Danh sách các tab/trang

Chủ Nhật, 30 tháng 8, 2015

Cô gái thích bơi cùng cá mập

(Theo Dân trí, trích đăng) 

Cá mập luôn được xem là “sát thủ đại dương” nhưng với Andersen thì cá mập lại là tình yêu và niềm đam mê.

Julie Andersen, người Mỹ, hy vọng rằng niềm đam mê và tình yêu của mình với loài cá đáng sợ này sẽ truyền cảm hứng cho toàn thể thế giới để có thể chung tay bảo vệ loài cá mập, vốn bị đánh bắt nhiều trong thời gian qua và dẫn đến nguy cơ bị tuyệt chủng. Không chỉ đam mê, Andersen còn thể hiện tình yêu của mình bằng cách xuống nước để bơi lặn cùng những chú cá mập hoang dã chưa hề tiếp xúc với con người.

Cô nói, “Lần đầu tiên tôi bơi cùng một con cá mập là một khoảng khắc kỳ diệu mà tôi nhớ mãi”. “Những gì tôi cần làm là khiêu vũ cùng chú cá mập, một hành động được diễn ra một cách tự nhiên”. “Đây là một trong những trải nghiệm kỳ diệu và đáng kinh ngạc nhất. Do vậy tôi khuyến khích mọi người cùng làm như tôi”. “Hãy xuống nước, gặp gỡ một con cá mập. Bởi lẽ khi gặp gỡ và bơi lội cùng chúng, bạn sẽ không còn ý định muốn giết chúng nữa và bạn sẽ quan tâm đến chúng hơn”.

Andersen là sáng lập viên của tổ chức Shart Angels (Những thiên thần cá mập), một tổ chức nhằm nâng cao ý thức bảo vệ cá mập trên thế giới. Andersen đã bơi cùng nhiều loài cá mập có tiếng là dữ, gồm cá mập đầu búa, cá mập hổ, và cả cá mập trắng, loài cá mập nguy hiểm nhất thế giới.

“Nhiều người đã ngạc nhiên khi gặp tôi, bởi lẽ tôi chỉ là một cô gái tóc vàng, nhỏ nhắn, mà vẫn có thể thường xuyên tiếp xúc với cá mập” – Andersen nói – “Nhiều người còn ngạc nhiên hơn khi họ phát hiện ra ra rằng tôi vẫn còn đủ ngón tay, ngón chân và không mất đi bộ phận nào trên cơ thể”.

Andersen cho biết hành động của mình không chỉ nhằm nâng cao ý thức hơn nữa trong việc bảo vệ loài cá mập, mà còn nhằm giúp mọi người hiểu rõ rằng cá mập không phải là một “sát thủ máu lạnh” như nhiều người vẫn nghĩ. “Cho dù yêu chúng hay ghét chúng, chúng ta vẫn cần có cá mập trên hành tinh này, bởi vì chúng giữ cho đại dương trong sạch và lành mạnh. Thức ăn của chúng ta, thời tiết của chúng ta và ngay cả việc loại bỏ chất độc Carbon dioxide đều có vai trò không nhỏ của đại dương” – Andersen nói –  “Nếu không còn cá mập, đại dương sẽ trở nên ốm yếu, nghĩa là chúng ta sẽ trở nên ốm yếu”.

Chủ Nhật, 23 tháng 8, 2015

Một tai nạn lặn lẽ ra không bao giờ xảy ra

(Bài trên scubadiving.com, trích dịch)

Ray là một thợ lặn có kinh nghiệm. Một trong các thú vui của anhsắm thiết bị lặn. Anh thích các thiết bị tốt nhất. Ray vừa sắm một chai “mõm ngựa”(*) loại nhỏ.

Đó là một ngày hoàn hảo
, nắng đẹp, ấm, tầm nhìn tốt. Các thợ lặn giải trí sẽ làm hai cú lặn tại một rạn san hô. Cú đầu tiên độ sâu chừng 50 feet. Ray biết hầu hết các thợ lặn có mặt trên tàu, nhưng anh không chơi với ai. Anh không có bạn lặn trong chuyến đi (cuộc lặn không có Divemaster(**), nhưng họ sẽ cùng lặn xuống rạn san hô như một nhóm.

