Danh sách các tab/trang

Thứ Ba, 31 tháng 5, 2016

Chúng tôi bơi trên hồ Michigan (P1)

(Sưu tầm, trích dịch)

Sáu người chúng bơi ở hồ Michigan tại Tower Road Beach, Winnetka, Illinois, vào 7.15h sáng. Nhóm chúng tôi quen biết nhau từ trước, trừ Tim. Tôi gặp Tim tại hồ bơi vào ngày hôm trước, và hai chúng tôi có cuộc trò chuyện. Tôi kể cho Tim về kế hoạch bơi hồ Michigan vào ngày hôm sau, rồi tôi khuyến khích và anh đồng ý tham gia.

Tháp Beach (Bãi biển) là một địa điểm tuyệt vời cho những người bơi lội vùng nước mở. Hồ Michigan chạy theo hướng Bắc – Nam, và có những mốc nhìn dễ dàng mà chúng tôi có thể sử dụng để đo khoảng cách. Hồ có khí hậu thay đổi thất thường (nhiệt độ nước, sóng, dòng chảy) rất bất lợi cho những kẻ lần đầu bơi ở đó. Chúng tôi sẽ bơi về phía Bắc từ Tháp Beach để giảm thiểu sự đụng chạm với thuyền bè, và để có thể ngắm các khu nhà sang trọng nhất ở khu vực này.

Chúng tôi đến bãi biển. Hôm nay sóng cao 0,6–0,9 mét, nhiệt độ nước 21–22 độ C, và không ai trong số chúng tôi mặc wetsuit. Chúng tôi điều chỉnh kế hoạch bơi, thống nhất sẽ chỉ bơi đến bến tàu đầu tiên rồi bơi về, tức bớt khoảng 3 phần 4 dặm cho mỗi lượt.

Chúng tôi xuất phát. Do bơi về phía Bắc nên những con sóng đã đập vào vai phải của chúng tôi, đòi hỏi chúng tôi một nỗ lực thực sự để đi qua nó. Tất cả chúng tôi đều biết mình sẽ đi đâu.

Chúng tôi đã bơi tới bến tàu đầu tiên (điểm quay vòng). Swim computer báo rằng đã đi được 22 phút (bình thường, khi sóng nhẹ, sẽ chỉ là 16 hoặc 17 phút). Chúng tôi nhìn nhau và không thấy Tim đâu. Tuy nhiên, vì như Tim đã nói trong lúc lập kế hoạch, là “các bạn cứ bơi trước đi, vì tôi sẽ không theo kịp các bạn đâu”, nên chúng tôi nghĩ Tim đang ở phía sau chúng tôi một chút, và trên đường quay về, chúng tôi sẽ nhìn thấy anh ấy. Chúng tôi bơi trở về.

Chúng tôi bơi trở lại Tháp Bãi biển trong 16 phút, nhưng trên đường không thấy dấu hiệu của Tim. Chúng tôi bắt đầu suy đoán loại trừ. Tim rõ rang đã không bơi vào bờ, vì khăn, quần áo, kính cận và chìa khóa xe của anh vẫn còn đó. Trong phòng tắm cũng không có. Tôi đi men bãi biển về phía Bắc để có thể nhìn thấy anh ấy bơi, nhưng không thấy. Đó là một trong những tình huống mà bạn không thể tin vào những gì đang xảy ra, và bạn không thể chịu nổi khi phải nghĩ tới một kết quả tồi tệ nhất. Tôi quyết định gọi điện thoại cho 911.

(còn nữa)

H: Kẻ lữ hành cô độc (hình minh họa).

Thứ Ba, 17 tháng 5, 2016

Một thế giới khác

(theo bước & lặn, trích đăng)

