Danh sách các tab/trang

Thứ Sáu, 27 tháng 7, 2012

Tai nạn Titanic. P1 – Về mặt kỹ thuật


(Theo Science Journal, trích) 
Titanic tên đầy đủ là Royal Mail Ship Titanic, là tàu viễn dương, chở khách, động cơ hơi nước. Trọng lượng trên bờ là 52.310 tấn, bắt đầu đóng vào năm 1909, hạ thủy năm 1912. Titanic chìm vào ngày 14/04/1912, trong chuyến vượt Đại Tây Dương đầu tiên, làm chết 1.522 hành khách. Nguyên nhân nào khiến con tàu khách lớn nhất thế giới hồi đó chìm nghỉm chỉ sau 2 giờ 40 phút?
                                                                   
Theo tiết lộ vào năm 2005 của “các cuộc lặn Matsen”, nguyên nhân là do vỏ tàu quá mỏng, lượng ri-vê (đinh tán) quá ít,… Đội nghiên cứu phối hợp Anh – Mỹ do TS.Robert D.Banllard chủ trì, bắt đầu vào tháng 9/1985 sau khi khảo sát bằng tàu ngầm Alvin, đã xác nhận: Thông thường khi bị đụng phải núi băng, đá ngầm, thì sườn tàu nơi bị đâm chắc chắn phải bị xé toạc. Nhưng trên hiện trường, Titanic lại không bị tổn hại này sau cú đâm. Những gì xảy ra là sườn bên phải phía mũi tàu bị móp (chưa bị lủng), các ri-vê bị bung ra khỏi lỗ, các khung chịu lực của thân tàu bị bung ra từng đoạn tại vị trí  điểm nối, và do đó, phát sinh ra rất nhiều khe nứt chạy dài (với chiều rộng chừng vài cm) trên vỏ tàu.

Khi biết được kết quả này, Tom McCluskie, cựu nhân viên văn thư của hãng Harland and Wolff (công ty đóng tàu ở Belfast, Ireland, đã đóng Titanic), trong 3 năm, đã tìm thấy tài liệu điều tra nguyên nhân vụ đắm tàu năm 1912. Trong đó, các điều tra viên, cũng là nhân viên của hãng Harland and Wolff, đã kết luận: so với tiêu chuẩn kỹ thuật bấy giờ, vỏ tàu mỏng hơn 12,7 mm, ri-vê ngắn hơn 6,35 mm.

Một loạt tàu cũng được đóng theo công nghệ đã dùng cho Titanic, trong đó có tàu Olympics, đã không chìm khi bị tai nạn. Hồi Titanic chưa xuất xưởng, có một vụ va chạm giữa tàu Republic và tàu Florida ở gần khu vực Nantucket, Massachussets. Cả hai tàu đều bị thiệt hại nặng hơn nhiều so với Titanic, nhưng Florida vẫn đến được New York, còn Republic nổi trên mặt biển được 38 giờ và cả 750 hành khách được cứu thoát. Những tàu này đều được đóng đúng tiêu chuẩn kỹ thuật hồi bấy giờ
                                                                                      
Nhưng kết luận điều tra đã bị giấu kín. Những kẻ đứng đầu hãng Harland and Wolff đã đổ riệt tội lỗi cho thuyền trưởng Titanic, bởi nếu sự thật được công bố, những vụ kiện của các gia đình nạn nhân có thể khiến cho các ông chủ, trong đó có J.P.Morgan, bị phá sản.

Thời đó, J.P.Morgan được Chính phủ Mỹ hỗ trợ để mua lại hàng loạt công ty vận tải thủy của Anh. Titanic ra đời để cạnh tranh với những tàu sang trọng và có tốc độ cao như Lusitania hay Mauretania của Công ty Cunard Line. Việc làm vỏ tàu mỏng hơn, dùng ít ri-vê hơn và ngắn hơn,… không những làm giảm công, chi phí, mà còn giúp Titanic nhẹ hơn tới 2.500 tấn, làm cho nó chạy nhanh hơn các đối thủ. Do vậy con tàu “không thể bị chìm” đã chìm nhanh hơn so với mọi dự đoán.

H: Thợ lặn tiếp cận tàu Costra Concordia - Titanic TK21.

