Danh sách các tab/trang

Thứ Năm, 29 tháng 12, 2011

Happy New Year 2012

Chúc bạn lặn gần xa một năm mới vui tươi, khỏe mạnh, hạnh phúc và có nhiều chuyến lặn mê say!

Thứ Ba, 27 tháng 12, 2011

Lặn sông giải trí: P2 - Xoáy hút và xoáy nhiễu loạn

(tiếp theo, trích)
Lưu lượng dòng sông có thể thay đổi theo ngày và theo mùa. Gió địa phương có thể làm tăng, giảm tốc độ dòng chảy, tuỳ thuộc vào việc chúng thổi xuôi hay ngược. Con sông chạy từ bắc xuống nam, khi gặp cơn gió bắc sẽ làm tăng tốc độ dòng chảy, sẽ khuấy phù sa và đưa tầm nhìn dưới đáy sông tiến tới số không. Khi gặp cơn gió nam thì phù sa sẽ lắng bớt và khả năng hiển thị được cải thiện.

Lý tưởng nhất là nước sông di chuyển song song theo từng tầng, trong đó tầng nước gần đáy di chuyển chậm hơn. Ma sát giữa các tầng nước sẽ làm giảm vận tốc nước.

Ở đoạn sông bị hẹp lại hoặc bị nông lên thì vận tốc dòng chảy sẽ tăng lên. Một dòng chảy cỡ 90 triệu gallon/phút thì tốc độ dòng chảy có thể bị gia tốc từ 10 – 1 knot, tùy thuộc vào chiều rộng và chiều sâu của lòng sông. Với thợ lặn, việc tốc độ của nước tăng lên tại chỗ nông cần chú ý. Thợ lặn cần lường trước sự gia tốc này. Tương tự, một sự giảm mạnh của tốc độ dòng chảy sẽ cảnh báo về một dòng xoáy. Nhiều khi dòng xoáy đi kèm với một sự thay đổi cục bộ về hướng của dòng chảy.

Bất cứ khi nào nước di chuyển qua vật cản thì xoáy có thể hình thành. Hiệu ứng này làm giảm tầm nhìn trong nước và đây là lý do tại sao tầm nhìn trong khu vực sông bị uốn cong thường kém hơn so với các khu vực khác. Dòng xoáy thường mạnh ở bề mặt và dịu đi ở dưới độ sâu. Dòng xoáy bề mặt đột nhiên yếu đi sẽ cảnh báo xoáy ở dưới độ sâu mạnh lên (và chấm dứt - theo a.Huy).

Trong dòng chảy có thể xuất hiện hiệu ứng Turbulent (nhiễu loạn không quy luật) làm thợ lặn như bị rơi vào máy giặt.

Dòng xoáy thường thấy rõ trên bề mặt. Khi bạn đang lặn trong một dòng chảy, sự đột ngột xuất hiện của dòng phù sa sẽ cung cấp một cảnh báo rằng có thể gặp xoáy. Nó cũng chỉ ra lối thoát hiểm tại khu vực lặn.
Dòng “xoáy diện rộng” có thể có lợi cho thợ lặn. Ở một vài vị trí, thợ lặn có thể sử dụng dòng “xoáy diện rộng” để di chuyển lên thượng nguồn. Bạn nhập nước và để xoáy nước đưa bạn đi ngược dòng và sau đó quay trở lại điểm xuất phát. Tại giao điểm của dòng “xoáy diện rộng”(nơi dòng nước từ thượng nguồn trả về sắp sửa nhập vào phần hạ lưu của xoáy) thì tốc độ dòng chảy sẽ giảm mạnh, và thợ lặn có thể tận dụng. Có một khu vực ở sông St Clair được thợ lặn lấy làm điểm xuất phát của họ. Đó là một dòng “xoáy diện rộng”.
Trong khi xuôi dòng, sự có mặt của một dải cát trải dài với các dấu vết dọc theo dòng chảy, sẽ xác nhận đấy là điểm có thể nhập vào dòng xoáy. Và đây cũng là lối ra, khi này thợ lặn sẽ di chuyển dần vào bờ. Thợ lặn có kinh nghiệm sẽ cảm nhận được dòng xoáy và sẽ di chuyển ra dần cho đến khi thoát ra hẳn.

