Danh sách các tab/trang

Thứ Bảy, 31 tháng 5, 2014

Bàn luận về chân nhái thợ lặn (P2)

P2-1. Chân nhái vây ngắn và chân nhái vây dài (bài của thợ lặn thứ ba, trích)

Chân nhái vây ngắn:
Chân nhái vây ngắn là một thiết kế cổ điển. Turtle khá dày. Chúng khá nặng. Được sử dụng với các cú quạt cắt kéo (frog kich), chân nhái ngắn làm việc tốt cho lặn kỹ thuật, cho kỹ thuật quay vòng và lùi. Một cú frog kich đơn giản với kiểu chân nhái ngắn sẽ làm thợ di chuyển lặn nhanh chóng. Mẫu này đơn giản nhưng hiệu quả, mà hầu hết các nhà sản xuất thiết bị lặn đều cung cấp một số phiên bản của chân cá, chân rùa, và nhiều mẫu thiết kế vẫn không thay đổi trong nhiều thập kỷ. Thợ lặn xác tàu đắm, hang động thích chúng bởi vì chúng cung cấp lực đẩy lớn, nhưng đủ ngắn để tránh va chạm vào vách, trần trong các khu vực nhỏ hẹp.

Chân nhái vây dài:
Chân nhái Freediving có lẽ là phong cách phổ biến nhất của cánh thợ lặn giải trí. Freediving đặc trưng bởi lưỡi rất dài, mỏng. Thường được thiết kế cho lặn vo, nhưng các chân nhái này cũng có hiệu quả nếu dùng cho lặn Scuba. Với độ dài khá dài, chân nhái freediving có thể giúp thợ lặn di chuyển nhanh chóng và cung cấp lực đẩy mạnh mẽ.

Nhà sản xuất ScubaPro và Aqualung đã sáng tạo thêm một số mẫu chân nhái. Một số chân nhái kết hợp các yếu tố cao su có thêm một snap để vẫy và có thể làm tăng hiệu quả cú quạt nước. Các Nova ScubaPro có hình dạng lạ lùng, được thiết kế để hi vọng giảm bớt nỗ lực và động lực đẩy trong cả hai cách bơi truyền thống và frog kich.

Màu sắc:
Màu của chân nhái không chỉ đơn thuần mang tính thẩm mỹ. Trong quá trình lặn, chân nhái có màu sáng sẽ dễ nhìn thấy và có thể được sử dụng để xác định một cá nhân. Những người lặn trong tầm nhìn thấp thích chân nhái có màu sắc tươi sáng, sẽ dễ dàng phân biệt hơn so với màu đen hoặc màu tinh tế khác.

P2-2. Chân nhái xẻ  (bài của thợ lặn thứ tư, trích)

Về cơ bản, chân nhái xẻ (xẻ dọc ở phần vây) làm việc cũng như chân nhái truyền thống. Nhưng khi bạn quạt xuống, do lực cản của nước, chân nhái sẽ sẽ mở ra thành hình chữ V tại khe xẻ. Phần dưới của chân nhái chịu áp lực cao hơn, buộc nước phải đi lên qua khe xẻ. Áp lực phía bên trên của chân nhái thấp hơn, sẽ tạo dòng xoáy, và thợ lặn được đẩy về phía trước. Kết quả là bạn lướt qua nước với nỗ lực ít hơn.

Tác động của khe xẻ không nhiều. Hầu hết những người lần đầu xài chân nhái này nói rằng, họ không nghĩ khe xẻ có tác dụng. Cách kiểm tra hay nhất là tổ chức một cuộc bơi đua dưới mặt nước, và tôi chọn chân nhái truyền thống còn bạn sử dụng chân nhái xẻ.

Để chân nhái xẻ hoạt động hiệu quả, bạn phải sửa đổi chút ít về cách quạt nước của bạn. Cách mà mà bạn được học với chân nhái truyền thống sẽ không làm việc tốt với chân nhái xẻ. Bạn sẽ thấy rằng, bạn sẽ nhận được một tác động tốt hơn nếu bạn quạt ngắn hơn, nhanh hơn. Quạt “đá giữ” ngắn hơn cũng làm giảm lực cản và sẽ tăng tốc độ, với lực vẫy được bớt đi.

