Danh sách các tab/trang

Thứ Bảy, 31 tháng 7, 2010

Đã từng có một nền văn minh dưới đáy biển? (P2)

Các cấu trúc kim tự tháp Yonaguni:

Được đánh giá bởi một số nhà khoa học là khám phá khảo cổ học của thế kỷ, các cấu trúc tình cờ được phát hiện ở vùng bờ biển Nhật Bản cho thấy kiến trúc cổ trong dạng thức những cây cột trụ, những hình lục giác, những cầu thang, những đại lộ, những hành lang cuốn và cả một kim tự tháp có bậc thang.

Trong khi hầu hết những kẻ bảo thủ cho rằng các cấu trúc Yonaguni là sản phẩm của hoạt động địa chất lớn của khu vực, những góc xác định của những tảng đá và sự sắp xếp của chúng trong mối liên hệ lẫn nhau cho thấy địa điểm này có thể là di tích của một thành phố đã bị ngập chìm.

Bằng chứng ủng hộ lập trường này bao gồm cấu tạo hóa học của những tảng đá phấn (không tồn tại một cách tự nhiên trong khu vực), 2 lỗ cửa sâu khoảng 6,5 bộ sát ngay các cấu trúc này – mà không nhà khảo cổ học nào dám phân loại chúng như là một kiến tạo tự nhiên. Toàn thể thành phố ngầm của Yonaguni được ước tính bởi một số chuyên gia ít nhất khoảng 10.000 năm tuổi.

Khảo cố học đại dương chỉ mới trở thành một ngành học thuật khả dĩ trong vòng 50 năm trở lại đây với sự xuất hiện của thiết bị lặn dùng khí nén. Theo nhà khảo cổ học đại dương Tiến sĩ Nick Flemming, ít nhất 500 địa điểm nằm ngầm dưới mặt nước biển là những phần còn lại của một vài dạng cấu trúc hay đồ tạo tác nhân tạo đã được tìm thấy khắp thế giới. Một vài tính toán cho thấy gần 1/5 những địa điểm này là nhiều hơn 3.000 năm tuổi.

Tất nhiên, một số địa điểm đã bị cuốn sạch bởi các trận lụt, nhưng những địa điểm khác có thể được tìm thấy tại đáy biển thông qua các dịch chuyển kiến tạo địa chất. Bởi nhiều nơi trong số này lúc ban đầu được xây dựng trên những vùng đất khô ráo vững chắc. Trái Đất về mặt địa lý có thể khác hẳn so với những gì chúng ta biết hiện nay.

Hình: dưới đáy biển Nhật bản - các di tích được cho là do con người làm ra.

Thứ Ba, 27 tháng 7, 2010

Bơi và lặn.

 Hè về, đặc biệt là cuối tuần, hồ bơi CLBHK TSN trên đường Hồng Hà luôn có đông đảo bà con đến bơi. Ở đây không hạn chế thời gian, chỉ cần mua vé vào bơi đến khi nào mệt, chán thì thôi. Với những khách quen, luyện tập thường xuyên thì mua vé tháng và ngày ngày đến bơi vào thời gian phù hợp với mình. Mọi người thường tới để bơi hoặc học bơi. Trẻ con và thiếu niên học bơi nhiều đã đành, có cả các bà U60 cũng học, ban đầu phải buộc một phao ở lưng và bơi bì bõm. Những người giỏi thì bơi đi bơi về theo chiều dọc hồ ở khu vực sâu 1m50 xuống dần đến 4m15. Khu vực 4m15 là khu nhảy cầu theo thiết kế ban đầu của hồ, nay các cầu nhảy đã được giỡ bỏ hết. Tui là người duy nhất bơi ít, lặn nhiều. 6h00 sáng bắt đầu, thường chỉ khởi động bằng cách bơi 200m rồi bắt đầu lặn. Ban đầu là lặn tĩnh, neo người cố định ở đáy sâu nhất (biển báo ở đây là 4m15, thực tế đồng hồ lặn của tôi chỉ hiển thị 3m70). Sau 3, 4 lần lặn tĩnh - mỗi lần nghỉ 1phut rưỡi thỉ bắt đầu lặn với chân nhái. Cũng chỉ loanh quanh khu vực sâu nhất này mỗi bề 25m. Sau khoảng chục lần lặn "có khí tài" thì chuyển qua lặn chân không, lúc này chỉ có kính lặn và chân tay không. Cũng đi, về bề ngang hồ - 50m. tới 7h00 lên bờ. Ngày thường vẫn kịp về ăn sáng, đi làm. Chủ nhật thì thoải mái hơn, không bị hạn chế thời gian lên bờ. Dần rồi cũng có người muốn lặn xem sao. Trở ngại lớn nhất là sự khó chịu khi xuống dưới 1m50 do áp lực của nước. Tuy nhiên, khi biết cách khắc phục chuyện này bằng cách bóp mũi, thổi ra tai thì nhiều người cũng dần cảm thấy ổn khi ở dưới 3 mét nước.
 Hôm nay chủ nhật, từ 6 giờ sáng đã có nhiều người tới bơi. Vì là chủ nhật nên tôi mang cả máy chụp hình ra đây để chộp mấy cái cảnh bơi, lặn ở hồ bơi CLBHK TSN.

