Danh sách các tab/trang

Thứ Bảy, 29 tháng 3, 2014

Sự cố nhỏ nhưng có thể phá vỡ sự thoải mái khi lặn

(sưu tầm, trích).

Nguyên nhân là do các cảm biến trong cơ thể (*) cảm thấy có một cái gì đó là không ổn, và bạn bắt đầu cảm thấy nôn nao, và nếu không nhanh chóng remediated, bạn sẽ ói. Làm thế nào để tránh say tàu thủy (say sóng)?

1. Cần phải ăn. Một bữa ăn trước khi lặn là rất quan trọng. Với hầu hết mọi người, một dạ dày trống rỗng sẽ nhạy cảm hơn với kích thích từ bên ngoài. Bạn làm đầy nó trước khi rời khỏi bờ khoảng 60 phút là ý tưởng thông minh. Bữa ăn nhiều carbohydrate, dầu mỡ và tính axit sẽ góp phần làm bạn say tàu thủy. Cuối cùng, tránh rượu và thuốc lá.

2. Nếu bạn biết bạn dễ bị say tàu xe và sử dụng quá trễ thuốc chống nôn, như như Meclozine (Bonine, Antivert, Meni-D, Antrizine) hoặc Dramamine. Meclozine sẽ giảm hoạt động của các phần của não điều khiển việc buồn nôn. Hãy chắc chắn để bắt đầu uống thuốc vào đêm trước chuyến lặn (xem kĩ hướng dẫn sử dụng thuốc).

3. Nhiều thợ lặn ăn gừng để tránh say sóng. Bạn chỉ việc ăn chúng trước và trong lúc nghỉ giữa ca lặn. Mặc dù chưa được kết luận hoàn chỉnh, nhưng nghiên cứu cho thấy, gừng có chứa một số chất có tác dụng thư giãn đường ruột, làm giảm nguy cơ bị say.

4. Tránh nhìn vào những điểm dao động mạnh. Nhìn ra xa tận đường chân trời có thể giảm bệnh. Tránh nhìn xoáy vào những điều dao động mạnh, và đặc biệt nhất, không nên đọc sách tại những thời điểm này.

5. Ngồi ở đâu. Những vị trí khác nhau trên tàu sẽ dẫn đến sự cảm nhận khác nhau về độ dao động, nó sẽ truyền sang cơ thể bạn. Ở vị trí Topside, gần trung tâm tàu thường là đỡ nhất.

6. Mùi. Kết hợp với mùi có thể làm phức tạp hóa tín hiệu truyền lên não, làm bạn tăng khả năng trở thành bệnh nhân. Tránh mùi khói diesel, khói thuốc lá, nước hoa và (tất nhiên là) chất nôn của người khác.

7. Uống nước trong khi trên tàu và trong khoảng thời gian nghỉ ngơi sau cú lặn. Điều này sẽ giúp giữ cho cơ thể bạn đầy đủ nước, và hơn nữa, giúp dạ dày chuyển hóa thức ăn và xử lý các tình huống khác tốt hơn.

8. Nếu bạn bị quá nóng khi ở trên boong tàu, bạn sẽ có nhiều nguy cơ bị bệnh. Đội nón để nắng không chiếu trực tiếp lên đầu bạn, tốt nhất là ngồi trong râm, và cởi một phần hoặc toàn bộ wetsuit ra khỏi người bạn.

9. Nếu cảm thấy sắp bị ói, bạn hãy di chuyển đến vị trí cuối gió (và với gió ở phía sau lưng bạn), nghiêng về phía trước và “tuôn” xuống biển. Cá sẽ cảm ơn bạn. Không bao giờ đứng ở vị trí đầu gió – bạn sẽ làm người khác bị ói theo bạn.

10. Nếu bạn sớm cảm thấy các dấu hiệu của say sóng (sắp say), thì khi nhảy xuống biển, bạn chìm hẳn đầu xuống nước và hít thở một lúc sẽ hết. (Còn nếu vẫn không thấy hết thì tốt nhất là … leo lên tàu).

11. Nếu bạn tình cờ bị say sóng trong khi đang lặn, thì cứ việc ói “thả cửa”. Đó không phải là một trải nghiệm thú vị, nhưng  sau đó bạn sẽ cảm thấy tốt hơn gần như ngay lập tức.

Điểm mấu chốt là say tàu xe có thể được giảm thiểu bằng một giấc ngủ đầy đủ trong đêm trước, ăn các món ăn và với số lượng phù hợp, sử dụng thuốc chống say, và chủ động phòng tránh – trước khi dấu hiệu đầu tiên của say sóng biểu hiện.


