Danh sách các tab/trang

Thứ Năm, 22 tháng 9, 2016

Cách tốt nhất để tạo ra một vụ tai nạn lặn

(Bài trên scubadiving.com, trích dịch)

Vào kì nghỉ hè, Gustavo cùng nhóm bạn rủ nhau đi lặn ở Nam Florida. Chuyến đi của họ nhằm ôn lại các kĩ năng nhập môn (OWD) và tập thêm kĩ năng lặn sâu 30 mét.

Sáng hôm đó mặt biển phẳng lặng, mặt trời rực rỡ, dòng chảy rất nhẹ, tầm nhìn rất tốt. Hình dáng xác tàu đắm có thể nhìn thấy từ trên mặt nước. Đó là một ngày hoàn hảo để lặn.

Phổ biến kế hoạch, huấn luyện viên (HLV) nói: … Khi ở độ sâu 30 mét, các bạn cần thường xuyên theo dõi nguồn khí thở của mình và của bạn lặn; các bạn sẽ kết thúc tham quan khi chai khí còn 100 bar, bởi vì tôi muốn các bạn còn 70 bar khi dừng giải áp(*).

Cả nhóm đi xuống 30 mét. HLV cho dừng lại ở độ sâu này. Mặt boong xác tàu ở độ sâu 30 mét và độ sâu đáy cát là 38 mét. Họ thong thả lướt trên mặt bong tàu đắm. Chuyến lặn thật tuyệt vời. Sau đó cả nhóm nổi lên.

Trong lúc dừng giải áp ở độ sâu 5 mét, chờ cho sự chú ý của HLV hướng sang kẻ khác, Gustavo nhanh chóng lặn trở xuống xác tàu. Ý định của Gustavo là xuống 38 mét để đánh bại kỉ lục của một người bạn (trong chuyến đi, Gustavo đã bày tỏ ý định này với bạn bè). Một thoáng sau, HLV nhận ra bị mất một người. Anh cho chấm dứt giải áp và “lùa” tất cả lên mặt nước. Anh thảo luận với thuyền trưởng, lấy thêm một chai “mõm ngựa” (chai khí dự phòng độc lập), rồi lặn trở xuống.

HLV nhanh chóng tìm thấy Gustavo nằm úp mặt xuống đáy cát, cạnh xác tàu đắm. Mồm thở(*) đã rời khỏi miệng cậu, kính lặn đầy nước, chai khí hoàn toàn trống rỗng. HLV ấn mồm thở của chai “mõm ngựa” vào miệng Gustavo và đưa cậu lên. Tàu lặn làm sơ cấp cứu, nhưng không thành công.

Vị trí, dấu vết tai nạn cho thấy không hề có biểu hiện là nạn nhân sau khi chạm đáy đã cố gắng thực hiện một cú đi lên. Có thể lúc vừa tới đáy thì Gustavo đã bị hết khí thở và cậu không thể kiểm soát được độ nổi trung tính của mình(*). Ở độ sâu này mà không có nổi trung tính sẽ rất khó khăn khi làm một cú đi lên khẩn cấp. Cậu cũng không tháo bỏ đai chì(*).

Nỗ lực của gia đình Gustavo kiện người HLV đã không thành công. Các bạn lặn của Gustavo khai trước Tòa rằng, HLV đã thông báo và đã chỉ huy cuộc lặn đúng cách, nhưng Gustavo đã cố ý làm sai kế hoạch. Đồng thời, thực tế ghi nhận rằng, người HLV đã trở xuống với chai “mõm ngựa” và đã cố gắng giải cứu. Người HLV khai trước Tòa rằng, lúc dừng giải áp ở độ sâu 5 mét, anh có kiểm tra chai khí của Gustavo và thấy còn 70 bar khí.

Thợ lặn nói:

- Lặn không phải là môn thể thao cạnh tranh.

- Cách tốt nhất để tạo ra một vụ tai nạn lặn là bỏ qua nội dung đã được huấn luyện và lời khuyên của hướng dẫn viên lặn.  

- Với độ sâu từ 24 mét, bạn không bao giờ bắt đầu Descents mà không có một chai đầy khí.

- Cần lặn theo đúng kế hoạch lặn của bạn.

- Trừ khi có kinh nghiệm và được đào tạo lặn solo, bạn không bao giờ lặn một mình.

- Trường hợp bạn đã làm theo tất cả các quy tắc nhưng vẫn không thể tránh khỏi tai họa, thì bạn tháo bỏ chì để đi lên cấp tốc. Runaway ascents rất nguy hiểm và nên tránh, nhưng vẫn hơn là bị chết đuối.


(*) Xin xem trong “Tự điển Lanbien” ở trên cùng bên phải trang tin.

Thứ Sáu, 16 tháng 9, 2016

Cá bơi như thế nào

(Sưu tầm, trích đăng)

Tỷ trọng (density) hay tính chất của nước nói chung làm cho việc di chuyển trong nước tương đối khó khăn, nhưng cá đã di chuyển trong nước rất nhanh và dễ dàng.

