Danh sách các tab/trang

Thứ Tư, 26 tháng 11, 2014

Tàu ngầm của ông Phan Bội Trân

(Theo CAND.com.vn, trích đăng)

Khi nghe ông sẽ chế tạo tàu ngầm, thực sự tôi (phóng viên) không tin, thậm chí cho là ông bị ảo tưởng, thần kinh có vấn đề, hay đại loại thế. “Đặc trưng” của người Việt mình là khi đứng trước một công việc mới mẻ phức tạp nào đó, thường có xu hướng sợ không làm được, “cái đó sao mà làm được”. Vì thế khi biết ông chế tạo tàu ngầm thì không một ai tin. Họ nói ông bị hoang tưởng. Tuy nhiên, khi ghé nhà ông, điều gây ấn tượng với tôi là căn nhà của ông là một công xưởng với rất nhiều thiết bị, dụng cụ, bản vẽ, chi tiết máy.

Rồi một hôm, tôi được biết ông đã thử nghiệm thành công chiếc tàu ngầm do ông thiết kế và chế tạo.

… Tôi không tin vào mắt mình. Con tàu dài 3,2 mét, ngang 1 mét, cao 1,5 mét, nặng gần 1 tấn, chở 1 người. Vỏ tàu bằng vật liệu nhựa kỹ thuật, lặn sâu tối đa 30m, tốc độ tối đa 15 knot (NST cho là 15 km/h – cũng chỉ vì từ suy nghĩ “tốc độ đó làm sao mà đạt được”). Phiên bản tiếp theo chở 2 người, dài 6m, ngang 1,5m. Vật liệu, linh kiện hầu hết là trong nước. Nhiều chi tiết của tàu chưa tinh xảo như những tàu ngầm tôi thấy trên màn ảnh nhỏ, nhưng nó đầy đủ các chức năng cơ bản của một chiếc tàu ngầm. Tàu có bánh lái trước, sau, có cánh lái lên/xuống. Có kính tiềm vọng, có snorkel (ống thở) hút khí trời, có thiết bị khí nén dùng khi tàu lặn.

Chỉ trang bị động cơ điện, tạm thời ông muốn thử nghiệm khả năng cơ động, lặn xuống, nổi lên của tàu. Thiết bị đổi điện sẽ đổi điện accu một chiều thành điện ba pha xoay chiều. Để tăng/giảm tốc độ, ông không chủ trương tăng/giảm điện áp, mà thay đổi tần số dòng – nhằm giảm thiểu tổn hao điện accu. Ông nói phiên bản sau sẽ thêm động cơ diesel với snorkel tương thích. Ở mẫu này, cửa vào ở phía dưới, với phiên bản sau sẽ có thêm cửa trên. Cửa dưới tiện lợi ở chỗ, là khi mở/đóng, nước không tràn vào tàu (nguyên lí quả chuông úp). Khi dừng ở dưới biển, thợ lặn có thể ra chui ra/vào tàu được, mà không cần khoang trung chuyển.

Ông nói lần thử thứ nhất chưa thành công lắm, ví dụ khả năng dừng cấp tốc và khả năng vào “cua gắt” chưa đạt như mong muốn. Buổi thử nghiệm lần sau ở hồ bơi của Trường kỹ thuật Hải quân đã thành công.

Ngồi gần cả ngày nghe ông kể chuyện mới thấy được sự đam mê của ông. Ông nói: “Tôi thấy mình như có món nợ tinh thần với đất nước vì tôi thấy rằng mình có khả năng để làm điều gì đó cho đất nước, nhất là mong muốn làm sao để góp phần chế tạo ra những sản phẩm công nghệ phục vụ cho lực lượng hải quân để cứu hộ và nhiều mục đích khác nữa”.

Nói thêm: Sau đó, ông đã điều chỉnh thiết kế và đã cho ra đời các mẫu tàu hoàn chỉnh. Hiện ông đã được một công ty Mã lai mua các tàu này và đã đặt hàng sản xuất với số lượng khá lớn, để phục vụ du lịch biển của Mã lai.

