Danh sách các tab/trang

Thứ Sáu, 28 tháng 10, 2011

Thợ lặn vo thi đấu (freedivers) và thợ lặn vo bắn cá (spearfisherman)

(bài của Mr.Dan trên speardiver.com, trích)

Freedivers thi đấu không mong muốn điều gì ngoài muốn đạt tới độ sâu hơn và/hoặc thời gian lâu hơn. Việc theo đuổi độ sâu tạo ra tâm lý mà lặn chỉ có ý nghĩa nếu nó mang đến cho thợ lặn giữ hơi thở được càng lâu càng tốt. Kỹ thuật breathup của freediver thi đấu và phục hồi hô hấp sau khi lặn đều hướng tới điều này. Một Instructor PFI nói “Mỗi lần lặn tôi đều giả định rằng, có thể tôi sẽ bị chuyển sang màu đen”. Đây là sự biện minh cho các kỹ năng breathup, phục hồi thở, và hỗ trợ từ đào tạo.

Ngược lại, tôi nghĩ, một speardiver có tới 99,9% thời gian phải dựa vào kinh nghiệm của bản thân họ. Thành công của họ nằm trong việc săn bắn đồng thời là sự thoải mái. Họ không đặt bản thân họ vào tình huống nguy hiểm, và họ không yêu cầu hỗ trợ. Tăng độ sâu và hoạt động breathold với họ xảy ra một cách tự nhiên và từ từ.

Khi freediver lặn, họ tập trung vào khía cạnh sinh lý và tâm lý lặn. Speardiver thì tập trung vào vô số những thứ khác làm gia tăng tiêu thụ oxy từ các hoạt động tâm lý và vật lý. Tất nhiên speardiver cũng phải duy trì khả năng giữ hơi thở của mình cho suốt cú lặn. Một vấn đề có thể xảy ra với họ là quá tập trung vào công việc, ví dụ mải mê đuổi theo một con cá, nên các sự kiện khác sẽ bị bỏ qua. Khi lặn, có thể họ không để ý tới lượng khí còn lại trong phổi (một lượng khí để nổi lên và để dự phòng rủi ro), mà say sưa tới công việc. Tôi tin rằng kỹ thuật breathup của freediving thi đấu đóng góp rất nhiều cho sự nín hơi của họ.

Lời góp của một bạn lặn:
Tôi không phải là thợ lặn sâu. Tôi nhớ là thời kì đầu tôi lặn vo chỉ trong 55 giây. Tôi có lo lắng khi lặn nhưng sau tôi đã học được thư giãn dưới nước. Có lần tôi lặn trong một cảm giác hứng thú nhưng căng thẳng và vì thế tôi đã quên đeo đai chì (*). Tôi ở trong nước khoảng 48 giây và phải cố sức chế ngự sự nổi lên, đấu tranh cứ như đang đứng trên cây cầu ở hẻm núi Colorado sâu thăm thẳm và được người ta khuyên không nên nhìn xuống đáy vực. Lúc đó tôi cố gắng không nhìn lên với cùng một lý do như vậy. Sự hoảng sợ thoáng đến với tôi. Và tôi lấy lại được sự tập trung, và đã xuống tới bãi cát dưới đáy biển. Lúc đó tôi giống như kẻ đang cử tạ. Tôi lặn khoảng 50 giây và không cảm thấy thoải mái khi tiếp cận con số này - đó là giới hạn tối đa của tôi.
Tới nay giới hạn tối đa của tôi đã tăng lên và vùng thoải mái của tôi đã tăng lên.
Tôi đồng ý với Mr.Dan là có hai loại thợ lặn vo rất khác nhau về mục đích lặn, nhưng, là một freediver tốt sẽ cung cấp cho bạn nhiều lợi thế cho spearfisher.
Spearfishing thì không nhất thiết phải tập tăng độ sâu, mà thay vào đó, hãy luyện tập sự kiên nhẫn, kỹ năng rình mò, theo đuổi và bắn cá. Tôi nghĩ tôi phải hoàn thiện thêm kỹ năng của freedivers để phục vụ cho spearfishers.
(*) xin xem giải thích trong "tự điển lanbien" ở bên phải màn hình.
H: VĐV William Trubridge, lặn vo, kỉ lục 116 m trong 249 s.

Thứ Hai, 24 tháng 10, 2011

Quá lâu không lặn và sau cú khởi động lại: P3 - Chuyến lặn tuyệt vời

Bài của Phan Thanh Tâm với tựa đề Nhật kí Biển Đỏ (trích)

Ras Mohammed là khu bảo tồn thiên nhiên quốc gia Ai Cập, an ninh chặt chẽ, khách lặn biển phải mua vé vào cửa để được lặn trong khu “rừng” này. Tuy nhiên theo lịch lặn thì thứ 3 mới là ngày đi Ras Mohammed mà ngày thứ 3 là ngày tôi phải lên máy bay rời Sharm. Vậy nên ngày thứ 2 tôi đi lặn ở khu The Gardens – phía bắc vịnh Naama.