Và để thắng dòng chảy, thợ lặn phải dùng nhiều năng lượng hơn (tiêu thụ khí thở nhiều hơn) để exist point.

Mặc dù dòng sông chia sẻ nhiều nỗi nguy hiểm, nhưng mỗi sông mỗi vẻ, sẽ cung cấp cho thợ lặn nhiều thú vị. Lặn sông đem lại cho thợ lặn kinh nghiệm và sự hồi hộp – đúng với ý nghĩa của thuật ngữ “lặn rủi ro”.
Hình minh họa: Thợ lặn cứu hộ Việt nam trên sông.

Thứ Năm, 22 tháng 12, 2011

Lặn sông giải trí: P1 - Sự biến động của dòng chảy

(bài của một huấn luyện viên Padi – trích)

(NST: Tôi gặp a.Huy, nguyên thợ “lặn vo kiếm sống bán chuyên nghiệp” trên các con sông ở Nghệ Tĩnh. Té ra lặn sông không hề dễ dàng, đặc biệt ở các con sông miền Trung, tuy không sâu nhưng đầy rẫy nguy hiểm bởi sự biến động bất thường. Những tình huống dưới đây, theo a.Huy, chỉ là những sự kiện đơn giản tại các con sông Nghệ Tĩnh).

Sự phong phú của các đối tượng dưới nước, sự có mặt của xác tàu, chủng loài cá và dòng chảy mạnh 2-3 knot (1 knot = 1,852 km/h) thu hút các thợ lặn. Nhưng nhiều thợ lặn đã chết dưới sông, lí do là họ đánh giá quá cao kỹ năng của cá nhân, đồng thời đánh giá thấp hiệu lực của dòng chảy dưới sông.

Nguy hiểm chính trong lặn sông là dòng chảy mạnh nhưng hay bị đổi hướng và cường độ dòng, kết hợp với tầm nhìn kém. Lặn trong điều kiện này giống như lái xe 100 mile/h trong đêm và dưới mưa. Thợ lặn bị hạn chế tầm nhìn có thể mất phương hướng và bị đe dọa.

Bất kể kinh nghiệm lặn trước đó, bạn đi lặn ở những con sông có dòng chảy trên 2 knot cần tiếp nhận kinh nghiệm của thợ lặn địa phương. Hầu hết các đáy sông đều không suôn sẻ, do đó, bạn cần biết các số liệu về các cấu trúc tự nhiên và nhân tạo dưới đó. Hiểm họa dưới đáy sông thường là vô hình và chỉ biết được khi sự cố xảy ra:

-Sự liên tục thay đổi dòng chảy làm cấu trúc dưới đáy sông không ổn định.
-Có một mối nguy hiểm là dễ bị thương do mảnh sắc rất phong phú dưới đáy sông. Thường thợ lặn không đủ thời gian để tránh những cạnh sắc của xác tàu đắm, mảnh thủy tinh, rác kim loại, pilings và lưỡi câu.
-Vấn đề trở nên phức tạp hơn nếu có hoạt động đánh bắt cá trong khu vực.
-Một số vùng nước sông bị ô nhiễm từ nước thải.
-Dòng nước chảy mạnh làm tăng tổn thất nhiệt và giảm nhiệt độ cơ thể là một vấn đề nữa.
-Cuối cùng, do lặn sông đòi hỏi cơ bắp phải làm việc nhiều hơn lặn biển, nên việc cung cấp khí thở trở thành một vấn đề nan giải.