Sau khi trang bị đồ nghề và dụng cụ cần thiết, huấn luyện viên kéo chúng tôi ra bãi san hô, cách tàu chừng 100-200m. Trên đường đi, chúng tôi làm quen với ống thở. Cảm giác ngậm chặt một ống cao su bằng toàn bộ răng môi, miệng lại không được khép lại mà cũng không được cử động cười, ngáp, mở toang hoác chi cả, thật chẳng dễ chịu chút nào. Mũi đã được “nhét” gọn gàng vào cùng combo với kiếng lặn rồi. Cơ mũi cứ tha hồ hít vào thở ra hoặc… dừng luôn cũng chẳng sao, vì lúc này không khí được trao đổi bằng miệng chứ không phải mũi. Loại không khí được sử dụng là oxy khô, luồng khí cứ đi qua đi lại ở cuống họng, cảm giác khô cổ nhanh chóng ập đến. Chưa bao giờ lại thèm… ngậm miệng lại như lúc này!
Mải mê làm quen với ống thở nên được huấn luyện viên kéo đi đâu cũng không biết. Cho đến khi anh huấn luyện viên hỏi “quen chưa”, thì TiBi phát hiện ra giữa biển mênh mông không còn ai cả, kể cả anh TaBu. Chưa kịp cảm nhận cảm giác gì ở khoảnh khắc đó, thì anh huấn luyện viên hỏi tiếp “xuống nha”Lập tức TiBi ngậm chặt ống thở, chuẩn bị gật đầu và tưởng tượng cảnh "nhảy dù" vào lòng biển bằng cách thả nút áo phao cho cơ thể chìm xuống. Cái đầu muốn gật thì phải bật ra sau, mà chưa kịp gật đã bị anh huấn luyện viên … ấn ngay xuống nước.
Đột ngột, bất ngờ, choáng ngợp, mà không la lên được vì miệng mới hơi nhếch lên đã dính ngay một hớp nước biển. Cả một hệ sinh thái đa dạng, cả một thế giới sống ngay dưới chân mình từ nãy tới giờ, ở độ sâu từ 5 đến hơn 20m.
Thật ngớ ngẩn khi đã có lúc nghĩ rằng mình sẽ “nhảy dù” xuống đáy biển. Vào biển, thì phải bơi, bơi vào biển như phim “cô gái đại dương” vậy. Tay rẽ nước và đầu tiến tới phía trước, chân… không chạm vào cái gì cả. Toàn bộ cơ thể thuộc về nước. Bên trái bên phải, bên trên bên dưới, đằng trước đằng sau, tất cả là nước. Nước có dòng chảy và có những quy luật của nó. Mà một trong những quy luật đó là: bạn sẽ không bao giờ bất động được. Nước bềnh bồng cho bạn đung đưa cơ thể trong lòng nước. Và bắt theo con nước đó, bạn có thể làm những việc mà trên mặt đất không thể làm: sự di chuyển tự do. Bạn có thể co người lại, cuộn tròn, uốn cong người lộn vòng, vận động về mọi phía.
Dưới nước không có nhiều âm thanh, ít ra là gần như hoàn toàn thinh lặng đối với ngưỡng nghe của con người. Thứ âm thanh duy nhất có thể nghe được là tiếng bọt nước từ ống thở của chính mình, cứ ọc ọc đều ở bên tai. Và lúc này thì mình cũng chẳng để ý rằng mình đang thở như thế nào nữa, việc thở đã đều nhịp và chuyển sang thở bằng bụng nên thở được rất sâu.
Thứ ánh sáng duy nhất ở đây là ánh sáng mặt trời đang hòa tan trong nước biển, tạo thành một thứ ánh sáng kỳ lạ loang đều khắp bề mặt đá, san hô, rong tảo. Và cũng bởi loại ánh sáng này, mà không phải máy chụp ảnh nào cũng có thể chuyển tải được trọn vẹn cảnh thế giới biển.
Thay vì tìm cách ghi lại những hình ảnh của đại dương, anh TaBu tranh thủ tận hưởng chính khoảnh khắc đó. Anh TaBu giao tiếp khá tốt với huấn luyện viên, và được hướng dẫn các động tác bơi và cân bằng theo dòng nước để tham quan và đến ngắm thật kỹ các loại san hô. Cứ nhịp nhàng như vậy, cơ thể cảm thấy rất thư giãn. Vì sự thở sâu và sự tập trung sâu để điều khiển tay chân, giúp cả tinh thần và gân cốt đều thông suốt thoải mái.
Khi chuyển đến một độ sâu mới, có thể có một chút cảm nhận áp suất ép vào lồng ngực, gây cảm giác khó thở hoặc bị ù tai. Ù tai khi đột ngột đi xuống sâu thì hai đứa có trải qua, và cách xử lý thật ra cũng rất đơn giản. Nhưng cảm giác bị chèn ép phổi thì lại chẳng gặp khi đang ở dưới biển, mà lại cảm thấy rất rõ khi đã lên bờ. Trước đó, trên đường quay trở lại tàu, hai đứa gặp một dòng nước lạnh khoảng 20-30m, để nắng mặt trời ở trên đầu, mà băng giá buốt thấu toàn thân run lẩy bẩy. Trang phục lặn của đoàn không phải trang phục chống nhiệt cao cấp, nên bị lạnh là chuyện hiển nhiên, đặc biệt là với những người chưa lặn biển bao giờ.
Thú thật, ngay lúc đó, anh TaBu không còn nghĩ đến chuyện sẽ mặc đồ lặn và chui xuống nước một lần nào nữa (vì lạnh quá mà). Thế nhưng khi tàu vòng qua Hòn Mun, đến đảo Yến và nhìn thấy những cảnh như thế này đây thì anh ấy đã đổi ý. Thật ra thì nhiệt độ cơ thể đã thay đổi có tác động rất lớn đến việc thay đổi quyết định của một người cơ đấy!

