Danh sách các tab/trang

Thứ Ba, 28 tháng 7, 2015

Cua nhện nặng 15-20 kg, càng dài 4-5 m

(sưu tầm, trích đăng)

Trong họ nhà cua, “cua nhện” Thái bình dương là loài lớn nhất thế giới mà con người từng biết. Loài cua khổng lồ này sống ở đáy biển phía Nhật bản nên còn được gọi là cua nhện Nhật bản. Tên khoa học của cua nhện là Macrocheira kaempfer. Người Nhật gọi chúng là cua chân cao (cao cước giải).

Các nhà khoa học xác định rằng, cua nhện có bộ chân dài nhất trong số các loài giáp xác. Trong khi “cua đồng” có độ dài càng chừng 10 cm thì càng cua nhện tới 4-5 m. Bộ châncủa nó nâng đỡ một cơ thể có chiều ngang chừng nửa mét và nặng tới 20 kg. Con người thường gọi giới chân dài là phụ nữ, còn với cua biển thì ngược lại. Những chàng cua đực sở hữu cặp chân dài miên man, còn chân cua cái thì khá ngắn. Thậm chí, cặp càng của nó còn ngắn hơn cả chân.

Mặc dù cua nhện mang vẻ ngoài hung dữ, khiến người ta nghĩ tới những con nhện độc khổng lồ ăn thịt người trong phim ảnh, nhưng thực tế chúng là loài hiền lành. Chúng lợi dụng bọt biển hoặc các loại sinh vật khác để ngụy trang, trốn tránh các đối thủ hơn là tìm cách tự vệ, tấn công lại. Gặp kẻ thù, chúng chỉ biết trông chờ vào bộ mai cứng, giống loài rùa rụt cổ.

Cua nhện khổng lồ được tìm thấy ở vùng duyên hải phía Nam của đảo Honshu, từ vịnh Tokyo đến Kagoshima và một số vùng xa hơn. Những chú cua khổng lồ, nặng 15 đến 20 kg thường ở dưới độ sâu 500-600 m dưới đáy biển. Cuộc sống của chúng vẫn là điều bí ẩn với con người.

Thức ăn của cua nhện khổng lồ là các loài sò, động vật có vỏ. Món ưa thích nhất của chúng là các xác chết thối rữa. Vòng đời của loài cua nhện cũng thuộc hàng khủng ở biển cả. Các nhà khoa học tin rằng chúng có thể sống đến 100 năm. Những con cua có tuổi đạt ngưỡng này, thì trọng lượng của nó cũng đạt mức cực đại.

Do loài cua này cho thịt rất ngon, nên chúng bị săn lùng ráo riết. Trung tâm của nghề đánh bắt cua nhện đặt tại vịnh Suruga của Nhật bản đã ghi nhận sản lượng cua nhện gom được vào năm 1976 đạt kỷ lục với 247 tấn. Tuy nhiên tới năm 1985 đã giảm còn 32 tấn. 

Thứ Tư, 22 tháng 7, 2015

Nghề lặn biển bắn cá kiếm sống ở Ninh vân

(Bài  của một phóng viên, trích đăng) 

Lặn bắn cá thường từ tháng 3 tới tháng 8 “tây”, thời điểm nước biển êm, trong, ít sóng gió. Khác với giã cào, giã nhủi, lưới mành, lưới rút, lặn biển chỉ hoạt động trên những dải đá ngầm, những vùng nước có rạn san hô sâu từ 30 – 50 mét. Hải sản khai thác chủ yếu là cá rạn: Mú, mó, bò chìa, búp nẻ, tôm hùm, mực, ốc,… Cá bắn được ít hay nhiều tùy theo tháng, con nước, mùa trăng. Một năm chỉ “làm biển” có 4 chuyến, cứ gió mùa Tây Nam thổi mạnh là quay ghe vào bờ vì biển động, nước đục.


Anh Vinh, thợ lặn làng Ninh vân. 17 năm theo nghề, đã đưa anh đến các vùng biển miền Trung và miền Nam cho tới Phú quốc, với những bãi cá mú trong rạn san hô. Ra giàn khoan dầu vùng biển Vũng tàu, dưới đáy biển 30 – 40m nước, anh dám chắc chỉ có thợ lặn làng anh mới thấy được vẻ đẹp của giàn khoan.