Cuộc thử nghiệm cho thấy, dùng chúng giảm được 20% lượng khí thở so với sử dụng chân nhái truyền thống. Theo kinh nghiệm của tôi, tôi nghĩ rằng họ nói có thể đúng. Tuy nhiên, nếu lặn xác tàu đắm hoặc hang động, tôi sẽ chọn loại chân nhái khác. Bởi khi đó  thợ lặn thường áp dụng lối vẫy đặc biệt gọi là “cắt kéo”. Tôi thấy rằng chân nhái xẻ không thật hiệu quả với lối “cắt kéo” này.

Bảo quản chân nhái:

Tôi biết bạn có nhiều thiết bị để chăm sóc và tôi biết bạn đang mệt mỏi sau khi lặn, nhưng nếu bạn đầu tư, chỉ một chút thời gian thôi, bạn có thể làm tăng tuổi thọ của các thiết bị của bạn.

Nước mặn: Sau khi lặn, điều đầu tiên bạn cần làm là rửa fins với nước ngọt, điều này rất quan trọng trong công tác chăm sóc và bảo trì. Ngay cả sau khi lặn vùng nước ngọt, bạn cũng nên rửa, bởi khoáng chất và tảo có thể bám vào chúng, cũng gây tàn phá như nước muối. Bạn hãy rửa fins ngay khi có thể, tốt nhất là rửa trước khi chúng bị khô. Khi nước mặn bắt đầu khô, tinh thể muối sẽ hình thành trên fins đẹp đẽ của bạn, và từ từ nhưng chắc chắn, bắt đầu làm hư fins. Lúc đầu bạn có thể không nhận thấy bất cứ điều gì, nhưng sau một số lần lặn, fins sẽ trở nên giòn, dễ gẫy, và bắt đầu bị sai lệch (y như bạn quấn nhiều vòng dây thừng vào fins vậy).

Ánh sáng mặt trời: Mặt trời và nhiệt độ cao có thể phá hoại fins hơn cả nước mặn. Bạn đã từng để xe hơi thường xuyên giữa trời nắng chưa. Điều tương tự có thể xảy ra với fins của bạn. Liên tục tiếp xúc với ánh nắng sẽ làm cho fins dần dần biến dạng, nhất là sự toàn vẹn của cạnh bên. Nếu đã rửa sạch, bạn có thể để chúng trong nhà và sẽ không có bất kỳ vấn đề gì.

Lưu trữ: Hãy chắc chắn bạn không cất giữ fins trên mặt đất hoặc để chúng bị bẻ cong. Khi bạn bỏ fins vào túi, hãy giữ ổn định những vật bạn đưa vào để chèn fins. Hãy chắc chắn là bình khí, hoặc bất cứ thứ gì nặng không đè trên fins. Nếu bạn chăm sóc fins đúng cách, hi vọng bạn có thể dùng chúng trong 20 năm. Còn nếu không, bạn có thể phải ói ra 150 USD vào đầu năm mới. 

Hình (không liên quan bài viết): Tôi biết bạn có nhiều thiết bị để chăm sóc và tôi biết bạn đang mệt mỏi...

Thứ Hai, 26 tháng 5, 2014

Bàn luận về chân nhái thợ lặn (P1)

P1-1. Chọn chân nhái trong siêu thị bán đồ thể thao dưới nước (bài của thợ lặn thứ nhất, trích)

Có hai nhóm chân nhái. Nhóm 1 ôm hết bàn chân, giống như chiếc giày và bạn mua chúng dựa trên kích thước bàn chân bạn. Chúng phổ biến cho bơi, snorkelers. Và nhóm 2 mở gót chân với quai gót, là sự lựa chọn phổ biến cho lặn scuba – có kích thước nhỏ, vừa, lớn, rất lớn, và quai gót chân thường là điều chỉnh được và xoay được.

Vào siêu thị, bạn sẽ hoa mắt với một "rừng" chân nhái. Chúng gồm những chân nhái “tiêu chuẩn”, chân nhái “phản lực cơ”, chân nhái xẻ, chân nhái “quân lực” và chân nhái theo những “khái niệm mới”...