Đeo các thiết bị lên người, Ray cảm thấy nặng vì có thêm chai “mõm ngựa”, rồi đi ra mép tàu, không kịp kiểm tra thiết bị, kể cả thử mồm thở. Nhân viên giám sát lặn – một Divemaster ngăn Ray lại, nhưng anh đã nhảy xuống nước. Sau khi Ray đã ở trên mặt nước, Divemaster này đề nghị Ray kiểm tra lại mồm thở và Ray đã ra tín hiệu OK!” (“tôi biết mà”).

Ray
chìm xuống 50 feet, rạn san hô đã ở dưới chân. Một thợ lặn bơi đến chỉ vào mồm thở chính, và chỉ vào mồm thở dự bị, và chỉ vào Ray, rồi đi thẳng. Ray ra kí hiệu “OK!” (“tôi biết mà”) nhưng không hề quan tâm là người đó đã nói gì với mình. Anh lặn tiếp. Mười phút sau, Ray hít vào cảm thấy đã hết nhẵn khí thở. Anh nhìn quanhkhông có thợ lặn nào ở gần. Anh hoảng sợ, anh vội vã nổi lên bề mặt, quên bẵng nguyên tắc phải đi lên chậm rãi cho dù chỉ còn không khí trong phổi. Anh nổi lên cách tàu khoảng 50 mét. Anh ra hiệu cần sự giúp đỡ rồi bất tỉnh ...
Té ra trước lúc nhảy xuống nước, trong sự hấp tấp của mình, Ray đã quơ đại một trong 3 mồm thở, không dè đó lại là mồm thở của chai “mõm ngựa chứ không phải là mồm thở chính của chai khí chính.

Thợ lặn nói:

Nếu Ray
đi xuống bằng mồm thở chính thì tuyệt vời rồi, tất nhiên. Và khi anh nhận ra rằng anh không còn khí thở, thì nếu anh chuyển sang mồm thở khác thì vẫn tốt, bởi chai khí chính của Ray vẫn còn nguyên. Nhưng lúc đó anh đã hoảng sợ, có thể vì anh từng lặn rất nhiều lần với tất cả các cú lặn đều hoàn hảo, nên anh đã quên đi phản xạ về kỹ năng an toàn. Lúc đó tất cả các suy nghĩ có ý thức đã rời khỏi tâm trí của Ray, anh chỉ còn biết chạy trốn lên bề mặt.
Tai nạn này không phải là lỗi của thiết bị, mà do người sử dụng nó. Ray chưa từng xài chai “mõm ngựa. Ray cần tập sử dụng chai này một lần nữa, một lần nữa, cho đến khi nó trở thành bản năng thứ hai.

Tai nạn này
sẽ được ngăn chặn nếu Ray lặn theo nhóm. Khi ở trên tàu, bạn lặn sẽ giúp nhau kiểm tra để đảm bảo rằng tất cả mọi thứ đã được bảo vệ đúng cách. Và khi ở dưới đáy, thợ lặn trong nhóm sẽ nhìn thấy lỗi của Ray và đề nghị anh ta chuyển đổi mồm thở.

Có thể nói rằng, không ai khác ngoài Ray phải chịu trách nhiệm cho anh ta. Tuy nhiên, các thợ lặn trên tàu, đặc biệt là hai người đã cố gắng đề nghị Ray chuyển đổi mồm thở, giờ đây sẽ phải ám ảnh với cảm giác tội lỗi khi một đồng đội chết, trong khi lẽ ra có thể cứu được anh ấy. Lên tàu trở về đất liền trong tình trạng bị mất một bạn lặn là một kinh nghiệm lặn khủng khiếp.

Bài học kinh nghiệm:

1
. Bạn cần dành thời gian để thích nghi với thiết bị mới của bạn.

2
. Sự đào tạo gián tiếp: Lặn dưới sự chăm sóc của một Divemaster là một cách tốt để tìm hiểu về một kỹ năng mới và bạn sẽ đạt được sự tự tin. Bạn đừng ngại khi yêu cầu sự giúp đỡ của Divemaster.

