Danh sách các tab/trang

Thứ Sáu, 31 tháng 12, 2010

Xin chúc các anh-chị-bạn trong "làng lặn" cùng các anh-chị-bạn quan tâm tới môn lặn một năm mới may mắn, hạnh phúc. Xin tặng mọi người "bông hoa của biển".

Thứ Năm, 30 tháng 12, 2010

Chúc mừng năm mới 2011

Chúc tất cả các bạn lặn gần xa một năm mới may mắn, vui tươi và hạnh phúc! Keep WET!

Thứ Ba, 28 tháng 12, 2010

Lặn ở “kim tự tháp”

(sưu tầm)
Tôi là huấn luyện viên và hôm đó đi với một anh làm Advance Open Water Course (thi lên "trung sỹ"). Chúng tôi dự kiến lặn dọc vách tường đá ở độ sâu 100 feet. Tôi thích men theo vách đá đó vì khi dừng giải áp sẽ rơi vào khu vực san hô tuyệt đẹp.

Đồng nghiệp nói rằng khu vực vách đá có một điểm gọi là “kim tự tháp”, rằng để đến đó, bạn chỉ cần bơi theo vách đá phía bên phải, tuy nhiên không ai biết vị trí chính xác. Tôi quyết định sẽ tới điểm lặn mới. Học sinh của tôi là một thợ lặn có kinh nghiệm và tôi nghĩ điểm lặn mới sẽ thú vị cho anh ta và tôi.

… Chúng tôi bơi men theo vách tường đá. San hô ở đây tuyệt đẹp. Tôi hài lòng với quyết định của tôi. Chúng tôi tiếp tục bơi và thấy một khoảng đứt đoạn của vách tường đá. Chúng tôi bơi qua đó xuống độ sâu 100 feet.

… Theo kế hoạch, sau khi khảo sát, chúng tôi sẽ nổi lên tại vị trí xuất phát. Do chúng tôi bơi lệch một chút, vì vậy, tôi đã không tìm thấy chỗ vách tường bị đứt đoạn. Cho rằng vẫn còn ở quanh khu vực cũ, tôi tiếp tục bơi cho đến khi nhìn thấy túi nhựa (dùng thay cho thẻ đánh dấu-NST) một lần nữa. Tôi nhận ra rằng chúng tôi đã bơi thành vòng tròn … Hey … đừng sợ, tôi nghĩ. Vấn đề là chỗ vách tường bị đứt đoạn không có ở đó ... vì vậy, sự lựa chọn duy nhất là nổi lên (“kim tự tháp” này có hình dạng của cái nồi để ngửa).

Tới mặt nước, té ra chúng tôi đã cách khá xa vị trí xuất phát. Tôi giải thích cho học sinh những gì đã xảy ra và anh ta cười.

Sau này, tôi được biết rằng lúc đó chúng tôi đã bơi trong vòng tròn ma thuật PYRAMID.
Hình: tui nè (không liên quan bài viết)

Chủ Nhật, 19 tháng 12, 2010

Diving Phuket (P1)