Thứ Bảy, 21 tháng 7, 2012

Lặn vo có trang bị khí tài

Lặn vo là môn thể thao dưới nước yêu cầu tối thiểu nhất về công cụ hỗ trợ. Dân du mục biển khơi Moken thậm chí không cần kính lặn nữa. Tuy nhiên, với thời gian hạn chế của một lần lấy hơi người lặn vo luôn mong muốn tận hưởng nhiều nhất có thể của khỏang khắc này. Một trong những thiết bị giúp thỏa mãn yêu cầu này chính là scooter ("xe máy" dưới nước). Là một loại xe gắn máy cá nhân giúp bạn lặn vo bay lượn trong 'không gian" nước. Có rất nhiều loại scooter trên thị trường, có loại là công cụ lao động cho thợ lặn kỹ thuật. có loại là phương tiện chiến đấu khi dùng cho lính đặc nhiệm và có nhiều loại đơn thuần giúp giải trí. Trang mạng chuyên về Free dive Deeper Blue mới thêm một mục mới là " Video of the Week" để đăng bài Video tiêu biểu của tuần. Bài đầu tiên của mục mới này là một video giới thiệu một thành tích free dive tầm cỡ thế giới: Lặn vo tới 109,9 m ! bằng scooter :-). Tuy có trợ giúp bằng scooter, nhung tốc độ xuống và lên cũng rất chậm, toàn bộ thời gian như trên clip là 3 phút 33 giây. Với các freediver chuyên nghiệp thì thời gian static 4 phút là bình thường, như trong trường hợp này lại là sự thay đổi độ sâu từ 0 đến -100 mét! Ta biết rằng: Áp suất tại độ sâu này là 11 ATA và lúc này dung tích phổi của bạn chỉ còn 1 phần 11 so với khi trên mặt nước! Làm thế nào mà anh bạn Andrea Zuccari trong video này vẫn trở về được bề mặt nước một cách vui vẻ?



Scooter, một công cụ giải trí (và luyện tập?) tuyệt vời cho lặn vo.

Thứ Tư, 18 tháng 7, 2012

Đặc công nước thời bình

(bài trên báo Thanh niên, trích)
Tôi (phóng viên) đến thao trường giữa mùa đông năm 2011, gió thổi ù ù, cái rét làm khô héo những cây cỏ bên bờ sông Giá, Thủy Nguyên, Hải Phòng. Các chiến sĩ đang tập bài “thả ống”. Sau lệnh “xuất phát”, hàng chục chiến sĩ lao xuống dòng nước lạnh. Tôi căng mắt nhìn: “Họ đâu rồi?” –  tôi hỏi với hai hàm răng va vào nhau cầm cập. Chỉ tay về phía những đám bèo xa xa, anh đội trưởng đưa tôi chiếc ống nhòm: “Nhà báo cố nhìn kỹ ở đám bèo kia, sẽ có một vài ống thở nhỏ xíu nhô trên mặt nước, đó là nơi các chiến sĩ đang tập thả trôi”. Sau 15 phút, cả đội đã hoàn thành bài tập tiếp cận. Một chiến sĩ nói “có đêm trời lạnh dưới 10 độ C, chúng em vẫn phải xuống nước bơi vài cây số”.

Vào mùa đông, sóng biển cấp 3, cấp 4, họ được tàu đưa ra vùng đảo Bạch Long Vĩ, Trường Sa. Họ phải lênh đênh trên phao, tự sinh tồn, tự tìm đường về vị trí tập kết. Có lần nhảy dù xuống rừng hoang vắng, tự tìm thức ăn, nước uống để sinh tồn và tìm về vị trí tập kết.
Ở bài vùi mình trong cát nóng, anh em tâm sự: “Sóng gió, lạnh lẽo tụi em không sợ, nhưng anh nào cũng ngán bài vùi mình trong cát. Trời mùa hè 39-40 độ, tụi em ra cồn cát đào hố, vùi mình xuống chỉ hở lỗ mũi và đôi mắt. Ở ngoài đó suốt một ngày, khi về da đỏ như tôm luộc”.
 