Cá bơi dựa trên việc lấy bộ xương làm khung, cơ làm bộ phận tạo lực (power), và các vây để đẩy (for thrust) và định hướng bơi. Tác dụng bộ xương của cá phức tạp nhất trong số các động vật có xương. Sọ (skull) hoạt động như đòn bẩy (fulcrum), là phần tương đối vững chắc (stable) của cá. Cột sống như cái đòn bẩy (lever), tham gia vào tất cả sự chuyển của cá.

Góp phần vào quá trình bơi của cá, thì thân là đáng kể nhất. Các cơ cung cấp công (power) tới 80 % cho hoạt động bơi. Các cơ được sắp xếp theo nhiều hướng (multiple directions) (myomeres), cho phép cá di chuyển bất cứ hướng nào. Một sóng hình sin (sinusoidal) chạy dọc đầu tới thân và các vây cung cấp “nền, đòn” để đưa (exert) lực đẩy từ các cơ của cá vào trong nước.

Khi cá bơi, có các lực sau diễn ra:
- Cùng chiều với hướng vận động của cá: lực đẩy (thrust)
-Ngược với chiều của lực đẩy, nằm ở góc bên phải: lực nâng (lift)
-Ngược chiều với chiều chuyển động của cá: Lực kéo (drag). Lực kéo gồm có lực ma sát của nước lên thân cá, áp lực của nước tác động lên phần đầu cá, và lực quay (vortex) ở phần đuôi. Cá hạn chế các lực kéo này hình dạng cơ thể (hình thoi) và tiết nhớt (slime)trên da.
Khi lực đẩy lớn hơn lực kéo, cá bơi về trước.


Các kiểu bơi của cá:

Dựa vào lối sống và đặc điểm sinh lý của cá, người ta chia hình thức bơi của cá làm 2 dạng:
- Bơi liên tục (Cruising): Cá thuộc nhóm này bơi hầu như liên tục, không nghỉ. Ví dụ như cá ngừ, trong cơ của cá này, thành phần cơ đỏ với nhiều mạch máu, các tế bào giàu ty thể và myoglobin, cung cấp nhiều năng lượng qua quá trình phân giải hiếu khí.
- Bơi gián đoạn (brusting): Nhóm cá này không bơi liên tục, mà thường hay đứng trong nước. Hầu hết cá sống trong rạn san hô thuộc về nhóm này.

Các yếu tố tham gia vận động và vai trò của chúng:

Tham gia tích cực vào hoạt động bơi của cá gồm có thân và các vây. Thân được cấu tạo bởi cơ vân, còn đơn vị cấu tạo của các vây là các tia vây.
Các vây đóng vai trò quan trọng trong việc điều khiển chuyển động của cá, vừa cung cấp lực nâng, lực đẩy, đồng thời đóng vài trò như cái phanh. Cá phải biết điểu khiển chuyển động lên xuống, phải trái và chuyển động quay của nó.
- Vây đuôi cung cấp lực đẩy và điều khiển hướng của cá.
- Vây ngực hầu như đóng vai trò như các rudders (bánh lái) và hydroplane để điểu khiển chuyển động lên xuống (pitch), sang phải sang trái (yaw), và phanh.
- Vây bụng hầu như để điều khiển vận động pitch (lên xuống), và:
- Vây hậu môn điều khiển vận động tròn (roll).

Ngoài ra, hình dạng cơ thể cũng góp phần rất lớn vào việc bơi lội của cá. Liên quan đến đặc điểm bơi, người ta chia cá làm 4 nhóm:

- Nhóm cá có cơ thể hình thoi (fusiform): Đại diện là cá ngừ, hình dạng cơ thể tương tự như hình dạng quả ngư lôi (torpedo), giúp cá bơi với tốc độ cao.

- Nhóm cá có cơ thể mảnh, dài (attenuated shape)như cá chình (eel). Hình dạng này có thể giúp cá trườn, lắc cơ thể, lách vào tận các kẽ nứt để săn mồi.

- Nhóm cá có cơ thể dạng nén do chịu áp lực cao (depressed shape)như cá đi câu (angler fish): hình dạng này thuận lợi cho việc "ngồi và đợi" (sit and wait) mồi.

- Nhóm cá dẹt (compressed shape): tìm thấy ở cá rặng san hô như cá butterfish, hình dạng này giúp cá cực kỳ nhanh nhẹn trong việc chuyển động xung quanh rạn san hô và tăng tốc bất
ngờ.