Chân nhái quân lực (Force) ngắn hơn, nặng hơn và sử dụng khó khăn hơn so với chân nhái thông dụng. Chúng có lỗ thông hơi. Tôi (tác giả) thường sử dụng chúng khi chui vào xác tàu hay hang động ngầm vì chúng ngắn, vì vậy ít có khả năng khấy đục phù sa. Chân nhái Force trông giống như chân con vịt và có tác dụng tốt khi kick.

Chân nhái xẻ (xẻ dọc ở giữa). Người ta cho rằng dòng chảy thông qua khe xẻ sẽ bị tác động như vây cá. Tôi sử dụng nó phần lớn cho thời gian lặn thư giãn.

Có những loại chân nhái cung cấp thêm một sự hỗ trợ khi lặn dòng chảy mạnh.

Vậy bạn chọn chân nhái nào? Nếu bạn đã lặn nhiều lần, thì theo tôi, sử dụng chân nhái “phản lực cơ” sẽ phù hợp với loại hình lặn xác tàu đắm. Chân nhái xỏ như chiếc giày sẽ phù hợp trong vùng nước ấm, còn bơi với ống thở thì chọn ..v..v..

Sự thoải mái: Bí quyết ở đây là có được Booties lặn đối với chân nhái mở gót. Nếu bạn cảm thấy thoải mái và phù hợp với snuggly bên trong phần chứa bàn chân của chân nhái, không chặt, là đạt. Một số cửa hàng có cho khách lặn thử nghiệm. Hãy nhớ rằng, nếu không cảm thấy thoải mái, bạn sẽ có khả năng bị giọp bẻ (chuột rút) hoặc sẽ bị khốn khổ khi ở dưới nước.

Chọn chân nhái cần phù hợp với cỡ chân. Chân nhái ôm chặt bàn chân có thể bị chuột rút khi lặn, còn lỏng sẽ làm bạn bị mất lực.

P1-2. Các loại chân nhái lặn thông dụng (bài của thợ lặn thứ hai, trích)

Chân nhái mái chèo được thiết kế để bảo tồn năng lượng quạt nước của thợ lặn. Chúng có gân (footpockets) rất cứng, nhằm để tối đa hóa sự chuyển giao lực quạt nước từ chân thợ lặn vào chân nhái.


Chân nhái Split. Một số chân nhái có sự kết thúc của rãnh xẻ. Các nhà sản xuất tuyên bố rằng chân nhái xẻ hoạt động tương tự như một cánh quạt nhằm tạo lực xoáy để di chuyển về phía trước: nước chảy qua phần trung tâm của chân nhái sẽ tạo ra một lực xoáy. Tuy nhiên, một nghiên cứu năm 2003 của Pendergast lại nói rằng không có thay đổi đáng kể trong hoạt động của chúng.


Chân nhái Paddle. Là loại chân nhái cứng, cấu trúc đơn giản, bằng composite hoặc cao su. Một số chân nhái có các rãnh chạy dọc để cải thiện sức mạnh và hiệu quả, mặc dù chúng đã được chỉ ra rằng hiệu quả mong muốn thường không xảy ra. Chân nhái Paddle rộng bản được cho là hiệu quả nhất, sẽ cải thiện được tốc độ bơi ở người khỏe chân. Vì vậy người chân yếu nên sử dụng loại chân nhái “linh hoạt” (chân nhái xẻ) sẽ hợp lí hơn.


Chân nhái Jet. Phong cách của chân nhái này mạnh mẽ, được thợ lặn kỹ thuật ủng hộ bởi chúng đạt hiệu quả cao khi vẫy, nhưng phải hy sinh cho tốc độ tiêu thụ oxy.


Chân nhái có lỗ thông nước thường gặp ở các loại chân nhái mái chèo, cứng, có lỗ thông ở đáy của khoang chứa bàn chân. Các lỗ thông cho phép sự di chuyển của nước trong một cú quạt trả về - nhằm giảm bớt sự tiêu hao sức lực cho thợ lặn. Tuy nhiên, nghiên cứu của Pendergast năm 2003 lại  kết luận rằng lỗ thông hơi này không cải thiện được gì cả, tức là, trong thực tế,  nước đi qua các lỗ thông không đáng kể.


Monofin chỉ sử dụng trong bơi lội (swimming) và lặn vo. Monofin được làm bằng sợi thủy tinh hoặc sợi carbon.