Ngày hôm ấy tôi đã lấy lại sự tự tin và lặn biển thong thả, chiêm ngưỡng đại dương như một thợ lặn thực thụ. Thế giới dưới nước đẹp vô cùng, giống như một giấc mơ mà ta được bay lên để nhìn toàn cảnh hùng vỹ của núi non, của vực sâu, của những khu vườn tiên cảnh mà hoa lá cỏ cây là những cây san hô xòe những tán quạt khổng lồ duyên dáng, những chim muông là những con cá đầy màu sắc sặc sỡ bơi lượn xung quanh. Tôi nghĩ tôi đã lạc vào vườn thượng uyển của vua Thủy tề. Dưới chân bụi san hô tôi thấy con ngao biển khổng lồ với chiếc miệng xanh biếc tuyệt đẹp, giống như diềm váy của cô vũ nữ vậy.

Ngẩng đầu lên tôi suýt ngộp thở khi nhìn thấy một con cá đuối chấm xanh đang ung dung lượn trên đầu tôi. Mọi người xúm lại, bơi theo chiêm ngưỡng một sinh vật đẹp chưa từng thấy. Có lẽ cảm thấy không an toàn, chú cá đuối sà xuống đáy cát và thận trọng bơi đi.

Có rất nhiều cá bướm (butterflyfish) đủ loại và nhiều màu sắc bơi lượn, thỉnh thoảng có một chú cá Nemo đi lạc trông thật dễ thương như trong phim vậy. Rồi chúng tôi bơi qua một vách núi, bên dưới là vực mà nhìn xuống thấy tối hun hút. Tôi tự hỏi nếu người sợ độ cao thì khi đi lặn biển họ có sợ khi bơi qua cái vực sâu như thế này không? Vượt qua vách núi lại tới khu vườn tuyệt đẹp. Những cây san hô nở hoa khoe sắc mà khi chúng tôi tới gần mọi hoa lá đều rụt vào trong. Vài con sứa với chiếc váy trong suốt bơi lập lờ bên những cành hoa biển mảnh mai. Tới gần bụi san hô, HDV chỉ cho chúng tôi thấy con cá chình khổng lồ (giant moray) đang nằm trong hốc đá, chiếc đầu ngoi lên thở, thân nó to và dài nằm trong hốc còn cái đuôi thì thò ra ngoài. Có rất nhiều loài cá tôi không biết tên nhưng tôi cố nhớ những con cá ấn tượng để về tra từ điển. Có cá lao (cornetfish) mình rất mỏng và dài, có cá nhồng (barracuda) với những chiếc răng sắc nhọn.

Tôi vô cùng ngạc nhiên thích thú khi gặp đàn cá nhỏ xíu, mỗi con dài chừng 2cm nhưng đàn cá này rất có tổ chức, mỗi con cá thành viên đều nghiêm chỉnh nghe theo lệnh của “trưởng đoàn” – quay phải, quay trái, bơi lên, bơi xuống đều tắp lự, giống như quân đội diễu binh vậy. Thế giới sinh vật biển quả là kỳ diệu!

Đã đến lúc chúng tôi phải trở về tàu và tôi chắc ai cũng luyến tiếc khi phải chia tay với thế giới dưới nước – như phải tỉnh dậy giữa một giấc mơ đẹp.

Trời ngả về chiều, tàu chúng tôi hướng về đất liền. Một thủy thủ ngồi bên mạn tàu cất tiếng hát, một bài hát Ai cập. Chúng tôi cùng vỗ nhịp theo lời ca trong ánh hoàng hôn hồng đỏ. Mặt trời từ từ lặn vào lòng biển ... (hết)
Hình: cô gái xinh đẹp trong hình là tác giả bài viết.

Thứ Tư, 19 tháng 10, 2011

Làm việc theo nhóm, hay: khi bạn lặn không cùng cấp độ

(bài trên Scubadiving.com – trích).

Lisa mới có 20 cú lặn trong năm qua, còn Julie là một thợ lặn nhiều kinh nghiệm. Họ gặp nhau tại câu lạc bộ và muốn cùng đi lặn với nhau. Chuyến lặn chung đầu tiên của họ ở một rạn san hô có độ dốc thoai thoải từ 24 – 15 mét. Tàu lặn neo ở một đầu của rạn san hô, nơi có độ sâu 18 mét. Tầm nhìn dưới nước tốt.

Khi hai người lặn đến gần cuối rạn san hô, Lisa nhận ra cô đã gần hết khí thở . Các nỗ lực đã khiến cô thở nhiều hơn so với dự kiến. Nhưng Julie vẫn còn nửa chai khí và không muốn kết thúc chuyến lặn, vì vậy Julie ra hiệu cho Lisa “bạn hãy lên một mình nhé” .

