Danh sách các tab/trang

Thứ Hai, 25 tháng 5, 2015

Trang, thiết bị lặn scuba – 25 điều lưu ý (P1)

(Bài trên scuba.com, trích dịch)

1. Nói chung về việc đầu tư vào thiết bị.

S
cuba là một hoạt động chuyên sâu, việc sử dụng thiết bị có liên quan đến sự hiểu biết về kỹ thuật cơ bảnvà thợ lặn cần thiết những thiết bị phù hợp với điều kiện của mỗi họ, nhưng không có nghĩa là bạn phải bòn vét túi để sắm đồ, mà là sắm những thứ tốt nhất trong khả năng của bạn một cách hợp lý. Bạn sẽ không cần phải mua thiết bị mới trong khi thiết bị cũ vẫn còn tốt.

2.
Regulator (
mồm thở chính cùng bộ điều áp).

Phần quan trọng nhất trong thiết bị lặn là Regulator. Đây là nơi bạn nhận được khí thở khi hít thở dưới mặt nước. Bạn nên chọn loại cao cấp mà bạn có thể chi trả được. Nó sẽ phù hợp cho nhiều ứng dụng và cho các yêu cầu khác nhau tại các điểm lặn khác nhau. Ví dụ bộ điều áp của bạn là loại hoạt động tốt trong cả môi trường nước ấm và nước lạnh, trong vùng nước sâu chứ không chỉ ở vùng nước nông, thì trong nhiều năm tới bạn sẽ không phải mua thêm cái mới (khi kỹ năng và nhu cầu chơi của bạn tăng lên).

3. Octos
.


Mồm thở dự phòng là thành phần an toàn của thiết bị, là những gì trong trường hợp hiếm hoi: một bạn lặn bị hết khí thở. Hầu hết thợ lặn được hướng dẫn là Octos đi vòng qua ngực bên phải bạn. Octos, bằng cách nào đó, cần được treo trong khu vực phía dưới của lồng ngực.

4. Máy tính
lặn.

Máy tính lặn
sẽ giúp bạn có những tài nguyên thông tin tuyệt vời. là một hệ thống quản lý thông tin lặn. không chỉ hiển thị thông tin quan trọng trong khi lặn, khi ở trên bề mặt, nó sẽ cho phép bạn đối chiếu với các cú lặn trước đó, hoặc thông tin mô phỏng cho lặn sắp tới. Một số máy tính lặn thậm chí còn tích hợp chức năng hiển thị lượng không khí còn lại trong bình lặn.

5. Thư giãn
.

Bị kích động trong khi lặn có thể làm cho thợ lặn làm những chuyện điên khùng. Trạng thái vui quá mức có thể dẫn đến bàn tay bạn bị quá “linh hoạt”vẫy chân nhái quá mạnh, sẽ dẫn tới bạn thở gấp,sẽ làm cạn kiệt nguồn cung cấp không khí một cách nhanh chóng. Điều này có nghĩa là thời gian lặn của bạn bị rút ngắn. Sự vội vã trong khi lặn là điều không được khuyến khích chút nào.

Khi đi xuống, bạn cần duy trì độ nổi trung tính, và kiểm tra đồng hồ đo độ sâu, và ra tín hiệu tay với bạn lặn. Thủ tục đơn giản này cho phép nhóm lặn đi xuống cùng với nhau, mà không ai phải cố gắng để kịp bạn bè. Nó cung cấp cho tất cả mọi người một cơ hội để cảm nhận với môi trường mới, và có hơi thở sâu, chậm, trước khi bơi đi theo lộ trình trong kế hoạch lặn. Với một nhóm lặn thoải mái, cuộc lặn sẽ kéo dài hơn, cả nhóm sẽ xem được chi tiết các thứ gặp được ở dưới đáy, cuối cùng, bạn sẽ ít mệt mỏi vào cuối ngày.

6. Đúng trọng lượng
chì.

Khi lặn trong
môi trường mới, bạn nên làm một kiểm tra sự cân bằng giữa trọng lượng chì bạn đeo với độ nổi của các thiết bị bạn đang sử dụng cho cú lặn đó. Ví dụ lặn vào hôm nước khá lạnh, bạn sẽ sử dụng wetsuits dày hơn, có nghĩa là độ nổi của nó cao hơn (so với wetsuit cũ) và bạn sẽ phải thêm chì. Ngược lại, thợ lặn đeo dư chì có thể gặp khó khăn về cân bằng ở dưới nước, cuối cùng, sẽ tốn không khí hơn.