Thứ Hai, 26 tháng 7, 2010

Tắm biển và Rip curret

(Bài trên eboi.vn, trích)

Bạn đang đứng trên dải cát nông gần bờ thì thấy cát hụt dưới chân. Một lực vô hình đẩy bạn ra xa bờ. Bạn hốt hoảng, chơi với tay chân, rồi ngộp nước. Bạn đã lọt vào vòng xoáy.

Rip current (dòng xoáy) là thủ phạm gây ra cái chết cho người đi tắm biển. Không chỉ ở Việt nam, ngay tại Mỹ nơi có lực lượng cứu hộ rất mạnh, mỗi năm có khoảng 150 người tắm biển chết vì dòng xoáy này.

Khi đi tắm biển, bạn nghĩ mình an toàn khi đứng trên dải cát nông gần bờ. Chưa chắc, nếu cát đột ngột tụt xuống hút đầu người, và dòng nước như đang lôi bạn ra biển, chắc chắn bạn đã bị lọt vào dòng xoáy.
Dòng xoáy xảy ra rất thường tình, ở bất cứ bãi biển nào, trong bất cứ thời tiết nào.

Khi sóng biển vỡ ra trên bờ cát, trọng lực trái đất kéo nước về lại biển. Nếu sóng mạnh, tung một lượng nước khổng lồ lên bờ, khối nước chảy ngược ra biển này đủ lớn để tạo thành một dòng chảy, như một dòng sông nhỏ chảy ra biển, tạo thành dòng xoáy.

Dòng sông nhỏ này có thể dài từ 60-750m, nhưng có khi chỉ chừng 9m. Tốc độ nước chảy có thể lên tới từ 5 – 8 km/h, đủ để kéo người bơi giỏi nhất ra xa bờ. Khác với sóng dội, dòng xoáy chảy trên mặt biển, do đó chỉ kéo bạn ra xa bờ mà không kéo bạn xuống đáy biển.

Khi đứng trên bãi cát nông mà bị nước hất hổng chân, nếu bạn cuống quýt quơ đập lung tung, dòng xoáy có thể nhấn chìm bạn nhưng nếu bình tĩnh thả nổi người, dòng xoáy luôn luôn giữ bạn trên mặt biển.

Khi mắc vào đó, bản năng của bạn là lấy hết sức để bơi ngược dòng trở vào bờ, nơi nước nông. Xin đừng làm thế.
Hãy thả nổi người, bơi xéo dòng, rồi hướng dần song song với bờ biển, sau đó dựa vào sóng để dần dần vào bờ. Nếu không bơi xéo được thì cứ dựa theo dòng bơi ra biển. Khi sức nước yếu đi, bạn có thể quay ngang, dễ dàng thoát ra khỏi dòng xoáy để trở vào bờ.
Nhưng phải nhớ: Trong mọi trường hợp, phải bình tĩnh thì mới thoát được.


Nơi dòng Rip là vùng nước lặng, hầu như không có sóng. Dòng nước ngược này có thể ổn định không thay đổi trong suốt cả tháng hoặc cả năm, tuy nhiên chúng cũng có thể liên tục thay đổi mỗi vài giờ. Ở một số bãi biển, dòng nước ngược này không đi hướng ra biển mà chạy dọc theo bờ biển. Bạn rất khó nhận ra một dòng xoáy trừ khi bạn đang ở giữa "tim" nó.