(*) Các cảm biến của cơ thể (cảm biến bên trong tai, mắt và các mô sâu hơn) sẽ phát hiện những thay đổi (ví dụ như sóng biển làm chiếc tàu nhấp nhô) và đưa dữ liệu về não bộ, sẽ có thể gây ra phản ứng (bị say). Các nhà khoa học không chắc chắn những gì gây ra nôn khi say tàu xe, nhưng họ cho rằng các dữ liệu này (từ nhiều cảm biến) đã mâu thuẫn nhau sẽ gây rối loạn và đầu độc bộ não, và cơ thể (tự động) phản ứng bằng cách bảo tồn nguồn năng lượng dự trữ – đào thải những thứ mà cơ thể sẽ phải tiếp tục tiêu tốn năng lượng (thức ăn chưa tiêu hóa).

Thứ Ba, 25 tháng 3, 2014

Tam giác quỷ. P1: Tam giác Bermuda

 (Sưu tầm, trích)

“Tam giác Bermuda” là vùng biển diện tích chừng 500.000 km2, nằm trong một tam giác với 3 đỉnh là mũi Florida, Puerto Rico và quần đảo Bermuda. Từ hơn một thế kỷ qua, nhiều truyền thuyết về việc tàu thủy và máy bay mất tích một cách bí ẩn ở đây.

Khái niệm “tam giác Bermuda” xuất phát từ Vincent Gaddis vào năm 1964. Việc quan tâm đến các hiện tượng được cho là siêu tự nhiên đạt đến đỉnh cao năm 1974 khi cuốn “The Bermude Triangle” của Charles BerlitzJ. Manson Valentine trở thành sách bán chạy nhất. Trong đó, một danh sách tàu thủy và máy bay biến mất không dấu vết được đưa ra làm bằng chứng gián tiếp cho “hiện tượng tam giác Bermuda”. Thật ra thì một vài tác giả đã gộp cả vùng AzoresCaribbean vào tam giác Bermuda, và vì thế đã mở rộng vùng “rất nguy hiểm” này lên gấp ba lần.

Dường như các biến cố hay xảy ra trong “tam giác quỷ”. Số phận của “chuyến bay 19” trong tháng 12/1945 là một trong những biến cố đó. Trong những năm sau đó, thống kê các mất mát kì lạ tăng rõ rệt: Năm 1947 chiếc máy bay "Superfort" không trở về sân bay. Chiếc C-54 Skymaster và đội bay được nghe thấy lần cuối cùng khi cách Bermuda 100 dặm, sau đấy liên lạc vô tuyến bị cắt đứt. Năm 1948 chiếc "Star Tiger" của Anh biến mất trên bầu trời một cách không giải thích được. Cũng trong năm đó, tín hiệu radar của một chiếc máy bay hành khách biến mất. Chiếc DC-3 đang trên đường bay từ Puerto Rico đến Maimi. Năm 1949 chiếc "Star Ariel" biến mất khi cách Bermuda 380 dặm về phía Tây-Nam. Và năm 1950 một chiếc máy bay kiểu Globemaster ở tận cùng phía Bắc của tam giác và năm 1952 lại một chiếc máy bay Anh trên đường đi đến Jamaica.

Các chuyện đều giống nhau: Tàu thủy, máy bay biến mất không dấu vết trong điều kiện thời tiết tốt, biển lặng mặc dầu phi công hay thủy thủ đoàn giàu kinh nghiệm, hay chiếc tàu thủy nguyên vẹn được tìm thấy đang trôi dạt trên biển nhưng thủy thủ đoàn mất tích. Các đàm thoại vô tuyến kì lạ và không rõ ràng cũng đóng một vai trò trong một số trường hợp. Nhiều giả thuyết được đưa ra, và thú vị là từ tác phẩm này sang tác phẩm khác, chuyện bí ẩn ngày càng cộng thêm bí ẩn, và cũng không hiếm các chi tiết giàu trí tưởng tượng.

Sau cùng, cuốn “The Bermuda Triangle Mystery – Solved!” của Lawrence Kusche, được xem là tác phẩm kinh điển của các cuộc điều tra mang tính hoài nghi, đã dọn sạch một loạt phỏng đoán, bán sự thật về đề tài này. Kusche chỉ ra rằng không có gì bất thường tại vùng biển này. Số tàu thủy và máy bay mất tích không cao hơn ở những nơi khác, tính theo lượng giao thông của những vùng biển khác có thể so sánh được trên các đại dương của thế giới, và phần lớn các trường hợp gây chấn động đã được đưa ra trong cuốn này. Từ đó sự im lặng của dư luận đã thay thế cho đề tài này.