Lisa sững lại, cô không tin điều Julie vừa nói. Đây là lần đầu tiên cô không đi cùng với Divemaster(*), và vì cô cứ đinh ninh rằng Julie sẽ đưa cô trở về tàu. Cô biết tàu lặn đang chờ nhưng cô không chắc chắn mình sẽ tìm thấy nó. Thế rồi Lisa nổi lên. Không ai biết chính xác những gì đã xảy ra với cô ấy.

Có lẽ Lisa đã lên tới mặt nước, nhưng quá xa tàu lặn và tàu đã không nhìn thấy cô. Tôi đoán rằng Lisa đã không biết làm cách nào để báo hiệu cho tàu và phải đấu tranh với nỗi khiếp sợ khi ở trên mặt biển một mình (lúc đó mặt biển có sóng cao 0,9 – 1,5 mét). Cô bị chìm trở lại lòng nước và chết đuối. Cứu hộ đã tìm thấy thi thể Lisa dưới độ sâu 17 mét, với BCD(*) xẹp. Tuy không biết những gì trực tiếp dẫn đến cái chết của Lisa, nhưng rõ ràng là cô ấy thiếu kinh nghiệm, và cùng với việc cho rằng bị bạn và tàu lặn bỏ rơi, đã hoảng loạn và dẫn tới bị chết đuối.

Thợ lặn nói:
-Không có gì sai khi thợ lặn ở cấp độ khác nhau cùng lặn với nhau. Đó là cách giúp thợ lặn mới có được kinh nghiệm từ bạn lặn. Tuy nhiên, khi làm kế hoạch lặn, bạn phải lập kế hoạch theo người có kinh nghiệm thấp nhất trong nhóm.
-Nhóm lặn cần trao đổi về sự khác nhau về tính năng của thiết bị của họ. Lisa không nhận ra Julie có chai khí (90 foot khối) với dung tích lớn hơn chai của cô (80 foot khối). Ngược lại, Julie không nhận ra rằng, khi ở dưới nước, Lisa không được thoải mái, và việc để Lisa trở về tàu một mình là sai lầm của Julie. Khi người có kinh nghiệm đi với kẻ ít kinh nghiệm, ví dụ huấn luyện viên dẫn học trò hoặc Divemaster dẫn du khách, thì trưởng nhóm cần nhớ rằng mình là kẻ có năng lực cao nhất trong nhóm. Trưởng nhóm cần theo dõi để giúp đỡ họ nếu họ gặp rắc rối.

Cơ quan chức năng nói:
-Khi muốn lặn với một bạn mới, bạn cần dành vài phút trình bày với bạn lặn về mức độ kinh nghiệm của mình và sự mong muốn của mình. Nếu kế hoạch lặn của bạn không tương thích với bạn lặn, thì bạn hãy tìm một bạn lặn khác.
-Khi bạn đã đồng ý lặn với một bạn lặn nào đó, thì bạn cần ở lại với bạn lặn từ đầu đến cuối chuyến lặn.
-Khi đã nổi lên mặt nước, thợ lặn đôi khi quên bơm khí vào BCD (một kỹ năng nhập môn). Họ cứ cố gắng vùng vẫy bơi trong khi trọng lượng của thiết bị kéo họ chìm xuống, họ càng hoảng hốt và càng cố gắng bơi, cuối cùng là chìm hẳn trong cơn hoảng loạn.
(*) xin xem trong "tự điển lanbien" ở bên phải màn hình.

Thứ Sáu, 14 tháng 10, 2011

Học chụp hình dưới nước. (tiếp theo)


Bài 3:Những nguyên lý căn bản của ánh sáng dưới nước.


Nhiếp ảnh dưới nước chịu thách thức đặc biệt do những đặc tính của môi trường nước và hiệu ứng của nó lên ánh sáng. Nước hấp thụ ánh sáng theo cách khác hẳn với không khí. Bởi vậy, ta cần hiểu rõ đặc thù kiểu phân nhánh này và cần phải làm gì để bù trừ và chộp được các tấm hình đẹp dưới nước.

 Khác với chụp trên cạn, ánh sáng tự nhiên (mặt trời) không thôi thì không cung cấp đủ sáng để tạo các bức ảnh nhiều màu sắc và dễ coi mà bạn từng hy vọng.
 Ánh sáng dưới nước bị ảnh hưởng bời:
 • Độ sâu
 • Khoảng cách tới đối tượng chụp
 • Điều kiện thời tiết
 • Điều kiện bề mặt nước.

