Danh sách các tab/trang

Thứ Hai, 31 tháng 12, 2012

Chúc mừng năm mới


Chúc mọi thành viên của blog - diễn đàn đón năm mới 2013 thật vui vẻ và hạnh phúc!

HAPPY NEW YEAR, VIET DIVERS!

HB

Thứ Bảy, 29 tháng 12, 2012

Rạn San Hô


Khi nói đến các rạn san hô thì người ta không chỉ nói đến sự đa dạng, giầu có sinh học và vẻ đẹp mà ngoài ra chúng còn cung cấp rất nhiều dịch vụ cho các cộng đồng dân cư ở đó. Các rạn san hô mạnh khỏe là nền tảng của nhiều hệ sinh thái nhiệt đới và chúng cung cấp sự sống, thực phẩm, niềm vui và cả những giá trị văn hóa cho hàng triệu người trên trái đất. Nếu các rạn san hô bị thoái hóa, phá hủy hay xâm hại, tất cả các dịch vụ trên sẽ bị ảnh hưởng


Cấu tạo và các loại rạn
Trước đây người ta tin rằng san hô đã mọc từ đáy của những vùng biển nhiệt đới sâu và sau nhiều thế hệ đã phát triển lên từ đỉnh của những bộ khung xương calcium carbonat. Ý kiến này sau đó đã bị bác bỏ vì những hoạt động nạo vét đã chỉ ra rằng các rạn san hô chỉ có thể mọc được ở những vùng nước nông.
Hiện nay lý thuyết của nhà tự nhiên học Charles Darwin về sự hình thành rạn san hô được chấp nhận rộng rãi. Lý thuyết này công nhận 3 loại rạn là: rạn san hô viền (the fringing reef), rạn san hô rào cản (the barrier reef) và đảo san hô vòng (the atoll)

  • Loại rạn thứ nhất là rạn san hô viền bao bọc những bờ biển của những lục địa và đảo ở các vùng biển nhiệt đới. Các rạn san hô viền rất phổ biến ở các đảo Hawaiian phía nam Thái Bình Dương và một phần ở Caribbean.
  • Loại rạn thứ hai là rạn san hô rào cản (barrier), nằm ở phiá ngoài khơi xa hơn so với rạn san hô viền. Rạn san hô rào cản được hình thành khi những vùng đất gần bờ biển bị chìm xuống, và những rạn san hô viền bị tách ra khỏi bờ biển bởi những con kênh rộng. Sự sụt lún bờ biển là kết quả của sự xói mòn và dịch chuyển vỏ trái đất. Những rạn san hô rào cản khá phổ biến ở vùng biển Caribbean và Indo-Pacific. Rạn san hô Great Barrier ở phía bắc Australia trong vùng biển Indo-Pacific là rạn san hô lớn nhất trên thế giới với chiều dài lên tới  hơn 2,000 km
  • Loại rạn thứ ba là đảo san hô vòng, được tạo thành trong trường hợp một hòn đảo nhỏ bị chìm xuống đáy biển. Khi đó rạn san hô bao quanh đảo sẽ trở thành đảo san hô vòng. Các đảo san hô vòng là các rạn san hô bao quanh một đầm phá trung tâm. Các đảo san hô vòng thường xuất hiện ở vùng biển Indo- Pacific. Đảo san hô vòng lớn nhất là Kwajalein, bao quanh một đầm nước có chiều dài trên 97km.

Các rạn san hô hiện nay được hình thành từ cuối của ba kỷ băng hà, vào khoảng 10,000 năm trước. Trong giai đoạn này nước biển bị kẹt trong các dòng sông băng khiến cho mực nước biển hạ thấp xuống. Hậu quả là các rạn san hô được hình thành trước đó đã bị chết. Khi các sông băng tan chảy, mực nước biển dâng cao tới vị trí hiện tại và các rạn san hô đã bắt đầu phát triển trở lại.
Hệ sinh thái rạn san hô là tập hợp đa dạng các loài sống cộng sinh lẫn nhau và với môi trường. Mặt trời là nguồn năng lượng khởi đầu cho hệ sinh thái này. Qua quá trình quang hợp các loài thực vật phù du, tảo và các loài thực vật khác chuyển hóa năng lượng ánh sáng thành năng lượng hóa học. Khi các loài động vật ăn các loài thực vật, một phần của năng lượng này sẽ được lưu chuyển.