Năm 1980 Berlitz đưa ra một số tai nạn mới “không giải thích được”, những tai nạn mà cuối cùng hóa ra là không hoàn toàn không phải là không giải thích được (trừ ba trường hợp). Mặc dầu tai nạn máy bay, tàu thủy vẫn tiếp tục xảy ra trên Đại Tây Dương nhưng ngày nay những tai nạn đã hiếm khi được liên kết với “tam giác Bermuda” nữa.

Thứ Ba, 18 tháng 3, 2014

Nguyên tắc Sơ cấp cứu Tại chỗ và luật Murphy của thợ lặn

(Bài trên Scubadiving.com – trích).

Don và Jane tham gia môn lặn Scuba giải trí đã 10 năm, nhưng 2 năm gần đây họ không đi lặn. Cơ hội đi lặn bất ngờ xuất hiện khi họ gặp một người bạn cùng câu lạc bộ. Anh ta nói với họ về một chuyến đi với giá khuyến mãi. Don và Jane hầu như không có thời gian chuẩn bị. Họ chỉ kịp mở túi ra để biết rằng các thiết bị lặn vẫn còn ở trong đó.

Sáng hôm sau bọn họ đầy vui vẻ trên tàu lặn ... Cuộc lặn tiến hành ở vùng biển sâu 12 – 18 mét. Don và Jane lặn dọc theo rặng đá ngầm ở độ sâu 15 mét (cuộc lặn không có Divemaster(*). Don thì khoái “tung tăng” còn Jane thì thích “săm soi” từng ngõ ngách. Rồi một dòng chảy xuất hiện khiến cả hai bị mất sức và đã bị xa nhau hơn so với mong muốn. Bỗng mồm thở(*) của Jane bị sự cố, bong bóng khí phủ kín mặt cô, không khí tràn vào họng cô quá mạnh. Jane hốt hoảng, cô mất đi sự suy nghĩ bình thường. Cô vội vã nổi lên và bị bất tỉnh trước khi lên tới mặt nước. Sự nỗ lực sơ cấp cứu trên tàu lặn đã không thành công.

Thợ lặn nói:

- Tai nạn này tiềm ẩn trước khi Don và Jane đi lặn. Sau 2 năm không lặn, họ đã xuống nước mà không suy nghĩ về những gì mà họ sẽ phải làm. Họ không dành thời gian để nhớ lại kỹ năng của mình, và kiểm tra các thiết bị – chúng đã bị lãng quên trong nhà xe, cạnh máy xén cỏ, một nơi quá nóng, trong suốt thời gian này. Bảo trì thiết bị lặn không đơn giản như bảo trì máy xén cỏ và không được đối xử với chúng như vậy.

- Với công nghệ hiện nay, các thiết bị lặn đã trở nên đáng tin cậy, khả năng xảy ra sự cố là cực nhỏ nhưng bạn vẫn cần nhớ luật Murphy: “Bất kỳ cái gì có thể bị hư, nó sẽ bị hư”.

- Về mặt kỹ năng, khi gặp sự cố này, Jane sẽ thở bằng kỹ năng “từ chối van hạ áp”: Chỉ ngậm một nửa mồm thở (một kỹ thuật thời nhập môn), hoặc ra hiệu với bạn lặn “cho tui xài chung chai khí của bạn nhé” để dùng chung chai khí với Don, rồi cả hai thực hiện một cú đi lên nhàn nhã, an toàn.

- Mặt khác, nếu Don ở gần Jane, anh ta sẽ đưa cho cô mồm thở dự phòng. Dưới nước, thợ lặn cần quan sát lẫn nhau, ở gần bên nhau. Khi bạn gặp trường hợp khẩn cấp, bạn có thể không còn hồn vía nào nhìn ra xung quanh.

Cơ quan chức năng nói:

- Đối với người làm Sơ cấp cứu Tại chỗ: Khi cảm thấy làm sơ cứu không hiệu quả thì bạn vẫn phải KIÊN TRÌ làm hô hấp nhân tạo cho nạn nhân, cho tới khi nhân viên y tế chuyên nghiệp có mặt, ngay cả khi bạn tin rằng nạn nhân đã chết.

- Kiểm tra thiết bị của bạn theo định kì hàng năm là cần thiết. Bạn cần chăm sóc nó và điều đó phải ở trong tâm trí của bạn.

- Duy trì liên lạc với bạn lặn. Tai nạn lặn rất hiếm, nhưng khi xảy ra, sự có mặt của bạn lặn có thể giữ không cho nó trở thành thảm họa.