Tùy theo thể trạng cơ thể và phong cách bơi, và loại hình hoạt động cụ thể mà bạn mong muốn, bạn sẽ lựa chọn chân nhái theo kích cỡ, độ cứng và vật liệu thích hợp. Thông qua các lần thử nghiệm, bạn sẽ biết là bạn cần loại nào và dành cho loại hình hoạt động nào.

Thứ Tư, 21 tháng 5, 2014

Bị tê nhức sau khi lặn

(Lời góp của bạn lặn, trích)

Chuyến đi của Mr.Phil, bạn tôi (tác giả bài viết), tại Hawaii là một loạt các cuộc họp, và anh được một phần thưởng bất ngờ, đó là cuộc họp đã kết thúc hai ngày sớm hơn dự kiến – anh sẽ có hai ngày để đi lặn. Phil là thợ lặn giải trí với bảy năm “trong nghề”, trung bình khoảng 20 cú lặn một năm.

Phil làm bốn cú lặn trong ngày thứ nhất, một ngày tuyệt đẹp. Về khách sạn, anh thư giãn bên hồ bơi và lên mạng. Rồi anh làm vài lon bia với bữa tối của mình, để tự thưởng về một chuyến đi thành công, và đi ngủ, mệt mỏi nhưng sung sướng.

Ngày cuối cùng ở Hawaii, Phil cảm thấy mệt mỏi. Tối đó anh cố gắng có được giấc ngủ. Sáng hôm sau thức dậy, anh cảm thấy đau nhức và tê ở vai và khuỷu tay. Gần 30 giờ sau cú lặn cuối cùng, Phil lên máy bay, anh vẫn còn cảm thấy một chút mệt mỏi. Máy bay bay ở độ cao 5.000 mét trên mực nước biển.

Về tới nhà, trong bốn ngày sau đó, Phil vẫn cảm thấy mệt mỏi. Ban đầu anh nghĩ rằng anh bị cảm lạnh trên chuyến bay. Sau sáu ngày trôi qua kể từ khi các triệu chứng bắt đầu, Phil đi gặp bác sĩ về Y học lặn và Hyperbaric. Phil phàn nàn mình bị đau vai, khuỷu tay và cổ tay ; cảm thấy có một cơn đau âm ỉ trong cơ ngực ; bị ngứa ran và tê ở cánh tay phải. Trong quá trình kiểm tra, bác sĩ còn thấy rằng Phil bị suy giảm trí nhớ tạm thời và bị giảm khả năng tập trung. Phil được cấp cứu ban đầu tại buồng hyperbaric của Hải quân Mỹ, sau đó chuyển viện điều trị theo tuyến.

Trường hợp này là một minh họa về các triệu chứng nhẹ có liên quan tới “bệnh thợ lặn”(*), có thể dễ bị nhầm lẫn với những chấn thương và các bệnh khác. Các triệu chứng của “bệnh thợ lặn” thường bắt đầu trong vòng sáu giờ sau khi nổi lên bề mặt. Đi máy bay sau 24 giờ kể từ cú nổi lên cuối cùng thường là an toàn, nhưng đôi khi triệu chứng này có thể xuất hiện sau một khoảng thời gian dài hơn. Trong trường hợp của Phil, một số triệu chứng đã xuất hiện trước khi lên máy bay. Áp suất giảm trên máy bay đã tăng thêm sự chênh lệnh áp lực trong cơ thể của Phil, đã kích hoạt bọt nito (còn sót lại) trong máu và kích hoạt các triệu chứng của “bệnh thợ lặn”.



May mắn là Phil đã được giải quyết kịp thời và triệt để. Phil đã trở lại với môn lặn nhưng thận trọng hơn – anh quyết định tăng thêm thời gian nghỉ giữa các cú lặn và trước khi lên máy bay.

Hình vui: Luật là luật, bạn phải tuân thủ kể cả khi bạn ở  dưới đáy biển. 

(*) Xin xem tại "Tự điển Lanbien" ở trên cùng bên phải trang tin này.