Tiếp theo bài giới thiệu về lặn biển ở Phuket. Tôi xin kể về lần đi lặn ở đây. Thời điểm đó, cách nay đúng một năm trong logbook của tôi mới ghi nhận được tổng cộng 9 dives! Trong số này thì mất 4 dives là chương trình thực hành và thi OWC và 4 Dives tiếp sau là thi Advanced OWC. Cà hai khóa này tôi đều học và thi lý thuyết qua PADI online và thực hành ở VinaDive rồi Rainbow Divers Nha Trang. Còn dive thứ 9 là chuyến lặn nhởn (fun dive) đầu tiên của tôi cũng cùng Rainbow Divers Nha Trang. Có thể nói tại thời điểm này, thực tế chiến trường của tôi còn rất khiêm tốn dù đã mang lon trung sỹ PADI, làm sao mà lại dám mò sang Phuket để lặn?
Sự thể là sau khi thi Advanced OWC với các chuyên ngành (specialty) như PPB, Boat Diving, Navigations, Photography, Naturalist...tôi rất muốn có thêm 2 môn specialty nữa là Nitrox và Wreck Diving. Rồi tôi cũng lấy được chứng chỉ Nitrox ỡ Rainbow Divers SG. Riêng Wreck thì thua vì ở VN chẳng còn xác tàu nào ở độ sâu phù hợp cho lặn giải trí mà không được trục vớt bán ve chai! Tình cờ, khi đó Rainbow Divers SG thông báo mở tour kết hợp đào tạo khóa lặn xác tàu 5 ngày ở Phuket  - Thailand. Tôi quyết định đăng ký tham gia. Tôi chưa từng tới các nước trong khu vực ASEAN cũng như ra nước ngoài kể từ khi tốt nghiệp, đi làm. Lí do đơn giản là không được phép do đamg tại ngũ, nay tôi đã về vưởn và hoàn toàn có thể làm gì mình thích. Lý do thứ nữa, còn chính đáng hơn là tôi muốn cùng đi với bà xã, cũng chưa tửng biết Tháiland - với bà ấy, đây là chuyến đi nhân kỷ niệm 30 năm ngày cưới của chúng tôi (đám cưới Bạc). Thật không may, tour "Phuket Diving trip" của RB SG phá sản do ít người đăng ký tham gia. Tôi đã rủ rê anh Chí Quang, đã hứa hẹn với bà xã...nay lại nói thôi thì thật chẳng ra sao. Qua tham khảo ý kiến chú em giám đốc công ty ScubaOEM chuyên sản xuất trang bị lặn Scuba ở Q12, hắn thường đi lặn kết hợp tiếp thỉ sản phẩm ở các nước trong khu vực như Thailand, Malay, Indo...Tôi quyết đị đi theo kiểu "Ta balo". Lên mạng tìm kiếm, hỏi chú Google, kết quả có ngay. Đi lại thì có Air Asia bay trực tiếp HCM - Phuket buổi chiều tối, chuyến về buổi sáng quãng 9h và gần trưa là về đến TSN. Ở thì khỏi lo, rất nhiều khách sạn từ 0 đến 5 sao để lựa chọn, tôi chọn Batong Lodge Hotel, một KS ba sao nhưng giá chỉ khoảng hai sao ở VN. Khâu khó nhất là chọn CLB lặn nào trong số mấy chục CLB và Trung tâm đang hoạt động ở Phuket. Có rất nhiều CLB PADI 5 sao ở đây, qua trang web cũng rất khó tìm vì các CLB này đều cung cấp dịch vụ giống giống nhau, giá cả cũng xêm xêm...Marketing thì quá trời! ví dụ: "Bạn đã lựa chọn đúng khi tin tưởng dịch vụ, đội ngũ chuyên nghiệp của chúng tôi..." Ở bài trước, các bạn đã coi clíp quảng cáo cùa Sea Bee, một CLB Scuba ở Phuket và qua đó có thể hình dung được sự chuyên nghiệp trong quảng cáo, chào hàng cũa các CLB ở đây. Lại nhờ tư vấn của ScubaOEM và được khuyên nên đi với DiveAsia. DiveAsia cũng là một CLB PADI 5sao như Raibow Diver VN nhưng ông chủ và những nhân viên chù chốt là người Đức. Thế cũng hay vỉ tiếng Anh của tôi quá tệ so với tiếng Đức dù đã 30 năm không xài tới! Tôi liền đăng ký đi lặn với DiveAsia trên trang web của họ và ngay lập tức nhận được email chào mừng và hướng dẫn chi tiết của giám đốc DiveAsia. Khác với ở Nha Trang là thay vì chỉ có một địa điểm duy nhất là Hòn Mun, và mọi CLB lặn ở Nha Trang chỉ có một hình thức dịch vụ lặn duy nhất - daytrips là đi tàu ra Hòn Mun và lặn ở các điểm lặn tại khu vực đó, sáng đi trưa về. Ở Phuket ngoài dịch vụ Daytrips như ở Nha Trang cón có dịch vụ Liveabords khi mà bạn có thể theo tàu đi lênh đênh vài ngày ở một quần đảo nào đó và lặn ở nhiều điểm trên lộ trình mà tầu đi qua. Riêng dịch vụ daytrips cũng có vài hướng đi khác nhau và thường các CLB phải lập lịch đến các điểm lặn khác nhau này để khách hàng chọn lựa.
Ví dụ Tàu Dive Asia II của DiveAsia sẽ đi đảo Phi Phi vào các ngày Chủ Nhật và thứ 3 và thực hiện 3 Dives ở đây. Tàu đi Raja Noi & Raja Yai (3 Dives) vào thứ 2 và thứ 5. Đi Shark Point (3 Dives) vào thứ 4 và đi Anemon Reff - King Cruise (2 Dive) vào thứ sáu...Điểm đi gần nhất cũng phải mất 1giờ rưỡi tàu chạy nên một chuyến đi lặn thế này mất một ngày, ăn sáng ở KS, xe của DiveAsia đưa ra cảng và lên tàu đi từ 7h:00 sáng đến tối mới về, ăn trưa trên tàu. Thường một Daytrips với 3 Dive giá khoảng tương đương 100$ - Rẻ hơn ở Nha Trang nhưng trang bị scuba đều phài thuê nên tính tổng cộng thì cũng không rẻ hơn trừ phi bạn có trang bị riêng. Tôi dự kiến đi cùng bà xã vào cuối tuần, tối thứ sáu bay, ngày thứ 7 đi chơi thăm Phuket, CN đi lặn với DiveAsia - theo lịch là đi đảo Phi Phi cả ngày. Thứ 2 ở chơi Phuket thêm 1ngày để đảm bảo chỉ bay sau khi lặn 24 tiếng. Sáng thứ 3 chúng tôi bay về HCMC.
Vậy là để đi chuyến này, tôi mua trước vé máy bay khứ hồi, đặt xe đưa rước từ sân bay về KS ở Patong, đặt KS và đăng ký đi lặn đảo Phi Phi với DiveAsia - tất cả đều qua Internet, tới ngày chỉ vác balo ra TSN và bay.
Hiện tại hình như Air Asia không còn tổ chức chuyến bay thẳng HCM-Phuket nữa, bạn sẽ phải tìm hãng giá rẻ khác hoặc bay HCM-Bankok rồi chuyển tiếp Phuket.
Ngày đầu ở Phuket, chúng tôi làm quen với thành phố, chính xác là khu Batong, khu sầm uất nhất trên đảo. Ảnh bên, tôi và mẹ Đốp tại cổng vô trung tâm mua sắm lớn nhất khu Batong, Phuket , Dưới đây là bảng giá cho mướn trang thiết bị Scuba của CLB DiveAsia cho 1 ngày (Giá tính bẳng tiền Bath khoảng 30 Bath ăn 1$ US)