Anh Quân theo nghề lặn chỉ 12 năm mà đã xây được căn nhà trị giá 50 triệu đồng và mua được chiếc ghe 10 mét, máy 15 CV (ngựa). Anh chủ yếu bắn cá mú hồng ở vùng biển Khánh hòa, Cà ná. Mỗi chuyến bắn khoảng 1 tấn cá mú hồng, doanh thu khoảng 10 triệu đồng. Do bắn cá ở gần, mỗi năm ghe của anh đi từ 7 10 chuyến, trừ chi phí, tiền công thợ lặn, lãi khoảng 40 triệu đồng. Mối lo lớn nhất hiện nay của anh là cá mú hồng ở vùng biển Khánh hòa và các tỉnh lân cận đang thưa dần.

Bác Lục nói: Vùng rạn ở Khánh hòa và các tỉnh phía Nam có số ngư dân đánh bắt tăng, phương tiện đánh bắt nhiều, nên nguồn hải sản ngày càng cạn kiệt. Cá trong rạn bị tận diệt nên tái sinh chậm, một số loài có nguy cơ tuyệt chủng. Hơn nữa, nghề lặn cũng hết sức nguy hiểm. Bác muốn chuyển sang nghề nuôi tôm hùm lồng, nuôi cá bè, nhưng nghề này đòi hỏi vốn đầu tư cao.

Nghề lặn biển cũng đã đổi đời cái xã đảo nhỏ bé có vài trăm hộ dân này. Ông chủ tịch xã đảo nói: Cả làng sống bằng nghề lặn biển. Nhờ nghề này mà tỷ lệ đói nghèo của xã đảo giảm đáng kể. Bây giờ xã toàn là nhà xây với những phương tiện sinh hoạt hiện đại. Tính đến nay, toàn xã có 56 tàu thuyền công suất 30 ngựa trở lên, trong đó có 51 tàu thuyền chuyên nghề lặn biển.

Sanh nghề tử nghiệp: Số người bị tê nhức trong làng Ninh vân hiện chưa xác định chính xác là bao nhiêu. Họ cho biết nguyên nhân là do bị “nước ép”, bị gặp “nước độc”. Trường hợp anh Lành là thương tâm nhất. Vào năm 1999, sò mai ở Phan thiết có giá tới 40 ngàn đồng/kí. Sáng hôm ấy, biển lặng, đẹp trời, anh cùng đám thợ lặn ra khơi. Sau 3 tiếng lặn, anh thấy rân cả toàn thân và phải lên thuyền nghỉ. 2 tiếng sau, anh tê liệt từ vùng thắt lưng trở xuống. Từ đó hai chân anh cứ teo dần.

Tháng 3, mùa đi biển đã đến, ghe trong làng chuẩn bị ra khơi. Họ nói “Chén cơm, manh áo kiếm được chan đầy nước mắt, nhưng trong làng từ xưa đến nay có ai bỏ nghề bao giờ đâu”. Chúng tôi (phóng viên) chia tay Ninh vân. 3 giờ sáng lên ghe đò, biển lạnh buốt, từng đợt sóng vỗ liên hồi. Ở đó, dưới đáy đại dương có bao nhiêu số phận chìm nổi những người lặn biển kiếm sống.

Thứ Năm, 16 tháng 7, 2015

Nhiều khi tai nạn lặn scuba lại xảy ra sau khi đã ở trên mặt nước

(Bài trên Scubadiving.com, trích dịch)

Khác với suy nghĩ của nhiều người, hơn một nửa số ca tử vong lặn lại xảy ra trên mặt nước 

Tàu lặn thả neo. Divemaster (DM)(*) địa phương xác nhận không có điều gì bất thường ở vị trí này. DM thông báo với các nhóm lặn về các thông số dưới biển và kế hoạch lặn.

Cặp Herb và Mary xuống đáy ở độ sâu khoảng 24 mét và bơi đi (cuộc lặn không có DM). Lượt đi hoàn toàn thuận lợi. Sau 20 phút, chai khí của Herb hết gần một nửa và họ thống nhất là phải quay về. Họ lặn trở về tàu lặn.

Khi về, họ không tìm thấy dây neo của tàu lặn, nhưng họ nghĩ họ đã ở gần con tàu. Lúc này chai khí của Herb chỉ còn 35 bar, và Mary ra hiệu cho Herb dùng chung chai khí của cô. Họ nổi lên, có dừng giải áp(*). Tổng cộng thời gian lặn là 40 phút. Khi lên tới mặt nước, họ nhận ra rằng tàu lặn ở rất xa và họ chỉ thấy nó khi cưỡi lên đỉnh sóng. Tệ hơn nữa, dòng chảy đang kéo họ ra xa tàu. 