“Để có được chiến sĩ đặc công nước, chúng tôi phải chọn trong hàng ngàn tân binh lấy vài chục người. Ngoài những chỉ tiêu về huyết áp, tim mạch … chiến sĩ còn phải chịu áp lực trong buồng tăng áp, mới được tuyển”. Tôi tò mò xin được thử. Họ dẫn tôi đến buồng tăng/giảm áp. Một chiến sĩ đi kèm tôi trong buồng tăng áp: “Khi nào nhà báo cảm thấy không chịu được thì bấm nút nhé”. Ngồi trong buồng, tôi nghe tiếng hơi xì xì dồn vào, rồi một sức ép dần dần tăng lên ở tai, lồng ngực. Cố chịu vài phút, cảm giác như lồng ngực ép lại không thể thở được, tôi vội vàng ấn nút xin ra. Không khí được xả ra, cửa buồng mở. Tôi hít căng lồng ngực và lảo đảo bước ra. Xem đồng hồ, té ra tôi mới chỉ chịu một áp lực tương đương với độ sâu 15m ...

Hình: đặc công Bộ binh tập vượt rào. Bạn có tin rằng người chiến sĩ đó nằm trực tiếp lên hàng rào làm cầu vượt cho đồng đội. (Do tác giả không lặn theo anh em nên không có hình, do đó tui mới lấy anh trên bờ "thế" cho anh dưới nước vậy).

Thứ Năm, 12 tháng 7, 2012

Lặn vo ở Hòn Mun - Một vài hình ảnh.

  Tui đi lặn vo với Vinadive vào ngày thứ Hai vắng khách lặn. Theo tàu có DM Quang và HLV Huân cùng hai cô học trò OWC.

Những kiểm tra cuối cùng trước khi xuống nước

Một thày kèm 2 trò.

Tảng bê tông neo cái phao tiêu để học lặn Scuba. Có một cái lift bag dùng để nâng cục neo về tầu sau khi học xong.

Có hai Diver ở đây, Instructor đang hướng dẫn học viên. Chỗ này là đáy cát, phù hợp cho việc thực hành các kỹ năng căn bản của Scuba mà không làm ảnh hưởng môi trường san hô. Hai divers này không để ý đến sự hiện diện của tui, một tên lặn vo không bong bóng, không tiến thở...

Tui câm như cá, vì thế các chú cá dưới này cũng ít quan tâm khi tui chụp hình chúng.

Như hai chú này để tui đến rất gần mà không lảng đi như khi tui lặn scuba.

Một bày tang tình "trung sỹ"....

Lũ này nhởn nhơ như không có tui. Có thể hiểu vì sao những người săn cá (spear - fisher) đều là dân free divers

........

Cá nóc, nhum và một bầy cá con lít nhít...

DM Quang tranh thủ cho cô con gái chuẩn bị  vô lớp 1 của mình dạo ngắm thủy cung từ trên cao.

Một khách lặn Snorkel ở độ sâu 6 mét.

Lúc này tui đang ở đáy biển, tại độ sâu theo như trên computer là 10.9 met
Tui có thử quay video trong chuyến lặn vo này, với một lặn xuống, dạo quang một chút rồi lên - độ sâu 10 m và thời gian lặn 60 giây. Video clip nà đã được đăng ở bài trước.