7. Bơm BCD.

Trước khi
nhảy xuống nước, bạn nên bơm BCD đủ để bạn nổi ở bề mặt. Điều này cho phép bạn nổi (cho tới thời điểm bạn chính thức đi xuống), và cho phép bạn và bạn lặn của bạn cùng đi xuống như một nhóm.

Trong khi lặn, bạn nên thiết lập độ nổi trung tính cho mình. Sau đó bạn sẽ tự xác định một cự li đủ lớn so với đáy để không làm phiền các động, thực vật và/hoặc không khuấy động phù sa. Điều này sẽ duy trì khả năng hiển thị tối ưu và cung cấp cho nhóm lặn một tầm nhìn tốt nhất để quét các các điểm cần quan tâm và động, thực vật cần quan tâm.

8.
Các thiết bị của bạn đã được điều chỉnh đúng.


Dành thời gian Topside để đảm bảo rằng tất cả các thiết bị của bạn được điều chỉnh đúng
trước khi bạn nhập nước. Hãy chắc chắn rằng các loại dây đai không bị xoắn, BCD, Mask, fins đều phù hợp. Một dây đeo kính lặn quá chặt sẽ gây ra đau đầu và tạo một vệt hằn trên khuôn mặt của bạn. Một đai gót của fins quá chặt/quá lỏng sẽ làm chân bạn không thoải mái và có thể gây thất bại trong cuộc lặn.


Bạn cần chắc chắn rằng các thiết bị, dụng cụ khác đã được cất vào đúng chỗ trong túi BCD hoặc treo đúng chỗ, nghĩa khi bạn cần sử dụng một thiết bị, dụng cụ nào đó, bạn sẽ không phải lần mò tìm kiếm
.

(còn nữa)

Thứ Năm, 14 tháng 5, 2015

Lời khuyên về lặn thâm nhập xác tàu đắm

(Bài của một vận động viên, trích dịch). 

Xác tàu đắm là một nơi tuyệt vời để khám phá, nhưng thâm nhập xác tàu (những xác tàu “đắm tự nhiên”) có nguy cơ bị mất phương hướng và mất tích. Mất tích trong bùn, mất tích trong sự sụp đổ của xác tàu, bị cuốn vào dây nhợ hoặc bị các mảnh sắc gây thương tích. Còn khi gặp sự cố khẩn cấp, bạn sẽ không thoát lên mặt nước được bằng cách lên thẳng. 

Không … không … tôi (tác giả) không viết bài này để hù những bạn sắp sửa đi lặn xác tàu đắm, mà chỉ để cho bạn hiểu về tầm quan trọng của công tác huấn luyện và chuẩn bị. Bạn không thể sẽ là một trong những người mà như người ta nói “lặn xác tàu đắm thì sẽ đắm trong xác tàu”. 

1/ Kiểm soát sự cân bằng trong nước … Thực hành, thực hành ... Khi lặn xác tàu, kiểm soát cân bằng tốt không chỉ tiết kiệm lượng khí của bạn, mà còn làm cho bạn thú vị hơn và đặc biệt là để người bơi sau bạn không bị phù sa làm tối tăm mặt mày. Bạn hãy đi chậm, lách mình qua các vật cản một cách thận trọng và có thể dùng một bàn tay vẫy nhẹ vào nước để đổi hướng.  

2/ Giới hạn của sự giải trí: Nếu xác tàu ở độ sâu 100 feet, bạn chỉ nên thâm nhập 30 phút. Sự cám dỗ khi lặn xác tàu dễ làm cho bạn quên đi thời gian. Bạn phải có đủ thời gian để còn chui ra khỏi xác tàu và dừng giải áp lúc nổi lên(*). 