Do mặt nước nơi có dòng Rip thường lặng nên làm cho người ta hiểu lầm đó là nơi an toàn. Người ta sẽ di chuyển sang tắm nơi đó thay vì tắm nơi có biển báo an toàn và ngay lập tức có thể bị cuốn trôi ra biển.

Nơi có sóng bạc đầu là nơi dòng nước đi từ biển vào gần bờ. Sóng bạc đầu (breaking waves) sẽ đưa chúng ta vào bờ. Như vậy, vùng có sóng không phải là vùng nguy hiểm mà vùng lặng sóng mới chính là vùng đáng nghi ngờ.

Trước khi xuống biển, bạn nên dành 5-10 phút để nhận dạng dòng chảy xa bờ trên bờ biển mà bạn sắp xuống tắm. Bạn có thể nhận ra dòng chảy xa bờ nhờ những đặc điểm sau đây:
Dòng chảy xa bờ có màu sậm hơn vì nơi đó nước sâu hơn; và:
Dòng chảy xa bờ có mặt nước lặng hơn, thường có sóng nhỏ hơn; và:
Đôi khi chúng ta có thể thấy các mảnh vỡ hay bọt nước nổi trên mặt dòng chảy xa bờ và trôi ra biển.

Chủ Nhật, 25 tháng 7, 2010

Đã từng có một nền văn minh dưới đáy biển? (P1)















Có một giả thuyết nhân loại học cho rằng trên Trái Đất đã từng tồn tại một loài người tiền sử có trình độ phát triển kỹ thuật cao. Một vài bằng chứng khẳng định rằng những người tiền sử này đã sở hữu một nền khoa học kỹ thuật cao hơn so với tưởng tượng của chúng ta. Nhiều bằng chứng ủng hộ cho ý tưởng này là việc khám phá ra nhiều vết tích thành phố cổ đại nằm dưới đáy các đại dương.
Những trường hợp đáng ngạc nhiên như những cấu trúc kim tự tháp Yogaguni ở vùng bờ biển Nhật Bản, hay thành phố ngầm “Mega city” được tình cờ khám phá ở bờ biển Đông Bắc Cuba, khiến các nhà nghiên cứu liên hệ đến những điều từng một thời chỉ được xem như những thần thoại địa lý – những câu chuyện kể như về vùng đất Atlantis, lục địa Mu, hay vùng đất Thule. Việc cứ một vài năm lại khám phá ra thêm một công trình dưới biển ủng hộ cho giả thuyết về đế chế tiền sử này.

Kiến trúc đô thị ở một thời đại không thể tin nổi

Một ví dụ điển hình của các tàn tích khảo cổ học mô tả ở trên được tìm thấy tại độ sâu 120 bộ dưới mực nước biển tại vịnh Cambay bờ biển Tây Ấn Độ. Thành phố này tình cờ được khám phá trong một cuộc điều tra nghiên cứu về vấn đề ô nhiễm môi trường, theo ước đoán có thể tồn tại từ cách đây khoảng 9.000 năm.

Dùng một máy dò siêu âm, các nhà nghiên cứu đã nhận diện các cấu trúc hình học xác định ở độ sâu khoảng 120 bộ. Tại hiện trường, họ khám phá ra những vật liệu xây dựng, đồ gốm, các mảng tường, những bồn chứa, những tác phẩm điêu khắc, xương và răng người. Các giám định niên đại bằng phóng xạ Cacbon C14 chứng tỏ những mẫu vật này khoảng 9.500 năm tuổi. Trước đó, những nhà nhân loại học nghĩ rằng vùng này không tồn tại nền văn minh nào có 2.500 năm trước công nguyên trở về trước. Thành phố này còn cổ hơn cả nền văn minh Harapa, một thời được tin rằng là nền văn minh cổ nhất tiểu lục địa Ấn Độ.