Thứ Sáu, 16 tháng 5, 2014

Từ trên tàu biển, làm sao con người có thể nhìn thấy đáy đại dương

Sidescan Sonar là phương pháp thu hình các chi tiết đáy từ sự phản hồi sóng siêu âm
Máy định vị Sonar là thiết bị có độ phân giải đủ để thể hiện các hình ảnh cơ bản đáy nước trong tuyến được khảo sát. 
Sidescan Sonar không cung cấp độ cao tuyệt đối của đối tượng, mà là độ cao của vật thể tới đáy, từ đó độ cao của vật thể có thể ước tính.

Máy định vị Sonar trông giống trái tên lửa hoặc con cá, gọi là Towfish. Khi treo cách đáy biển 50 m sẽ có thể nhìn thấy các vật trong vòng chừng 600 m2. Tuy vậy, với Sonar, một xác người trông không khác gì một gò cát trên màn hình. Ngay cả xác tàu đắm cũng khó nhận ra trên màn hình nếu người điều khiển Sonar không được huấn luyện. Khi phát hiện một vật bất thường ở đáy biển, người ta hạ Sonar xuống vài mét để có hình ảnh rõ hơn.

Sidescan Sonar gồm thiết bị ghi, một cảm biến chìm trong nước, nối với nhau bằng cáp tín hiệu. Sidescan Sonar là thiết bị ghi, nạp tín hiệu cho Towfish – phần thiết bị kéo ngầm dưới nước. Lệnh từ thiết bị ghi truyền đến đầu phát (Transducer).

Đầu phát xung siêu âm sẽ phát sóng (xung) thẳng xuống đáy biển. Sau khoảng thời gian cực ngắn, sóng siêu âm phản xạ lại từ đáy nước dội trở về máy thu, được khuếch đại và truyền về thiết bị ghi. Thiết bị ghi xử lý tín hiệu, số hóa và tính toán vị trí tương ứng trong bản ghi (từng pixel một), rồi truyền số liệu này vào thiết bị ghi lưu. Số liệu thu được cho phép tính toán số liệu hiệu chỉnh độ xiên để tạo ra hình ảnh phẳng, và có thể ghép thành một vùng rộng của đáy được khảo sát.

Chiều cao và tốc độ kéo thiết bị: 
Chất lượng của số liệu là một hàm số của chiều cao Towfish so với đáy hoặc đối tượng dưới đáy. Với cấu hình tiêu chuẩn, việc khảo sát được tiến hành với Towfish ở cao độ so với đáy từ 8-20% phạm vi đo. Nếu kéo Towfish cao hơn thì vùng khuất sẽ giảm và việc nhận biết địa vật cũng giảm. Nếu kéo Towfish thấp hơn sẽ giảm hiệu quả của tín hiệu ở vùng biên. Tốc độ kéo sẽ điều chỉnh sao cho mỗi địa vật được sóng siêu âm phản xạ 3 lần.

Hình ảnh về đối tượng được khảo sát: 
Độ chính xác (khả năng nhận biết kích thước địa vật đáy) phụ thuộc và nhiều yếu tố: kích thước và hình dạng của địa vật, dạng vật liệu và độ phản xạ, tạp âm, nhiễu, và mức độ ổn định của Towfish. Một vùng khuất phía trước với tín hiệu phản xạ mạnh cho biết có chỗ lõm lớn. Một vùng khuất ở phía sau với tín hiệu phản xạ mạnh cho biết có sự nhô lên đột ngột của đáy.

Tính toán chiều cao của địa vật: 
Chiều cao của địa vật có thể ước tính từ bóng che của nó. Độ phản xạ của sóng siêu âm là một hàm của kích thước địa vật, hình dạng, hướng so với Towfish, và kết cấu của nó. Thép và đá phản xạ tốt nhất. Sợi thủy tinh, gỗ, chất dẻo, cao su phản xạ yếu.