BCD - THB 300
Wetsuit - THB 200
Fins - THB 100
Full Set - THB 750
Underwater Light - THB 300
Nitrox Tank - THB 200/dive
Regulator - THB 300
Mask/Snorkle - THB 100
Mask/Snorkle/Fins - THB 200
Computer - THB 300
15 Liter Air Tank - THB 100/dive
Digital U/W Camera - THB 700/dive

Thứ Tư, 15 tháng 12, 2010

Bloop, Slowdown - âm thanh bí ẩn của đại dương

(theo New Scientist)
Đại dương luôn chứa đựng những bí ẩn kỳ lạ mà con người chẳng bao giờ hiểu được tường tận. Vào năm 1997, một loạt các thiết bị ghi âm dưới nước của Cục Quản lý đại dương và khí quyển quốc gia Mỹ (NOAA) bất ngờ ghi nhận được một âm thanh bất thường trong lòng Thái Bình Dương.

Được đặt biệt danh là “Bloop”, âm thanh kéo dài khoảng 1 phút, với tần số cực thấp nhưng âm lượng lại lớn đến nỗi thiết bị cách đó khoảng 5.000 km cũng bắt được. Điều lạ lùng là “Bloop” giống như được phát ra từ một động vật nào đó, nhưng với âm lượng như thế thì chẳng động vật nào trên thế giới có thể tạo ra được. Ngay cả gã khổng lồ của đại dương là cá voi xanh, có thể phát ra âm thanh từ 150 - 180 decibels, tương đương với động cơ máy bay phản lực đang gầm rú, cũng chẳng thể nào so sánh được. Sau khi lặp đi lặp lại trong lòng biển suốt mùa hè, “Bloop” đột nhiên biến mất như lúc mới xuất hiện.

“Bloop” chưa phải là âm thanh kỳ bí nhất của đại dương. Vào tháng 5.1997, các thiết bị thu âm của chính phủ Mỹ lại bắt được một dạng âm thanh lạ lùng khác, gọi là “Slowdown”. Kéo dài khoảng 7 phút, nó dần giảm cao độ, giống như một chiếc phi cơ bay ngang rồi mất hút. Slowdown dường như được phát ta từ một nơi nào đó tại bờ Tây Nam Mỹ và vang xa cách đó đến hơn 2.000 km. Giả thuyết được đưa ra trong trường hợp này là tiếng ồn phát ra từ quá trình nứt gãy băng ở Nam Cực.