Thứ Hai, 9 tháng 7, 2012

Open Water Free Dive - Lặn vo Hòn Mun

Có việc ra Nha Trang 1 Tuần, tui quyết định dành một buổi đi lặn vo. Thường những dịp như thế này, tui sẽ phải "tranh thủ" tối thiểu 2 ngày đi lặn scuba. Tuy nhiên do bận việc riêng và quan trọng nhất là phải thực thi sứ mệnh của nhóm lặn vo là kiểm nghiệm môi trường và điều kiện dịch vụ để có thể tổ chức "thực Hải" cho nhóm ở Nha Trang. Tập tành lặn vo ở  hồ bơi miết, giờ cũng phải nhắm đến mục tiêu chính là Open Water! Một vài thông tin ban đầu:
  Thời gian tui ở Nha Trang  (tuần trước) thời tiết tốt, biển lặng - có thể tập lặn vo ở ngay bờ biển Nha Trang. Tui thường ra bãi biển khu DL bốn mùa, bơi ra phao tiêu và tập tại đó. Độ sâu ở đây 7 hoặc 8 met tùy theo vị trí phao. Tại đây, ta có thể nghỉ, tập static, lặn theo dây phao xuống đáy (7m), bám tảng bê tông neo phao và static cho đủ thời gian rồi lên. Do không có đai chì nên khi lên nhanh như tên bắn, không cách chi thắng được. Về tâm lý, ngày đầu tiên chưa quen, vẫn có cảm giác lo lắng (solo) và dù trời nắng, nhòm xuống không thấy đáy. Khi xuống, đang trên mặt nước mắt quen ánh sáng của trời nắng nên chỉ sau vài đạp là cảm giác nước tối sầm, thêm vài đạp nữa mắt bắt đầu điều tiết lại, thấy sáng dần ..rồi đột nhiên  đáy cát hiện ra trước mặt, nếu không đưa hai tay ra đỡ thì có lẽ đầu đụng đáy biển :). Lúc này có thể quan sát đáy biển rất rõ ràng, như khi ta lặn scuba vậy. Trong lúc xuống, liên tục cân bằng tai bằng các thông thường. Ngay cả tại đáy, tui vẫn có thể cân bằng theo cách thông thường vì độ sâu chưa tới 10 m. Để tập cách cân bằng của Computerboy ở độ sâu này, phải lặn xuống với 1/3 phổi mới được. Do lặn solo và vốn nhát gan nên tui cứ cách truyền thống mà cân bằng thui :P Khi tập static, tui cũng chỉ giữ đúng 1 phút một lần xuống để đảm bảo an toàn. Khi tập Dinamic, thời gian thoải mái hơn, không giới hạn 1 phút nữa - cứ đi đến khi bắt đầu khó chịu thì lên. Thường đi sát đáy từ phao vào bờ rồi bơi ra phao nghỉ, rồi lại lặn vào. Tập ở bãi biển Nha Trang có thuận lợi là bãi biển rất dốc, chỉ ra 2, 3 met là lút đầu. Tuy nhiên cũng chỉ tập được ở trong khu vực các phao tiêu vì phía ngoài khu vực phao có thể gặp nguy hiểm do ca nô kéo dù, rồi jetsky phóng như điên.
Bạn cần mặc áo rash guard hoặc skin để tránh nắng và lạnh. Khi lặn xuống, cảm giác đi qua đường ranh giới nhiệt rất rõ, tách biệt vùng nước ấm phía trên và lạnh phía dưới. Bạn cũng cần có fins để thắng sức nổi. Không có đai chì, việc lặn xuống theo kiểu NF rất mất sức, khó có thể tuân thủ tiêu chí "thư giãn" của free dive.
    Ngày 2/7 sau chiến dịch Vân Phong 2 đúng một ngày, tui theo tàu Vinadive ra Hòn Mun để thực hành (khảo sát) lặn vo. Xin tóm tắt trước bằng một clip do tui thực hiện trong chuyến đi đó. Clip này có tiêu đề " One Minute Free..."  Vâng, chỉ trong một phút lặn vo ở Madona Rock - Hòn Mun bạn có thể khám phá những gì nào?