3/ Sử dụng khí thở theo “quy tắc một phần ba”: Một phần ba lượng khí để thâm nhập, một phần ba để chui ra, một phần ba dự phòng và dành cho cú đi lên với một giải áp an toàn. Hầu hết tai nạn xảy ra vì thợ lặn không làm đúng quy tắc này. Vài năm trước, tôi đã phải giải cứu một bạn lặn bị kẹt bên trong xác tàu ở độ sâu 120 feet và chai khí của anh ta chỉ còn 20 bar. Anh ta bị một chút căng thẳng, và không theo dõi đồng hồ của chai khí của mình (anh ta chỉ làm việc đó nếu bị bạn lặn hỏi). Do căng thẳng nên anh ta đã tiêu hao quá nhiều khí thở. Tôi tìm được anh ta và đưa mồm thở(*) dự bị của tôi cho anh ta, rồi chúng tôi cùng chui ra khỏi xác tàu và nổi lên. Cuối cùng chuyến lặn của chúng tôi đã kết thúc có hậu. 

4/ Cuộn dây và đèn ... Nếu thâm nhập sâu vào xác tàu, bạn hãy rải dây đánh dấu đường đi, sẽ rất có ích trong trường hợp bị phù sa vẩn lên hoặc khi bạn bị mất phương hướng ... Lúc đó bạn sẽ rất vui vì đã dành công sức và thời gian để rải dây. Nếu thâm nhập sâu, hãy cho tôi 3 đèn chiếu sáng, một đèn chính, một đèn dự phòng và một đèn dự phòng chung cho nhóm. 

5/ Kế hoạch lặn, kế hoạch lặn của bạn ... Tôi biết bạn đã nghe câu này một ngàn lần, nhưng nó quan trọng ... Bạn sẽ thực hiện như thế nào: độ sâu, nơi xâm nhập, nơi sẽ tách ra, các tín hiệu tay, và sử dụng khí thở ra sao. 

Chắc chắn bạn sẽ có một chuyến lặn tuyệt vời và an toàn. 

(*) Xin xem tại “Tự điển Lanbien” ở trên cùng bên phải trang tin này.

Thứ Năm, 7 tháng 5, 2015

Thả và rà phá thủy lôi ở miền Bắc trước 1975 (P4-5)

P4. Tự chế tạo tàu quét mìn điều khiển từ xa.
Một khi con người vẫn phải ngồi trên ca nô thì vẫn còn thương vong.

… Chuyến vào khu Bốn năm 1968 khiến chúng tôi (Đoàn Nhân Lộ) càng thấm thía, rằng bất cứ phương tiện nào còn cần đến người lái ở trên phương tiện, thì nguy hiểm vẫn còn. Hoàn thiện “tàu T5” sớm một ngày là một ngày đỡ thương vong cho đồng đội. Công trình tàu T5 bằng phương pháp điều khiển từ xa do anh Nguyễn Hữu Bảo, kỹ sư điện tàu thuỷ là chủ nhiệm công trình. Tôi  được anh Bảo mời cộng tác để giải quyết các vấn đề về vô tuyến điện.


Về nguyên lý, các lệnh của người điều khiển sẽ chuyển thành mã hiệu điện tương ứng, qua máy phát và ăng-ten, được truyền đi bằng sóng điện từ. Sóng điện từ xuống ăng-ten và máy thu, đưa vào bộ giải mã, “trả về” thành lệnh. Mỗi lệnh sẽ điều khiển một cơ cấu chấp hành (quay chân vịt, bẻ lái, ...). Tóm lại là không có khám phá gì mới về nguyên lý, khó khăn là ở khâu thực hành. Với vật tư, linh kiện ít ỏi, gồm những thứ nhặt nhạnh từ xác máy bay Mỹ và từ vài nguồn khác, làm thế nào để lắp ráp được các thiết bị cần có?


… Những ngày đi “thử cự ly”, tôi đứng trên nóc lô-cốt bên nhà Bác Cổ (Bảo tàng Lịch sử Việt nam), máy phát bên mình. Anh Bảo mang máy thu, ngồi đằng sau xe đạp một ông bạn. Xe chạy dọc đường Bờ Sông, qua Bệnh viện Hữu nghị, xuống Nhà máy xay Lương yên. Người qua đường có thể tưởng anh Bảo đi câu cá, vì cần ăng-ten được nguỵ trang thành cần câu. Đứng trên nóc lô-côt, tôi bấm nút cho máy phát truyền đi các tín hiệu khác nhau. Anh Bảo theo dõi xem đến cự ly nào thì máy thu không bắt được. Chúng tôi thử ở nhiều địa hình khác nhau, giữa cánh đồng, trên hồ Tây, ở bến Chèm,... để xác định xem ở mỗi loại địa hình, với cự ly bao nhiêu, thì nhận được tín hiệu điều khiển.