Đê điều và jettys điều chỉnh lưu lượng: Dòng nước êm đềm chảy qua các công trình sẽ trở nên hung bạo và khó lường. Thợ lặn cần phải tránh, đặc biệt là người mới làm quen với lặn sông. Một số sông có hệ thống đập tràn. Khu vực hạ lưu của nó tạo ra một vùng hạ áp mà bạn có thể không thoát ra được (bị hút vào đó). Khu vực Such zones đã gây ra cái chết cho nhiều thợ lặn và được mệnh danh là “Drowning machines”. Lặn ngay dưới hạ lưu đập tràn là nguy hiểm và thợ lặn giải trí không nên thực hiện. Ngay cả một con đập nhỏ với độ chênh chỉ vài feet đã có một lượng nước đủ để bẫy thợ lặn. Chúng phải chịu trách nhiệm gây tử vong cho thợ lặn. Những kẻ hiếm hoi sống sót trong các bẫy thủy lực này đã kể lại về cú sốc tinh thần khi họ bị rơi vào bẫy.

Độ sâu của dòng sông còn phụ thuộc vào thời tiết. Độ sâu sẽ tăng sau khi mưa lớn và giảm trong đợt nóng kéo dài không có mưa. Ở một số địa điểm, gió mạnh liên tục có thể làm mặt nước ở đó thấp hơn so với vùng nước xung quanh. Các địa điểm bị ảnh hưởng thủy triều có thể xuất hiện lỗ hút, hoặc thủy triều có thể làm đảo ngược dòng chảy, gây ra sự thay đổi mạnh mẽ tới độ sâu của nước và cường độ dòng chảy.

Tại nơi con sông uốn cong sẽ là chỗ đáy bị sâu xuống. Ở đó nếu độ dốc thoai thoải thì đáy sông sau đó là bằng phẳng, còn nếu độ dốc lớn thì sẽ có nhiều khả năng tiếp theo là vực sâu.
Hình: Đội cứu hộ Việt nam trên sông.

Thứ Bảy, 17 tháng 12, 2011

Nhà bơi lội một chân và chiếc huy chương vàng

(Theo báo Sức khỏe & Đời sống, trích)

Utikina Tanya (người Nga) đến với bể bơi năm 11 tuổi. Với một chân bị cưa đến đầu gối phải lắp chân giả, Tanya vẫn hằng ngày tập bơi. Trở về nhà mệt rã rời và thường xuyên bị cảm lạnh, cô bé khóc rống lên, thề bỏ hết tất cả, để rồi hôm sau lại tiếp tục bơi.

Năm 13 tuổi, cô trở thành vô địch "bơi lội dành cho vận động viên khuyết tật của nước Nga". Tanya muốn chứng minh, trước hết cho mình, rằng cô có thể làm được nhiều thứ và xứng đáng nhiều hơn với những gì mà cuộc sống đã dành cho người tàn tật: “Quanh chúng ta có biết bao nhân tài mà không thể hiện được mình bởi thiếu sức mạnh của ý chí. Thể thao dạy tôi đấu tranh, dạy tôi sống chứ không phải chỉ dạy tôi tồn tại”.

Một lần, trong giải vô địch thế giới ở Argentina, ngoài các cự ly thông thường còn có cuộc thi bơi 5 km trên Đại tây dương. 23 trong số 70 vận động viên xin rút lui sau khi thấy những cơn sóng lừng cao 5 mét vỗ vào bờ, và nhiệt độ nước là 14 độ C. Tanya đã bơi một tiếng rưỡi đồng hồ. Chỉ 17 trong số 47 người là bơi được tới bờ. Tanya bơi cho đến khi ngất xỉu. Cô tỉnh dậy trong bệnh viện. Sau chuyến thi bơi ấy, Tanya phải điều trị mất 2 năm.

“Nhưng nặng nề nhất là vào năm tôi tròn 14 tuổi”. Tanya đi nghỉ mát ở miền Nam, nơi biển xanh mời gọi. Chuyến đi mong đợi bấy lâu bỗng biến thành ác mộng. Nắng vàng, cát trắng, những cô gái xinh đẹp trong bộ đồ tắm. Chính vào lúc đó, Tanya hiểu rằng cô rất khác biệt với những người xung quanh, rằng nam giới sẽ không bao giờ nhìn cô như nhìn những cô gái lành lặn.
Bây giờ cô hoàn toàn thoải mái khi mặc quần soóc hoặc váy, đi bên cạnh những người lành lặn.