Mary và Herb la hét và vẫy tay để thu hút sự chú ý của tàu lặn, nhưng tàu lặn không thấy họ. Họ nhận định rằng, tới khi thuyền trưởng nhận ra là họ không có ở trên tàu tàu, ông ta sẽ cho chờ thêm 10 phút rồi mới đi tìm họ. Như vậy dòng chảy sẽ càng đẩy họ thêm xa tàu, thậm chí tàu có thể sẽ không thể tìm thấy họ.


… Họ dùng ống thở(*) để bơi về tàu. Mary thỉnh thoảng dừng lại để định hướng và cố gắng báo hiệu cho tàu. Rồi Mary nhận ra Herb không còn ở bên cạnh cô – trong khi bơi, họ bị ngăn cách bởi những con sóng. Cô tìm kiếm Herb cho tới khi chấp nhận rằng anh ta đã mất tích.

Tàu lặn gặp Mary sau một giờ kể từ khi cô không thấy Herb. Mãi tới ba giờ sau tàu mới tìm thấy Herb. Herb đã tháo bỏ BCD(*), và đã chết. Có thể sự kết hợp giữa nước khá lạnh và sự căng thẳng đã làm anh hoảng loạn.

Thợ lặn nói:

Trong khi lặn, sai lầm của Herb và Mary là không xem la bàn xác nhận hướng đi. Họ không hề nghĩ là khi quay trở lại tàu thì sẽ phải đi về phía nào, mà đơn giản cho rằng hướng họ đang đi là đúng với hướng trở về tàu lặn. Nhưng họ đã đi lệch hướng. Biển hôm đó có những đợt sóng xéo với hướng lặn. Khi ở độ sâu, họ không lưu ý nên càng thêm lệch hướng.

Nhưng sai lầm lớn nhất của họ là không bơi sát bên nhau. Hai thợ lặn bị lạc ở cạnh nhau sẽ tốt hơn một người. Các chuyên gia tin rằng, khi bị lạc trên biển, bạn sẽ sống sót nếu có bạn lặn ở bên cạnh. Điều này quan trọng hơn là bạn cố gắng bơi về tàu.

Một vận động viên bơi lội giỏi cũng chỉ đạt tốc dộ 2 knot (3,7 km/h) trong một khoảng thời gian ngắn. Như vậy việc bạn bơi đi tìm con tàu là không thích hợp. Nó chỉ làm tăng sự mỏi mệt cho bạn, trong khi lẽ ra bạn cần giữ sức khỏe. Nó làm bạn mất nhiệt nhanh hơn, ngay với cả một Wetsuit(*)  rất dày – Wetsuit của Mary là 5 li, của Herb là 7 li, nhiệt độ nước hôm đó là 20 độ C. Việc ít cử động sẽ giảm sự lưu thông của nước lạnh qua Wetsuit.

Bài học:

-Hãy nhận biết môi trường xung quanh bạn. Biết cách trở lại điểm xuất phát.
-Nếu bạn bị lạc với tàu, hãy ở bên cạnh bạn lặn của bạn.
-Bạn nên có một phao bơm với cờ kí hiệu và gương, còi. Thiết bị đơn giản này sẽ dễ dàng hơn đáng kể cho người cứu hộ khi phải xác định vị trí của thợ lặn đang lạc trên mặt nước.


(*) Xem Tự điển Lanbien ở trên cùng bên phải trang tin này

Chủ Nhật, 5 tháng 7, 2015

Chấn thương khớp vai của vận động viên bơi sải

(Trích dịch)

Trong một năm, khớp vai của một vận động viên bơi lội (VĐV) chuyên nghiệp có thể phải cử động khoảng 2 triệu lần. Chấn thương vai của họ “thường là kết quả của việc lạm dụng lâu dài và lặp đi lặp lại (những động tác này)”. Mc Master và Troup phát hiện ra rằng 10% VĐV từ 13 - 14 tuổi, 13% từ 15 - 16 tuổi, và 26% VĐV bơi lội ưu tú (những VĐV tuổi cao hơn) bị bệnh đau vai. Khi khảo sát bệnh đau vai quá khứ, 47% từ 13 - 14 tuổi , 66% từ 15 - 16 tuổi, và 73% VĐV bơi lội ưu tú đã có lịch sử. Mặc dù tỷ lệ mắc bệnh cao ở nhóm tuổi trẻ, nhưng tuổi trung bình của VĐV đến với bác sĩ là 18.