Và với thiết bị tự chế, chúng tôi đã điều khiển con tàu bằng tín hiệu vô tuyến điện ở khoảng cách từ 1,5 km  tới 5 km, tuỳ theo địa hình. Nhưng, có thiết bị điều khiển rồi, chưa phải đã có con tàu. Còn bao việc khác phải làm như thiết kế, chế tạo các bộ rơ-le, bộ tiếp xúc từ, các thiết bị điện, cơ khí,... Nhiều kỹ sư được huy động tham gia: Anh Bảo thiết kế hệ thống truyền động điện; Đinh Ngọc Liễn thiết kế hệ thống truyền động cơ giới; Phạm Văn Đương tham gia thiết kế phương án chọn tần cải tiến. Các kỹ sư trẻ Lương, Đăng, Thắng,... tham gia chế tạo và điều khiển con tàu.


P5. Một vài mẩu chuyện về cuộc chiến chống thủy lôi từ trường.


Đầu năm 1967, Mỹ rải thủy lôi ở các cửa sông, bến cảng. Đợt đầu là các cửa sông Mã, sông Gianh, cửa Hội, Nhật Lệ - những đầu mối giao thông quan trọng của ta lúc bấy giờ. Chỉ tính riêng từ ngày 26/2 đến ngày 21/5/1967, máy bay A6A của hải quân Mỹ từ ngoài biển bay đêm, rất thấp, vào thả khoảng 160 quả.


Từ tháng 6-1967, Mỹ dùng bom từ trường thay thế thủy lôi kiểu cũ, đồng thời mở chiến dịch phong tỏa cảng biển, kết hợp rải bom từ trường trên các luồng sông, cửa biển, bến phà. Đầu năm 1972, Mỹ tổ chức “Đội đặc nhiệm số 11”, mở chiến dịch ném bom, rải thủy lôi, với trận mở màn lúc 7.30 giờ ngày 9/5/1972. Rải mìn xong, Mỹ công bố thời gian an toàn của thủy lôi là 3 ngày, để thúc giục các tàu của nước ngoài đang ở Hải phòng phải nhanh chóng rút lui.


Ngày 11/5/1972, Mỹ tiếp tục rải thủy lôi bịt luồng ra vào cảng Hồng gai, Cẩm phả, các cửa sông và vùng ven biển miền Bắc. Từ 9/5/1972 đến tháng 1/1973, Mỹ đã thả ở 8 tỉnh, thành miền Bắc với 166 điểm, gồm hàng vạn quả bom từ trường và mìn các loại; diện tích bị phong tỏa ở các khu vực trọng điểm gần 478km, suốt từ Quảng ninh, Hải phòng đến cửa Tùng, cửa Việt,...



Do tổ chức quan sát tốt (gồm hệ thống ra-đa, các trạm quan sát phòng không, các tổ quan sát thủy lôi của bộ đội và dân quân ven biển) nên sau khi địch thả 3 ngày, ta đã có những số liệu tin cậy. Hải quân đã rà quét thí điểm ở cửa Nam Triệu và gỡ được 2 quả MK-52, đem về nghiên cứu. Tiếp theo, ta đã dùng ca-nô thả bộc phá, kích nổ ở phao số 17 luồng Nam triệu lúc 8 giờ ngày 19-5-1972 và sau đó ta dùng 6 tàu thả bom chìm kích nổ. Đồng thời dùng máy bay AN2 rải bộc phá kích nổ. Các phương tiện trên đã kích nổ hàng trăm thủy lôi. Đồng thời, “tổ nghiên cứu và tìm giải pháp phá bom từ trường” của ta đã chế tạo thành công thiết bị tạo từ trường để phá bom từ trường và đã thành công ngay lần đầu khi áp dụng ở cảng Hải Phòng. (hết)

(nguồn: “Đánh thắng phong tỏa bằng thủy lôi của giặc Mỹ” trên Tạp chí Hải quân, trích đăng).