Xác định vị trí của địa vật: 
Để xác lập vị trí một cách chính xác, trước hết phải có vị trí chính xác của tàu khảo sát, rồi nạp vị trí này cho Towfish. Vị trí đầu phát (Transducer) là điểm gốc của hệ tọa độ được sử dụng trên tàu. Hướng về trước và ra sau là hướng chính, khoảng cách vuông góc với hướng chính từ Towfish tới mạn tàu gọi là offset. Thông thường, hướng chính là dương khi ở phía sau, và offset là dương khi ở bên phải mạn tàu. Vị trí của Transducer được tính tại anten của GPS (phương pháp hình học). Khi vị trí của Towfish được xác định thì ta sẽ tính được vị trí của địa vật. Đại lượng offset (trong bộ ghi của Sonar) sẽ có giá trị dương đối với mạn phải và âm đối với mạn trái. Khi biết giá trị offset của Towfish so với tàu khảo sát thì sẽ tính được vị trí của địa vật.

Thứ Hai, 12 tháng 5, 2014

Một người có tên là HQ-11

(Theo baodatviet.vn, trích)

Tàu HQ-11, lữ đoàn 171, Hải quân NDVN, trong khi đang làm nhiệm vụ ở đảo Đá Lớn đã cứu sống 3 phi công Mỹ.

Ngày 10/7/1988, khi bay từ Singapore đến căn cứ Hải quân Subic, Philippine, một máy bay thuộc Đoàn bay CT-39-NALO192, Hải quân Mỹ, gặp thời tiết xấu không hạ cánh được. Họ bèn vòng ra biển thì gặp nạn.

Thủy thủ tàu HQ-11 kể lại: 11g15 ngày 10/7/1988, có tiếng máy bay vận tải quân sự gầm rú phía đông đảo Đá Lớn và vài phút sau, chiếc máy bay vụt tới, nghiêng cánh xin hạ cánh. Nhưng ngay sau đó chiếc máy bay đã đâm nhào xuống biển. Một luồng sóng trắng xoá, rồi một chiếc thuyền phao hiện lên, trên đó có ba người. HQ-11 thả hai xuồng cứu sinh. Hai chiếc xuồng nhỏ xíu chồm lên ngụp xuống như muốn chìm nghỉm trong lòng biển. Thấy thuyền tới, ba nạn nhân mừng rỡ. Một phi công (nữ) ra hiệu “tôi đang có thai”.

Ba nạn nhân lên tàu HQ-11 an toàn. Việc đầu tiên là khám sức khoẻ cho phi công nữ mang thai. Được biết thai trong bụng an toàn, chị đã khóc. Chị là Stein Necker, hai người kia là Richard Kamaurer (cơ trưởng) và Michael Rneel.


Lúc đó HQ-11 làm nhiệm vụ trên biển xa đã 73 ngày, lương thực, thực phẩm, rau xanh, nước ngọt đã cạn. Giữa biển khơi bao la nắng gắt nhưng ba nạn nhân vẫn đủ nước uống, thực phẩm và nước tắm – những thứ có được từ sự nhường nhịn của HQ-11. Anh em đã phải chắt chiu từng cọng rau, từng ca nước uống để giúp đỡ ba kẻ gặp nạn (còn nhịn tắm, thì đối với cánh thủy thủ, là … đương nhiên).

Sau khi liên lạc với Mỹ theo đường ngoại giao, sáng 13/7/1988, ba nạn nhân được tàu HQ-187 đưa về đất liền. Và đứa con (trai) của Stein Necker (sinh ra ở Mỹ) đã được Necker đặt tên là “HQ-11”.

Thứ Ba, 6 tháng 5, 2014

Bí mật của kỹ thuật quạt tay trong bơi sải (trườn sấp)

(Sưu tầm, trích)

Cải thiện kỹ thuật bơi sải là việc làm khó khăn nhất, nó là một thách thức. Vận động viên (VĐV) phải hiểu các yếu tố vật lý, sinh lý để tập trung vào việc tối thiểu hóa năng lượng bị mất đi trong khi bơi. Khi luyện bơi, nhiều người cứ dốc sức ra quạt nước, với hy vọng rằng bỏ sức nhiều nhất sẽ bơi được nhanh nhất. Bạn sẽ bơi được nhanh hơn một chút, nhưng sẽ kiệt sức rất nhanh, thậm chí bị chấn thương các khớp xương.

Nếu MỤC TIÊU luyện tập của bạn là để bơi được nhanh hơn (và xa hơn), bạn nên tập trung vào các yếu tố kỹ thuật có thể giúp đẩy bạn về phía trước một cách nhanh chóng nhưng không kết thúc bằng kiệt sức. Bạn nên áp dụng một cách hiệu quả.