Ông Phan Bội Trân (tức Phan Bội An), sống tại Tp.Hồ Chí Minh, 62 tuổi (tại thời điểm viết bài). Cụ của ông là anh em ruột với cụ Phan Bội Châu và làm quan trong triều Nguyễn. Cha của ông tham gia hoạt động cách mạng trước năm 1945 và bị thực dân Pháp bắt giam.

Ông tốt nghiệp ngành hóa học tại Đức năm 1974, sau đó học ngành hóa học tại Pháp, chuyên ngành composite và nhựa kỹ thuật. Tốt nghiệp năm 1978, ông ở lại làm việc cho các hãng chuyên về tàu ngầm và vỏ trực thăng. Năm 1988, nhận lời mời của Đại sứ quán Libya tại Pháp, ông sang nước này hỗ trợ cho họ về bản vẽ, kỹ thuật đúc vỏ tàu ngầm. Về nước năm 1996. Năm 2006 ông lập công ty thiết kế máy móc, vỏ tàu, xe đạp điện, đồ chơi trẻ em.

Thứ Sáu, 21 tháng 11, 2014

Những sai lầm phổ biến nhất trong động tác đạp chân của bơi ếch

(Bài trên swimmingworldmagazine.com, trích dịch)     

1. Khi bắt đầu
đạp chân (kich), 2 bàn chân bị lệch nhau (hình 5: chân xa chân gần) – sai.


2. Khi bắt đầu đạp chân, 2 đầu gối gần nhau quá (hình 6: khoảng cách 2 đầu gối hẹp hơn so với độ rộng hông) – sai.


3. Trong quá trình đạp chân, chân có xu hướng cùng một tốc độ (tức lực phân bổ đều trong suốt hành trình kich) – sai, chứ không phải càng ngày càng tăng tốc (tức tăng dần lực đạp), đồng thời lực phải di chuyển từ đùi ra bàn chân.

3.bis. Trong quá trình đạp chân, 2 bàn chân không vuông góc với cẳng chân, mà xuôi về phía sau, làm 2 bàn chân bị trượt trong nước– sai (sẽ không tạo phản lực đẩy cơ thể tiến lên).

4. 
Khi rút chân về, bạn co đầu gối về phía bụng (hình 7: đùi vuông góc với dòng chảy và trở thành vật cản nước rất lớn) – sai, chứ không phải là gập cẳng chân về phía mông.


5. 
Kết thúc động tác rút chân về, 2 bàn chân chập lại với nhau ở phía sau mông (hình 8) – sai, thay vì mỗi bàn chân ở một bên cạnh mông.


6. Đối với những người có cổ chân không linh hoạt thì bắt họ làm động tác kéo gót chân về mông là vô íchbởi vì họ chỉ có thể đạp chân trong nửa sau của kick back (hình 9). Do vậy họ không thể tiến bộ được.

7Khi đạp chân thì chân lại mở ra quá rộng (hình 10: kich ra ngoài, tức kich sang hai bên) – sai, thay vì đạp chếch về về phía sau (đạp chếch về phía sau chứ không phải đạp thẳng về phía sau).


8Khi đạp chân thì chân lại đạp xuống quá sâu (hình 11), tức góc đạp chân (so với mặt nước tĩnh) quá lớn - sai. 


9Khi kết thúc đạp chânchân và bàn chân khép lại với nhau quá chậm – sai. 
10Khi kết thúc đạp chânchân và bàn chân không khép lại với nhau một cách hoàn toàn (hình 12) – sai.
1
1. Khi kich xong, toàn bộ 2 chân không ở vị trí xuôi dòng chảy (hình 13: hai chân bị chìm) – sai, mà lẽ ra chúng phải duỗi song song với mặt nước tĩnh.
1
2. Khi kich xong, 2 bàn chân vẫn vuông góc với cẳng chân – sai, mà lẽ ra 2 bàn chân phải ở vị trí xuôi dòng chảy (hình 14).


