Danh sách các tab/trang

Thứ Bảy, 29 tháng 1, 2011

Gió có thể hạ thấp mực nước biển

Chuyện Biển Đỏ (sưu tầm)

Kinh Cựu ước, chương Exodus, nói rằng ông Moses và đoàn người Israel chạy trốn đã bị kẹt giữa sau lưng là đạo quân của Pharaoh Ai cập truy đuổi và trước mặt là Biển Đỏ. Nhờ phép lạ của Moses, gió đông đã rẽ đôi mặt nước biển, lộ ra con đường đất với hai bên là bức tường nước, và người Israel đã chạy thoát sang bờ bên kia. Rồi nước biển đổ sập trở lại khi quân Ai cập tiến vào đường này.

Gió mạnh có thể đẩy nước biển lùi trở lại khúc quanh của dòng sông. Các mô phỏng máy tính cho thấy việc Biển Đỏ có thể rẽ nước là một hiện tượng do gió mạnh và liên tục, đã tạo ra. Nghiên cứu cho thấy, nếu gió đông mạnh, thổi suốt đêm, có thể đẩy nước lùi lại khúc rẽ nơi một dòng sông cổ được cho là đã nhập vào eo biển. Việc đẩy nước sẽ hình thành một khe hở cho phép đi bộ qua chỗ đất lộ ra. Khi gió giảm, nước sẽ tràn trở lại.

Nghiên cứu này dựa trên việc tái tạo các địa điểm khả dĩ và độ sâu của dòng nước ở châu thổ sông Nile, vốn thay đổi rất mạnh theo thời tiết. Carl Drews, Trung tâm Nghiên cứu Khí quyển Quốc gia Hoa Kỳ (NCAR), cho biết “Mô phỏng này cho thấy có sự tương đồng khá sát với truyền thuyết của Exodus. Việc nước biển rẽ ra có thể được hiểu là nhờ các lực lỏng. Gió di chuyển nước theo cách hợp với nguyên tắc vật lý, tạo ra đường thoát an toàn trong khi hai bên vẫn là nước”. Nghiên cứu này là một phần trong dự án tìm hiểu về tác động của gió tới độ sâu của nước biển.

Xác định nơi người Israel đã vượt Biển Đỏ: Ngày 23/9/2010, AFP đưa tin các nhà khoa học Mỹ đã xác định nơi cho là Moses đã rẽ nước vào 3.000 năm trước. Họ không xác định vị trí theo Cựu ước, vì địa điểm ghi trong Cựu ước ngày nay không còn nữa. Họ thực hiện mô hình điện toán về những nơi có gió đông thổi mạnh, có thể đẩy lui nước biển. Họ cho rằng điểm vượt biển là đông bộ đồng bằng sông Nil, nơi một nhánh sông và hồ mặn Địa Trung Hải gặp nhau, ngày nay là Port-Saïd.

Dựa trên hình chụp từ vệ tinh, họ đã lập một Maquette (sa bàn thực tế) và Topographie (mặt cắt) tại nơi có gió thổi mạnh có thể rẽ nước tạo thành hành lang. Theo mô hình, nếu gió 100km/h liên tục trong 12 giờ có thể rẽ nước thành một hành lang dài gần 3km, rộng gần 5km, sâu 2m(*). Hành lang được giữ trong 4 tiếng, một khoảng thời gian đủ để người Isael vượt qua.

(*)NST: Mô hình thí nghiệm đã hạ thấp mực nước biển xuống 2m, nhưng vấn đề là độ sâu tại "con đường" mà người Israel đã vượt qua là bao nhiêu? Và nếu đáy biển ở đó sâu trên 2m thì phép lạ của Moses vẫn chưa thỏa mãn!

Thứ Ba, 25 tháng 1, 2011

Anh ấy đi học lặn

(sưu tầm, trích)

Trong những tour du lịch độc đáo như “Vượt rừng, chinh phục thác”, “Leo núi nhân tạo”, “Khám phá cực đông”, du khảo và “phượt”..., thì những tour “Lặn biển thám hiểm” đang “hot”! Đó là thế giới kỳ thú, hấp dẫn y như “Hai vạn dặm dưới đáy biển” của Jules Verne. (Lao Động)

… Tôi theo học lớp lặn nhập môn OWDC: Bài đầu tiên là lặn ... trên cạn. Tôi bị “test” về vật lý biển như: Một vật nửa nổi nửa chìm trong nước mặn thì hiện tượng gì sẽ xảy ra? Ở độ sâu 30m, áp suất sẽ tăng bao nhiêu lần so với áp suất mặt biển? Bạn sẽ làm gì để cân bằng tai và các xoang trong lúc lặn? Vấn đề gì xảy ra nếu bạn nín thở trong lúc bơi lên khi sử dụng bình khí nén? Nếu lặn sâu 17m thì thời gian cho phép lặn tối đa của người lặn là bao lâu? Mất một ngày ròng rã, tôi mới “giải mã” được một “núi” câu hỏi đại loại như đã nói ở trên và phần nào “thông tuệ” về lý thuyết bơi lặn.