 Sự suy hao ánh sáng 
Nước đậm đặc hơn không khí tới 800 lần, và sự đậm đặc này hấp thụ ánh sáng rất nhanh. Hậu quả là hình ảnh chụp được không những tối, đơn sắc mà cỏn bị suy giảm cả độ tương phản và độ nét Những người mới chụp dưới nước thường nản chí với màu sắc xanh/ xám của ảnh. Hậu quả trực tiếp đặc tính của nước và hiệu ứng hấp thụ ánh sáng.
 Trên thực tế, đây là vấn đề rất chung và có vài phương thức tiếp cận để khôi phụ màu sắc và độ trong của ảnh. Những dải tần nhất định của ánh sáng biên được hấp thụ khác nhau ở các độ sâu khác nhau trong nước, từ dải tần có bước sóng dài nhất tới ngắn nhất (màu của quang phồ: Đỏ, Cam, Vàng, Lục, Lam, Chàm, Tím) Màu đỏ hầu như biến mất ở độ sâu 5 mét, sau đó là màu cam ở 10 mét, vàng ở 20 mét, lục tại độ sâu 30 mét và thậm chí cả màu lam cũng sẽ biến maất ở độ sâu 60 mét.

 Do sự mất màu ở dưới nước, nhiếp ảnh dưới nước đòi hỏi phải làm cách nào đó để hồi phục lại màu sắc và độ tương phản bị mất do bị nước hấp thụ. Cách làm lý tưởng nhất để làm được điều này là sử dụng ánh sáng nhân tạo ( đèn chớp dưới nước), tuy nhiên nói như vậy không có nghĩa bạn không được chụp hình dưới nước khi không có đèn chớp, đó chỉ là vấn đề giải pháp tối ưu mà thôi

 Xem thêm tại Guide To Underwater Lighting.

 Phần tiếp sau: Chụp hình theo chế độ tự động.

Thứ Năm, 13 tháng 10, 2011

Thuyền câu, chàng trai và cú solo đầu tiên

(bài trên Scubadiving.com – trích).

Sean có nguyện vọng “Muốn làm được ngay bây giờ” hơn là chờ tới khi tích lũy đủ kinh nghiệm cần thiết. Sean muốn trở thành thợ lặn kỹ thuật, khám phá hang động và xác tàu đắm. Anh có đôi chút cứng đầu, còn bạn bè thì tin rằng, sự trẻ trung và nhiệt tình sẽ giúp anh mau chóng trở thành một thợ lặn hàng đầu. (Sean 24 tuổi và mới “lận lưng” có 20 chuyến lặn).

… Trước đó, Sean đã thực hiện ba cú lặn ban ngày tại điểm lặn này và anh cảm thấy thuộc nó như thuộc lòng bàn tay. Vì vậy, khi không rủ được ai cùng lặn đêm, anh quyết định lặn một mình. Anh nói sẽ chỉ lặn ở bãi biển gần khu cắm trại của mình. Anh đã từng lặn đêm, vả lại sẽ chỉ lặn nông thôi. Sean không muốn mất thời gian để suy nghĩ về những gì sẽ phải cần. Anh lấy một cây đèn nhỏ cùng với các trang thiết bị tối thiểu. Anh không quan tâm tới những thiết bị khác.

Sean lặn … Một chút cảm giác cô đơn trong nước, trong đêm tối. Sean thấy mình không nhận ra các chi tiết dưới đáy biển, kể cả những “cột mốc” anh đã ghi nhớ khi lặn ngày. Tình huống dưới biển đã vượt quá dự tính của anh. Do thiếu kinh nghiệm định hướng, anh đã không lặn song song với bờ mà đi ra xa dần … Sean kiểm tra lượng khí trong bình lặn: đã cạn! Kế hoạch là lặn vào bờ, nhưng anh buộc phải đi lên cấp tốc. Anh có chút lo lắng vì cú đi lên Disorienting. Rồi Sean nhận ra mình đã bị cách xa bờ (hơn 60 mét). Mặt trăng chiếu rọi và anh đã nhìn thấy ánh lửa trại của nhóm anh. Anh cất đèn pin vào túi và bơi vào bờ.

… Một nhóm du khách đi câu đêm đang chèo thuyền trở về khu cắm trại. Họ không biết có một ai đó đang trên mặt nước. Sean bị lẫn trong màn đêm. Các đám mây liên tục lấy đi cơ hội mặt trăng soi sáng cho Sean ... Sean không kịp né chiếc thuyền. Lực đẩy của thuyền đã dìm anh xuống dưới mặt nước. Anh bị sặc nước ngay lập tức. Người trên thuyền nghe một tiếng “thump”, họ dừng thuyền, nhìn xung quanh và rọi đèn để tìm xem đã đâm phải cái gì. Không thấy bất cứ cái gì. Họ tiếp tục chèo về khu cắm trại.

Hơn một giờ sau sự cố, bạn bè của Sean mới nhận ra rằng, anh đã không trở về khu cắm trại. Họ đổ xô đi kiếm và thấy anh lập lờ trên mặt nước. Anh bị chấn thương đầu từ vụ va chạm với thuyền, và đã chết.