Thứ Tư, 7 tháng 9, 2016

Một số loại "biển đặc biệt"

1. Biển giữa lục địa.

Biển giữa lục địa thường ăn sâu vào đất liền, thông với đại dương bằng các eo biển hẹp, không để cho sự trao đổi nước với đại dương thật dễ dàng.
Những biển này có chế độ thủy văn nổi bật như: thủy triều không lớn, nhiệt độ nước từ độ sâu nào đó tới đáy biển có tính chất đồng kiểu. Độ sâu đó thường là nơi có các sống ngầm (đỉnh các dãy đồi, núi ngầm), phân cách những độ sâu lớn của đại dương.
Các loại biển giữa lục địa được hiểu bao gồm biển giữa các lục địa (giữa 2 hay 3 lục địa) như Địa Trung Hải, hay biển nằm trong một lục địa như biển Catxpien, biển Aral, biển Baltic.

2. Biển ven lục địa.

Biển ven lục địa tách với đại dương bằng chuỗi các đảo, đôi khi bằng các bán đảo. Quan hệ của những biển này với đại dương chặt chẽ hơn so với Biển giữa lục địa.
Tại các biển này, thủy triều từ đại dương vào thật dễ dàng, các khối nước biển có tính chất phù hợp nhiều với khối nước của đại dương tiếp cận, các hải lưu phụ thuộc nhiều vào hải lưu của đại dương.
Một số biển ven lục địa: biển Nhật Bản, biển Bering, biển Đông của Việt Nam.

3. Vịnh.

Theo Từ điển Dầu khí do Tổng Hội Địa chất Việt Nam xuất bản năm 2004 thì "Vịnh là vùng nước rộng ăn sâu vào đất liền, nơi đường bờ biển có dạng đường cong lớn. Vũng là vùng nước có những đặc điểm tương tự nhưng nhỏ hơn vịnh".
Theo “Từ điển Địa chất giải thích” (Nguyễn Văn Chiển và NNK, 1979) thì "Vịnh là phần biển ăn sâu vào lục địa, có cửa mở rộng ra phía khơi với chiều rộng đáng kể. Vũng biển là phần biển ăn sâu vào lục địa, nối với ngoài khơi thường chỉ bằng các khe, lạch không lớn... Vũng biển còn được gọi là vịnh nhỏ".

Tuy nhiên chúng ta thường hay nhầm lẫn giữa "vịnh lớn" (Gulf), "vịnh" (Bay) và "vũng" (small bay) nên thường hay nói "Vịnh Bắc Bộ" (Gulf of Tonkin), "Vịnh Hạ Long" (Ha Long Bay), "Vịnh Bái Tử Long" (Bai Tu Long Bay) hoặc "Vịnh Cam Ranh" (Cam Ranh Bay).

Để phân biệt rõ hơn các khái niệm "vịnh lớn", "vịnh" và "vũng" và vũng, có thể tham khảo Từ điển Địa chất Mỹ xuất bản năm 1987, tái bản năm 2001. Theo đó thì "Vịnh (bay) là một vùng nước biển hay hồ rộng lớn, mở hoặc nằm giữa hai mũi nhô ven bờ hoặc các hòn, các đảo nhỏ ven bờ. Vịnh lớn hơn vũng (cove, small bay) nhưng nhỏ hơn, nông hơn những vùng nước biển và đại dương lớn được ôm bởi những vòng cung bờ biển dài thông với đại dương được gọi là vịnh lớn (gulf)".

Theo định nghĩa trên thì Vịnh Bắc Bộ là một vịnh lớn và bao gồm cả Vịnh Hạ Long và Vịnh Bái Tử Long (là hai vịnh nhỏ), còn vịnh Cam Ranh nên gọi là Vũng Cam Ranh.

4. Vụng. 

Vụng là những vịnh có kích thước không lớn, được bảo vệ chống sóng gió bởi các mõm nhô ra biển. Một số vụng ở Việt Nam: vụng Đà Nẵng, vụng Dung Quất, vụng Qui Nhơn, vụng Văn Phong...

5. Vũng cạn.

Vũng cạn là loại vịnh cạn ăn lõm sâu vào đất liền, có các doi đất hoặc các cồn đất ngăn ở cửa vụng. Vũng cạn chính là thung lũng đoạn cửa sông hay vùng hạ du bị ngập đầy nước biển. Một số vũng cạn ở Việt Nam: vũng Nước Ngọt ở Bình Định, cửa Tráp ở Nghệ An...

6. Phá.

Phá kéo dài dọc theo bờ biển, là một "vịnh" cạn chứa nước mặn hay nước lợ, được nối với biển bằng những eo không lớn hoặc hoàn toàn tách biệt với biển bằng các doi đất.
Phá còn có thể là các kho nước biển nằm trong lòng các vành đảo san hô (atoll).
Có những phá mà bờ của nó kéo dài hàng nghìn km (vịnh Mexico bãi cạn ngăn cách phá với biển dài 1800 km). Ven bờ biển Việt Nam có phá Tam Giang.

7. Khe fio.

Khe fio là những vụng hẹp, nước sâu, ăn rất sâu vào đất liền, có bờ đá cao và rất dốc. Nguồn gốc các khe fio có quan hệ tới các sông băng kỷ băng hà. Khe fio điển hình là Conxky ở biển Bắc Âu.