Ngày thứ hai, đến lượt học lặn hồ bơi, tôi được làm quen với áo chống lạnh, kính lặn, chân nhái, bình khí, bộ điều khiển khí, áo phao, dây chì,... Và được học phương pháp lắp ráp và mang vác, sử dụng các loại thiết bị lặn.

… Trời lạnh, tôi khoác bình ôxy trên lưng và đeo chì quanh thắt lưng rồi nhảy ùm xuống hồ bơi. Các guide hướng dẫn tận tình cách xả hơi áo phao, ngậm ống hơi, tháo nước ra khỏi kính, thở cân bằng cơ thể dưới nước, các thao tác “ngồi đáy” nước xử lý các tình huống bất trắc có thể xảy ra khi lặn. Mười phút, hai mươi phút ngâm mình dưới nước, anh bạn tôi lạnh run bắn người, đành bỏ cuộc lên sưởi ấm trên ... bờ hồ. Còn tôi phải gắng gượng hoàn thiện các bài học “vỡ lòng” bơi lặn trong lòng hồ bằng bình thở ôxy.

… Trời không mưa, không nắng, nhiệt độ 23 độ C, gió lùa sóng biển vỗ uồm oàm vào bờ cát trắng phau. Tàu rời cảng Cầu Đá tiến thẳng ra đảo. Gần 1 giờ vượt sóng, tàu mới neo đậu ở sát mỏm đảo phía nam. Tôi bắt đầu ngày học thứ ba thực hiện 2 ca lặn 90 phút cùng với các học viên Chelsea, Leigh, Dominik. Từng người lặn biển đều có một guide đi kèm để hướng dẫn thao tác lặn, các chỉ số của đồng hồ đo ôxy, các vale cân bằng trong nước, cách lặn ở từng độ sâu khác nhau ... Ngôn ngữ trao đổi duy nhất với bạn đồng hành trong suốt quá trình lặn là ký hiệu. Càng lặn sâu, tai càng bị đau nhức, ù, tôi phải đánh quai hàm, bóp mũi liên tục và thở mạnh để giảm áp suất qua hai màng nhĩ, cân bằng cơ thể.

… Lại ngày mới ở Hòn Mun. Tôi mang chân nhái, vác bình hơi nhảy tàu. Giờ thì tôi như thợ lặn thứ thiệt, bắt đầu ứng dụng bài học thực tế lặn biển bằng cách hít thở sâu bằng miệng, giơ cao cần ấn nút xả khí và thân hình “người nhái” của tôi từ từ chìm xuống biển. Tôi bơi theo cuộc hành trình thám hiểm của guide, mắt mở to phóng tầm nhìn bao quát vào “thủy cung” dưới lòng đại dương xanh.

Ở độ sâu 10 – 18m nước, tôi lạc vào thế giới với muôn vạn sinh linh, với muôn sắc màu đẹp rực rỡ của san hô, của hàng trăm loài sinh vật biển. Cuộc sống con người vốn chứa đựng nhiều bí ấn, thì dưới đáy biển bao la cũng hiện diện đầy ắp triết lý nhân sinh, cộng sinh bầy đàn như “ngôi nhà chung”, tạo nên bức tranh thiên nhiên huyền ảo, đẹp đến nao lòng. “Thủy cung” trong câu chuyện cổ tích ngày xưa ông bà kể như hiện lên trước mắt với nhiều cảnh vật lạ lẫm, thích thú, độc đáo. Này là thiên đường san hô với hàng trăm loài cứng và mềm, lớn nhỏ tương hỗ nhau trông giống như những đóa hoa khổng lồ. Này là vô số các loài động vật giáp xác và cá chào mào, hải sâm, sao biển, hải quỳ, cá hoàng đế, cá mao tiên, cá hề ... có màu sắc sặc sỡ, lượn lờ quanh thợ lặn. Và đây, những hang động lung linh, kỳ bí dưới lòng biển rộng. Tôi cảm giác vô cùng diễm phúc khi lặn vào ngóc ngách hang san hô, nhìn thấy hàng ngàn con cá bơi lượn thân thiện quanh mình.