Trong những sai lầm thì sai lầm ấn tượng nhất là co đầu gối về bụng. Mục tiêu của chúng ta là giữa trục cơ thể và đùi phải hình thành một góc càng rộng càng tốt. Chúng tôi muốn bạn kéo chân về mông trong quá trình gập đầu gối.

Tất nhiên, dù sao đi nữa thì đùi vẫn gây ra sự cản nướcnhất là khi bắt đầu vào kich và phục hồi kich (hình 15 và 16)nhưng đó là một trong những thuộc tính không may mắn của kỹ thuật bơi ếch mà cho tới nay vẫn chưa giải quyết được.












Chủ Nhật, 16 tháng 11, 2014

Mười thủ thuật lặn đêm

 (Bài trên scubadiving.com, trích dịch).


1. Gần và nông

Lặn đêm rất đặc biệt bởi ngay khi lặn ở nơi quen thuộc, bạn vẫn thấy khác với khi lặn ngày. Khi lặn ban ngày, bạn quan sát được xa. Vào ban đêm, bạn chỉ nhìn thấy những chỗ được chiếu sáng. Điều này buộc bạn phải đi chậm và tập trung vào chỗ đó. Khi đưa khách đi lặn đêm, tôi luôn nói với họ rằng không cần phải đi xa tàu. Tầm nhìn của bạn bị giới hạn bởi ánh sáng đèn. Có quá nhiều thứ để xem vào ban đêm, nên không cần phải đi xa.
Lặn đêm không cần lặn sâu, như vậy bạn sẽ có nhiều thời gian để đi chậm và quan sát, cảnh vật đêm sinh động hơn rất nhiều so với ban ngày. Nếu bạn lặn ban ngày dưới 66 feet nước, ánh sáng mặt trời bị lấy cắp đi những màu sắc. Nhưng lặn đêm, do đèn của bạn không chiếu xa hơn 5 – 10 feet, vì vậy nước không lấy đi bất kỳ phổ ánh sáng nào.

2. Xác định lại thuật ngữ “ban đêm”: Khi mặt trời xuống thấp, rất ít ánh sáng thâm nhập được vào nước. Trong lòng nước sẽ khá tối ngay cả khi vẫn còn một số lượng hợp lý ánh sáng mặt trời rọi ở bề mặt. Lặn lúc hoàng hôn là một cách tốt để bắt đầu sự nghiệp lặn đêm của bạn. 


3. Đèn

Bạn cần một đèn chính và một dự phòng. Đèn chính lớn hơn và sáng hơn. Sáng hơn tới cỡ nào? Tùy vào sự lựa chọn của bạn, có thể khác nhau tùy thuộc vào độ trong của nước. Khi chọn, bạn hãy thử sao cho phù hợp với sở thích cá nhân của bạn.
Đèn dự phòng nên đủ nhỏ để bỏ được vào túi BCD(*) nhưng đủ sáng để giúp bạn tìm đường trở về. Hầu hết các đèn nhỏ có hình dạng giống như đèn pin truyền thống. Hãy nhớ rằng, nếu đèn chính hư và bạn chuyển sang đèn dự phòng, thì đó là thời điểm kết thúc cuộc lặn.
Đèn lặn có dây đeo vào cổ tay hoặc cột vào BCD. Đó là cách rẻ tiền để chống bị mất đèn. Hầu hết các đèn và các vật nổi tiêu cực khi bị rơi sẽ có thể ra đi mãi mãi.
Nhiều thợ lặn có băng phát quang hay đèn đánh dấu gắn vào chai khí. Điều này cho phép trưởng toán tìm họ dễ dàng, ngay cả khi họ bị tách xa nhóm.