Thợ lặn nói:
-Sean sai lầm và bị trả giá: Anh lặn một mình. Nhiều thợ lặn được đào tạo và có đủ thiết bị để lặn solo, nhưng Sean không có tên trong danh sách này.
-Sean đã vi phạm kế hoạch lặn (tuy quá sơ sài) của mình. Anh dự kiến lặn nông và gần bờ, nhưng do không kiểm soát được độ sâu, hướng đi, thời gian lặn và lượng khí tiêu thụ, nên anh phải nổi lên cấp tốc, thay vì một cú đi lên có dừng giải áp, và phải bơi từ xa vào bờ.
-Với cuộc “lặn đêm từ bờ”, bạn nên thả trên mặt nước một phao đèn. Bạn có thể thuê một người phục vụ của khu cắm trại chờ trên bãi biển, như một Beachmaster, để theo dõi bạn và báo hiệu cho tàu thuyền đi ngang qua điểm lặn. Sẽ lý tưởng nếu Beachmaster đặt đèn trên bãi biển để giúp bạn định hướng.

Cơ quan chức năng nói:
-Không lặn đêm một mình. Ngay cả khi mọi thứ hoàn hảo thì lặn với bạn lặn vẫn an toàn hơn.
-Phải tính toán đủ khí thở cho tới khi hoàn toàn nổi trên mặt nước.
-Phải nhận thức được sự di chuyển của tàu thuyền. Người lái thuyền thường không nhìn thấy thợ lặn ở dưới nước, chỉ bạn mới thấy được họ.
-Hãy lập kế hoạch lặn, bao gồm cả việc mang theo các thiết bị hỗ trợ lặn đêm.

Thứ Bảy, 8 tháng 10, 2011

Học chụp hình dưới nước. (tiếp theo)

Bài 2: 10 Nguyên tắc căn bản nhất của nhiếp ảnh dưới nước

Học các biệt ngữ kỹ thuật thật không dễ dàng. Thực tế thì bạn cũng chẳng cần lo ngại về chuyện này ngay lúc này. Tuy nhiên, chụp cuộc sống dưới nước không dễ dàng như chụp trên cạn ( trong không khí), ngay cả với máy PnS (ngắm và chộp) đơn giản thì khi chụp hình duới nước cũng đòi hỏi chút suy nghĩ.

Bước đầu tiên để hiểu bất cứ điều gì về nhiếp ảnh là sự hiểu biết về chiếc máy ảnh. Nếu bạn mới bắt đầu tiếp xúc nhiếp ảnh số, bạn nên dành thời gian để đọc kỹ tài liệu hướng dẫn sử dụng của máy.

Những nguyên tắc căn bản 

Bất kể bạn đang xài loại máy chụp hình nào, từ loại khởi điểm “point & shoot” đến loại dSLR đắt tiền nhất, thì luôn có 10 qui tắc vàng của nhiếp ảnh dưới nước mà bạn phải luôn nhớ. Rất nhiều trong số những qui tắc này liên quan việc chọn khung cảnh môi trường dưới nước.

1) Lại gần, và sau đó gần hơn nữa! 
 Câu thần chú tổng quát của nhiếp ảnh dưới nước là lại gần hơn đối tượng. Hoặc, cụm từ hay hơn là - “ Lại gần hơn tới mức mà bạn nghĩ cần phải thế, và sau đó tiến gần hơn nữa!”
 Nước hấp thu ánh sáng rất nhanh, rồi thì phần lớn các than phiền của những người chụp hình dưới nước là màu sắc xanh-xám xịt tối tăm của tấm hình. Loại bỏ lượng nước giữa máy ảnh và đối tượng chụp sẽ cho tấm hình rõ ràng, sắc nét và đầy màu sắc. Thêm nữa, trong nước luôn có các phần tử trôi dạt mà bạn có thể không để ý thấy cho tới khi xem hình chụp. Chúng ta gọi các phần tử này là các backscatter. Tối thiểu hóa lượng nước giữa máy chụp hình của bạn và đối tượng chụp cũng giảm thiểu backscatter trong hình của bạn.

2) Chụp 
Trong nhiếp ảnh dưới nước, hình ảnh luôn trở nên đẹp hơn khi được chụp hướng lên một góc nhỏ về phía đối tượng chụp. Chụp hướng xuống phía đối tượng thường dễ dàng hơn, do chúng thường ở phía dưới khi ta lặn, tuy nhiênhình ảnh thu được theo góc này là phía trên cá hay san hô thường không thú vị. Chụp hắt lên tạo được cái nhìn quyến rũ, lôi cuốn hơn của các đối tượng và đồng thời cũng sẽ tạo nhiều tương phản cần thiết hơn giữa tiền cảnh của đối tượng và hậu cảnh trong ảnh của bạn. Khi chụp hướng lên, bạn thường sẽ lấy được cả cảnh mặt nước mở ở trên, hình thành một hậu cảnh đẹp hơn so với cảnh lộn xộn của vỉa đá ngầm.
 Hình ảnh chụp từ phía trên xuống không tạo được hiệu ứng như mong đợi. 