Chỉ vài ngày trải nghiệm, trong tôi như tan biến mọi lo toan của cuộc sống thường ngày, thay vào đó là sự trào dâng một cảm xúc, một niềm đam mê, một tình yêu mãnh liệt với “bảo tàng sống” dưới lòng đại dương sâu thẳm, mênh mông, kỳ vĩ và bí hiểm.

Thứ Bảy, 22 tháng 1, 2011

Phú Quốc ngày đầu năm.

Vẫn còn là năm Dần theo lịch Ta, nhưng đã là tháng 1 của năm mới 2011. "Bé" Hai nhà tui về chơi dịp Noel và tết dương lịch, cả nhà rủ nhau tranh thủ đi Phú Quốc chơi. Thằng cu em mới có bằng PADI OWC cũng máu lắm nhưng vì đang trúng mùa thi học kỳ nên không theo được.
   Ba chúng tôi, Mẹ Đốp, bé Hai và tui bay ra Phú Quốc vào một ngày đầu tháng riêng. Đang là mùa cao điểm du lịch của vùng này. Trái ngược với các điểm lặn ven biển miền Trung, Phú Quốc nằm trong vịnh Thái Land đang có điều kiện thời tiết tốt nhất cho các hoạt động nghỉ dưỡng biển. Bờ Tây của đảo rất yên tĩnh, không có gió lớn cũng không có dòng chảy mạnh. Du khách châu Âu đổ về đây thưởng thức các bãi biển còn hoang sơ, núi rừng nhiệt đới và chợ đêm đầy hải sản tươi ngon. Khách lặn cũng đông, nhiều khi Rainbow Divers phải huy động một ngày 2 tàu để chở khách đi lặn.
Bờ đông đảo PQ nhìn từ cửa sổ máy bay.

Chúng tôi nghỉ ở "Long Beach" resort (nghe cứ như ở Cali :) vậy) trên đường Trần Hung Đạo - Dương Đông.
Việc đầu tiên sau khi nhận phòng là đến VP của Rainbow Divers để đăng ký đi lặn vào ngày hôm sau. Gặp lại Oanh, cô bé nhân viên của RB Divers PQ tui không phải xin "chế độ" giảm giá như hồi tháng 5, khi lần đầu tới đây. Nay tui đã có thẻ VIP :))
Cuốc bộ từ RB Divers về nhà nghỉ Long Beach xa phết! gần 4km!
Tối cả nhà mò ra chợ đêm Dinh Cậu. Ở đây có đủ các món hải sản tươi sống được chế biến tại chỗ thành các món ăn nhậu. Có hẳn các quầy chuyên theo món như các loại cháo mực, sò, cá, ốc...Các loại gỏi sống, đặc biệt là gỏi cá trích. Các loại lẩu và đặc biệt là các món nướng.
Chúng tôi kêu món lẩu hải sản thập cẩm và tôm tít nướng. Cũng phải tẩm bổ chút để hôm sau ra khơi chứ.
Sáng hôm sau xe đón chúng tôi tại nhà nghỉ lúc 7h30 và đưa thẳng ra cảng Dương Đông.
Bạn lặn khá đông, kể cả hai ba con nhà tui là 20 người.
Lại gặp lại Đại úy PADI Hoàng và thượng sỹ Thơm cũa RB Phú Quốc. Lần này Hoàng lại làm hướng dẫn viên lặn cho chúng tôi. Hồi tháng 5, tôi cùng Hoàng lặn ở phía Nam đảo, lần này chúng tôi lặn phía Bắc.
Đảo Đồi mồi - điểm lặn đầu tiên của ngày.
Hề, gần một năm không đi lặn scuba, không biết có vấn đề gì không,,,
Hì hì, có vẻ ổn cả.
Bé Hai thích nghi nhanh chóng với đáy biển và chững chạc đạp nước.
Hai chú "Nemo" hiếu kỳ và rất hiếu động.
Sẵn sàng nghinh chiến!
Chú ghẹ này có vẻ yêu hòa bình hơn
Buổi tối, chúng tôi ăn mừng ngày lặn biển cùng 4/ Hoàng tại chợ đêm.
Hoa Bằng Lăng ở khu nhà nghỉ "Bãi Dài?"
Hôm sau là chuyến ngao du khám phá hòn đảo bắng xe máy. Bé Hai một xe, tui chở Mẹ Đốp.
Vãng chùa Sư Muôn (phiên ân tiếng Khme, rất khó đánh vần)
Làng chài Vạn Ninh bên bờ Đông của đảo. Trái ngược với bờ Tây, mùa này bờ Đông sóng lớn, gió mạnh.
Hàng đàn cá bơi đen kịt bờ....Bé Hai thu hình bằng iPhone.
        Sau bữa ăn trưa với cơm chiên hải sản ở Vạn Ninh, chúng tôi lên rừng. Suối Tranh mùa này cạn nước trơ đáy. Người ta nói vào mùa mưa ở đây là một dòng thác hùng vỹ!
Tranh thủ làm một giấc giữa rừng già.
Buổi chiều chúng tôi phóng xe về hướng nam, sau hành trình 15km là Sao Beach! Một bãi biển đẹp, cát trắng tinh - cũng trên bờ Đông và ở phía Nam Phú Quốc, gần An Thới.
Có thể lặn Freediving ở đây, tuy đáy cát nhưng có khá nhiều loại sò, ngao...
Chỗ này cách bờ khoảng hơn 200m, bờ biển rất thoai thoải. Không như ở Nha Trang, ra chục mét đã lút đầu.
Chiều muộn, chúng tôi trở về theo con đường chạy dọc theo bờ Tây đảo. Có thể thấy cảnh hoàng hôn từ phía này. Biển lặng như mặt hồ.
Ba ngày ở Phú Quốc trôi qua nhanh chóng. Trưa ngày thứ 3 chúng tôi ra sân bay trở về Sài Gòn.