Một trường hợp khác, vào năm 1967, khi tàu ngầm nghiên cứu thăm dò Aluminaut ngẫu nhiên khám phá ra một “con đường” nằm dưới vùng bờ biển Florida, Georgia, và Nam Carolina. Tại độ sâu gần 3.000 bộ, con đường trải dài hơn 15 dặm. Con đường được lát bằng một loại hỗn hợp (kiểu như xi măng) từ nhôm, silic, canxi, sắt, manhê. Việc thăm dò khu vực này đã khám phá ra một loạt những kiến trúc làm bằng đá nguyên khối tại một đầu của con đường. Công nghệ nào kiến tạo ra con đường lát đá từ 10.000 năm trước?

Một khám phá xảy ra vào năm 2004. Sóng thần đánh vào các bờ biển Đông Nam Á đã bóc ra hàng tấn cát khỏi bờ biển Tamil Nadu, Ấn Độ. Cơn bão đã dọn sạch cát bụi bao phủ nhiều năm dẫn đến việc khám phá ra thành phố cổ bí ẩn của Mahabalipuram. Theo huyền thoại địa phương, thành phố Mahabalipuram đã gánh chịu một cơn lũ lớn, nhấn chìm nó trong vòng một ngày cách nay 1.000 năm, khi những vị Thần trở nên ghen tị vì vẻ đẹp của nó. Huyền thoại địa phương kể rằng 6 ngôi đền bị ngập nước, nhưng ngôi đền thứ 7 vẫn còn nằm trên bờ biển. Một đội 25 thợ lặn từ Cơ quan nghiên cứu khảo cổ Ấn Độ (Archaeological Survey of India) đã thăm dò khu vực bao quanh bao phủ bởi những cấu trúc nhân tạo, nằm tại độ sâu khoảng từ 15 đến 25 bộ dưới mặt nước biển. Quy mô của những đống đổ nát ngầm dưới đáy biển bao phủ vài dặm vuông, cách bờ biển khoảng 1 dặm. Đánh giá về niên đại của kiến trúc này là khoảng từ 1.500 đến 1.200 tuổi, mặc dù một số nhà nghiên cứu cho rằng chúng có thể lên đến 6.000 tuổi.

Hình: dưới đáy biển ở Nhật bản - các di tích được cho là do con người làm ra .

Chủ Nhật, 18 tháng 7, 2010

Kĩ thuật thực hành (P6)

(Tiếp theo và hết)

ĐỊNH HƯỚNG THEO ĐƯỜNG BÌNH ĐỘ
Sử dụng la bàn để đi men theo đường bình độ. Tới nơi (hoặc khi bình khí nén còn 1/2, không tính lượng khí dự phòng), xoay vòng phương vị của la bàn 180 độ rồi quay về cũng theo đường bình độ này. (Khi này la bàn chỉ có tác dụng tham khảo).

ĐỊNH HƯỚNG BẰNG LA BÀN
(Là phương pháp tọa độ độc cực thực dụng. PP này chỉ đảm bảo đi theo đúng hướng chứ không đi chính xác tới cột mốc).

Đo vận tốc di chuyển.
Chọn và đánh dấu điểm xuất phát (mốc 1). Xác định hướng của dòng chảy. Bơi ngược hoặc xuôi dòng chảy một đoạn rồi chọn và đánh dấu điểm tới (mốc 2).
Bơi từ mốc 1 tới mốc 2 để đếm số lần đạp chân (ví dụ 20 lần, đếm theo 1 chân). Từ mốc 2 bơi về mốc 1 và đếm số lần đạp chân (ví dụ 17 lần). Bấm đồng hồ để tính vận tốc đi ngược và xuôi dòng chảy.
Trong quá trình bơi, cần nhớ mình đang bơi ngược/xuôi/ngang dòng chảy để cộng trừ số lần đạp chân.

Đi và quay về (180o).
Xác định góc tiến (nên thực hiện trên mặt nước):
Tay đeo la bàn phải vuông góc với hướng tiến và la bàn phải thăng bằng.
Đọc góc tiến hiện lên ở ô cửa sổ la bàn (cũng là số ở mặt la bàn), ví dụ là 30o. Xoay vòng phương vị (VPV) sao cho số 30o trên VPV vị trùng với hướng tiến, tức số 30o trên VPV phải đối xứng với số 30o trên ô cửa sổ (và trùng với vạch đỏ của la bàn). Xoay người theo hướng tiến (góc 30o) rồi di chuyển.
Trên đường đi:
Khi số hiện trên cửa sổ la bàn khác 30o, hãy thay đổi hướng đi sao cho cửa sổ la bàn xuất hiện lại số 30o, rồi tiếp tục tiến thẳng theo hướng đó.
Tới nơi:
Đứng yên, xoay VPV thêm (ví dụ cộng) 180o (là 210o), quay lại thẳng với hướng 210o. Trở về theo góc 210o cho tới khi về tới mốc xuất phát.