 Hình ảnh này chụp ngang tầm mắt , coi thú vị hơn nhiều. 

3) Lấy nét tại đôi mắt 
Chụp một tấm hình nét là rất quan trọng để có một tấm hình thành công. Mọi thứ khác có thể rất hoàn hảo, tuy nhiên nếu đối tượng bị nhòe (không được lấy nét) thì bức ảnh này cũng chỉ là một tác phẩm lờ mờ khó hiểu.
Trong nhiếp ảnh cuộc sống hoang dã, một trong những qui tắc quan trọng nhất là giữ cho đôi mắt của đối tượng thật nét. Hãy đặt khung lấy nét của màn hình hay ống ngắm của máy vào ngay thẳng với mắt của đối tượng, nhấn nửa chừng nút chụp để lấy nét của con mắt rồi sau khi canh lại khuôn hình như ý thì nhấn nốt phần còn lại của nút chụp. Hoan hô – vậy là bạn đã ổn với việc lấy nét rồi!
 Hảy để ý phía hình ảnh chú cá ó được làm nét bên mắt trông ấn tượng hơn nhiều so với bên mắt nhìn chỗ khác là “lạc lõng” 

4) Giữ cho bản thân được lấy nét 
Lặn với máy chụp hình và lặn không mang theo máy hình là hai hoạt động khác hẳn nhau. Sau khi lặn với máy chụp hình, bạn có thể phát hiện ra rằng nơi mà bạn vừa mới lượn qua quang cảnh không còn thú vị theo quan sát thông thường. Việc xem xét kỹ môi trường cho những cơ hội chụp hình kế tiếp là rất quan trọng, hoặc sẽ chẳng có cách quay trở lại.
Sự kiên nhẫn là đức tính tối cao trong nhiêp ảnh dưới nước. Thường thì ta sẽ phải chờ đợi để đối tượng chụp đi vào vị trí hoàn hảo nhất hay để cho người lặn khác ra khỏi khuôn hình. Việc một nhiếp ảnh gia dưới nước giỏi phải bỏ ra nhiều lần lặn chỉ đề chụp một đối tượng cũng không phải là bất thường. Kết quả sẽ xứng đáng với công sức bỏ ra.
Tất nhiên, người chụp hình bình thường không nhất thiết phải làm vậy, tuy nhiên việc tập trung chú ý vào chi tiết sẽ giúp nhiếp ảnh của bạn tiến xa hơn!

5) Sử dụng đèn chớp (Strobe)
Vì nước hấp thụ ánh sáng và tiêu tán màu sắc của các tấm hình dưới nước, việc sử dụng đèn chớp dưới nước sẽ khôi phục màu, tạo tương phản và giữ cho hình rõ nét. Có lẽ đây chính là đầu tư duy nhất quan trọng hơn cả của bạn.
 Do cách thức tia sáng xuyên qua nước, nhiều hình ảnh thu được sẽ có màu xanh nếu không dùng đèn chớp. Thêm nữa, đèn chớp cũng giúp đóng băng các chuyển động, giúp hình không bị nhòe.

 Sử dụng đèn chớp tạo ra sự khác biệt. 

6) Chụp, Xem lại, Điều chỉnh, Sửa sang, Lặp lại
Đôi khi để giảm bớt sự hạn chế về kiến thức nhiếp ảnh, nhiếp ảnh số tạo cho ta khả năng xem lại ngay lập tức hình chụp được. Có thể thấy, màn hình LCD trên máy của bạn có thể là tính năng quan trọng nhất.Tận dụng ưu thế của tính năng này và dành thời gian xem lại ảnh khi chụp sẽ giúp bạn yên tâm là đối tượng đã được lấy sáng đúng, khuôn hình đẹp và bạn hài lòng với thành quả. Hãy xem lại từng hình ảnh nếu có thể. Nếu không thật sự thích cái mà bạn thấy. Điều chỉnh theo ý muốn và chụp lại lần nữa (điiều chỉnh ra sao? ta sẽ nói về vấn đề này sau). Những người mới chụp có thể thấy khó hiểu cách thức bất kỳ ai cũng có thể có được kết quả chụp hình dưới nước tốt do tận dụng ưu thế của LCD. Thực tế là bắt các khung hình hình dưới nước lên phim ngày nay khó khăn hơn nhiều.

7) Chế độ (thiết lập) tay (Manual)
Khởi đầu bằng chế độ tự động (Auto) chẳng có gì khó khăn cả. Tuy nhiên thiết lập auto cũng chỉ cho ta những kết quả khá khi chụp dưới nước.

Để thực sự kiểm soát độ phơi sáng (exposure), màu sắc (color) và độ nét (sharpness) cho các tấm hình của bạn và để sáng tạo bạn sẽ cần đạt được một trình độ kiểm soát bằng tay nhất định.
Đừng lo, nó cũng không khó lắm đâu.