Tuy nhiên, giới khoa học vẫn chưa tìm thấy điểm chung trong các giả thuyết của mình, và hai bí mật này vẫn còn ám ảnh họ cho đến ngày nay.
Hình: xoáy nước trên đại dương theo trí tưởng tượng của người xưa (không liên quan bài viết).

Thứ Ba, 14 tháng 12, 2010

Lặn biển Phuket, Thailand.

Phuket là một hòn đảo nằm ở phía nam Thailand bên bờ tây của "đất nước của những nụ cười". Được mệnh danh là hòn ngọc phương Nam, Phuket là đảo lớn nhất của Thái land. Với chiều dài 48km và rộng 21 km, hòn đảo này có 70% đồng bằng và 30% còn lại là cao nguyên với đỉnh núi cao nhất Mai Tao Ship Song cao 529 mét.
Nằm trên biển Andanam (thuộc Ấn Độ dương) Phuket có địa hình rất đa dạng, với núi đá, các bãi biển cát dài, các vách đá vôi nhô ra biển, các ngọn đồi phủ rừng xanh, các cửa sông, đầm phá và đủ các loại cây trái nhiệt đới. Kích thước to lớn của hòn đảo cho phép tạo ra nhiều vùng tiểu khí hậu ở các khu vực khác nhau trên đảo.
Hòn đảo này có nhiều cảnh quan và cảm xúc để bạn khám phá và thưởng thức. Từ bãi biển Kata với những quang cảnh nhiệt đới tới những ngọn phi lao oai vệ mọc ven bờ biển Nai Yang chỉ cách vài cây số về phía bắc. Từ những cánh rừng ẩm ướt cùa công viên quốc gia Khao Phra Thaeo tới đầm lầy và rừng đước ngập mặn ở Koh Siray. Những đường cắt đá vôi ở bờ đông và sỏi, cuội granite ở bờ tây. Phuket thực sự là xứ sở nhiệt đới thần tiên và có thể chào mời, thỏa mãn bất kỳ ai.

Những thông tin trên đây được dẫn từ chỉ dẫn du lịch của website DiveAsia.com nên tất nhiên được nói với giọng quảng cáo chuyên nghiệp. Tôi nghe nói, cách nay hai chục năm, Phuket rất giống với Phú Quốc ngày nay. Hai địa điểm này gần như cùng nằm trên một vĩ độ nhưng ở hai vùng biển khác nhau, Phú quốc nằm trong vịnh Thailand cùng Pattaya còn Phuket nằm trong vùng biển Andanam. Ngày nay Phuket là điểm du lịch nổi tiếng thu hút hàng triệu du khách từ khắp nơi trên thế giới. Ra đường bạn chỉ gặp khách du lịch, người nước ngoài là chính, mọi thứ trên đảo, mọi dịch vụ đều là để phục vụ du khách. Là một hòn đảo với bốn bề biển cả, tất nhiên những dịch vụ giải trí dưới nước ở Phuket rất phát triển. Mối quan tâm của tôi là lặn biển và nếu bạn cũng có cùng niềm say mê thì Phuket chính là thiên đường của môn thể thao mạo hiểm này, cả lặn scuba và lặn tự do hay với ống thở. Có rất nhiều CLB lặn ở Phuket và có cả những cửa hàng chuyên về trang thiết bị lặn. Khi đã đăng ký đi lặn cùng một CLB bất kỳ ở Phuket, bạn sẽ được giảm giá khi mua đồ tại các cửa hàng của CLB và cả ở Diving Store. Cũng có thể tìm thấy những món đồ khuyến mãi, giá mềm và tôi mua một con dao lặn, một kính lặn cùng cặp chân nhái Scuba-Sub với giá chỉ khoảng một nửa nếu mua ở VN.
Kết thúc bài giới thiệu Phuket ngắn gọn này, mời các bạn coi một clip vui về lặn biển Phuket. Không thể loại bỏ được khía cạnh quảng cáo dù bạn muốn hay không :) - Clip này do See Bees một CLB lặn ở Phuket phát hành.