4. Nhớ các tín hiệu
Có một khía cạnh phức tạp hơn lặn ngày, đó là truyền tin. Trước khi lặn, bạn hãy chọn những bạn lặn thích hợp vào nhóm, và nhóm lặn nên ôn lại các tín hiệu tay.
Dưới nước bạn có hai lựa chọn: Một là chiếu đèn vào bàn tay bạn để bạn lặn nhìn thấy những gì bạn đang ra kí hiệu. Hai là ra tín hiệu bằng ánh sáng đèn: Bạn ra tín hiệu “Có” hoặc “Không” bằng cách di chuyển ánh đèn thành một vòng tròn hoặc lên-xuống, hoặc sang hai bên. Bạn có thể kêu gọi sự chú ý của bạn lặn bằng cách quay đèn thành vòng tròn, hoặc chiếu ánh đèn ra xa rồi kéo về phía bạn. Nếu bạn đã hội ý trước với nhóm lặn, bạn lặn sẽ biết những gì bạn nói.  
Nếu bạn bị tách khỏi nhóm, bạn hãy quay đèn thành vòng tròn. Khi nổi lên, nếu bạn bị xa tàu lặn, bạn chiếu đèn về tàu cho đến khi tàu nhìn thấy bạn, sau đó chiếu xuống đầu bạn để tàu bè qua lại thấy rõ bạn.


5. Mắt: Không được chiếu đèn vào mặt bạn lặn – sẽ làm mất khả năng điều tiết của mắt bạn lặn trong khoảng khắc (bị mù tạm thời).

  

6. Giảm độ sáng đèn
Thợ lặn đêm có xu hướng sắm đèn thật lớn và bám vào nó như một thiết bị an ninh. Khi bạn có kinh nghiệm lặn đêm, bạn sẽ thấy đèn nhỏ là tốt, nhất là ở vùng nước trong. Ánh đèn của thợ lặn khác, của tàu và mặt trăng có thể cung cấp thêm ánh sáng xung quanh bạn.
Bạn có lúc không cần sử dụng hết công suất của đèn. Một số đèn có thêm chế độ sáng mờ. Bạn kiểm tra chế độ ánh sáng mờ bằng cách chiếu đèn lên ngón tay của bạn. Bạn sẽ dùng chế độ mờ khi đang di chuyển và không cần quan sát sinh vật biển.
Một điều độc đáo khi lặn đêm ở biển là sự phát quang sinh học. Một số loại phiêu sinh vật đơn bào phát ra ánh sáng, hoặc khi chân nhái đá nước, hoặc một làn sóng do bàn tay của bạn gây ra có thể tạo vệt sáng dưới đáy biển. Bạn chớ bỏ lỡ các hiển thị trong bóng tối. 

7. Trinh sát.

Trước khi lặn đêm, bạn nên lặn trước ở đó vào ban ngày. Điều này cho phép bạn tìm hiểu địa hình và có được sự thoải mái. Khi lặn đêm với học trò, chúng tôi luôn lặn trước tại điểm đó trong ngày. Tôi chỉ cho học trò một số cái đáng quan tâm, để tới khi lặn đêm, họ thấy được sự khác biệt giữa ngày và đêm.

8. Đường về nhà.

Lặn đêm từ bờ: bạn nên đặt đèn hiệu trên bãi biển. Sẽ là ý tưởng tốt nếu bạn có hai đèn gần nhau tại điểm xuất nhập cảnh.
Lặn đêm từ tàu: tàu cần được đánh dấu bằng đèn nhấp nháy. Khi nổi lên bề mặt, bạn chiếu đèn vào đầu bạn và theo dõi để tránh va chạm với tàu thuyền qua lại.


9. Thư giãn: Quan trọng nhất là thư giãn. Bỗng dưng bạn có chút lo lắng khi bước vào khoảng không gian đen tối của đại dương. Khi vượt qua được lo lắng, bạn sẽ có một chuyến khám phá thú vị và hình thành những ký ức mới mẻ.