Thứ Ba, 18 tháng 1, 2011

An toàn lặn (PADI)

1. Đừng lặn nếu bạn cảm thấy không thoải mái. Khi đang lặn xuống, cần cân bằng áp suất tai một cách nhẹ nhàng. Không được lặn sâu hơn giới hạn lặn của mình hoặc của máy tính lặn (dive computer) của bạn.
2. Không giữ hơi khi đang lên. Luôn lên chậm và thở đều.
3. Tìm hiểu địa hình dưới nước và các nơi nguy hiểm. Cần tránh những cá, san hô, hoặc những nguy hiểm khác để không bị thương tích. Phải nhận thức được thủy triều và dòng chảy ở khu vực lặn (be aware of local tides and currents).
4. Không hoảng hốt dưới nước. Nếu hoang mang hoặc sợ hãi khi đang lặn, hãy dừng lại, thư giãn. Bạn có thể tìm sự giúp đỡ từ bạn lặn hoặc Divemaster.
5. Không lặn một mình.
6. Cần lập kế hoạch cho chuyến lặn và luôn lặn theo kế hoạch đã lập.
7. Chắc chắn rằng các thiết bị lặn của bạn phù hợp với chuyến lặn và kế hoạch của bạn. Các thiết bị này phải hoạt động tốt.
8. Không uống rượu trước khi lặn.
9. Không lặn khi đang trong giai đoạn phải uống thuốc, trừ khi bác sỹ nói là an toàn.
10. Việc lặn có thể nguy hiểm nếu bạn có vấn đề về sức khỏe. Trong trường hợp đó, hãy hỏi bác sỹ về ảnh hưởng của việc lặn đối với sức khỏe của bạn.
11. Lặn hang động (theo đúng nghĩa của "bộ môn" cave diving-NST) là nguy hiểm và chỉ thực hiện khi đã được huấn luyện và có dụng cụ chuyên dụng.
12. Nếu bạn không khỏe hoặc nếu bị mệt sau khi lặn, hãy đến y tế ngay lập tức.
13. Không bay trong vòng 12 tiếng sau chuyến lặn, kể cả khi bạn bay trên máy bay có điều áp. Nếu chuyến lặn phải có những lần dừng để giải áp, bạn không bay trong vòng ít nhất là 24 tiếng.
Hình: Lễ trao bằng Cử nhân dưới đáy biển.

Thứ Sáu, 14 tháng 1, 2011

Lặn ở Bali – Indonesia

(sưu tầm)
Hòn đảo khá nhỏ, chỉ khoảng 84 x 48 dặm, nằm giữa biển Bali ở phía bắc và Ấn Độ Dương ở phía nam. Cây cối ở đây đặc biệt xanh tươi. Chúng tôi ở Paradise Dive Resort.

Thay vì lặn rạn san hô ngay tại khu Resort, chúng tôi tới Tulamben Bay. Ở đây có xác tàu Liberty – tàu chở hàng từ thời Thế chiến 1 bị tàu phóng lôi Nhật bản đánh chìm vào năm 1942. Bây giờ nó nằm dưới độ sâu 95 feet nhưng phần mũi tàu chỉ cách mặt nước có 10 feet .Sau 38 năm dưới nước, con tàu được bao phủ bởi các sinh vật biển như bọt biển, gorgonians, san hô cứng và mềm, cỏ chân ngỗng, hàu, rong biển. Sinh sống quanh nó là hàng đàn cá hồng, cá mú, cá chìa vôi, cá batfish, sweetlips, jawfish, scorpionfish, gobies, crocodilefish.