Thứ Bảy, 11 tháng 12, 2010

Lặn tự do (lặn vo) ở Hòn Ông , vịnh Vân Phong

Nghe Nhất Trung, Bạn Trỗi miền Trung nói Vùng biển Qui Nhơn có Cù lao Xanh là điểm Phượt và lặn biển rất đẹp. Tôi đã nghĩ ngay đến kế hoạch sẽ rủ anh bạn Hà Chí tổ chức một chuyền ra QN chơi gặp bạn và thăm Cù lao Xanh. Lặn thì chưa biết thế nào nhưng đi câu cá biển cũng là một thú vui ở đây. Do ở đó chưa có CLB lặn biển nào nên chắc sẽ chỉ có thể tắm biển và lặn tự do thôi. Mặc dù vậy, lặn tự do nếu đúng chỗ cũng tuyệt lắm đó. Dạo tháng 6, tôi và anh Chí Quang có dịp đi lặn ở đảo Hòn Ông (Whale Island) trong vịnh Vân Phong, Khánh Hòa. Chúng tôi đi cùng gia đình nên ngoài thời gian lặn biển, cũng dành thời gian phục vụ các bà đi tắm biển ở ngay bờ biển của khu resort. Bãi biển ở đây rất đẹp, sạch sẽ và được bảo vệ kỹ nên nước trong xanh, nhiều sinh vật biển tung tăng có thể quan sát được khi đứng trên bờ. Cách bờ chừng 70 mét có một hòn đá lớn nhô lên khỏi mặt nước, dưới chân hòn đá này là cả thế giới đại dương thu nhỏ. Không cần trang bị BCD, Bình khí nén...chúng tôi lặn tự do ở đây và chụp hình, ghi hình thỏa mái như đi lặn Scuba vậy. Độ sâu chỉ khoảng 5- 6 mét nên thời gian ở dưới đáy nước cũng đủ để khảo sát kỹ "thắng cảnh" dưới chân tảng đá rộng khoảng 4 met vuông. Thực ra là hai tảng đá sát nhau vả giữa chúng có một khe tự nhiên và hình thành nhiều hang nhỏ. Ở đây có nhiều cá Hề (Chú Nemo trong phim của Walt Disney), chúng sống trong các đám Hải quì và như tôi từng nhận xét, chúng rất có ý thức bảo vệ lãnh địa của mình. Trong clip dưới đây, bạn sẽ thầy chúng tỏ ra lo lắng thế nào khi tui ghi hình chúng. Ven bờ khu resort chủ yếu là đáy cát nên không có gì thú vị khi lặn xuống. Sẽ khác hẳn nếu bạn lặn tại những chổ có các mạch đá ngầm nhô lên. Ở đây san hô phát thiển và thành hình các ốc đảo để các sinh vật khác tụ đến. Quang cảnh thật sinh động và đa sắc do khá nhiều ánh sáng còn chiếu tới được. Ra xa bờ hơn một chút, độ sâu từ 8 đến 10 mét vẫn là đáy cát là chính. Tôi cũng lặn ở đây vài hơi, như nước lạnh, không mặc wetsuite nên lại quay vể lặn quanh tảng đá - độ sâu 5 mét. Khu Resort cũng thả nhiều các bồn trồng cây bằng gốm rỗng xuống khu vực cách bờ năm chục mét. Đống các bồn sứ, gốm này tạo thành môi trường nhân tạo cho san sô và các loài sinh vật biển phát triển. Lặn ở biển khác với lặn ở hồ bơi nhiều, nhất là về mặt tâm lý. Ở hồ bơi ta có cảm giác môi trường nước rất thân thuộc và hoàn toàn thoải mái, không chút bất an. Còn khi lặn ở biển, làn nước sâu thẳm yên tĩnh, càng xuống sâu càng lạnh...tạo cảm giác hơi rợn...Những cảm giác khi ta lặn Scuba không hề có. Dù sao thì đó cũng chỉ là cảm giác ban đầu, nó qua rất nhanh chỉ sau vài hơi lặn và sau đó là niềm vui cùng sự say mê với những gì khám phá được dưới đáy nước. Mời các bạn xem những gì tôi có được sau buổi lặn tự do ờ Hòn Ông. Hoàn toàn yên tĩnh, không có tiếng bong bóng khí như khi ta lặn scuba.