Bài tập đi và quay về.
Đo vận tốc di chuyển.
Đi lần 1: Từ mốc 1 ta đi tới một đoạn và chọn mốc 2. Trở về tìm mốc 1.
Đi lần 2: Từ mốc 1 ta đi tới tìm mốc 2.

Đi theo hình vông (quay 90o 4 lần).
Từ điểm xuất phát (mốc 1) đi tới mốc thứ 2, đứng yên, xoay VPV (ví dụ cộng) 90o.
Quay người 90o (ví dụ quay phải) rồi đi tiếp tới mốc thứ 3. Tới nơi, xoay VPV thêm 90o nữa (cộng 180o).
Quay người thêm 90o nữa (tiếp tục quay phải) rồi đi tiếp tới mốc thứ 4. Tới nơi, xoay VPV thêm 90o nữa (cộng 270o).
Quay người thêm 90o nữa (tiếp tục quay phải) rồi đi tiếp tới mốc 1 ban đầu.

Bài tập đi theo hình vuông.
Đo vận tốc di chuyển.
Đi lần 1: Đi 1 hình vuông và đánh dấu 4 cột mốc.
Đi lần 2: Đi để tìm lại 4 cột mốc đó.

Đi theo hình tam giác (quay 120o 3 lần).
Như đi hình vuông nhưng với góc quay được cộng (hoặc trừ) 120 độ.

Ghi chú: Nội dung trên chỉ là "lý thuyết". Để định hướng dưới đáy biển, cần kết hợp nhiều yếu tố kĩ thuật, trong đó kinh nghiệm "chiến trường" là hàng đầu, bởi đáy biển là một vùng thiên địa tù mù, hư hư thực thực, quá nhiều cám dỗ, dễ làm sao nhãng "ý chí người hùng".

Thứ Tư, 14 tháng 7, 2010

lặn trong tăm tối (hay: lặn trong ánh sáng)

(sưu tầm trên mạng)

Tôi có một kỉ niệm đáng nhớ trong một lần đi lặn cùng với một người khiếm thị cách đây nhiều năm. Tôi gặp ông trên tàu và mặc dù chỉ mới quen biết nhau có vài tiếng nhưng ông đã làm thay đổi đời tôi mãi mãi.
Bị mù bẩm sinh, suốt cả cuộc đời ông chưa nhìn thấy dù chỉ là một tia sáng. Vào ngày sinh nhật lần thứ 65, món quà ông tự tặng cho mình là một suất học lặn với bình khí nén. Ông nói, ông vẫn luôn mơ đến một ngày được lặn xuống tận đáy biển, và vào cái phút giây đầu tiên tham gia lớp học này ông đã được nếm trải cái cảm giác bồng bềnh, tự do trong lòng đại dương.
Ông chưa từng đi đâu một mình và cũng chưa từng đến những chỗ nào có nước, ngoại trừ hồ bơi nhà mình, chứ đừng nói gì đến chuyện lặn xuống đáy biển.

Sau khi được cấp chứng chỉ lặn với bình khí nén, ông bắt đầu goi điện đến các công ty tổ chức lặn thám hiểm ở Florida nhưng tất cả những gì ông nhận được chỉ là sự hoài nghi, và những câu đại loại như: "Không đời nào!", "Mù hả?", "Ông đang đùa tôi đấy à?" hết lần này đến lần khác.
Cuối cùng, cũng có một thuyền trưởng tàu lặn đồng ý cho ông cùng đi. Và tôi đã có mặt trên con tàu đó chứng kiến ông khệ nệ khiêng đống đồ đạc của mình lên tàu. Nhìn thấy cảnh tượng một người đàn ông đi xuống bến tàu, một tay cầm gậy còn tay kia cầm một cái túi đồ lặn tự nó cũng là một điều khó tin rồi.
Trên con tàu lắc lư giữa biển, cũng giống như những người khác, ông mặc đồ lặn của mình vào. Một người định giúp ông nhưng ông nhẹ nhàng từ chối: "Không, không, tôi có thể tự làm được". Rồi ông đi lại phía lan can tàu, và nhảy xuống nước.
Tôi hình dung chắc ông cũng nếm trải cảm giác sợ hãi vì mất phương hướng khi ở dưới nước, vì suy cho cùng thì ông hoàn toàn không nhìn thấy gì cả. Làm sao ông biết được đường nào đi lên, đường nào đi xuống? Và làm sao mà biết được đàn cá ở hướng nào?