- Cách để nhớ lại những kĩ năng cơ bản là thực hành.

(*) Xem Tự điển Lanbien ở trên cùng bên phải trang tin.
H: Cho tui xài chung chai khí của bạn nhé.

Thứ Ba, 11 tháng 3, 2014

8 lời khuyên đế tiết kiệm khí thở khi lặn Scuba




1. Giữ ấm
Nếu bạn lặn không cách nhiệt, bạn sẽ làm nóng nước đại dương bằng thân nhiệt của bạn J, dẫn tới tăng cường quá trình trao đổi chất và đốt oxy. Bạn hãy thử các phương án cách nhiệt khác nhau (áo rash guards, dive skins hay wetsuit…)
2. Chuyển động chậm.
Các chuyển động nhanh, đột ngột sẽ đốt khí thở nhiều hơn do chúng làm tăng lực cản của nước.
3. Chú ý, không dùng tay!
Tưởng tượng mình là con khủng long Tyrannosaurus Rex, với hai chân to đùng và hai cánh tay bé xíu. Quậy tung cánh tay và bàn tay cũng sẽ làm tăng thêm lượng khí bị đốt cháy mà ảnh hưởng rất ít hoặc chả có tác dụng thay đổi vị trí của bạn.
4. Gọn gàng hơn.
Phân bổ các trọng lực không hợp lý, trang thiết bị không gọn gàng cũng tạo sức cản và làm tốn hơi thở hơn. Thử thay đổi  vị trí các tạ chì xem.
5. Chậm bao nhiêu?
Hãy dùng thời gian làm thước đo. Hít vào trong khoảng thời gian năm đến bảy giây, và thở ra trong khoảng từ sáu đến tám giây. Khi đạt tốc độ thở chậm một cách tự nhiên, bạn khỏi cần đếm nhịp thở nữa.
6. Hãy giữ hơi một chút
Nguyên tắc tối quan trọng của lặn Scuba là phải thở liên tục! Tuy nhiên, bạn sẽ chỉ giữ hơi một khỏang ngắn cỡ 3 giây tại thời điểm sao khi hít vào  – thêm chút thời gian để cơ thể hấp thụ thêm oxy từ khí thở.
7 Làm nghẽn dòng thở
Hãy thử: đặt đè lưỡi lên vòm trên miệng và thở qua phần bao quanh lưỡi. Việc này tạo ra sự cản trở luồng khí thở, làm chậm việc thở lại.
8. Thực hành.
Cũng như mọi môn thể thao khác, kỹ năng của bạn chỉ cải thiện khi bạn thường xuyên luyện tập.
Chúc các bạn lặn Việt có nhiều thời gian đáy thưởng thức thủy cung.


Scuba diving.

