ âm cường độ lớn, hệ thống bảo vệ từ xa có thể bị kích hoạt và lấn át khả năng hành động tỉnh táo. Nếu sự sợ hãi không phải do các biểu tượng bên ngoài gây ra thì có thể xuất phát từ bên trong. Con người sẽ cảm thấy một xúc cảm sợ hãi vô thức. Điều này được chứng minh qua những lời nói cuối cùng của các phi công và thuỷ thủ khi bị chết trong vùng Tam giác quỷ, như: “Bầu trời thật khác lạ”, “Mặt biển thật khác lạ, một điều khủng khiếp đang xảy ra”.