Tanya và anh Maksim quen nhau – họ chuẩn bị cưới. Cô tâm sự: “Trước đây mọi việc tôi phải tự mình làm lấy, còn bây giờ tôi có một người đàn ông ở bên cạnh. Đó là chỗ dựa, là người bảo vệ và giúp đỡ tôi. Tôi phải nói ngay rằng, anh ấy là một người lành lặn, khỏe mạnh – bởi lẽ thiên hạ thường cho rằng người tàn tật chỉ có thể yêu được người tàn tật mà thôi”.

Ở tuổi 23, Tanya tốt nghiệp Học viện Thể dục Thể thao Saint Peterburg với chuyên môn là giảng viên. Tanya sẽ nhận một bằng đại học nữa khi cô tốt nghiệp Học viện Hành chính Quốc gia. Sắp tới Tanya sẽ tham dự giải vô địch thế giới về bơi lội dành cho vận động viên khuyết tật. Nhiều người tin rằng cô sẽ trở về với tấm huy chương vàng.
Hình minh họa: Một VĐV người Úc đã tham gia giải bơi lội dành cho người khuyết tật.

Thứ Ba, 13 tháng 12, 2011

GoPro Hero HD Underwater Test - Kiểm nghiệm GoPro Hero dưới nước.

Máy quay phim dã chiến GoPro Hero đang rất hót với các tay chơi thể thao cảm giác mạnh. Ngoài yếu tố nhỏ gọn, chắc chắn, bền bỉ và linh hoạt, có thề gá vào bất kỳ đâu để có thể thu hình các hoạt động chuyển động phức tạp nhất theo góc nhìn thứ nhất hay góc nhìn của người thứ hai thì điều tuyệt vời nhất của thiết bị này là cho ta những clips video với độ phân giải full HD sắc nét và màu sắc tươi sáng. Các bạn có thể tham khảo các video clips của GoPro ở đây: GoPro HD Hero
Tuy nhiên, tất cả những clips trên đây đều được thực hiện trên không, trên mặt đất hoặc trên mặt biển với chất lượng không thể chê vào đâu được. Rất nhiều các bạn lặn cũng đã đưa GoPro theo mình vào các chuyến lặn biển và đều có nhận xét là GoPro "zin" không được "nhắm tới" môi trường nước dù được thiết kế chịu nước tới 60 met sâu! Nói chính xác thì vỏ hộp của GoPro không được phù hợp cho môi trường nước. Mặt kính có cấu trúc cong đã làm thay đổi khúc xạ của ánh sáng từ môi trường nước tới ống kính của camera và hậu quả là camera lấy nét các đối tượng không chính xác. Vấn đề này đã được bàn luận nhiều trên YouTube và cũng đã có nhiều giải pháp được đề xuất để khắc phục.
Ông nhóc nhà tui khoái xe Motor và các trò chơi tốc độ nên tui đã đầu tư cho anh ku một bộ GoPro Motorsport. GoPro gắn trên xe và phóng trên đường phố, ra xa lộ...cho ra các clips thật sự ấn tượng. Anh HCQ mà mang cái này đi lái dù lượn thì chắc chắn sẽ có các cảnh quay hết xảy...con bà bảy. Còn tui, cũng không bỏ lỡ cơ hội thử nghiệm tài năng của GoPro cho thú đam mê lặn lội của mình. Ưu thế đầu tiên tui nhận thấy là tính linh họat và khả năng góc nhìn của kẻ thứ hai: Tui đã có thể tự chụp hình, quay phim bản thân mình mà không cần phải nhờ người khác :)
Tui mang con GoPro ra hồ bơi Hàng Không TSN và thực hiện Test khả năng làm việc dưới nước của nó. Đúng với nhận xét chung của cộng đồng mạng: GoPro (gốc) lấy nét kém trong môi trường nước và chỉ cho hình ảnh tốt khi quay cảnh bên trên mặt nước. Mời các bạn xem thử nghiệm của tôi với GoPro HD Hero ở Hồ bơi. Thời điểm bắt đầu test GoPro là vào 6h30 sáng, trời còn khá lạnh và ít khách bơi.