Thứ Năm, 9 tháng 12, 2010

Người mẫu và free dive

Blog này có vẽ ít thư giãn quá! Giống như nhiều môn thể thao giải trí khác, lặn biển cũng cần thư giãn. Theo nghĩa đen - thả lỏng cơ thể và tập trung trí óc vào vấn đề quan tâm. Ví dụ khi lặn, bạn giữ quân bình độ nổi, thả lỏng người và tập trung vào hơi thở theo xu thế nổi lên hay chìm xuống khi ta hít vào, thở ra....Đây cũng chính là 1 trong các chỉ dẫn của khóa chuyên môn ppb (perfect performance buoyancy)!
Lặn tự do (free dive) có vẻ cũng không phổ biến ở VN, thua xa môn Scuba với hàng chục Trung tâm và CLB ở riêng Nha Trang. Trong khi các nước quanh ta đều có các CLB và các khóa đào tạo Free Dive, còn ở VN - theo tôi biết chẳng có CLB nào. Thế nhưng, ở VN lặn tự do cũng không phải là môn thể thao không có người thích. Bằng chứng là ngay cả giới người mẫu cũng có người yêu thích trò này. Mời các bạn xem clips một người mẫu Việt và Free Dive. Clip này tui lượm được trên mạng. Cô Phạm, người Thái bình - cao 1.75m.

Thứ Hai, 6 tháng 12, 2010

Một sự cố dưới biển

(sưu tầm)
Trong chuyện, tôi sẽ không đề cập đến tên, địa điểm, vì tôi nghĩ rằng mọi người đã có được bài học của mình (lời tác giả):

Đây là lần thứ hai tôi tới đây. Trên tàu, chúng tôi chuẩn bị thiết bị và tôi nhận thấy van xả của BCD của tôi có sự cố (nhưng chẳng đến nỗi nào).

… Chưa đầy mười phút lặn, tôi cảm thấy việc giữ cân bằng có vấn đề. Khí ở BCD từ từ thoát ra. Tôi ra tín hiệu cho vợ tôi và Divemaster rằng tôi sẽ đi lên, còn họ cứ đi tiếp.
Lên tới mặt nước, tôi bơm BCD, và bỗng nhận ra rằng con tàu của tôi không có ở đây. Tôi thổi còi gọi tàu, nhưng vô hiệu. Tôi cố nhìn xem có bong bóng nổi lên (của nhóm lặn) không, nhưng cũng không thấy.
... Tôi tháo bỏ các cục chì. Với 2000 Psi còn trong bình khí, không biết có đủ duy trì BCD trong 30 phút nữa không? Tôi thấy mình đang ở trong một vịnh nhỏ bao quanh bởi những vách đá cao. Tôi chợt nghĩ rằng, sẽ xảy ra chuyện gì nếu có một dòng chảy đẩy tôi ra khỏi nơi này? Nếu bình khí hết và thế là BCD xẹp? ...Hey, kịch bản này làm tôi cảm thấy mệt mỏi.
... Tôi thấy rằng, phải bơi vào đảo hoang. Thà lạc trong sa mạc còn hơn chìm dưới biển. Tôi bơi về phía bờ, mắt vẫn cố ngóng con tàu. Sự khốn khổ của tôi càng gia tăng khi các chú cá con cứ lượn lờ xung quanh trêu chọc.
... Rồi con tàu xuất hiện. Tôi dừng bơi và ra tín hiệu. Tôi hi vọng trên tàu nhìn thấy tôi, nhưng … tàu lại đi về hướng khác (hướng mà vợ tôi và Divemaster nổi lên). Thật khó khăn khi phải vừa vẫy tay, vừa thổi còi và vừa bơm BCD trong cùng một lúc. Tôi lợi dụng lúc các con sóng nhỏ dồi lên để ra tín hiệu, nhưng con tàu vẫn đi theo hướng khác.
... Tôi tiếp tục bơi vào đảo. Khi tôi cách bờ chừng 2 met thì con tàu trở lại. Họ đang men theo mép đảo để tìm tôi. Tôi đau khổ ra tín hiệu lần nữa, và Divemaster đã chỉ tay về phía tôi – họ đã nhìn thấy tôi.
... Tất cả mọi người, kể cả tôi, đều nở nụ cười. Divemaster nói với tôi rằng nếu tôi vẫn ở vị trí lúc tôi nổi lên thì họ đã tìm thấy tôi sớm hơn. Tôi chỉ biết cười.
(Hình minh họa)