“Hiệu quả” ở đây có nghĩa là: 1/ kỹ thuật đó thực sự có ích cho bạn, nó chứng minh đó là cách tốt nhất để đẩy bạn tiến về phía trước một cách nhanh chóng, và, 2/ kỹ thuật đó trở thành “bản năng thứ hai” và bạn cần ít nỗ lực nhất để thực hiện nó – bởi MỤC TIÊU của bạn là không muốn lãng phí năng lượng trong khi bơi.

VĐV Sheila Taormina, 4 lần vô địch Olympic về ba môn bơi phối hợp, trong cuốn “Bí mật bơi tốc độ” có nói: Khuỷu tay cao trong giai đoạn hồi phục (back stroke) là một kỹ thuật quan trọng được nhiều VĐV bơi lội Olympic sử dụng thành công.

Nếu bạn đang đọc những dòng này, tôi nghĩ có thể bạn không phải là VĐV đang được đào tạo cho Olympic, nhưng … tại sao bạn không tận dụng tối đa những gì có thể học được từ những người bơi nhanh nhất trong thời đại chúng ta? Tuy mỗi VĐV có phong cách và thế mạnh riêng của mình, nhưng họ đã cung cấp cho chúng ta những điều mới nhất, cộng với tấm gương về sự luyện tập kiên trì. Áp dụng kỹ thuật mới sẽ gặp khó khăn lúc đầu, nhưng khi cơ thể bạn thích nghi, nó sẽ đem lại sự thoải mái cho bạn.  

VĐV Taormina tập trung vào một số yếu tố được sử dụng để đem lại hiệu quả. Chúng ta hãy suy nghĩ lý thuyết về Động lực đẩy. “Đẩy” ở đây chỉ có nghĩa là làm cơ thể tiến về phía trước, và trong bơi sải, giai đoạn phát lực (kéo nước) lại là những gì xảy ra dưới mặt nước: Bàn tay vào nước – vươn duỗi cánh tay về phía trước – bắt nước – ôm nước và xoáy nó quanh cơ thể – rút tay lên khi tới hông. Đấy là những gì sẽ đẩy bạn tiến về phía trước.

Trong thế kỷ trước, người ta tin rằng việc giữ cánh tay thẳng khi quạt nước (stroke) là cách hiệu quả nhất để đẩy cơ thể tiến về phía trước. Tập theo đó, bạn có cảm thấy bạn đang lướt về phía trước một cách nhanh chóng không? Có lẽ là không. Và, khuỷu tay và khớp vai của bạn đang bị gánh nặng của cuộc chiến đấu với nước, vì vậy nếu bạn là VĐV bơi lội (nhưng không phải là VĐV Olympic hàng đầu) thì có thể bạn sẽ bị chấn thương khớp vai.

Tại cửa ngõ thế kỷ 21, lý thuyết về Động lực đẩy cho bơi sải đã thay đổi, và bơi sải đã áp dụng quạt nước theo quỹ đạo chữ S, cánh tay không còn quạt thẳng nữa. Sự thay đổi này tập trung vào việc chế ngự lực cản của nước (chứ không phải để chiến thắng lực cản của nước), hiểu một cách đơn giản là hoạt động của VĐV sẽ hiệu quả hơn nếu giảm được lực của nước “tĩnh” và stroke hình chữ S cho phép VĐV bắt nước tốt hơn và đỡ mất sức hơn. Bắt nước rồi phát lực đúng lúc sẽ làm cơ thể lướt nhanh hơn.
Sử dụng một stroke chữ S với một góc nhìn gần hơn (tức không ngóc đầu) là cách để cơ thể lướt hơn và cuối cùng là được nhanh hơn.

VĐV Taormina nêu cụ thể giai đoạn bắt nước, kéo nước bằng cách so sánh những nét cũ và mới tại freestylers Olympic. Cô cho rằng đa số VĐV sử dụng cánh tay thẳng trong giai đoạn bắt nước – ngay cả khi họ đã áp dụng nguyên lý stroke chữ S trong giai đoạn còn lại và đồng thời đã có gập khuỷu tay – là đã quá muộn để thực sự cảm nhận và bắt nước một cách hiệu quả nhất có thể.