Những hòn đảo chỉ là bề nổi của cả một thế giới đang chìm dưới đáy biển. Dưới lòng biển, mọi thứ không bằng phẳng, mà cũng có những đồi núi, đá chồng, đá vòm tạo thành những hang hốc rất thú vị. Cá và sinh vật biển ở đây sống theo từng đàn, và thường làm một chuyện mà ở bãi Northern Reef chúng không làm: nấp dưới những mỏm đá. Thế giới biển bãi Madonna này có vẻ nhộn nhịp hơn, tấp nập hơn và khi lặn cũng có cảm giác thám hiểm hơn.

Bơi cùng với cá, bơi qua các rặng đá lớn nhỏ và bơi trong lòng đại dương, anh và em cũng tự do di chuyển như cá vậy. Cơ thể vận động theo những cách khác trên bờ, dường như không có một giới hạn nào về phương hướng. Nhưng biển có quy luật của biển, phải hiểu và cảm nhận được những dòng hải lưu, những nhịp của con nước để có thể vận động uyển chuyển theo biển. Anh và em cứ dạo chơi như thế, cảm nhận từng khoảnh khắc khám phá biển, và khám phá cả bản thân mình. Trong cuộc dạo chơi này, vượt qua được những giới hạn của bản thân, đi ra khỏi vùng an toàn thường ngày để được làm những điều kỳ diệu đến không ngờ!
Cuộc sống thật tuyệt vời!

Thứ Năm, 5 tháng 5, 2016

Kinh nghiệm lặn tham quan xác tàu đắm

(Sưu tầm, trích dịch)


Vụ đắm tàu ​​gợi lên cảm giác hoài cổ và gây lo lắng cho thợ lặn, nhưng cho đến lúc sắp lặn, bạn rất khó để tưởng tượng. Ở đây là các bước mà bạn sẽ cần cho cuộc lặn xác tàu đắm.

1. Chuẩn bị. Một số trung tâm lặn muốn biết gần đây bạn đã có chuyến lặn tương tự không (đòi xem nhật ký lặn). Hoặc yêu cầu bạn làm một cuộc lặn nông như một cú kiểm tra trước khi cho bạn tham gia lặn xác tàu.


Cho dù xác tàu ở khá nông và dễ dàng tiếp cận, bạn vẫn cần chú ý đến cuộc họp lặn để đảm bảo rằng bạn đã hiểu được kế hoạch lặn, tìm hiểu về môi trường khu vực, đặc điểm của xác tàu, … và tiến hành thảo luận với nhóm lặn.

2. Down. Với xác tàu đắm ở khá sâu, đơn vị khai thác lặn đôi khi sử dụng một dây neo để giúp bạn đi xuống từ đuôi tàu lặn tới boong của xác tàu đắm. Sợi dây sẽ cột một đầu vào đuôi tàu lặn rồi đi ra phao định chuẩn, cách tàu khoảng 50 feet. Từ đây, sợi dây sẽ được neo thẳng xuống đáy. Bạn hãy cầm sợi dây bằng một tay (nếu được, đeo găng tay là một ý tưởng tốt) và lần xuống cùng với bạn bè cho đến khi bạn tới xác tàu.

3. Wreck. Hãy lưu ý điểm bắt đầu của bạn. Đây là nơi mà bạn sẽ kết thúc lặn. Nên xác định hướng lặn khi bạn đang ở phía trên xác tàu.

4. Máy ảnh. Nên có ống kính góc rộng để chụp ảnh toàn bộ xác tàu đắm. Đèn plat cũng rất quan trọng.



5. Hãy Ascent. Hai yếu tố nên hạn chế : không có giới hạn giải nén và cách sử dụng khí thở. Quản lý cả hai yếu tố này bằng cách sử dụng “luật một phần ba”. Bạn nên sử dụng 1/3 thời hạn hoặc không khí tùy theo điều kiện nào đến trước - để bơi đi từ điểm xuất phát của bạn, 1/3 để trở về điểm xuất phát, và 1/3 cho giải áp và dự phòng trường hợp khẩn cấp.

6. Trở về tàu. Khi lên tới bề mặt, bạn nhớ bơm BCD.