Xác tàu còn trong tình trạng khá tốt và có nhiều chi tiết của con tàu còn nhận ra được, nhưng chân vịt con tàu lại không nằm trong số đó. Nó đã bị lấy mất sau khi con tàu chìm. Cấu trúc của tàu cho phép thợ lặn có thể thâm nhập một cách an toàn. Chuyến lặn làm tôi hoàn toàn thỏa mãn.

Hôm sau chúng tôi khám phá rạn san hô ở bãi biển Resort, sâu từ 15 đến 65 feet. Điều đầu tiên gây bắt mắt là một vùng squirrelfish màu đỏ tươi, rất sống động trong ánh sáng buổi sáng. Rạn san hô trải dài hàng trăm mét, chủ yếu là san hô cứng, với các loại cá náu mình trong các ngóc ngách. Có tunicates đầy màu sắc. Con cua màu cam cư trú dưới cánh tay của con sao biển. Một sinh vật rất ăn ảnh là con tôm tím bám vào một crinoid màu đỏ rực rỡ.

Chúng tôi trở lại tàu Liberty lần nữa để lặn đêm. Ở đó, tôi đã có cơ hội xem san hô sinh sản, với hàng triệu giao tử.

Phía đông nam Tulamben thường bị bỏ qua, nhưng nó thực sự là một trong những địa điểm thú vị nhất của vịnh. Có nhiều động vật khác thường đang chờ đợi để được chụp hình. Ở đó, có cái gì đó như thôi miên bạn. Tôi dự kiến trở lại Bali vào năm tới và sẽ đi Nusa Penida Bay, nhưng có lẽ đến Bali sẽ không cảm nhận được đầy đủ vùng này nếu không biết Tulamben Bay.

Hình: mực tím và tôm "đặc chủng".

Thứ Ba, 11 tháng 1, 2011

Diving Phuket (P2)

 Ngày chủ nhật, xe của Diveasia tới đón chúng tôi từ 7h:30 sáng. Cung cách phục vụ cũng giống như các trung tâm lặn biển khác ở VN. Xe chạy một vòng các KS, khu Resort để đón khách lặn. Tôi thấy nhiều khách lặn mang theo trang bị của mình, cả các phương tiện quy phim, chụp ảnh rất xịn. Sau khi tập trung ở văn phòng Dive Asia để nhận trang bị và làm các thủ tục giấy tờ cần thiết, chúng tôi đổi xe lớn và ra cảng.



Tầu của Diveasia là con tầu composit M/V Dive Asia II. Con tầu dài 23m và rộng 5m. Tàu trang bị 2 máy 350 HP Hai máy phát điện 220/24 V và hai máy nén khí cùng 80 bình khí nén. Tàu có 3 tầng, có thể phục vụ tới 40 khách lặn cho một chuyến đi.





Sáng sớm trên bến tàu trong vịnh Chalong. Khách lặn cùng chuyến này đến từ Mỹ, Đức, Malaysia, Úc, Nga và tôi là người Việt.









Trên tàu có hệ thống ống dẫn khí để "xạc" bình khí nén sau mỗi đợt lặn.












Sau gần 2 giờ chạy, tầu dừng tại điểm lặn đầu tiên: Phi Phi Don. Đảo này có nhiều vách đứng và dòng chảy nhẹ. Biển lặng, tầm nhìn dưới nước không tốt lắm - chỉ khoảng 6m.







Tuy tầm nhìn không hoàn toàn tốt, vẫn có thể thấy hệ san hô rất đa dạng và đẹp.











Cô bạn lặn người Đức.















Đa dạng san hô ngay tại đáy cát.












Tại các vách đá thì khỏi nói.


















Một chú cá mập beo (leopard) đang ngủ?













Chú cá đuối đối đầu cá nóc.









Ran San hô thân cứng đang phát triển mạnh.












Bạn có thể gặp rùa biển ở đây.












Và nhiều đàn cá nhỏ tung tăng.
















Trung úy PADI Marcello - HDV của chúng tôi











Có gì đó thú vị trong vách đá?














Dừng nghỉ giảm áp ở độ sâu 5m, sau đó từ từ nổi lên














Bữa trưa sau hai lần lặn, sau đó còn một lần lặn tại điểm thứ 3 để kết thúc chuyến đi.








Dive Guide, tôi và hai bạn lặn người Đức.









Tàu trở về cảng khi hoàng hôn buông xuống