8) Bảo trì thiết bị của bạn 
Nước và điện tử không hợp nhau lắm. Điều quan trọng là dành thời gian khi thiết lập cấu hình máy và vỏ hộp chống nước. Đảm bảo rằng các gioăng phải sạch sẽ và được bôi trơn, nhưng không quá nhiều. Chỉ một đoạn tóc hay bẩn cũng có thể làm cho dò rỉ nước vào máy. Khi bạn đang chụp trong nước mặn, cần rửa lại thiết bị bằng nước ngọt sau mỗi lần lặn. Không bao giờ được để nước mặn khô trên thiết bị của bạn.
 Bảo trì trang bị của bạn là một phần thành công của nhiếp ảnh dưới nước (Ảnh của Jeff Mullins) 

9) Tôn trọng môi trường 
Hãy nhớ, chúng ta là những vị khách đặc quyền trong thế giới dưới nước. Tôn trọng môi trường và các cư dân của nó là một trong những ưu tiên của bạn. Trước khi bạn bắt đầu mang máy chụp hình xuống dưới nước, điều quan trọng là bạn cần có kỹ năng cân bằng trung tính hoàn hảo, điều này giúp bạn bảo vệ cả bạn, cả môi trường xung quanh. Hãy giữ các trang thiết bị gọn gàng để tối thiểu khả năng đồng hổ độ sâu hay ống dẫn mắc vào hay làm hư môi trường. Không bao giờ làm hại hay đụng vào môi trường. Bạn không thể nhận biết hư hại bị gây ra bởi thậm chí va chạm nhẹ. Hãy kiên nhẫn và hãy để cho các tấm hình là phần thưởng cho sự tương tác của bạn.

10) Hãy vui vẻ 
Đừng quên là nhiếp ảnh dưới nước được coi là thú vị. Đừng để bị quá ảnh hưởng bởi khía cạnh kỹ thuật. Hãy bắt đầu với những điếu căn bản, hãy cảm nhận, và sau đó mới học phần kỹ thuật. Hãy nhúng mình xuống nước và tận hưởng!

Phần tiếp sau: Các nguyên lý ánh sáng căn bản dưới nước. 

Thứ Tư, 5 tháng 10, 2011

Quá lâu không lặn và sau cú khởi động lại: P2 - Refreshing course (bài học khởi động lại)

Bài của Phan Thanh Tâm với tựa đề Nhật kí Biển Đỏ (trích)

Ngày hôm sau tôi ra biển gặp Kristine, giáo viên hướng dẫn lặn cho buổi học refresh của tôi. Kristine là một cô gái trẻ người Nga dễ mến. Cô đưa cho tôi bài kiểm tra lý thuyết 3 trang giấy và nói là để xem tôi còn nhớ được bao nhiêu để cô bổ sung kiến thức cho tôi. Kết quả thật bất ngờ, tôi trả lời đúng 27/30 câu hỏi và cô nói tôi hầu như không quên những điều quan trọng. 3 câu hỏi kia thuộc về Log book (nhật ký lặn) và biểu đồ lặn – tôi đã không dùng kể từ năm 2002. Sau đó chúng tôi xuống nước để kiểm tra phần thực hành những thao tác khẩn cấp duới nước, như rửa kính lặn, tháo bỏ ống thở ... Tôi làm theo hướng dẫn và không một lần mắc lỗi. Kristine rất tự hào và tôi cũng rất vui. Nghỉ một chút rồi chúng tôi cùng nhau tiến ra biển. Kristine bỗng nhớ ra “tôi quên chưa hướng dẫn cách dùng ống thở dự bị của bạn lặn trong trường hợp hết ôxy, bây giờ chúng ta thực hành thao tác này rồi mới đi lặn nhé”. Tôi đồng ý và chúng tôi lặn xuống khu vực gần bờ để thực hành thao tác này.

Kristine làm mẫu trước, ra hiệu hết ôxy rồi với tay lấy ống thở dự bị của tôi. Sau khi trả lại về vị trí cô ra hiệu tới lượt tôi. Tôi cũng ra hiệu hết ôxy (đặt bàn tay cứa ngang cổ như cắt cổ ý) rồi với lấy ống thở dự bị của Kristine, thả ống thở của mình ra, ngậm ống thở dự bị vào, đẩy nước trong ống thở ra bằng cách thổi mạnh, rồi hít vào ... Ối mẹ ơi, sặc gần chết. Nhanh như cắt tôi với lấy ống thở của mình cho vào miệng để thở, nhưng vì không còn hơi nữa để rửa ống thở này (ống thở ngập nước) và tôi đành bơi lên mặt nước khẩn cấp. Cũng may là lúc ấy chúng tôi ở độ sâu 2 mét nên chỉ cần đẩy nhẹ người là thoát lên mặt nước rồi. Nếu không phải là 2 mét mà là 20 mét thì chắc tôi chết. Tôi ho sặc sụa bảo Kristine là ống thở dự bị của cô hỏng rồi. Vẻ ngạc nhiên, cô cúi mặt xuống nước để thử lại và ngẩng đầu lên nói “Ôi tôi xin lỗi, tôi đã kiểm tra ở trên bờ thấy OK mà, đáng lẽ tôi phải kiểm tra một lần nữa ở dưới nước”. Miẹ, chỉ một sai sót nhỏ thôi mà cô suýt giết chết tôi rồi đấy (tôi nghĩ thầm). Mặc dù vậy tôi vẫn tha thứ và hai đứa bắt đầu lặn ra xa.