   Ngày hôm đó trên tàu chỉ có tui - mua gói snorkeling ( Vinadive gọi là suất bơi ) và hai bạn nữ đến từ HCMC thực hiện ngày lặn thứ hai của chương trình SSI Open water. Instructor Huân huấn luyện hai cô này, tui chỉ có một mình, ăn mặc chỉnh tề, đeo 2kg chì tay cầm máy ảnh và nhảy xuống nước. Tui thấy một phao tiêu cách tàu khỏang vài chục mét và bơi lại gần. Thì ra đây là phao tiêu của 2 scuba diver - một thày và một trò đang thực hành OWC. Tui tận dụng cái phao này để làm dây tiêu cho lặn vo. Từ mặt nước xuống đáy cát (vị trí này là ranh giới bắt đầu đáy cát là chân đảo) là 10 met. Độ sâu vừa phải cho freediver mới tập. Tui thử các kiểu đi xuống, lên dọc theo dây phao (không đụng vào dây), xuốn tới đáy quay lên cũng theo dây. Tới mặt nước tự nghỉ, thở bằng ốn thở mặt úp xuống nước và liên tục canh để không bị trôi khỏi vị trí phao - không có chỗ bám nghỉ ví phao tiêu bé, chỉ bằng trái bóng chuyền. Thực hành xuống theo dây, dừng nghỉ ở đáy, quan sát rồi lên theo phuong thẳng đứng, cũng theo dây phao. Lại nghỉ 1 phút trên mặt. Thực hành xuống lại tới đáy, lặn xung quanh một lúc rồi lên. Cuối cùng thực hành lặn tới đáy định hướng lặn ra xa bờ theo đáy cát, khoảng hơn chục mét rồi quay lại vị chí chân phao và đi lên theo dây. Tui có mang cả la bàn để thực hành kỹ năng này (chỉ là do tại đây độ sâu 10 met nên phải giả lập vậy) tuy nhiên tầm nhìn tương đối tốt và chân phao có một cái  lift bag màu cam khá lớn nên không cần tới la bàn. Do phải solo nên tui luôn giới hạn thời gian lặn tối đa là 1 phút, kể cả cái clip trên cũng được thực hiện chỉ trong 58 giây. Thời gian dài nhất là khi tui thực hành các lần lặn đi từ chân phao ra phía biển là 1'45"
   Tóm lại, việc thực hành tại "thực hải" Hòn Mun là rất thực tế. Dịch vụ "bơi" của Vinadive giá rất tốt - ăn uống thịnh soạn như mấy chú scuba giá chỉ 1/3 ! Tuy nhiên chỉ nên đi khi có buddy - nhóm lặn vo nên đi cùng nhau. Nhóm nên mang phao của mình đi, vừa làm tiêu, vừa làm chỗ nghỉ. Tui đã "đầu tư" cái phao này. Trong gói dịch vụ "bơi" này đã gồm wetsuit, mark và fins + leads đầy đủ để thực hành lặn vo. Vấn đề chỉ còn là nhóm lặn vo thực hành hồ bơi cho thành thục theo một chương trình khả dĩ OK là có thể lên đường đi Nha Trang....Ôi, Nha Trang! mùa thu lại về...nghe được của nó nhỉ :)

Thứ Bảy, 7 tháng 7, 2012

Lặn máy nén khí (Compressor diving) - Nghề lặn nguy hiểm và phổ biến nhất ở Đông Nam Á

Hỏi bác Gú-gồ về "nghề lặn", chúng ta sẽ được trả lời bằng hằng loạt những bài viết về sự nguy hiểm của cái nghề "lặn bằng máy nén khí" tập trung ở các đảo (Lý Sơn, Phú Quý, Hoàng Sa, Trường Sa) và rải rác trên suốt bờ biển hình chữ S của nước ta. Không phải là những máy nén khí chuyên dụng hằng ngàn đô-la như trong lặn ống điếu (hookah diving), mà với những máy nén khí chạy xình xịch như trong các tiệm sửa xe máy, với những ống nhựa thô sơ để dẫn khí và với những mặt nạ, đai chì, chân nhái tự chế, những ngư dân này đang đánh đổi tính mạng mình để thu nhặt vài hải sản ít ỏi (nhưng khá cao giá đối với họ). Nếu việc thiếu trang thiết bị chỉ mang đến rủi ro theo xác suất (hên xui) thì sự thiếu kiến thức của họ lại "đảm bảo" những chứng liệt (the bends) và cả cái chết là không thể tránh khỏi. Thuộc loại thô sơ nhất trong các thể loại lặn khí nén, nhưng nghề lặn máy nén khí này không loại trừ bất kỳ nguy hiểm nào của việc hít thở khí nén ở dưới sâu, tức các bệnh thợ lặn (còn gọi là bệnh giảm áp, decompression sickness, DCS). Và chỉ vì một lý do hết sức đơn giản là "trồi lên quá nhanh sau thời gian lâu ở dưới sâu" mà không năm nào là không có người bị liệt hoặc tử vong.

Nghe nói thì đã nhiều, nhưng cụ thể những cái máy nén và ống thở thô sơ của những ngư dân này ra sao thì mình chưa được rõ. Bây giờ nhờ video phóng sự của lính Liên hiệp quốc và phim tài liệu của BBC mà mình mới có được phần nào hình ảnh về cái nghề "đổi mạng kiếm tiền" này.

Lặn bắt tôm hùm ở Phan Thiết

Nửa năm trước, một lính LHQ (chú AMk3) đã có dịp mục sở thị trang thiết bị của dân Phan Thiết bắt tôm hùm.




BBC One - Human Planet: Oceans - Into the Blue


Hồi đầu năm ngoái, BBC đã phát sóng phim tài liệu về những con người "sống trong nước", trong đó có nói về những thợ lặn đánh cá pa-aling ở Philippines.