Gần một nửa số huấn luyện viên bơi lội, những người tham gia bơi ít hơn, cũng bị cơn đau đau kéo dài ít nhất 3 tuần do bơi cường độ cao.

Chấn thương vai chấn thương phổ biến nhất trong bơi lội, là một chấn thương liên quan đến viêm supraspinatus và/hoặc bắp tay, thường được gây ra bởi sự bất ổn glenohumeral. Tác động trong supraspinatus có thể do VĐV phải lặp đi lặp lại động tác quạt tay, đã hút cạn nguồn cung cấp máu của nó, hoặc có thể xảy ra trong giai đoạn kéo trễ của cú quạt tay. Kích thích lặp đi lặp lại của tendinosis supraspinatus có thể dẫn đến tình trạng viêm cấp tính cục bộ, hơn nữa làm giảm subacromial, gây ra sự tác động thứ cấp và viêm bao hoạt dịch.

Một xu hướng là thay đổi kỹ thuật kết thúc của cú quạt tay: Rút cánh tay ra khỏi nước ngay khi bàn tay di chuyển tới đỉnh xương chậu (tức rút tay sớm). Thay đổi kỹ thuật này nhằm giảm bớt sự kích thích lên cơ supraspinatus. Kỹ thuật quạt tay thích hợp sẽ cải thiện đáng kể để VĐV không bị thương. Kỹ thuật dẫn đến gia tăng căng thẳng vai, , nghiêm trọng hơn, sẽ gây mệt mỏi. Hầu hết các VĐV đu đã nhận được hướng dẫn kỹ thuật phong phú khi trẻ, nhưng sau 12 tuổi thì ... thành tích mới là sự lựa chọn.

Một số sai
lầm về kỹ thuật có thể dẫn đến chấn thương quá mức ở khớp vai. Trong i sải, cùi chỏ cần phải cao trong giai đoạn tay ra khỏi nước (giai đoạn phục hồi) giai đoạn bắt ớc của cú quạt tay. Thấp cùi chỏ trong giai đoạn y có thể gây rotator cuff cơ bắp. Vị trí cùi chỏ cao (trong giai đoạn phục hồi) được thực hiện bằng cách xoay cơ thể từ bên này sang bên kia trong mỗi chu kỳ quạt tay. Nếu xoay cơ thể từ bên này sang bên kia (mỗi bên chừng 45 độ) không đủ sẽ gia tăng sự tác động lên khớp vai.

Trong giai đoạn bắt nước của cú quạt tay, lúc cánh tay đang duỗi thẳng về phía trước, nếu cánh tay bị lệch ra ngoài trục cơ thể, ví dụ lệch quá xa sang một bên và overreaching so với trục cơ thể, một sai lầm phổ biến, làm người bơi bị mất sức.

Và một tư thế khác sẽ gây kém hiệu quả khi bơi và buộc vai phải chịu một tải trọng rất lớn, là cánh tay thẳng trong giai đoạn kéo nước (tức bạn không gập cánh tay một góc 110 độ). Cánh tay thẳng đơ như mái chèo sẽ làm tăng sức cảnlàm cánh tay phải tăng sức chịu đựng. Sử dụng kickboards cũng có thể làm tăng đau .

Một số lỗi gây mệt mỏi khác liên quan đến bơi, chẳng hạn như chỉ thở một bên, hoặc kỹ thuật vẫy chân (kich) kém sẽ làm nửa sau của cơ thể bị chìm, có thể thêm vào sự căng thẳng quá mức.

Bài tập quá mức trong huấn luyện (tập không đúng kỹ thuật, tập kéo dài, tập cường độ quá cao) cũng có thể gây kích ứng làm vai bị thương.

Mặt khác, việc huấn luyện viên không cho VĐV được quyền linh hoạt áp dụng (quyền tự chọn) các kỹ năng cũng dẫn tới chấn thương cho VĐV đó. Để ngăn chặn kéo dài của rhomboids, VĐV phải tích cực kiểm soát chuyển động của bả vai. VĐV có thể được hướng dẫn kỹ thuật này bởi một vật lý trị liệu hoặc huấn luyện điều trị. Cứng nhắc về kỹ thuật tương quan với việc tăng khả năng đau vai.

Có thể tăng sự thả lỏng vai đối với VĐV nghiệp dư (nonswimmers) – mặc dù thả lỏng có thể khó (trong đó có thể do gien di truyền). Nếu VĐV tăng căng thẳng trên cơ rotator cuff cũng có thể làm tăng nguy cơ viêm gân.