Khu vực này không có nhiều san hô mà gần như “hoang mạc”, thỉnh thoảng có những thảm cỏ (sea grass) với loài cá ngũ sắc bơi lượn, có một xác xe tăng đã hoen gỉ với những con hào biển đóng két lại bên thành xe. Ra xa hơn nữa ở độ sâu chừng 15 mét chúng tôi gặp bụi san hô rất đẹp xòe ra như chiếc quạt giấy khổng lồ. Tiến lại gần hơn thì chúng tôi thấy nhiều cá sư tử (lionfish) với những chiếc vây trong suốt đẹp lộng lẫy. Kristine ra hiệu cho tôi không được chạm vào những con cá sư tử này vì vây của chúng tuy rất đẹp nhưng có nọc độc.

Trên đường về, Kristine chỉ cho tôi một con cá khổng lồ đang nằm cạnh mỏm đá, trông nó giống như cá sấu nhưng không sần sùi như cá sấu mà có nhiều vây. Khi về tôi tra “Từ điển đại dương” thì được biết đó là cá sấu đầu bẹt. Bãi biển chúng tôi vừa lặn chỉ là bãi tập thực hành nhưng tôi đã được nhìn thấy con cá sấu đầu bẹt hiếm thấy.
Kết thúc buổi refresh, Kristine rất hài lòng còn tôi thì vô cùng háo hức mong chờ lần lặn tới. Tôi rất muốn đi lặn ở Ras Mohammed, một nơi nổi tiếng là rừng san hô với nhiều sinh vật biển quí hiếm.
(P3 – Chuyến lặn tuyệt vời).

Thứ Bảy, 1 tháng 10, 2011

Áo phao chống bất tỉnh nước nông

New Technology To Save Lives Of Free Divers
Môn lặn tự do có nhiều thú vị nhưng bù lại là những mối nguy hiểm luôn rình rập. Trong đó nguy hiểm thường gặp nhất là triệu chứng bất tỉnh nước nông (shallow water blackout): Những vận động viên lặn tự do (free-diving) hoặc săn cá bằng súng phóng lao (sphear-fishing) thường luyện được cách nín thở lâu, và khi ở dưới đáy biển thì họ cảm thấy rất thoải mái. Ở dưới sâu, họ thường không gặp vấn đề về oxy vì áp suất cao ở đó giữ cho nồng độ oxy hoà tan trong máu vẫn đủ cao để cung cấp cho não bộ. Nhưng khi trồi lên mặt nước, nhất là ở 5 mét cuối cùng thì áp suất giảm đột ngột nên oxy trong máu bị "hút" ngược ra phổi làm lượng oxy trong máu giảm đột ngột và nếu không đủ để cung cấp cho não thì vận động viên sẽ bị bất tỉnh.

Nếu hiện tượng bất tỉnh xảy ra gần mặt nước (không sâu quá 2 mét) và người lặn không mang thêm vật nặng như đai chì, súng phóng lao, v.v. thì khí nở ra trong phổi đủ tạo lực đẩy (trọng lượng âm) đưa người bất tỉnh trồi lên mặt nước đợi người khác đến cứu. Nhưng ngược lại, nếu người đó bất tỉnh ở sâu hơn hoặc/và mang vật nặng thì sẽ bị trọng lượng dương của mình kéo ngược xuống đáy biển rất nguy hiểm. Nguy hiểm thứ nhất là do không trồi lên nên người trên mặt nước khó phát hiện ra người bị bất tỉnh. Và thứ hai là khi bị chìm xuống trong trạng thái bất tỉnh thì người lặn sẽ không thể tự cân bằng áp suất tai được nên tai giữa sẽ bị tổn thương nặng.

Để phòng tránh bất tỉnh nước nông và giảm nguy hiểm nếu chẳng may nó xảy ra, người ta đã chế ra bộ áo phao tự động phồng lên nếu người lặn vượt qua các giới hạn mà họ đã cài đặt cho nó. Nếu người mang áo lặn sâu quá, lâu quá, hoặc xuống nhanh quá, v.v., bình khí nén (nhỏ) trong bộ áo phao sẽ tự mở van thổi phồng áo phao kéo người lặn lên đặt nằm ngửa trên mặt nước. Nghe có vẻ hấp dẫn... chỉ có điều là giá cả còn đắt quá... tới tận 2000 đô-la một bộ! :(

Freedivers recovery vest - FRV