Compressor Divers:
Thợ lặn của BBC với bộ scuba tối tân đã quay toàn cảnh một mẻ cá của các thợ lặn pa-aling ở đảo Palawan, Philippines, với cái máy nén khí rỉ sét, những cuộn ống thở chằng chịt với những chỗ rò rỉ hơi... Với những ống thở mỏng manh và chằng chịt đó, họ còn phải chui cả vào bên trong lưới cá để làm việc! Và ngay trong mẻ cá này, cũng đã có 2 người bị bệnh giảm áp (một người phải quay xuống đáy để tái tăng áp, và một người bị nhẹ hơn được massage ở gần mặt nước).


Behind the lens:
Và ở cuối phim tài liệu, BBC đã dành trọn thời gian của mục "đằng sau ống kính" cho phóng sự về những thợ lặn pa-aling này. Trong phỏng vấn, thợ lặn lão thành Joning (Dioniso Martinito) đã kể về những chứng bệnh của các con ông, trong đó chuyện về người con thứ 2 ("anh ba" theo tiếng miền nam) đã treo cổ tự tử vì không chịu được cảnh mình bị liệt!

Thứ Ba, 3 tháng 7, 2012

Dive Vân Phong 2

Như đã hẹn, Aha và bạn hữu đã thưc hiện chuyến khám phà Văn Phong chỉ 1 tháng sau chiến dịch Vùng Vịnh của nhóm Blog Scuba SG. Sau đây là báo cáo của Aha về chuyến lặn này được đăng dưới dạng Còm men tại bải "Hai ngày lặn biển ở vịnh Vân Phong - một chuyến đi..." , toàn văn như sau:

"Báo cáo các bác, 
Rất tiếc lần này ra Nha Trang gấp quá, không gặp được bác AMk3. Tối hôm đầu đến quá muôn, hơn 10:30 mới đến nơi, sợ gọi bác đang ngủ mất rồi. Hôm cuối cùng về thì mệt quá, chẳng nhậu nhẹt gì nữa, ăn xong về KS ngủ luôn 
Hành trình của bọn em như sau:
Ngày 30 tháng 6
Khởi hành từ Nha Trang giờ dự kiến là 6:30 sáng, nhưng thế nào Vinadive lại quên bộ đèn lặn, lại quay lại kiếm đèn, tầm 9h mới đi đựơc, gần 10h mới ăn sáng ở Quán Gió. Được quảng cáo trước nhưng tiếc là món cháo hàu nổi tiếng lại hết mất rồi, thế là quay sang món cháo hải sản, hẹn lần sau vậy
Đến Vịnh Vân Phong, ra tàu, chạy ra điểm lặn thứ nhất (Bãi Nhàu) đã gần trưa

Lặn lần 1 - 12:80
Divemaster Hùng và Minh Indo
Cảm nhận: bãi không xuất sắc lắm, nhưng OK, độ trong thấp,sóng to, khá mệt.
Thời gian lặn 41 phút, độ sâu nhất 14,6m, nhiệt độ nước 26 độ C
Lên tàu ăn trư. Như thường lệ, ăn trưa với vinadive thừa thãi thức ăn, hải sản, đặc biệt món cháy với thịt kho của bác Phước thì vô đối.
Chương trình ban đầu dự kiến lặn 2 lần trong ngày và 1 lần lặn đêm, tối nghỉ ở bãi Tây, nhưng do xuất phát muộn nên buộc phải thay đổi, chỉ lặn thêm một lần, và lặn đêm ở Bãi Tây. Thực ra có 2 phương án là lặn đêm ở một vị trí bên ngoài, rồi quay về bãi Tây ăn tối. Theo đề xuất của divemaster Hùng thì chạy về bãi Tây.

Về bãi Tây,
Lặn lần 2 (lặn đêm) ở Bãi Tây: 18:40
Cảm nhận: điểm lặn gần bờ nên rất tệ, toàn rác  nên tránh xa các điểm gần bờ
Các đèn mang theo thử trên bờ thì OK, xuống dưới nước thì đầu tiên tèo mất một đèn của divemaster, rồi đèn của e cũng teo, hehe. May mà bọn em cũng chủ động mang thêm đèn của mình, nên vẫn cứu vãn được (3 divemaster thì 2 dive master dùng 1 đèn và lặn với nhau).
Hệ thống đèn vẫn là đèn halogen độ sáng hạn chế. Dùng đèn Led thấy chất lượng lặn khác hẳn
Thời gian lặn 50 phút, độ sâu nhất 12,3m, nhiệt độ nước 27 độ C
Ăn tối, nghỉ đêm tại bãi Tây. Thuê hai bungalow, nhưng thấy trời mát, nên cả bọn ngủ trên ghế i, dưới mấy cái mái che, trên bãi cát ngoài trời, tuyệt đẹp.


