Danh sách các tab/trang

Thứ Năm, 28 tháng 4, 2016

Thế giới có bao nhiêu Hiệp hội lặn

(Bài của anh AMk3)

Lặn thể thao, hay còn được gọi là lặn chơi, lặn giải trí (recreational diving) không chịu quản lý và cấp chứng nhận bởi một cơ quan quản lý Hành chính Nhà nước, mà thường là tự quản lý, tự điều chỉnh. Tuy nhiên, cũng có một số tổ chức lớn thực hiện chức năng đào tạo và chứng nhận cho các divers (thợ lặn) và instructor (huấn luyện viên). Từ đây, rất nhiều các cuộc mua bán, dịch vụ liên quan đến lặn và thuê mướn thiết bị lặn đòi hỏi phải có sự bảo đảm bằng các bằng cấp, chứng chỉ được cấp bởi các tổ chức này, trước khi có thể thực hiện một dịch vụ hoặc sản phẩm lặn nhất định.

Trong số 49 hiệp hội lặn có uy tín trên trường quốc tế, thì những tổ chức quốc tế được cấp chứng chỉ lặn lớn nhất – hiện đang được phần lớn các hãng sản xuất trang bị lặn và các siêu thị đồ lặn công nhận – bao gồm:

• ACUC: American Canadian Underwater Certifications (trước kia là Association of Canadian Underwater Councils) –Xuất xứ Canada năm 1969 và mở rộng thành quốc tế từ 1984.

• BSAC: British Sub Aqua Club – Trụ sở ở Anh quốc, thành lập 1953 và là câu lạc bộ lặn lớn nhất thế giới hiện nay.

• CEDIP: European Committee of Professional Diving Instructors – Trụ sở ở châu Âu từ 1992 (see Cedip on French Wiki pages).

• CMAS: Confédération Mondiale des Activités Subaquatiques, liên đoàn thế giới dưới nước. 
28/9/1958, các đại biểu Cộng hòa Liên bang Đức (vai trò chính), Bỉ, Brazil, Pháp, Hy Lạp, Ý, Monaco, Bồ Đào Nha, Thụy Sĩ, Hoa Kỳ và Nam Tư đã gặp nhau tại Brussels vào dịp Đại hội của Liên đoàn quốc tế độc lập thu thập tất cả các môn dưới nước. Với mục tiêu này, một cuộc họp được tổ chức tại Monaco vào ngày 09 Tháng 1, và tháng 10, 11 năm 1959 quyết định thành lập “Liên đoàn thế giới dưới nước” CMAS.

• NAUI: National Association of Underwater Instructors – Trụ sở tại Mỹ (đối thủ cạnh tranh của PADI).

• PDIC: Professional Diving Instructors Corporation – Trụ sở tại Mỹ .

• PADI: Professional Association of Diving Instructors –Trụ sở tại Mỹ, tổ chức quốc tế về đào tạo và cấp chứng chỉ lặn lớn nhất thế giới.

• SSAC or ScotSAC: Scottish Sub Aqua Club, Cơ quan quốc gia thể thao lặn tại Scotland.

International Training SDI, TDI & ERDi – Trụ sở tại Mỹ, TDI là cơ quan lặn kỹ thuật lớn nhất thế giới, SDI là nhóm lặn thể thao dựa trên các phương pháp mới và đào tạo trực tuyến, và ERDi là thành phần an toàn công cộng.


• SSI: Scuba Schools International – Có trụ sở tại Mỹ với 35 trung tâm khu vực văn phòng vùng trên toàn thế giới.

Trong số các tổ chức nói trên, nổi tiếng và có ảnh hưởng rộng nhất trong giới lặn recreational là PADI. Các trung tâm lặn, đào tạo và hệ thống cửa hàng trang thiết bị lặn ở Việt nam thường đều theo chuẩn và được chứng nhận bởi PADI. Ngoài ra, một số trung tâm lặn ở Việt nam còn đào tạo chương trình của SSI. 

Thứ Ba, 19 tháng 4, 2016

Con tàu ma Mary Celeste (P2)

(Tiếp theo và hết)

Ở thời điểm chuyển giao thế kỷ, một số tin rằng Mary Celeste đã bị con mực khổng lồ hoặc Kraken (quái vật xúc tu chuyên đánh chìm tàu bè trên biển) tấn công. Nhưng cứ cho là nó thì tại sao nó lại lấy đi các loại giấy tờ trên tàu, và tại sao con tàu bị tấn công nhưng không có ai trên tàu chiến đấu – kiếm của họ vẫn nằm trong vỏ. Khi thấy nhiều vết đỏ trên tàu, người ta kết luận đó là máu nhưng thực chất chúng chỉ là gỉ sét.