Đi thuyền kayak trên dòng Mekong

(bài của Dong Nguyen, trích) 
… Nhìn nước sông Mekong chảy cuồn cuộn mà tôi thấy hơi lo. Thật ra tôi có khả năng bơi rất tốt nên không sợ lắm, tuy nhiên, không nên chủ quan khinh địch. Chúng tôi chia thành 5 cặp: Thuyền 1 – Od và một hướng dẫn viên địa phương nữa, thuyền 2 – Tiến và Thành, thuyền 3 – Hà và Thận, thuyền 4 – Nghĩa và Sỹ, thuyền 5 – tôi và Tuấn.
Anh em lần đầu chơi Kayak nên rất lúng túng. Mọi người đều quay vòng vòng trong khi thuyền của Od đã vọt lên trước. Con nước ở khu vực này chảy rất nhanh và mạnh. Thuyền bị xô đẩy một cách bạo lực. Chúng tôi cố gắng chèo chống nhưng hình như không mấy tác dụng.
Ven sông có rất nhiều bụi cây mọc từ dưới nước lên. Thân cây không to nhưng rậm rạp, nhiều cây chỉ còn cành khô. Thuyền của Nghĩa và Sỹ đi trước lảo đảo rồi trôi đi vun vút ... đâm sầm vào một bụi cây khá to. Nước xoáy làm thuyền lật úp, hất 2 người xuống nước.
Thuyền của tôi đi sau cũng chẳng may mắn hơn. Tôi ngồi phía sau cố gắng điều khiển cho thuyền lách sang bên nhưng dòng nước không chiều theo ý muốn. Thuyền tôi đâm gần như trực diện vào giữa thuyền của Nghĩa và Sỹ. Tôi hốt hoảng thật sự.
Tôi thấy Nghĩa đã ra khỏi bụi cây và trôi băng băng về phía trước, Sĩ thì hình như vẫn đang nằm dưới đáy thuyền úp. Tôi dùng mái chèo cố gắng nhấn vào thân cây hy vọng đẩy 2 chiếc thuyền ra xa nhau. Tuy nhiên, dòng nước như cơn lốc xoáy, nhanh đến độ không tưởng tượng được, thuyền của tôi lập tức bị lật úp và chồng lên thuyền của Sĩ.
Tuấn ngồi phía trước tôi bị hất tung xuống nước và trôi phăng phăng, còn tôi bị chìm trong làn nước đỏ quạch. Chỗ này nước chảy xiết và khá sâu, tôi ngoi đầu lên thở. Ôi không! Trên đầu tôi là chiếc thuyền lật úp. Nón bảo hiểm của tôi đập vào thuyền “cộp cộp” mà vẫn không thoát ra được. Vì quá bất ngờ nên tôi hết hơi nhanh chóng. Phản xạ tự nhiên của con người khi hết hơi là mở miệng hít thở, khiến miệng tôi đầy nước Mekong.
Lúc này tôi bị bất ngờ nên mất tinh thần ghê lắm. Tôi quyết định lặn về hướng trái của bụi cây. Mắt tôi mở to dưới làn nước đỏ quạch nhưng hoàn toàn không nhìn thấy gì, hai tay quạt mạnh lần mò ra khỏi đám cây chằng chịt rồi bơi thêm một đoạn nữa cho thật chắc rồi mới ngoi lên.
Hai chiếc thuyền lúc nãy vướng vào cây đã bị nước cuốn sang phía phải. Một chiếc theo dòng trôi đến chỗ của Sỹ, chiếc kia thì càng lúc càng xa. Tôi bơi và tận dụng dòng nước để tiếp cận con thuyền. Thật may mắn, chỉ chưa đầy 10 sải tay, tôi đã tiếp cận được thuyền. Lúc này thuyền vẫn lật úp. Phía đáy thuyền thiết kế nhiều lỗ nhỏ, tôi dùng đầu ngón tay bám vào đó và cùng nó trôi đi.
Tôi đạp mạnh chân xuống dưới để hy vọng có thế ôm thuyền được tốt hơn. Nhưng một cảm giác ớn lạnh chợt chạy băng qua sống lưng khi chân tôi chợt tiếp xúc với một thứ gì đó vừa thô ráp vừa nhớt nhợt. Tôi chợt nhớ đến lời dặn của Od: Khi bị rơi xuống nước thì chân phải đưa lên cao, vì bên dưới có thể có bụi cây hoặc rong tảo. Nếu nó cuốn lấy chân thì rất nguy hiểm. Tôi chuyển sang bơi ngửa, tay phải vịn lấy mạn thuyền.
Dòng nước lại xô thuyền tôi vào một bụi cây khác. Chẳng hiểu sao khu vực này lắm cây thế. Tôi lại lọt thỏm bên dưới chiếc thuyền. Lần này thì tôi đã chuẩn bị tinh thần nên hít một hơi dài rồi lặn nhanh ra khỏi thuyền và bụi cây quỷ ám đó. Hy vọng chiếc thuyền sau khi đâm vào cây sẽ lật trở lại. Nhưng không, thuyền vẫn úp và tiếp tục trôi theo dòng nước chảy siết.
Lúc này Sỹ đã leo được lên thuyền. Chiếc khác có đến 4 người: Như vậy là Nghĩa và Tuấn đều đã được cứu. Chỉ còn mình tôi. Nước mạnh thế này thì Od chèo ngược dòng cứu tôi sẽ là cả vấn đề. Tôi đành bơi đuổi theo con thuyền đang trôi. Kỳ này, ý chí sinh tồn của tôi trở nên mãnh liệt, chỉ 7 sải tay tôi đã chụp được thuyền. Lúc này tôi mới thấy mạn thuyền có một sợi dây nhỏ để bám. Nhớ lại cách Od hướng dẫn cách lật lại thuyền khi dưới nước, tôi chồm qua thuyền. Lần 1 không thành công, lần 2 cũng không thành công. Tôi kiệt sức, phải nghỉ chút. Tiếp tục lần thứ 3, thành công. Tôi chồm qua được thuyền, tay chộp lấy sợi dây bên kia mạn thuyền và giật. Thuyền lập tức lật lại. Thật tự hào vì đã làm được chuyện mà mình chưa từng làm và không bao giờ nghĩ là mình sẽ phải làm.
Tôi nghỉ 1 phút, hít thở đều để lấy lại sức rồi tung mình lên thuyền ngồi vào vị trí. Thuyền trống trơn: Mái chèo bị mất, 2 túi tư trang trong đó có chiếc Nikon D90 cũng mất, chiếc kính mát Rayban cũng đã làm bạn với dòng Mekong rồi. Một cảm giác buồn bã tràn ngập. Lúc sinh tồn lo cứu mình nhưng khi thoát nạn thì nghĩ đến đồ. Chiếc Nikon đã theo tôi chinh chiến biết bao nhiêu năm nay giờ hy sinh ở dòng Mekong này thật oan uổng quá.
Rồi tôi thấy một sợi dây thõng xuống nước, nắm dây kéo lên thấy hơi nặng ... tiếp tục kéo ... Ôi, chiếc túi vẫn còn. Tôi lần sợi dây thứ 2 và kéo lên. Chiếc túi thứ 2 vẫn còn. Ai cha, thì ra bọn thiết kế thuyền đã tính toán hết các tình huống 