10. Hãy thưởng thức: Vào lúc hoàng hôn, các sinh vật biển xuất hiện nhiều hơn, rạn san hô sẽ thay đổi trạng thái. Chúng đang “đổi ca” giữa ngày và đêm. Ban đêm các rạn san hô tích cực quơ cào kiếm mồi. Cá vẹt quấn mình trong tấm chăn chất nhờn. Triggerfish dựng lên các gai lưng. Các sinh vật phát quang. Surgeonfish, cá mú sinh đẻ. Trong bóng tối, san hô và Gorgonians xòe cánh, với các khối u và xúc tu có độc. Cua, tôm hùm, nhím rời nơi ẩn nấp để khiếm mồi và giao phối. Bạch tuộc và cá ngựa trở nên năng động hơn. Khi bình minh tới, cuộc sống dưới biển sẽ đảo ngược. Cá mú trở về hang, cá vẹt đi ngủ. San hô chuẩn bị hứng ánh mặt trời.
H: Biển cả mênh mông. 

Thứ Ba, 11 tháng 11, 2014

Cầu đá tự nhiên ở đảo Eleuthera, Bahamas, Caribbean

(vnexpress, trích đăng)

Đảo Eleuthera thuộc Bahamas là nơi Đại Tây Dương và biển Caribbean hòa vào nhau chỉ qua một khe đá, mang đến những hình ảnh kỳ thú nhất về thiên nhiên. 

Eleuthera là một trong các đảo của quốc gia Bahamas, nằm cách thủ đô Nassau khoảng 80 km về phía Đông. Hòn đảo dài 180 km, rộng khoảng 1,6 km. Điểm khiến Eleuthera nổi tiếng là làn nước màu xanh nhạt của biển Caribbean đối diện với sắc xanh thăm thẳm và sâu hàng ngàn mét của Đại Tây Dương chỉ qua một vách đá.

Nó là một trong những nơi tuyệt vời nhất để nhìn ngắm hai biển liền kề là Glass Window Bridge – cây cầu nối liền thị trấn Gregory với khu Lower Bogue ở điểm hẹp nhất của đảo. Đây cũng là điểm du khách ghé thăm nhiều nhất khi đến Eleuthera. Tại đây, du khách  tận mắt thấy và so sánh hai màu xanh khác biệt của Đại Tây Dương và Caribbean. Dưới chân cầu là dải đá thấp như một thanh chắn hờ hững chia cắt hai biển.

Nhiều thế kỷ trước, đã từng có một cây cầu đá tự nhiên nối liền bờ Bắc và Nam đảo Eleuthera. Đến những năm 1940, bão đã làm vỡ kết cấu đá và cây cầu bê tông Glass Window đã được xây thay thế.

Nhiều thập kỷ qua đi, cầu Glass Window thường xuyên được bảo dưỡng và sửa chữa. Trận bão năm 1992 đã gây ra tổn hại đến cây cầu khiến giao thông bị ngăn trở. Tiếp theo là cơn bão Floyd năm 1999 đã phá hủy gần như toàn bộ Glass Window và phải mất nhiều tháng mới có thể thông xe trên xa lộ Queen. Bề mặt địa lý của Eleuthera cũng bị tbiến dạng từ đó. Các công nhân làm đường trên đảo luôn phải bận rộn với việc gia cố phần đường và cầu bởi tác động của sự ăn mòn từ sóng biển.

Du khách có thể đến thăm cây cầu đặc biệt này. Nếu đi lên vỉa đá vươn mình ra ngoài biển, bạn sẽ cảm thấy thiên nhiên có sức sáng tạo vô biên. Tuy nhiên, bạn phải hết sức thận trọng khi đến thăm cây cầu cùng các vỉa đá xung quanh, nhất là khi biển động. Những con sóng mạnh mẽ có thể ập đến rồi tràn qua mặt cầu bất cứ lúc nào. Do không có dải đá ngầm giúp hạn chế sức mạnh của con sóng từ ngoài khơi xô vào bờ, nên nguy cơ cả người cùng xe hơi bị đánh bật xuống biển là rất lớn. Tại Eleuthera, người ta chơi lướt ván tại bờ biển Surfers phía Nam thị trấn Gregory, thuộc bờ Đại Tây Dương, nơi có những con sóng cao và đẹp chỉ xếp sau Hawaii (Mỹ).