... Ông đưa hai bàn tay ra để cảm nhận từng đàn cá bơi lượn qua lại giữa các ngón tay. Có một con cá mú dài một mét rưỡi bơi nhanh về phía ông như thể nó muốn nói "Nào, hãy cùng đùa vui". Người thợ lặn mù dường như đang chào đón đàn cá, vuốt ve chúng như thể đang vuốt ve một chú chó cưng. Bằng đôi tay của mình, ông khám phá từng tảng đá, từng khe nứt mà ông chạm phải, không bỏ sót bất cứ thứ gì.
Ông quay trở lên đúng giờ trước khi hết dưỡng khí, tìm được cái thang và leo lên tàu, tự mình làm mọi việc như tất cả những người khác.
Tất cả mọi người trên tàu đều rì rầm khi nghe người đàn ông mù kể lại những gì mà ông "nhìn thấy". Ông vừa mỉm cười vừa kể "Các anh có thấy con cá bướm đó không? Và cả con cá thiên thần nữa? Chúng thật đẹp và duyên dáng làm sao … Rồi còn những tảng san hô khổng lồ tuyệt đẹp có những cái xúc tu nhỏ xíu. À, còn con cá mú đó nữa chứ, hay nó là con gì khác?”
Tôi đứng đó, kinh ngạc, người đàn ông này nhìn thấy nhiều thứ còn hơn cả tôi. Cuối cùng, một người trong đám thợ lặn thốt lên "Ông đâu có mù, ông chỉ lừa chúng tôi thôi".
Ông nói "Không, tôi không mù, mặc dù mắt tôi chẳng nhìn thấy gì". Rồi ông bật cười.

Cho đến tận bây giờ tôi vẫn không quên được nụ cười đó. "Các anh không biết sao, ánh sáng phát ra từ trái tim của mỗi người".

Hình: anh Croizon người Pháp, một VĐV bơi lội cụt 4 chi, đang có tham vọng bơi qua eo biển giữa Pháp và Anh.

Chủ Nhật, 11 tháng 7, 2010

Kĩ thuật thực hành (P5)

Với tài liệu PADI, những bạn không rành tiếng Anh sẽ gặp khó khăn khi cần tìm hiểu về kĩ thuật lặn. Nay xin đưa một tài liệu tiếng Việt để cùng trao đổi. Xin lưu ý đây chỉ là tài liệu cá nhân, mang tính thực hành (thực dụng) thôi, chứ không phải tài liệu chính tắc.

Khi không thấy bạn lặn.
Tìm xung quanh 1-2 phút, không thấy bạn thì nổi lên để chờ nhau trên mặt nước.

Bạn lặn bị giọp bẻ.
Dưới đáy biển: 1 tay nắm gót kéo-bẻ bàn chân, 1 tay bóp bắp chân bạn. Tự làm cho mình cũng vậy.
Trên mặt nước: bị 2 chân thì gác 2 chân bạn lên vai mình và bóp 2 chân bạn. Rồi nắm quai cổ áo phao của bạn và kéo lui về tàu, hoặc gác 2 chân bạn lên vai mình và đẩy về tàu.

Cơ thể bị ngấm lạnh, bị hưng phấn quá mức, bị choáng.
Thả lỏng đầu óc, hít thở chậm rãi và từ từ nổi lên. Nếu thấy không làm chủ được bản thân thì tháo đai chì ra để cơ thể tự nổi lên.