3
. Nên lặn gần bạn lặn. Thợ lặn gần nhau có thể giúp đỡ lẫn nhau và cùng nhau thưởng thức cuộc lặn.

4
. Cần thực hành để nhớ kỹ năng tình trạng khẩn cấp (như ascents khẩn cấp).

5
. Thường xuyên giao tiếp dưới đáy biển là một cách tuyệt vời để học với bạn lặn. Bạn nên học thêm ngôn ngữ ký hiệu để bạn có thể giao tiếp được nhiều hơn, thay vì chỉ gồm các tín hiệu cơ bản.
(*) Chai khí dự phòng độc lập, bao gồm chai, mồm thở, và bộ đai treo gá chai (bộ “rọ mõm ngựa”).
(**) Xin xem trong Tự điển Lanbien ở trên cùng bên phải trang tin này.
H: Một chai mõm ngựa loại lớn.

Chủ Nhật, 16 tháng 8, 2015

Thợ lặn huấn luyện phi công vũ trụ

Neutral Buoyancy Lab của NASA là một cơ sở luyện tập dưới nước để chuẩn bị cho các pilot vũ trụ trong điều kiện không trọng lượng mà họ sẽ trải nghiệm trong không gian. Hồ bơi này dài 61,6 mét, rộng 31 mét, sâu 12 mét, dưới đó “dìm” một bản sao chính xác của Trạm vũ trụ quốc tế.

Trong buổi tập, mỗi pilot được giao cho một nhóm bốn thợ lặn: một thợ lặn kiểm soát an toàn, một thợ lặn hỗ trợ kiểm soát, một huấn luyện viên lặn và một người quay phim. Mang một khối trang, thiết bị nặng 136 kg, pilot được các thợ lặn giúp họ thực tập những công việc mà họ sẽ phải hoàn thành trong không gian. Họ thực hành trong trạng thái nổi trung lập (*) giữa lực nổi của nước với chì đối trọng (*), dưới sự theo dõi chặt chẽ của các thợ lặn.

Hai thợ lặn kiểm soát sẽ giám sát pilot khi anh ta chuyển từ công việc này sang công việc khác, và lượng khí thở cho anh ta trong 2 chai khí – để anh ta có thể duy trì dưới mặt nước trong suốt thời gian của bài huấn luyện.

Để pilot “đỡ rối” về độ nổi “phát sinh” khi cầm giữ và không cầm giữ dụng cụ thi công, pilot đeo trên đai lưng các dụng cụ bằng nhựa có độ nổi bằng không. Dụng cụ kim loại (dụng cụ thi công thiệt) sẽ do thợ lặn hỗ trợ kiểm soát trao tận tay họ và lấy đi khi họ xong việc đó.

Thợ lặn kiểm soát an toàn sẽ giúp pilot lên mặt nước trong trường hợp có sự cố thiết bị lặn, hoặc bị hoảng loạn dưới nước, hoặc những tình huống khác của lặn. Thợ lặn được trang bị camera có cáp đưa lên màn hình trên bờ, nơi có một nhóm chỉ huy huấn luyện. 

(*) Xin xem tại “Tự điển Lanbien” ở trên cùng bên phải trang tin này.

Thứ Hai, 10 tháng 8, 2015

Đau tai do lặn sâu (P2)



Barotrauma tai trong: 

Tai trong có nhiệm vụ cho cả hai việc điều tiết và cân bằng. Giữa tai trong và tai giữa là “lỗ bầu dục”. Lỗ này bao phủ bởi các mô mỏng nhất, tinh tế nhất trong cơ thể người. 

“Lỗ bầu dục” được kết nối trực tiếp vào màng nhĩ bởi một chuỗi 3 xương nhỏ. Khi màng nhĩ dao động, các xương nhỏ chuyển động để mô lỗ bầu dục được kéo ra ngoài và vào bên trong. 

“Lỗ tròn” flexes tai trong phản ứng với sự chuyển động của lỗ bầu dục. Nếu lỗ bầu dục bị kéo vào tai trong, lỗ tròn sẽ phình ra để bù đắp. Lỗ tròn cũng được thực hiện bởi những thay đổi trong endolymph (tai trong) bởi áp lực nước. 