Thứ Năm, 6 tháng 11, 2014

Bài học sau khi bơi qua vịnh Chesapeake

(sưu tầm, trích dịch)

Sáu năm trước, vào một buổi bình minh tháng Sáu, tôi đứng bên bờ vịnh Chesapeake. Trời hôm đó nhiều mây làm tôi lo lắng nghĩ rằng tôi sẽ bị cuốn trôi ra ngoài vịnh và bị sóng quật nhồi. Bờ bên kia xa thẳm và không thể nhìn thấy nó.  Nước sâu thẳm, đen ngòm, đầy đe dọa và chắc chắn đầy sứa cùng các động vật biển to hơn cả tôi. Tôi sợ. Nhưng hôm nay tôi đã sẵn sàng. Tiếng súng báo hiệu xuất phát vang lên, tôi lao xuống nước cùng 300 vận động viên, bắt đầu cuộc hành trình bốn dặm rưỡi qua phía bờ bên kia.

Bơi vùng nước mở – không giống như chuyện bạn bị kích động tới mức làm bạn phải lập tức từ bỏ công việc để tham gia, ví dụ đi nhảy băng-gi, hoặc bay đến La Vegas để làm lễ kết hôn – đòi hỏi phải có sự chuẩn bị rất chu đáo. Bơi là một môn thể thao “nguyên tố”. Bạn không cần mặc bộ đồ bơi lycra nylon. Bạn không cần đi giày và các trang bị như ở những môn khác – trang bị cho bơi lội rất đơn giản – nhưng bơi vùng nước mở lại là việc bạn phải hoạt động trong một môi trường không an toàn.

Quyết định đi bơi vào ngày hôm đó là quyết định cuối cùng của tôi trong một loạt gần như vô tận các quyết định mà tôi không bao giờ nghĩ rằng tôi muốn thực hiện. Khi tôi nói với mẹ tôi về việc tôi sẽ đi bơi đua thì bà nói: “Nhưng ... chưa có ai trong gia đình chúng ta là dân năng khiếu thể thao cả”. Và khi tôi đụng Hardaker (huấn luyện viên bơi lội hồi xưa của tôi) tại cửa hàng tạp hóa, tôi nói với chị ấy về cuộc bơi đua sắp tới, thì Hardaker ngạc nhiên:Chị muốn bơi đua ư?”. Sau lưng tôi không có hậu thuẫn. May có Rob, chồng tôi, ủng hộ, mặc dù anh ấy biết tôi rất khó lòng thành công.

Ba năm trước, tôi đi du lịch đến bờ biển này và gặp Rob, vận động viên đội tuyển của một trường đại học, một người từng tham gia các cuộc bơi đua qua vịnh Chesapeake. Bây giờ, sau ba năm, Rob, linh hồn của tôi, thì thầm với tôi: Anh nghĩ … nữ nhi không nên tham gia cuộc thử thách này”. Thực tình tôi không phải là kẻ luyện bơi từ nhỏ (năng khiếu vận động viên), cũng không phải là vận động viên của một đội bơi nào. 

Người bơi đua được chia thành hai nhóm, Rob thuộc nhóm chuyên nghiệp, tôi thuộc nhóm nghiệp dư ... Các điều kiện thi đấu liên tục thay đổi từ năm này sang năm khác, mỗi năm một khó khăn hơn. Hồi xưa (cấp nghiệp dư) sẽ không thi đấu nếu nước quá lạnh, còn nay … vẫn. Sóng to … vẫn, cho dù nó cao trên 3 ft. Người bơi có thể bị say sóng trong khi bơi.