Chủ Nhật, 3 tháng 5, 2015

Thả và rà phá thủy lôi ở miền Bắc trước 1975 (P3)

P3. Tự chế tạo thiết bị kích nổ thủy lôi từ trường

(bài trên kinhtenongthon.com.vn, trích đăng) 

... Máy bay A6 của Mỹ mỗi chuyến chở 30 quả thuỷ lôi MK-42, ném xuống các vị trí giao thông huyết mạch ở Hải Phòng như: cửa biển Nam Triệu, bến phà Kền, phà Cựu, Quý Cao, Kiến An... Trong đợt ném bom phá hoại miền Bắc lần thứ nhất (1965 – 1968), cao điểm Mỹ thả tới cả trăm quả thuỷ lôi/ngày. Để giữ bí mật, chúng chỉ thả thuỷ lôi vào ban đêm. Đặc điểm của thuỷ lôi là khi thả xuống mặt đất, lòng sông, nó sẽ không phát nổ, mà chỉ nổ khi “bắt hơi” các vật liệu kim loại. Quả thuỷ lôi thông thường dài 1,4m, đường kính 32cm, nặng 86kg, có 70kg thuốc nổ, có thể phá huỷ hoàn toàn chiếc tàu có tải trọng vài ngàn tấn, gây hư hỏng, nứt vỡ thân tàu có tải trọng lớn hơn. 

... Ông Chấn nhớ lại: “Thời kỳ Mỹ mới thả thuỷ lôi, chúng đã phá huỷ hàng chục tàu chở hàng hoá quan trọng, trong khi ta khá lúng túng trước loại vũ khí “giấu mặt” này. Từ những thông tin tình báo cùng với các số liệu thực tế, đại đội Tự vệ chúng tôi được giao nhiệm vụ chuyên rà, phá loại vũ khí này”. Để phá thuỷ lôi, họ phải xác định rõ các vị trí thuỷ lôi “ẩn nấp”, rồi kéo sợi dây có cột tấm tôn để “quét” trên mặt nước. Khi tấm tôn cách thuỷ lôi chừng 60 – 70m thì thủy lôi phát nổ. 

Cuộc chiến đấu chống thuỷ lôi bằng “tay không” do đơn vị ông Chấn thực hiện được một thời gian thì các kỹ sư Việt nam đã chế ra máy BD-67, BD-69 có khả năng kích nổ thuỷ lôi một cách an toàn, có thể phá huỷ 6 – 7 quả trong một lần kích máy. Máy “phóng từ tính” này được đặt trên chiếc thuyền nhỏ rồi được ca nô kéo đi. Khoảng cách từ thuyền đặt máy đến ca nô là 100m. Khi thuyền đặt máy tới cự li thích hợp, người trên ca nô đóng cầu dao điện, và máy phóng từ tính sẽ kích nổ thuỷ lôi. 

Dùng máy phóng từ tính không an toàn tuyệt đối. Trong một lần đi phá thuỷ lôi (1968), ông Chấn đã bị thương nặng khi phải đến nơi đặt máy để khắc phục sự cố. 

Trước khi Mỹ ném bom miền Bắc lần thứ hai (1972), chúng ta đã nghiên cứu thành công máy phá thuỷ lôi MK42-ĐST (vào 10/1971). MK42–ĐST có ưu điểm nổi bật là chỉ một người vận hành (máy BD-67, BD-69 cần tới 6 người phục vụ) và có thể tác chiến cả thuỷ lẫn bộ Ngoài ra, nó còn có thể kích nổ thuỷ lôi nằm sâu trong lòng đất tới 7m. Về hình dáng, nó giống máy bay Mig. Khi tác chiến dưới nước, máy cũng được đặt trên chiếc thuyền nhỏ và cũng dùng ca nô kéo. Trên bộ thì máy đặt trên giá đỡ có bánh hơi và cần lái.

Trong hai lần Mỹ ném bom miền Bắc, đơn vị tự vệ cảng Hải phòng đã phá hủy hơn 1.000 quả thủy lôi, chiếm 1/4 số thủy lôi đã được phá hủy trên địa phận Quân khu 3.
(còn nữa)