Nguyên nhân của Barotrauma tai trong: Kỹ thuật cân bằng tai không đúng là nguyên nhân phổ biến nhất của barotrauma tai trong. Động tác cân bằng Valsalva quá mạnh có thể gây tổn thương “lỗ bầu dục” – nếu lúc đó ống eustachian đang bị nghẽn. Khi đó, bên trong màng nhĩ, áp lực sẽ nén trực tiếp vào “lỗ bầu dục” thông qua chuỗi xương nhỏ, làm “lỗ bầu dục” cũng bị uốn cong vào theo màng nhĩ. 

Các dấu hiệu của barotrauma tai trong: Hầu hết thợ lặn bị cảm giác chóng mặt ngay lập tức, có thể kèm theo buồn nôn hoặc nôn mửa. Nghe kém và ù tai cũng là dấu hiệu phổ biến của barotrauma tai trong. 


Điều trị: Barotraumas tai trong là một trong những tai nạn nghiêm trọng nhất của thợ lặn. Nó cần chăm sóc y tế ngay lập tức để chẩn đoán, điều trị. Nó dễ bị nhầm lẫn với bị bệnh giải nén. Và có thể bị chống chỉ định cho việc lặn trong tương lai.

Để tránh Barotrauma:


-Không lặn khi đang bị bệnh hoặc tai đang bị nghẽn. Ống eustachian tắc nghẽn hoặc sưng sẽ không cho phép cân bằng tai được hiệu quả.

-Cần học cách cân bằng tai đúng. Không cân bằng tai một cách mạnh mẽ.
-Nên cân bằng tai một lần trên mặt nước (ngay trước khi đi xuống), sẽ cung cấp một đệm không khí trong tai giữa, và để “khởi động” ống eustachian.
-Nên đi lên/xuống thẳng đứng.

-Nếu bạn có vấn đề về cân bằng tai, bạn nên tập cân bằng tai ở trên cạn.

-Nếu bạn dễ bị các vấn đề về cân bằng tai, bạn hãy cân bằng tai vào trước chuyến lặn. Nếu bạn không thể cân bằng tai ở trên bờ thì bạn sẽ không thể cân bằng tai khi ở dưới nước.

-Không sử dụng nút tai, không nên dùng mũ trùm quá chặt, hoặc bất cứ điều gì khác có thể sinh ra bẫy không khí ở tai ngoài.

-Đừng tiếp tục lặn ngay cả với một barotrauma nhẹ - sẽ chỉ làm trầm trọng thêm chấn thương.

Thứ Ba, 4 tháng 8, 2015

Đau tai do lặn sâu (P1)

(Bài của một huấn luyện viên, trích dịch)

Nếu chênh lệch áp suất giữa tai giữa và bên ngoài là 2,9 psi (có tài liệu nói là 2 psi), màng nhĩ sẽ bị bóp và thợ lặn cảm thấy đau, khó chịu. Thỉnh thoảng nó có thể xảy ra khi bạn mới chỉ xuống có 1,5 mét mà chưa cân bằng tai. Nếu chênh lệch là 5 psi có thể lủng màng nhĩ. Thỉnh thoảng nó có thể xảy ra khi bạn mới chỉ xuống có 3,35 mét mà chưa cân bằng tai.

Barotrauma tai ngoài.

Nguyên nhân: khi không khí ở tai ngoài bị bẫy sẽ hình thành một vùng hạ áp (áp suất tương đối) trong không gian này. Cái nút tai, có nhiều rái tai, mũ trùm tai quá chặt và exostoses, có thể tạo thành bẫy hạ áp ở tai ngoài.  

Các dấu hiệu: vùng hạ áp nói trên sẽ hút màng nhĩ lồi ra phía ngoài và mạch máu của tai ngoài bị vỡ (distends). Các thợ lặn gặp tình huống barotrauma tai ngoài sẽ bị đau và gặp khó khăn trong việc giữ cân bằng trung tính. Trường hợp nặng, sự biến dạng của màng nhĩ có thể gây ra barotrauma tai giữa. Dấu hiệu của barotrauma tai ngoài có thể là máu nhỏ giọt từ tai sau khi lặn (do các mạch máu ở tai ngoài bị vỡ).