Tôi bơi ... Tôi bị say sóng, miệng đầy nước muối, sặc sụa, nhịp thở không còn đều nữa. Khi nghiêng đầu để hít thở thì nhiều lần tôi bị va phải bức tường nước. Nhưng rồi môi trường đáng sợ lúc ban đầu sau đó trở thành quen thuộc. Bơi được nửa đường, cơ vai phải của tôi bắt đầu bị tổn thương, sau đó tới cơ vai trái. Lưng tôi đau nhói do bị nỗ lực quá mức. Nhưng tôi vẫn bơi. Tôi muốn chiến thắng bản thân ...

Tôi về tới đích. Ba trăm người cùng bơi với tôi, trong đó khoảng một nửa là bơi nhanh hơn tôi, và một nửa chậm hơn. Tất cả đều quan tâm đến thành tích bơi, và chỉ có một vài người quan tâm đến điều kiện bơi đua. Tất cả những lời tôi kể trên cũng chỉ muốn nói về những gì tôi muốn chia sẻ: Các điều kiện thời tiết khắc nghiệt, chiếc phao định chuẩn ở dặm thứ ba bị mất tích, sự buồn nôn,… những cái mà thực sự tôi đã gặp và tôi đã làm được.

Sự khó khăn và sự tuyệt vời mà cuộc đua mang lại, đã thấm vào trong tôi trong vài tuần sau đó – nó là bài học không phải trong ngày đua, trong quá trình luyện tập. Những việc nặng nhọc như vậy (bơi đua vùng nước mở) cần được sự chuẩn bị lâu dài về thể lực và trí lực. Thông qua việc bị chấn thương trên đường đua, cộng với áp lực của gia đình, tôi đã đi đến hồ bơi để tập lại từ đầu, bắt đầu như một kẻ không biết chút gì về kỹ thuật bơi lội (không tính kiểu bơi chó) và tôi sẽ chỉ kết thúc quá trình luyện tập khi đạt tiêu chuẩn của một động viên bơi lội thực thụ. Một số ngày tôi bơi tốt hơn so với tôi trước đây, và một số ngày tôi bơi tồi tệ hơn trước. Tôi đã bật khóc trong hồ bơi. Tôi đã đôi co với chồng tôi trong khi anh ấy đang cố gắng để huấn luyện tôi ... Tôi quan sát rất kĩ những kỹ xảo của anh ấy và của những kẻ khác. Cuối cùng tôi rút ra bài học: Nếu bạn quan sát kĩ lưỡng (điều đó) thì cuối cùng bạn sẽ làm được (điều đó). đó không phải chỉ vì cơ thể của bạn đã được khỏe mạnh hơn, mà còn vì tâm trí của bạn đã không còn bị quá khích nữa.

Tôi muốn nói lên điều này bởi các bạn mới trưởng thành dễ rơi vào quan niệm: Tôi là Boy, tôi muốn làm được ngay lập tức!

H: Bơi vùng nước mở (để minh họa)

Chủ Nhật, 2 tháng 11, 2014

Dạy lặn cho bạn bè khi bản thân chưa phải là huấn luyện viên

(Bài trên Scubadiving.com, trích dịch).

Joey và Scott là đôi bạn chơi với nhau từ thủa nhỏ. Scott là vận động viên bơi lội và lặn Scuba, trong khi Joey có chút lo lắng về nước. Gần đây Scott muốn Joey làm một cú “lặn tìm hiểu” để hy vọng rồi bạn mình sẽ lấy bằng lặn. Bằng cách đó, họ sẽ luôn bên nhau.

Một ngày đẹp trời bên hồ nước ngọt của thành phố. Scott thực hiện cú lặn kiểm tra và trở lại mặt nước để giải thích cho Joey biết thiết bị lặn làm việc như thế nào. Tuy phấn khởi nhưng Joey không khỏi hồi hộp khi đeo thiết bị lặn. Joey muốn được trải nghiệm cảm giác ở dưới nước. Joey chưa từng học lặn, cũng không phải là một tay bơi lội cừ, tuy nhiên anh tin vào bạn mình, và sau khi xem Scott làm mẫu, anh cảm thấy mình sẽ làm được.