… Od và anh huấn luyện viên chèo lại phía tôi. Od đưa tôi một mái chèo và hạ lệnh tất cả tấp vào bãi cát nhỏ bên trái dòng sông để ổn định đội hình. Mệnh lệnh rất quyết liệt nhưng anh em phải vất vả lắm mới đưa thuyền cập bờ được. Riêng tôi lên được bờ thì mặt xanh như tàu lá chuối. Nước mũi chảy lòng thòng và cơ thể rã rời sau mấy trận vật lộn và uống nước Mekong tinh khiết …
(hình chỉ có tính minh họa) 

Thứ Năm, 6 tháng 3, 2014

Tiếng nói bí ẩn trên đại dương

(sưu tầm, trích)

Vào những năm 40 của thế kỷ 20, sự biến mất đầy bí hiểm của thuỷ thủ đoàn tàu Urang Medana, Hà Lan, là một bí ẩn lớn nhất trong lịch sử ngành hàng hải. Ở thời điểm đó, có vài trạm rada của Anh tại Singapore và Sumatra nói rằng, họ có nhận được tín hiệu cấp cứu từ tàu Urang Medana với nội dung: “SOS… SOS tất cả đã chết… tôi là người duy nhất còn sống sót”, tiếp sau đó là hàng loạt các ký tự lộn xộn và các dấu chấm. Một lát sau tín hiệu được nối lại, nhưng chỉ có một câu duy nhất là “Tôi đang chết dần”, rồi kết thúc bằng một sự im lặng. 

Con tàu này đã được tìm thấy tại vịnh Malacca, Mã lai, cách nơi phát tín hiệu khoảng 80 km. Khi bước lên Urang Medana, nhân viên cứu hộ thấy thuyền trưởng nằm tại vị trí chỉ huy và thuỷ thủ nằm rải rác khắp nơi. Nhân viên điện đài, có lẽ là người đã phát tín hiệu cấp cứu, đã chết trong trạng thái làm việc. Điểm chung trên khuôn mặt của tất cả là đều hiện rõ nỗi sợ hãi khủng khiếp. Không có bất kỳ dấu hiệu tổn thương nào trên các tử thi. Những thứ có giá trị trên tầu còn nguyên vẹn. Giả thuyết về một vụ cướp biển bị loại bỏ. 

- Năm 1955, trên Thái bình dương, người ta tìm thấy thuyền buồm MB Elip, Mỹ. Trên tàu nước ngọt và đồ ăn dự trữ còn nguyên, các phương tiện cứu hộ chưa được sử dụng, nhưng không một bóng người.
- Năm 1970, tàu hàng Minto, Anh, cùng thuỷ thủ đoàn mất tích một cách lạ lùng trên Đại tây dương.
- Năm 1973, một tai nạn xảy ra trên Đại tây dương làm đắm tàu đánh cá Anna, Na Uy. Các thủy thủ trên con tàu khác gần đó vô tình chứng kiến vụ tai nạn lấy làm lạ là khi sự việc diễn ra, họ không thấy có bất kỳ ai trên boong tàu.

Trong lịch sử ngành hàng hải, sự mất tích toàn bộ thuỷ thủ đoàn của tàu buồm Maria Chelesta được nhắc đến như một bí ẩn của đại dương. Ngày 02/12/1872, tàu Jea Grasia, Anh, bất ngờ gặp tàu Maria Chelesta đang di chuyển một cách không bình thường. Tiến lại gần, họ ngạc nhiên khi trên tàu không một bóng người, còn vô lăng lái lại không đặt ở chế độ cố định. Họ thâm nhập tàu này: Không có bất kỳ dấu hiệu nào của con người. Họ tìm được cuốn nhật ký đi biển, trong đó ngày cuối cùng được đề ngày 24/11/1872. Con tàu được đưa về eo biển Gibraltar, Anh, để điều tra, tuy nhiên mọi nỗ lực đều vô vọng.  