Phòng ngừa: không sử dụng nút tai, không dùng mũ trùm tai quá chặt, và đảm bảo tai ngoài luôn thông suốt.

Barotrauma tai giữa (bệnh phổ biến nhất)

Tai giữa là một khoang chứa đầy không khí nằm giữa tai ngoài (có màng nhĩ) và tai trong. Ống eustachian kết nối tai trong với cổ họng, cho phép thợ lặn cân bằng áp suất trong tai giữa với áp lực nước, bằng cách thêm bớt không khí qua ống này. Một loạt 3 xương nhỏ kết nối với màng nhĩ và “lỗ bầu dục” có nhiệm vụ chuyển âm thanh vào tai trong.

Barotrauma tai giữa xảy ra khi thợ lặn không thể cân bằng áp suất không khí trong tai giữa với áp lực nước. Khi thợ lặn không có khả năng cân bằng, sẽ tạo ra một vùng chênh lệch áp suất trong tai giữa, hút màng nhĩ và các mô trong tai giữa, bởi sự gia tăng áp lực quá mức.

Barotraumas tai giữa có thể gây ra bởi lí do ống eustachian bị sưng hoặc tắc nghẽn. Sẽ là một ý tưởng tồi tệ nếu lúc đó bạn vẫn đi xuống. Thợ lặn lâu năm có thể tự co bóp ống eustachian một cách hiệu quả, để cho không khí thông qua tai giữa. Thợ lặn mới rất dễ bị barotraumas tai giữa, bởi họ còn phải chú tâm vào việc hoàn thiện kỹ thuật cân bằng tai. Họ có thể cân bằng không đủ hoặc quá mạnh dẫn đến sự hình thành vùng hạ áp.

Các dấu hiệu: Barotrauma tai giữa làm thợ lặn đau đớn và có khả năng không giữ cân bằng trung tính được. Nếu bạn tiếp tục đi xuống, hạ áp trong khoang tai giữa có thể kéo màng nhĩ tới mức bị lủng. Khi xảy ra, ban đầu thợ lặn thấy đau buốt và sau đó là một cảm giác nhẹ nhõm – đó là lúc màng nhĩ lủng.

Barotraumas tai giữa có thể dẫn đến một barotraumas tai trong, sẽ nghiêm trọng hơn nhiều.

Thợ lặn bị barotrauma tai giữa khi đi lên sẽ cảm thấy tương tự như barotrauma tai giữa khi đi xuống (tuy về vật lý là ngược lại): Thay vì hạ áp hút các mô của tai giữa, việc giãn nở không khí trong tai giữa khi đi lên gây tăng áp cho vùng tai giữa, áp lực sẽ ép lên các mô và màng nhĩ, làm lủng màng nhĩ. 

Sau khi lặn:

Bị barotraumas tai giữa (thể rất nhẹ) có thể nhận biết được sau khi lặn bởi cảm giác có nước trong tai tuy thực tế không có nước trong tai ngoài. Gây ra cảm giác này là do sự tích tụ của máu và chất dịch trong tai, chứ không phải do có nước đọng.

Nghe thấy tiếng nói như bị nghẹt, thấy chóng mặt, popping, hoặc nghe thấy âm thanh “tanh tách” khi di chuyển hàm, ống eustachian và tai bị đau nhức, nghe thấy tiếng ồn trong lần lặn tiếp theo, có chất dịch rò rỉ trong cổ họng, là những dấu hiệu của barotrauma tai giữa.

Điều trị Barotrauma tai giữa: Trường hợp rất nhẹ, bác sĩ sẽ kê một loại thuốc thông mũi để trợ giúp ống eustachian và dịch của tai giữa. Kháng sinh có thể được quy định nếu nghi ngờ nhiễm trùng. Thuốc nhỏ tai chỉ để giảm bớt các vấn đề của tai ngoài. Nên tránh những thay đổi về độ cao và lặn cho đến khi lành. Có thể mất từ ​​vài ngày đến một vài tuần cho barotraumas nhẹ, và lên đến vài tháng cho màng nhĩ lủng. Thợ lặn bị lủng màng nhĩ cần được kiểm tra y tế trước khi trở về nghề lặn.