BÀI TẬP NÂNG CAO

Tháo và đeo lại đai chì khi đang lơ lửng dưới đáy biển.
Khi tháo ra xong: 1 tay cầm chắc đai (nếu đai tuột khỏi tay là mình sẽ bị vọt lên mặt nước).
Đeo lại: đai ở phía sau đùi, 2 tay cầm 2 đầu đai, hơi ngửa lưng (cho đuôi chai khí hở khỏi lưng) và đưa đai lên lưng. Hơi cúi lưng (cho đai chì áp sát vào lưng) rồi xỏ đai và gài khóa.

Tháo và đeo lại BCD khi đang lơ lửng dưới đáy biển.
Mở đai ngực – đai bụng – nới đai vai, rút từng tay khỏi đai vai để thoát li BCD.
Lúc tháo đai vai phải chú ý giữ BCD (BCD thoát khỏi tay mình sẽ vọt lên mặt nước).
Chú ý: Khi đang thoát li BCD thì vòi thở có thể bị vướng (vì vậy đai vai trái tháo trước, đai phải tháo sau sẽ thuận lợi hơn).

Chui qua vòng tròn, qua vòng số “8”.
Khi chui, cơ thể cần “căn” theo mép dưới của vòng, càng sát mép dưới càng tốt (để tăng khoảng cách phần lưng, tránh cho chai khí bị va quẹt), giữ thăng bằng và nhẹ nhàng “trôi” qua.

Quay xanto ngược/xuôi.
Xả hết khí trong BCD. Kẹp fins vào 1 tay (cái ngược cái xuôi). Nhún người lấy đà và quay vòng, nếu hết đà thì đạp đạp chân vào nước để tạo lực quay tiếp cho tới khi đủ 360o.

Chạy bộ dưới đáy biển.
Xả hết khí trong BCD. Kẹp fins vào 1 tay (cái ngược cái xuôi). Ngả người thấp về phía trước, càng sát đất càng tốt, và chạy.

Chú ý với độ sâu từ 28m trở lên.
Tự cảm nhận xem mình có bị hưng phấn quá mức không, có như bị xỉn không. Nếu có phải bơi lên mức nước 25m.
Zen ...
Can bang bang cach thoi vao BCD

Thứ Hai, 5 tháng 7, 2010

Kĩ thuật thực hành (P4)

Bài tập thoát li ống thở.
- Nhả mồm thở. Vòng tay phải xuống dưới – ra sau để “quơ” vòi thở lên. Cầm mồm thở đưa vào miệng.
- Nhả mồm thở. Tay trái nắm đáy chai nhấc lên một chút để tay phải vòng lên vai tìm vòi thở. Cầm mồm thở đưa vào miệng.
- Tay phải gỡ mồm thở khỏi miệng. Tay trái bóp nút xả BCD đồng thời dùng miệng thổi hơi qua lỗ xả vào BCD. Làm một vài lần cho tới khi người nổi chếch lên.

Bài tập cân bằng độ nổi bằng cách thêm, bớt khí vào BCD (áo phao)

Bài tập cân bằng.
"Nằm sấp": Nằm sấp, bơm chút khí vào BCD cho người hơi chếch lên, đỉnh fins chạm đất, hít thở đều. Tư thế này có thể áp dụng khi dừng lại xem 1 vật gì đó dưới đáy biển.
"Thiền": Bơm khí vào BCD cho người lơ lửng, 2 tay giữ fins theo tư thế thiền, hít thở đều và giữ thăng bằng (đầu có thể hơi cúi một chút).

"Thiền" .....lơ lửng.

Cảm nhận sự cân bằng khi đang bơi.
Tư thế cơ bản: cơ thể nằm ngang, thăng bằng, tay khoanh trước ngực, 2 chân vẫy nhẹ.
Khi hít/thở thì cơ thể sẽ từ từ lên/xuống.
Khi tư thế cơ thể chếch lên/xuống thì cơ thể sẽ từ từ lên/xuống.
Khi đang (chứ không phải đã) bơi lên vùng nước nông hơn thì khí trong BCD sẽ nở ra làm cơ thể nổi lên, hãy bấm “nút bóp” (vì “nút giật” tác dụng rất kém) để xả chút khí. Khi đang (chứ không phải đã) bơi xuống vùng nước sâu hơn thì bơm chút khí vào BCD.
Để thăng bằng, cũng có thể tăng biên độ đạp chân khi đang thở ra và giảm đạp khi đang hít vào.