Ngày 1 tháng 7

Ăn sáng,
7:30 khởi hành từ Bãi Tây - đi Hòn Trâu Nằm (Three Kings)
Sóng to, tàu không neo được, nên yêu cầu nhảy xuống là lặn luôn.
Nhảy xuống nước lần thứ nhất, phát hiện bình của em áp còn có 100, lại phải gọi tày quay lại, may mà chưa đi xa. Tuy thế mà lúc tàu quay lại, ném dây, trèo lên được tàu cũng thở ra đằng tai vì bơi lúc sóng to.
Thay bình, Lặn lần 3 - 8:43

Cảm nhận: Tuyệt vời. Lúc nhảy xuống lần hai, hơi lo lắng vì khá mệt do trèo đi trèo lại, nhưng chỉ hạ xuống đến khoảng 10m thì thấy được đền đáp xứng đáng. Nước trong suốt, thảm động thực vật phong phú, như những khu vườn tự nhiên, các tường đá, khe hẹp cũng hết sức ấn tượng. Có lẽ là nơi lặn đẹp nhất tới nay ở Nha Trang.
Thời gian lặn 30 phút, độ sâu nhất 29,2m, nhiệt độ 24 độ C)
Lên tàu, em và một chiến sĩ nữa váng vất nặng, ọe nhưng sau đó thấy ổn ngay.

Tàu đi Đi Hòn Tai

Lặn lần 4: 10:34
Lần này quyết đinh lặn vui, tham gia cùng các đồng chí vinadive bắt ốc nhảy, và đặc biệt là nhum đen (loại cầu gai màu đen, ngon hơn, to hơn cầu gai trắng, vì gai dài, bắt khó hơn).
E có găng tay nên chiến đấu thoải mái không ngại các bạn nhum. Nhưng công nhận Divemaster rất khéo, tay trần dùng kéo và rổ thôi nhanh hơn mình nhiều.

(Thời gian lặn 45 phút, độ sâu nhất 10,9m, nhiệt độ nước 26 độ C)

Khởi hành đi Hòn Đỏ

Lặn lần 5 -12:53
Sóng khiến tàu không cập được chỗ lặn tốt mà Vinadive nói có các bức tường đá cao, ấn tượng. Tàu phải vòng ra điểm đối diện, chỗ nhìn vào trạm Hải Đăng. Điểm này về cơ bản không có gì đặc biệt.
vẫn gió và sóng, thêm nữa, hai buddies của em đều mệt, nên có mình em lặn với Divemaster cho biết điểm này.
Thời gian lặn 38 phút, độ sâu nhất: 12,8m, nhiệt độ thấp nhất 26 độ C
Ăn trưa: tất nhiên là hoành tráng, nhum sống, ốc nhảy hấp, nướng, cò mai phi hành mỡ, không kể các món ăn cơm cá kho, thịt kho, trứng tráng, canh cá nấu chua và bia Heineken 
Chiều muộn chạy về Nha Trang, qua văn phòng Vinadive làm nốt thủ tục, rồi đi tìm chỗ ăn tối. Ăn uống xong , thì mắt díp lại, ae về Khách sạn ngủ khoèo."

Chiều ngày 1/7 tui tới Vinadive thì được Bé Nghi Thông báo: "Đoàn đi Vân Phong đang trên đường về Nha Trang, lần này là bẳng tảu lặn luôn, không phải đi xe hơi như đoàn trước.." Chỉ tiếc lả thời tiết không được thuận lắm (sóng lớn, tầm nhìn kém..." nhưng các điểm lặn thì có vẻ rất tuyệt, đáng công sứcđể đi.
   Bạn Aha đã có số máy của tui, xin bạn nhằn địa chỉ eMail của bạn cho tui để tui gửi thư mời bạn làm thảnh viên viết bài cho blog Lặn biển. Chúng tôi luôn hoan nghênh, chào đón các bạn mới củng tham gia sân chơi này.