Scott đeo thiết bị lặn của mình cho bạn, giải thích cho Joey cách điều chỉnh cân bằng BCD(*) và cân bằng áp lực tai(*). Sau đó đôi bạn cùng buông người ra khỏi thuyền.

… Joey có chút lo lắng khi một mình chìm xuống nước. Thiết bị lặn hơi vướng víu, nhưng anh nghĩ anh sẽ thích nghi với chúng. Anh xuống độ sâu 6 mét và lặn men theo vách đá (theo đúng kế hoạch Scott đề ra) ... Joey đã cân bằng được tai và đã lấy được sự thoải mái. Do chưa từng bơi với chân nhái, nên anh sử dụng tay nhiều không thua gì chân. Những sự cố gắng đã làm Joey thở gấp nhưng anh không cảm thấy như vậy. Anh nghĩ rằng anh thao tác đã thuần thục.

Từ trên mặt nước nhìn xuống, Scott thấy Joey thao tác khá tự tin, đi xuống và di chuyển chậm rãi. Yên tâm, Scott leo lên thuyền.

… Bỗng Joey thấy thấy một chân bị hẫng. Anh nhìn xuống: Một chân nhái đã bị rơi đâu mất. Anh không biết phải làm gì. Anh hoảng sợ. Duy nhất mà anh có thể nghĩ được là nổi lên mặt nước.

Lên tới mặt nước, chiếc thuyền cách Joey chừng 20 mét. Joey hét váng lên với Scott những từ ngữ không mạch lạc. Đáng tiếc là khi đã ở trên mặt nước, Joey không nhớ là phải bơm khí vào BCD, thế là anh bị chìm trở xuống. Hoảng sợ khiến anh tuột mồm thở(*). Phải mất một lát Scott mới hiểu ra được điều gì đã xảy ra với Joey.

Scott vội vã lao xuống nước, bơi tới vị trí vừa nãy Joey nổi lên. Anh ngụp lên lặn xuống tìm kiếm. Scott không còn bất cứ thiết bị gì, thậm chí là kính lặn và chân nhái, trong khi đáy hồ sâu tới 30 mét ... Rồi anh kêu gọi sự giúp đỡ ... Phải mất gần một giờ sau, Cứu hộ mới có mặt.

Thợ lặn nói:

Đây là loại tai nạn vô cùng hiếm hoi: Một thợ lặn thuyết phục một người bạn cố gắng lặn, còn người bạn lại không biết làm thế nào để xử lý một vấn đề dù rất nhỏ ở dưới nước.

Nếu người bạn được đào tạo, anh sẽ tự giữ nổi bằng cách bơm BCD. Khi bị chìm trở lại, Joey sẽ không nhả mồm thở, hoặc nếu bị tuột mồm thở thì anh sẽ biết làm thế nào để tìm thấy nó.

Cái dở nhất là Scott không mượn thêm một bộ thiết bị lặn để cùng lặn với bạn của mình. Nếu có hai bộ thiết bị lặn, Scott sẽ luôn ở bên Joey và sẽ kịp thời giúp đỡ anh ấy.

Joey chưa qua đào tạo nhưng lại phải lặn solo. Còn Scott không có kế hoạch đề phòng sự cố, kêu gọi giúp đỡ khẩn cấp.  

Bài học kinh nghiệm:

-  Bạn hãy tìm kiếm sự đào tạo chuyên nghiệp trước khi cố gắng tự tìm hiểu kỹ năng lặn.
- Bạn đừng dùng thiết bị của bạn lặn, trừ phi bạn lặn là huấn luyện viên và có 2 bộ thiết bị.
- Luôn có kế hoạch hỗ trợ khẩn cấp trong trường hợp gặp rắc rối.

(*) Xim xem tại Tự điển Lanbien ở trên cùng bên phải trang tin này.
Hình: Thực hành kỹ năng "thổi nước" kính lặn với giám sát của HLV.