Năm 1937, nhà vật lý Vladimir Suleykin, Liên xô, đưa ra giả thuyết được cho là thuyết phục. Trên tàu thuỷ văn Taimưr, trong hải trình trên biển Kaspi, họ thí nghiệm với một quả cầu thám không chứa khí hydro: Khi quả cầu này đưa đến gần ai thì người đó xuất hiện cảm giác đau buốt trong màng nhĩ, còn khi đưa ra xa, cảm giác đau đó dần tan biến. Suleykin nhận định: Gió thổi qua các cơn sóng trong những ngày biển động đã tạo ra sóng hạ âm. Trong dải tần dưới 15 héc, sóng hạ âm không chỉ gây tổn thương cho màng nhĩ, mà còn gây rối loạn hệ thần kinh trung ương và ảnh hưởng đến thị giác. Ở tần số dưới 7 héc, sóng hạ âm đôi khi gây tử vong cho con người. Mà nơi nào xuất hiện bão thì nơi đó có thể xuất hiện sóng hạ âm. Hiệu ứng này được Suleikyn gọi là “âm thanh của biển cả”.

Nghiên cứu về tác động vật lý của sóng hạ âm có cường độ lớn đối với động vật, đã cho thấy chúng đều có cảm giác lo lắng, sợ hãi. Thí nghiệm với những người tình nguyện cũng cho kết quả tương tự. Họ đều cảm thấy đau đầu, lo lắng với một nỗi sợ hãi khủng khiếp không rõ nguyên nhân.

Theo GS.Gavro, Pháp, âm thanh ở tần số 7 héc có thể gây tử vong. Trong thời gian có bão biển sẽ xuất hiện sóng hạ âm (15 héc tới gần 6 héc. Tần số càng thấp thì nguy cơ tử vong đối với con người càng cao, khi đó, họ sẽ phải hứng chịu một nỗi khiếp sợ và kinh hoàng không rõ nguyên nhân. Hơn nữa, nếu cột buồm và thân tàu cũng bị cộng hưởng, trở thành nguồn sóng hạ âm thứ cấp, sẽ càng tác động mạnh mẽ lên con người, làm họ mất lý trí để rồi hoảng loạn và nhảy ra khỏi tàu. Không phải vô cớ mà trên nhiều chiếc thuyền, cột buồm bị gãy hoặc hư trong khi thời tiết được dự đoán là không có gió lớn.

“Người Hà lan bay” – con tàu ma không người, ai gặp nó sẽ phải hứng chịu bất hạnh: Theo truyền thuyết, trong cơn bão, thuyền trưởng Van Staaten đã vô cùng khó khăn để điều khiển tàu vòng qua mũi Hảo Vọng. Trong cơn hỗn loạn, các thủy thủ yêu cầu thuyền trưởng quay lại. Không thèm để ý đến đề nghị của mọi người, trong cơn tức giận, Van Staaten đã phỉ báng Chúa Trời, và tuyên bố rằng sẽ đổ bộ vào mũi Hảo Vọng, thậm chí có phải bơi cho đến ngày Chúa tái thế. Ngay lập tức, một giọng nói từ trên trời vang lên “Được, vậy thì các người hãy bơi đi”. Từ đó, con tàu trở thành điềm gở cho những ai nhìn thấy nó.

Sự biến mất bí ẩn của con người và con tàu vẫn tiếp tục trong thế kỷ 21:

- Năm 2003, Cục bảo vệ bờ biển Autraulia tìm thấy một tàu buồm của Indonesia gần bờ biển nước này. Tàu vẫn trong tình trạng tốt, khoang chứa đầy cá, nhưng trên tàu lại không có một bóng người (trước đó, tàu ra khơi với 14 thuỷ thủ).

- Năm 2006, Cục bảo vệ bờ biển Sardinhia, Italia, phát hiện chiếc tàu hai cột buồm Bel Amika bị trôi dạt mà không có người trên đó. Trên tàu vẫn còn thức ăn thừa và những tấm bản đồ địa lý của Pháp. Cảnh sát nghi ngờ chiếc tàu đã bị kẻ buôn lậu sử dụng vận chuyển ma tuý. Tuy nhiên giả thuyết này bị bác bỏ khi sử dụng chó nghiệp vụ.