Thứ Năm, 8 tháng 12, 2011

Mỹ Anh's First Fun Dive.

    Cuồi tuần vừa qua, tui có một chuyến lặn ở Nha Trang. Chuyến đi đã được "hẹn hò" trên blog cách nay cũng khá lâu và dự kiến qui mô cũng khá hứa hẹn! Tuy nhiên hoàn cảnh khách quan của từng thành viên trong thời gian này đã làm cho chuyến đi chỉ còn lại một mình tui. Coral đang có một gói thầu cần chuẩn bị và phải làm việc cả những ngày cuối tuần. Chú ComputerBoy đang trong năm học, không thể bỏ sinh viên được, ông bạn già HCQ thì lại vừa đi lặn ở Nha Trang (lặng lẽ đi chả báo cáo tổ chức gì cả...). Tui có 2 đệ tử tại gia, cô lớn (Bé Hai) nay đã về làm việc tại VN, có bằng Openwater và kinh nghiệm lặn Hồng Hải - Ai Cập hứa sẽ đi cùng chuyến này, nhưng đến phút chót lại không đi! Kể cũng phải, đi chơi với bạn trai lên Đà lạt mộng mơ hay hơn nhiều so với việc phải theo lão già lặn xuống biển tối tăm lạnh lẽo mùa này. Ông em trai của Bé Hai nhà tui cũng có bằng Open và dù chưa có một giờ Fun Dive nào cũng nhất định không chịu đi cùng, viện lý do đang trong năm học. Thực ra niềm đam mê của Ku này là xe moto và tốc độ, chứ không phải là đạp từng đạp để chuyển động chậm rãi trong trạng thái không trọng lượng của môi trường nước. Vậy là lại lần nữa tui phải lọ mọ đi một mình đây!
     Thật hên, như tiêu đề của bài này "Mỹ Anh's First Fun Dive" Chuyến đi này của tui vẫn có bạn lặn, dù chỉ là một junior buddy! :) . Nếu bạn đã xem bài "Bơi và lặn" trên blog này thì có nghĩa bạn đã từng "gặp"  Mỹ Anh  - một cô bé bơi rất giỏi và cũng hay lặn vo ở khu vực sâu  4m15 của hồ bơi. Bé mỹ Anh thường cùng mẹ đi bơi ở hồ bơi CLB Hàng Không và tập lặn vo theo tui (cái clip ở bài "Bơi và lặn" tui làm từ giữa năm 2010). Theo sự xúi dục của tui, Mỹ Anh đã lấy bằng Openwater dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 vừa qua ở Nha Trang. Cả nhà phải tháp tùng cô bé ra NT học và thi trong mấy ngày nghỉ lễ.
   
Mỹ Anh ở hồ bơi CLB Hàng Không

Cô bé có thể ngồi thiền dưới đáy hồ bơi ở độ sâu 4,15 met

Chúng tôi lấy vé tàu lửa đi Nha Trang tối thứ sáu, khởi hành lúc 23h và đến Nha Trang lúc 5h 30 sáng. Trước đó tui đã đặt trước Fun Dive với Rainbow Diver với hai ngày lặn fun dive vào thứ bảy và CN. Xem trên AccuWeather thấy Nha Trang hai ngày 3 và 4/12 trời âm u, nhiệt độ không khí 27 độ C, lại có thể có mưa nữa nên cũng hơi lo.
Thứ bảy ngày 3 tháng 12:
     Trời không có nắng, nhưng không mưa, sóng nhẹ và gió mạnh. Có tất cả hơn chục khách lặn. Khách ta có mẹ con bé Mỹ Anh và tui, còn lại là khách tây, có một cặp học OpenWater, 4 tên lặn "thử" và chỉ có Tui và bé Mỹ Anh là lặn "chơi". Mẹ Mỹ Anh lặn Snorkel quanh tàu. Do bằng của bé Anh là Junior (thiếu niên) nên độ sâu tối đa cho phép là 12 mét. Tui cũng phải "ăn theo" hạn chế này khi làm Buddy cho cô bé :). Mùa này biển Nha Trang khá đục, tầm nhìn chỉ 4-6 mét, trời lại không có nắng nên hình chụp xấu. Tuy thế bé con lại lấy làm thích thời thời tiết này vì không sợ đen da!!!
Ôn lại thao tác với trang thiết bị

Đã sẵn sàng tiếp nước!