Thứ Sáu, 3 tháng 12, 2010

Jacques-Yves Cousteau

Thuyền trưởng Jacques-Yves Cousteau đã để lại mãi mãi dấu ấn của mình trên hành tinh và các đại dương. Khi Cousteau và đội của mình tập hợp nhau trên tàu Calypso để khám phá thế giới, chưa có ai từng biết đến nguy cơ hiệu ứng ô nhiễm, sự khai thác tài nguyên quá mức và sự phát triển ven bờ biển. Những bộ phim mạo hiểm của Calypso mang lại cho công chúng sự quan tâm đến những tiềm năng thảm họa môi trường – kết quả của sự cẩu thả của con người. Cousteau thông qua cuộc sống và công việc của mình đã luôn giữ được vai trò chính trong phong trào môi trường. Mời các bạn xem chuỗi bài về Jacques Cousteu.


Tiếng gọi Đại dương


Jacques-Yves Cousteau sinh ngày 11 tháng sáu năm 1910 tại Saint-André-de-Cubzac (Gironde) nước Pháp. Ông nhập học tại Học viện Hải quân năm 1930 – tốt nghiệp và trở thành sỹ quan pháo binh. Sau đó, trong khi đang huấn luyện phi công ông bị tai nạn xe hơi nghiêm trọng và từ bỏ sự nghiệp hàng không. Đó là cách đại dương đã chiếm được tâm hồn mạo hiểm này. Năm 1936 khi sống gần cảng Toulon ông hay đi lặn với kính lặn. Đây được coi là là một sự khám phá ngoạn mục.
Khi tìm kiếm cách thức để có thể khám phá dưới nước lâu hơn và tự do hơn, ông cùng kỹ sư Emile Gagnan phát triển thiết bị thở dưới nước độc lập (Self-Contained Underwater Breathing Apparatus) hay còn gọi là scuba vào năm 1943 và thế giới dưới nước đã được mở ra cho nhân loại. Sau thế chiến thứ 2, Cousteau cùng sỹ quan hải quân Philippe Tailliez và thợ lặn (diver) Frederic Duma trở thành như “3 chàng ngự lâm” của biển cả khi họ cùng nhau thực hiện các thí nghiệm lặn ở biển và trong phòng thí nghiệm. Năm 1950, con tàu Calypso được cải tạo từ một tàu gỡ mìn thành tàu nghiên cứu đại dương, được trang bị các công cụ để lặn và nghiên cứu khoa học, và cuộc phiêu lưu vĩ đại bắt đầu. Con tàu cùng thủy thủ đoàn đã khảo sát các đại dương và sông ngòi trên thế giới trong suốt 40 năm sau đó.

Sự công nhận


Những “Dĩa lặn” (Diving saucer) – những căn nhà dưới nước và quá trình cải tiến không ngừng Aqua-Lung™ đã nói lên những kỹ năng đặc biệt cùa Cousteau. Cousteau cùng giáo sư Lucien Malavard và kỹ sư Bertrand Charrier nghien cứu cách thức thiết kế bổ sung mới hệ thống năng lượng gió – Turbosail™ và trong năm 1985 con tàu Alcyone sử dụng phát minh mới này đã được hạ thủy. Hôm nay con tàu này là tàu thám hiểm của Đội Cousteau.

Hình bên: Chiếc đĩa lặn (diving saucer) đầu tiên, xe thám hiểm dưới nước.
Thông qua hơn 115 bộ phim truyền hình và 50 đầu sách, thuyền trưởng Cousteau đã mở ra cánh cửa của các đại dương cho hàng triệu người trên thế giới. Với những cống hiến của mình , thuyền trưởng Cousteau được vinh danh hiệp sỹ từ tước hiệu sỹ quan lên chỉ huy như một sự công nhận những đóng góp to lớn cùa ông cho khoa học. Là viện sỹ Viện hành lâm khoa học Mỹ, ông đồng thời là giám đốc bào tàng Đại dương học Monaco trong 30 năm. Vào năm 1977, nước Mỹ trao cho ông giải thưởng Môi trường quốc tế. Ông được nhận huân chương Tự do của tổng thống Mỹ. Sau đó, năm 1988 ông được khắc tên trong Danh sách danh dự 500 nhân vật bảo vệ môi trường trong chương trình Môi trường toàn cầu của LHQ và nhận giải thưởng của Hội Địa lý quốc gia Hoa kỳ. Với những giải thưởng này, ông được bầu vào Viện hàn lâm Pháp năm 1989.
Những con tàu thám hiểm đại dương.
                     CALYPSO                  ALCYONE                      CALYPSO 2                     