- Cùng năm đó, cách Australia không xa, người ta tìm thấy chiếc tàu chở dầu Yan Seng cũng không một bóng người.  

- Năm 2007, chiếc tàu buồm Kaz-2 dài 12 mét được tìm thấy khi đang trôi dạt trên vùng biển Đông Bắc Australia. Động cơ tàu, hệ thống định vị toàn cầu GPS, và một máy tính xách tay vẫn đang hoạt động, một bàn ăn đã dọn sẵn. Các phương tiện cứu hộ vẫn còn nguyên. Cánh buồm được trương lên nhưng đã rách nát.

H: Trong tự nhiên, những sự kiện khác thường xảy ra âu cũng là bình thường. Trong hình là đám mây dị thường xuất hiện trên bầu trời Ranier, bang Washington 1/2009.

Chủ Nhật, 2 tháng 3, 2014

Phá và Đầm lớn ở Việt nam

(theo vnexpress.net, trích)

Phá Tam Giang, Huế

Trái ngược với vẻ đẹp u tịch, trầm buồn của xứ Huế mộng mơ, phá Tam Giang cách thành phố 15 km lại mang trong mình một vẻ đẹp hoang sơ, vắng lặng, gió nồng nàn và nắng cũng chứa chan. Bất cứ ai đến đây đều phải trầm trồ thán phục bởi khó có thể tìm thấy nơi nào trên đất nước hình chữ S đón bình minh và hoàng hôn tuyệt đẹp như Phá Tam Giang. Những cung bậc màu sắc của thiên nhiên, của ánh mặt trời rực rỡ đã vẽ nên một Tam Giang muôn vẻ, muôn màu, khiến ta chỉ muốn ngắm mãi không thôi. Là đầm phá nước lợ lớn nhất Đông Nam Á, phá Tam Giang thực sự là một ngã ba sông nơi mà ba sông lớn gồm sông Hương, sông Bồ và Ô Lâu “hẹn hò” nhau trước khi đổ ra cửa biển. Bởi vậy, nơi đây tập trung nhiều đàn cò, vạc, sâm cầm, ngỗng trời, vịt trời... bơi trắng mặt nước, tạo nên khung cảnh hết sức nên thơ mà sống động.

Đầm Ô Loan, Phú Yên

Phú Yên vốn nổi tiếng với danh thắng độc đáo Gành Đá Đĩa. Nhưng ít ai biết rằng, cách đó không xa tồn tại một vẻ đẹp hữu tình của mây trời sông nước – đầm Ô Loan. Đây là đầm nước lợ mang vẻ đẹp kỳ ảo thuộc thị trấn Chí Thạnh, huyện Tuy An. Vào lúc bình mình, đầm Ô Loan trông như một chú chim khổng lồ đang trong tư thế sẵn sàng tung cánh bay vút lên bầu trời. Cũng góc nhìn ấy, nhưng trong ánh sáng nhập nhoạng của hoàng hôn, đầm tựa như một con chim đang xoải cánh tìm chốn bình yên bên mặt hồ gợn sóng. Vì là đầm nước lợ nên Ô Loan có rất nhiều hải sản như hàu, sò huyết, tôm, mực, sứa, rau câu, điệp, cua… Đến Ô Loan thưởng ngoạn phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp và thưởng thức những món hải sản đậm đà hương vị miền Trung, du khách mới có thể cảm nhận hết được vẻ đẹp của vùng đất Phú Yên thơ mộng.

Đầm Nha Phu, Khánh Hòa

Nằm giữa vịnh Nha Trang và Vân Phong, cách trung tâm thành phố Nha Trang 15 km về phía Bắc, đầm Nha Phu nổi lên như một điểm đến hấp dẫn hội tụ nhiều nét đẹp của thiên nhiên với núi, rừng, suối, thác và biển cả. Đến với Nha Phu bạn sẽ có cơ hội hòa mình trọn vẹn với sự biến đổi của thiên nhiên kỳ thú của ba hòn đảo: Hòn Thị, Hòn Hèo và Hòn Lao. Tất cả như những ốc đảo nằm yên bình, thơ mộng giữa lòng đại dương mênh mông. Sẽ còn gì tuyệt vời hơn mỗi sáng được nô đùa cùng làn nước biển trong vắt như pha lê, chiều thăm thú núi rừng, đợi đến khi hoàng hôn buông xuống cùng bạn bè cắm trại ven suối, nâng ly nhảy múa, ca hát trong ánh lửa bập bùng... Nha Phu còn quá nhiều hấp dẫn và vẫn đợi khách một ngày quay trở lại.

H: Phá Tam giang