Về xuồng cứu sinh, có một sự đồng thuận giữa những người nghiên cứu, bao gồm cả tòa án, cho rằng con tàu đã bị bỏ lại. Các dấu hiệu lộn xộn trên chiếc giường của thuyền trưởng, quần áo của thủy thủ đoàn vương vãi cho thấy một cuộc tháo chạy trong vội vã. Ngoài ra, vài sợi dây thừng cũng biến mất dẫn đến kết luận thủy thủ đoàn đã rời hết xuống con xuồng, dùng dây thừng buộc nó vào sau tàu Celeste.

Về lý do di chuyển, có ba giả thuyết được ủng hộ nhiều nhất:

Thứ nhất, có thể thực phẩm trên tàu bị nhiễm độc, gây ảo giác và khiến các thủy thủ bỏ tàu. Người ta tìm thấy một chất trong bánh mì lúa mạch đen trên tàu có thể tạo ảo giác. Tuy nhiên, thủy thủ đoàn từ tàu Dei Gratia cũng đã sử dụng chính đồ ăn trên tàu Celeste trong hơn một tuần mà không thấy hiện tượng gì bất thường. Vì vậy, giả thuyết thứ nhất có thể loại bỏ.

Thứ hai, khi các thùng rượu được mở ra, có 9 thùng trống rỗng, rõ ràng đã bị rò rỉ trong chuyến đi. Thuyền trưởng cho rằng lượng hơi bốc ra bị giới hạn trong một không gian nhỏ rất dễ phát nổ. Vì vậy, khoang tàu đã được mở toang để hơi thoát đi và thủy thủ đoàn phải sơ tán lên xuồng cứu sinh, giữ một khoảng cách an toàn.

Thứ ba, giả thuyết của Tiến sĩ James H. Kimble: tàu Celeste đã gặp phải cơn lốc xoáy trên biển, thường xuất hiện và tiêu tan một cách nhanh chóng. Nó không gây thiệt hại gì đáng kể và là lời giải thích hợp lý cho lượng nước trong tàu lúc được tìm thấy. Nhưng Briggs thì không nghĩ thế. Ông cho rằng con tàu sắp chìm.
Trong trường hợp 2 và 3, các thuyền viên và gia đình Briggs sẽ nhanh chóng rời tàu. Tuy nhiên, khu vực Bắc Đại tây dương vào mùa đông được coi là nơi khá nguy hiểm cho nên hành động này có thể là nguyên nhân dẫn đến hậu quả đáng tiếc.

Hàng thế kỷ qua, đã có rất nhiều giả thuyết được đưa ra phân tích, mổ xẻ nhưng không có lời giải thích nào thoả đáng. Kết quả là cứ nhắc đến những “con tàu ma” thì cái tên Mary Celeste bao giờ cũng đứng ở vị trí đầu tiên và trở thành bí ẩn lớn nhất mọi thời đại của ngành hàng hải thế giới.

Thứ Năm, 14 tháng 4, 2016

Con tàu ma Mary Celeste (P1)

(Theo tinmoi.vn, trích đăng)

Ngày 4/11/1872, hai người bạn cũ, thuyền trưởng David Reed Morehouse (tàu hàng Dei gratia, Anh) và thuyền trưởng Benjamin Briggs (tàu Mary Celeste của Mỹ) cùng ăn tối ở New York. Họ dừng chân ở New York trước khi Morehouse ra khơi vào ngày 15/11, còn Briggs đi vào hôm sau, đều đi châu Âu.