Di sản


Nhận thức được sự cần thiết phải có các nỗ lực có tổ chức để bảo vệ hành tinh, vào năm 1974, thuyền trưởng Cousteau đã thành lập Hiệp hội Cousteu, là một hội phi lợi nhuận có trụ sở tại Mỹ. Sau đó vào năm 1981 quĩ Foundation Cousteau (sau này là Equip Cousteu) ra đời ở Pháp. Trên cơ sở này, ông đã phát động những chiến dịch kiến nghị bảo vệ Antarctica khỏi các hoạt động khai khoáng. Nỗ lực của ông đã thành công: Lục địa sơ khai này nay đang được bảo vệ, ít nhất là trong vòng 50 năm. Bằng chúng vế tầm ảnh hưởng quốc tế của ông là năm 1992 ông được mời tham dự chính thức hội nghị của LHQ về Phát triển và Môi trường tại Rio de Janeiro.
Thuyên trưởng Cousteu mất ngày 25 tháng sáu năm 1997 ở tuổi 87. Ông đã mất như thông điệp của ông sống mãi. Cousteau Society và Equipe Cousteus tiếp tục duy trì mãi mãi thông điệp của ông trong nhận thức của công đồng.

Conshelf I, II & III
Liệu con ngưới có thể sống dưới nước? Nếu có thể thì sẽ được bao lâu? Một ngày, một tuần hay một tháng? Thuyền trưởng Cousteau lấy những câu hỏi này làm thách thức của mình và phóng đội của mình vào một cuộc phiêu lưu điên rồ: Xây dựng nhà dưới biển.


Thực nghiệm tại Conshelf

Vào năm 1962, Conself được thiết lập ngoài khơi Marseilles tại độ sâu 10 met. Hai người, Albert Falco và Claude Wesly đã là những “Nhà du hành đại dương” ("oceanauts") đầu tiên sống dưới nước một tuần. Christened Diogenes - Một ống thép kỳ lạ, dài 5met và đường kính 2,5 met được sử dụng như ngôi nhà và phòng thí nghiệm cho hai cư dân.
Mặc dú kích thước nhỏ, Diogenes cung cấp mọi tiện nghi: TV, radio, thư viện và giường ngủ. Được giám sát từ trên mặt nước bởi người thứ ba, Falco và Wesly hàng ngày xuốngnước làm 5 giờ mỗi ngày, nghiên cứu các sinh vật và chăm sóc một nông trại dưới nước. Trong khi đó, các bác sỹ theo dõi sức khỏe của họ. Conself đã thành công. Đội của Cousteau bắt đầu chuẩn bị một dự án nhiều tham vọng hơn.
Đó là vào năm 1963, và lần đầu tiên loài người đã triển khai một hoạt động như vậy dưới đáy biển. Conshelf II ban đầu là một làng nhỏ, được xây dựng dưới đáy biển Hồng Hải ở độ sâu mười mét. Tòa nhà chính “Starfish” (Sao biển), tiếp theo là bể cá (aquarium), gara cho Đĩa lặn và nhà xưởng trang thiết bị. Có một trạm nghiên cứu sâu ở cách đó dưới 15 mét sâu hơn. Năm nhà “oceanauts đã sống và làm việc trong căn cứ Starfish suốt một tháng. Hai người trong số đó làm việc ở trạm sâu. Lần nữa, dự án đã thành công và Cousteau bắt đầu dự kiến dự án thứ ba.
Năm 1965, gần Nice, nước Pháp, Conshelf III ra đời. Một trăm mét sâu dưới mặt nước biển, một tòa nhà chứa sáu nhà duhành đại dương oceanauts sống trong ba tuần. Hàng ngày họ ra ngoài làm việc tại một mô hình giếng dầu và thực hiện các bài tập đánh giá về khả năng con người.
Conshelf khẳng định loài người có thể sống lâu dài dưới đại dương, tuy nhiên mặc dù có đủ khả năng vể vật lý cũng như tâm lý, loài người đã không được chuẩn bị để tồn tại ở thế giới không có mặt trời. Dù thế, Các thí nghiệm này cũng đã dẫn tới sự phát triển việc đào tạo các nhà du hành vũ trụ (astronauts ) cho thế giới của hàng tỷ mặt trời: Vũ trụ. Ở đây, Cousteau cũng là người mở đầu.
Theo cousteau.org