Mồm thở bị lủng.
Khi chúng bị lủng, van điều áp tự kích hoạt để khí xì ra liên tục. Khi này khí ra rất mạnh. Ta chỉ ngậm một phần (tức ngậm nghiêng) mồm thở rồi thở như bình thường. Từ từ nổi lên.

Hết khí phải dùng chai của bạn lặn.
Người bạn dơ tay phải lên để mình gỡ vòi thở dự bị. Khi mình ngậm vòi thở thì bạn hạ tay xuống. Tay phải nắm vào cánh tay bạn (sát cùi chỏ) và bạn cũng vậy. Cùng từ từ nổi lên.
Tới sát mặt nước, thả tay bạn, nhả mồm thở, quẫy chân nhái giữ nổi, bóp van xả khí áo phao để thổi hơi vào áo phao (để giữ nổi).

Sử dụng miệng thở phụ của bạn lặn.

Thứ Năm, 1 tháng 7, 2010

Kĩ thuật thực hành (P3)

KĨ THUẬT CƠ BẢN

Cứ mỗi 10m áp suất sẽ thay đổi 01 at/cm2 cơ thể: 0 m là 01 at, 10m là 02 at (áp lực nén lên cơ thể tăng gấp đôi so với trên bờ), 20 m là 03 at (gấp ba), 30 m là 04 at (gấp bốn).

An toàn: Chậm và chậm. Lên cách mặt nước 05m cần dừng lại (tối thiểu, tùy từng trường hợp) 03 phút để giải áp.

Thông tin: Trước mỗi thao tác đều phải trao đổi và phải được sự “OK” của bạn lặn.

Đi xuống.
Tay trái dơ vòi xả BCD thẳng lên trời, bóp xả khí từng ít một. Xuống thẳng, chậm. Nếu thấy xuống nhanh thì vẫy nhẹ fins. Bóp mũi thở mạnh. Nếu thở vài lần vẫn đau tai thì nổi lên 01m. Thấy ổn mới xuống tiếp.

Đi lên.
Nhìn lên, tay phải giơ lên đầu. Tay trái dơ vòi xả BCD thẳng lên trời, vẫy nhẹ fins. Lên thẳng, chậm (không lên nhanh hơn tốc độ của các bọt nước li ti). Bóp mũi thở mạnh. Nếu vài lần vẫn đau tai thì đi xuống 01m. Thấy ổn mới lên tiếp. Thỉnh thoảng bấm nút xả khí BCD (vì khi lên, khí trong BCD nở ra). Tới mặt nước, bơm khí vào BCD để giữ nổi.

Kính bị lọt nước.
Kính bị lọt nước: Ấn 1 ngón tay vào mép trên của kính (để mép dưới của kính hở ra một chút), hơi ngửa mặt và thổi ra bằng mũi cho nước thoát ra (khi thở ra, khí tràn vào đầy kính sẽ ép nước ra ở mép dưới kính).
Hoặc: 2 ngón trỏ giữ mép trên và 2 ngón cái giữ mép dưới kính, bẻ mép trên ra một chút cho nước tràn vô kính. Hơi ngửa mặt, bẻ mép dưới ra một chút và thổi ra bằng mũi cho nước thoát ra
Kính bị rớt: Mò tìm và đeo kính vào, rồi làm như trên.
Clip: Tháo, mang kính lặn khi dưới nước. Làm sạch nước trong kính lặn

Rửa kính.
Làm như trên. Hoặc cho một chút nước vào kính rồi ngiêng đầu qua lại.

Khi cổ họng bị khô.
Nhúc nhích mồm thở để nước lọt (một chút) vào miệng.

Thay chai khí ở trên mặt nước.
Mở đai ngực – đai bụng – nới đai vai, rút từng tay khỏi đai vai để thoát li BCD. Vịn áo cũ và với tay lấy BCD + chai khí mới do tàu thả xuống. Trải ngửa BCD, chuẩn bị các đai. Xoay lưng lại, 2 tay luồn qua đai vai, xả bớt khí trong BCD (để BCD chìm một chút – đỡ phải trườn lên BCD), vịn vào 2 bên BCD để ngả lưng lên BCD. Giữ thăng bằng và gắn các đai theo thứ tự.