Chúng ta hãy nhìn nhận quan điểm của Taormina trên cơ sở lý thuyết về Động lực đẩy:

Tay Taormina vào nước, vươn duỗi về phía trước với một cánh tay thẳng, và để bắt đầu Armpull. Giai đoạn bắt nước được thực hiện bắt đầu là đưa tay xuống phía dưới, thay vì đưa ngang.

Trong phần còn lại của quạt nước, cánh tay được tạo thành một góc (nên là 110 độ) và quạt xoáy về phía sau làm cho cơ thể VĐV được đẩy về phía trước một cách nhanh chóng hơn. Nhưng có 2 điều cần lưu ý :
- Lúc VĐV (bắt đầu) đưa tay xuống sẽ làm giảm đà lướt.
- Ngay cả với một chữ S trong quạt tay, nhiều VĐV vẫn thực hiện giai đoạn bắt nước với một cánh tay thẳng đẩy xuống dưới. Một lần nữa, bạn lãng phí một cơ hội để di chuyển về phía trước – propel tại điểm trước đó trong thời gian kéo nước của bạn.

Bây giờ, chúng ta hãy xem làm thế nào để khuỷu tay cao khi cánh tay di chuyển trên mặt nước (trong giai đoạn back stroke):

Khuỷu tay của Taormina cao, cẳng tay treo trên đầu cô với bàn tay chúc xuống. Dòng nước chuyển động ngược trở lại tại một điểm sớm hơn nhiều trong cú stroke, có nghĩa là cô ấy nhận được nhiều hơn từ các động lực đẩy cho mỗi cú stroke.

Thay đổi kỹ thuật quạt tay là một cơ hội để bơi nhanh hơn. Trông có vẻ như một sự thay đổi đơn giản, phải không? Có lẽ là không, đặc biệt là nếu bạn đã sử dụng kỹ thuật bắt nước thẳng tay trong nhiều năm. Thậm chí sẽ tồi tệ hơn nếu bạn là một trong những VĐV hạ thấp khuỷu tay khi kéo nước. Ouch! Để tập với một khuỷu tay cao cần có thời gian và sự thực hành, nhưng bạn nên sớm thực hành khi cảm thấy kỹ thuật đó có ích cho bạn. Huấn luyện viên hoặc bạn bơi của bạn sẽ góp ý cho bạn khi quan sát bạn đang sửa đổi – bạn cần tranh thủ các góp ý này. Ngoài ra, các clip quay bạn từ dưới nước cũng là một yếu tố quan trọng trong việc áp dụng kỹ thuật mới – đó là cách duy nhất để bạn thấy được những gì bạn đang thực sự làm – đối với từng nhịp bơi một – và bạn đã hoặc không thành công trong việc áp dụng kỹ thuật.

Điều quan trọng giúp bạn phát lực có hiệu quả là:

1. Bạn cần hiểu về cơ chế của kỹ thuật cao khuỷu tay: Cánh tay có 2 phần (2 tay đòn), tay đòn 1 là từ vai đến khuỷu tay, tay đòn 2 là từ khuỷu tay đến hết bàn tay. Hãy nhìn vị trí tay đòn 1 trong khi tay đòn 2 di chuyển. Tay đòn 1 đi xuống theo bàn tay và tay bắt đầu kéo nước, nhưng khuỷu tay vẫn tiếp tục ở trên cao. Bạn không được hạ khuỷu tay.

2. Cảm nhận: Hãy tưởng tượng bạn muốn bò qua một cái thùng. Bạn không bò qua thùng, mà bạn đang đẩy cái thùng lăn về phía sau bạn.

3. Xoáy, xoáy: Xoay khuỷu tay, khuỷu tay gập, cánh tay kia thả lỏng (cùng với nửa cơ thể bên đó).

4. Tính thích ứng: Bạn sử dụng tất cả các cơ vai, ngực, cổ và cánh tay để stroke và để bắt đúng nhịp lướt của cơ thể bạn.

5. Thời điểm phát lực: Sau khi cánh tay đã vào nước với khuỷu tay cao, bạn bắt đầu phát lực để kéo nước đi qua cơ thể (chứ không phải bạn trườn lên trong nước). Hãy thêm lực vào thời điểm này nữa đi.