Ngày 5/12/1872, Morehouse kinh ngạc khi thấy tàu Mary Celeste của Briggs đang trôi dạt ở khu vực giữa Bồ đào nha và quần đảo Azores. Tiếp cận con tàu, họ nhận thấy tàu này tuy có bị nước tràn vào một chút nhưng nhìn chung trong tình trạng rất tốt. Hàng hóa gồm 1.701 thùng rượu, lương thực thực phẩm và nước ngọt đủ cho 6 tháng vẫn còn, không bị xáo trộn, chỉ duy nhất một thùng rượu bị hư hỏng, vật dụng cá nhân của cả đoàn đều ở nguyên vị trí, một chiếc bơm đang hoạt động với 2 cánh buồm được giương lên. Không hề có bất kỳ dấu hiệu nào của con người. Hầu hết giấy tờ và thiết bị định vị trên tàu đã biến mất, tuy nhiên, cuốn nhật ký hàng hải thì vẫn còn, trong đó ngày cuối cùng được đặt bút là 25/11/1872, khi tàu này gần tới đảo St Mary, cách nơi người ta tìm thấy nó khoảng 700 dặm. Điều kỳ lạ là tất cả đều mất tích không dấu vết, mặc dù thời tiết lúc đó tốt và thuỷ thủ đoàn là những người có kinh nghiệm.

Frederick Solly Flood, luật sư tòa án Hải quân Anh, đưa ra giả thuyết: toàn bộ thủy thủ đột nhập vào khoang hàng hóa, uống rượu và giết chết thuyền trưởng Briggs, vợ và con gái ông, cùng phó thuyền trưởng Richardson. Nhưng sau đó, chính Flood đã tự loại bỏ giả thuyết này và chuyển sang quan điểm rằng do rượu đã bị biến chất và nhiều khả năng là nguyên nhân dẫn đến cái chết cho ai chẳng may uống phải.

Rồi ông lại đưa ra giả thuyết khác: Briggs và Morehouse, đã âm mưu lừa gạt thủy thủ tàu Mary Celeste. Theo kế hoạch, Briggs giết thủy thủ đoàn của mình, Morehouse sau đó sẽ yêu cầu bồi thường cho việc cứu hộ tàu Celeste và chia tiền với Briggs. Tuy nhiên, Briggs và Morehouse được biết đến là những người đáng kính, có lý lịch tốt, không thể là kẻ giết người.

Mặc dù vậy, Flood vẫn không từ bỏ suy nghĩ của mình. Nếu Briggs không làm điều đó thì nhất định là Morehouse. Flood tố cáo các thủy thủ của Dei Gratia đã tấn công tàu Mary Celeste vì lợi ích có thể nhận được với tư cách là người cứu hộ. Sau nhiều tháng đưa ra lời vu khống chống lại Morehouse, tòa án Admiralty cuối cùng đã minh oan và thanh toán mọi chi phí cho đoàn của Morehouse.
Thời điểm đó, thế giới rất quan tâm đến những cáo buộc của Flood, thậm chí trong một bài viết trên tờ New York Times, Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ William Richard cũng đưa ra nhận định của riêng mình với vụ án này và đồng ý với giả thuyết của Flood khi cho rằng đây là một cuộc nổi loạn.

Tháng 1/1884, tạp chí Cornhill Magazine đăng truyện ngắn với tiêu đề “J.Habakuk Jephson's Statement”, tác giả là Arthur Conan Doyle (người sau này viết tiểu thuyết trinh thám Sherlock Holmes). Truyện xây dựng từ sự cố tàu Mary Celeste, trong đó, tác giả nói đã tìm thấy những giấy tờ của Abel Fosdyk, một hành khách trên tàu. Theo Fosdyk, vị thuyền trưởng đã tranh luận với 2 thủy thủ về tốc độ bơi. Và để chứng tỏ mình đúng, cả 3 cùng nhảy xuống nước bơi mà không biết sắp làm mồi cho cá mập. Những người còn lại chạy đến theo dõi. Bất ngờ phần mũi tàu nơi họ đứng bị gãy, tất cả cùng chịu chung số phận với vị thuyền trưởng. Fosdyk là người duy nhất sống sót vì đã bám được một mảnh ván và trôi dạt vào bờ biển ở châu Phi. Đây chỉ là giả thuyết không có cơ sở khi nhân chứng Fosdyk đã chết và chẳng ai có thể kiểm chứng được.

Câu chuyện tiếp theo xuất hiện vào cuối những năm 20, khi Lee Kaye của tạp chí Chamber's Journal viết về một “Người duy nhất còn sống sót” là John Pemberton, về những chi tiết đã xảy ra trên tàu. Câu chuyện Pemberton sau đó đã được Laurence Keating xuất bản năm 1929, có tên “Mary Celeste Hoax”, và trở thành cuốn sách bán chạy nhất toàn khu vực Đại tây dương, cho đến khi Kaye bị tố cáo là lừa bịp.