Tiếp nước thành công và bắt đầu đi xuống...

DM Việt "chỉnh đốn trang phục" cho cô bé trước khi bắt đầu chuyến khám phá Moray Beach.

Chào Nemo!

 Cả anh hàng xóm của Nemo nữa.


Ngày thứ nhất kết thúc thắng lợi sau chuyến lặn thứ hai ở Debbies Right.

Chủ nhật 4 tháng 2:
     
    Hôm nay trời lại còn hưng hửng nắng! hứa hẹn có hình đẹp đây.
Hôm nay lặn bãi đá Rainbow - bác đã sẵn sàng chưa?

Trời, tầm nhìn tệ quá Viz = 4m

Con gì thế nhỉ???

Thì ra một chú sên trần (nudibranch)

Cũng giống con sên trên mặt đất đấy chứ! 

he he, có ngọc trong con trai này không nhỉ?

Đám san hô "mới lớn"

Và lão san hô già...

Một mình dưới biển khơi vô tận, lần đầu fun dive mà cảm giác như đã thân quen từ lâu.

Nha Trang 12/2011****






Thứ Hai, 5 tháng 12, 2011

Phổ cập bơi lội ở Châu Âu - tại sao chúng ta lại không?

(bài của chị Ngô Thị Nhật Thiêm – trích)

Trẻ em bên Đức học bơi từ khi đi nhà trẻ. Khi vào lớp Hai học sinh sẽ phải học bơi bắt buộc.

Sinh viên ta có truyền thống làm toán, lý, hoá thì giỏi, tính các con số phức tạp trong đầu nhanh nhoay nhoáy, nhưng hỏi đến bơi lội và thể thao nói chung thì ôi thôi ... Bạn bè cùng học cười vang vì tại sao cô cậu sinh viên trẻ trung thế kia lại không biết bơi. Bơi lội bên họ là một cái gì rất tự nhiên, đương nhiên phải biết.

Cực chẳng đã, một ngày mùa đông tuyết trắng rơi la đà, chúng tôi quyết tâm bỏ qua tự ti đến bể bơi ghi tên học bơi cấp tốc. Đến học bơi khi đã quá lớn rồi làm cho các cháu bé cười khúc khích. Chúng hỏi sao các cô chú lớn thế mới đi học bơi.

Người lớn học bơi là cả câu chuyện thú vị - ngang bụng và vai quấn đầy phao bơi cồng kềnh như bay vào vũ trụ, rồi tay cầm miếng phao khác nhảy xuống nước. Thầy giáo ở trên bờ dạy bảo từng động tác đạp chân đập tay. Thầy nói nhẹ nhàng nhưng các học sinh tội nghiệp chỉ muốn chìm, rồi sặc sụa. Thầy hết kiên nhẫn quát tháo ầm ĩ làm cả bể bơi cười vang. Rồi sau bốn tuần lễ luyện tập, chúng tôi cũng bơi được. Buổi kết thúc còn có cuộc thi xem ai bơi nhanh nhất trên đường bơi 100 mét. Rồi khen thưởng và nhận văn bằng hoàn thành khoá học.

Qua khoá học, chúng tôi tự tin, sáng láng hẳn lên, không ngại ngùng khi ai đó hỏi có đi bơi cùng không. Để rồi giờ đây, hãnh diện khi đi nghỉ và bơi lội với sóng biển cùng chồng con tại bờ Địa Trung Hải, Đại Tây Dương đẹp như mơ, hay biển quê nhà Nha Trang, Cửa Lò ...

Hình: con thuyền (nhưng lại ở) trên bờ.