Một số thông tin về các rạn san hô:
  • Các rạn san hô nằm trong số những hệ sinh thái lâu đời nhất trên trái đất.
  • Các rạn san hô hỗ trợ cho sự đa dạng đáng kinh ngạc của các loài và cung cấp nguồn thực phẩm và chỗ cư trú không thể thay thế. Các khu rừng mưa nhiệt đới đóng một vai trò tương tự như vậy trên cạn.
  • Các rạn san hô hỗ trợ các nhu cầu đa dạng của con người. Chúng có vai trò quan trọng trong cuộc sống của con người, nghề cá, du lịch, bảo vệ bờ biển khỏi sự xói mòn, và cung cấp các chất cho ngành công nghiệp dược.
  • San hô là phần không thể tách rời khỏi rạn và đặc biệt dễ bị tổn thương trước các hoạt động của con người và các mối đe dọa liên quan tới khí hậu.
  • Các hoạt động của con người như  giẫm đạp, đánh bắt cá hủy diệt (bằng thuốc nổ, thuốc độc…) và việc thả neo có thể phá hủy hoặc giết chết san hô, kết quả là rạn san hô bị chết.
  • Các hoạt động vùng đầu nguồn như phá rừng và sử dụng phân hóa học có thể hủy hoại và giết chết san hô tại bờ biển.
  • San hô đã cho thấy khả năng phục hồi nhanh đáng kinh ngạc sau những lần thay đổi khí hậu cũng như thay đổi mực nước biển, tạo ra hy vọng cho sự sống sót của chúng.
  • Các rạn san hô tạo ra những rào cản  thiên nhiên bảo vệ các vùng bờ biển khỏi bị xói mòn, do đó bảo vệ cho các cộng đồng dân cư ven bờ biển, ngành nông nghiệp và các bờ biển.
  • Mặc dù các rạn san hô chỉ che phủ ít hơn 1% bề mặt trái đất, chúng là nơi sinh sống của 25% các loài cá trên đại dương.
  • It nhất 500 triệu người sống phụ thuộc vào nguồn lương thực, sự bảo vệ bờ biển của các rạn san hô.
  • Người ta đã ước tính rằng các rạn san hô cung cấp sản lượng hàng hóa và dịch vụ khoảng 375 tỷ đô la mỗi năm trên toàn thế giới.
  • Người ta ước tính rằng khoảng 20% các rạn san hô trên thế giới đã bị phá hủy trong một vài thập niên gần đây và khoảng 20% hoặc hơn nữa đang bị xâm hại  nghiêm trọng, đặc biệt ở vùng biển Caribbean và Đông Nam Á.
Các loài động vật rạn san hô
  • Bọt Biển là một phần của rạn san hô từ thời kỳ đầu. Bọt biển cung cấp chỗ trú ngụ cho các loài cá, tôm, cua và những sinh vật nhỏ khác. Chúng xuất hiện trong nhiều hình dạng và màu sắc
  • Hải quì là họ hàng gần của san hô. Các loài hải quì vùng biển Indo-Pacific được biết tới nhờ các quan hệ cộng sinh với các loài cá hề và cá nemo. Xúc tu của hải quì cung cấp chỗ trú ngụ cho các loài cá này và trứng của chúng. Ngược lại cá nemo có thể bảo vệ hải quì khỏi các loài săn mồi như cá bướm. Cá nemo thậm chí có thể loại bỏ những loài sống ký sinh trên hải quì
  • Thảm Biển (sea mat) bao phủ rạn. Những loài động vật không xương sống rất nhỏ này mọc các nhánh che phủ bộ khung san hô và các mảnh vụn của rạn, gắn kết các kết cấu của rạn.
  • Rạn san hô cũng là nhà của các loài sâu khác nhau, bao gồm cả giun dẹt và giun nhiều tơ. Giun dẹt sống trong các kẽ đá của rạn. Một số loài giun nhiều tơ thì có khả năng khoan vào bộ khung của san hô.
  • Các loài sao biển, hải sâm và cầu gai sống ở trên rạn san hô. Loài sao biển gai là loài ăn polyp san hô nổi tiếng. Với một số lượng lớn loài sao biển này có thể tàn phá rạn san hô, chỉ còn lại bộ khung calcium carbonate. Ở những rạn san hô chết, một số lượng lớn cá đã biến mất. Thậm chí cả các loài cá biển sâu cũng có thể bị ảnh hưởng bởi sự đứt gẫy của chuỗi cung ứng thức ăn này.
  • Các loài tôm, cua, tôm hùm và các loài giáp xác khác tìm kiếm sự bảo vệ khỏi các kẻ săn mồi khác bằng cách sống trong các khe đá hoặc giữa các cành san hô. Bản thân các loài giáp xác cũng là những kẻ săn mồi. Loài cua san hô nghiền nát những con cầu gai và con trai bằng bộ hàm khỏe của nó. Loài tôm san hô sọc là ví dụ của loài tôm dọn dẹp (cleaner). Nó lấy đi các loài ký sinh và lớp da chết của các loài cá rạn.
  • Bạch tuộc, mực, trai, sò điệp, ốc và ốc sên là những loài động vật thân mềm sống ở gần hoặc ngay trên rạn san hô. Nhiều loài sinh sống bằng cách lọc lấy thức ăn từ nước biển. Loài ốc Carnivorous có khả năng khoan các lỗ vào trong thân loài trai hoặc các động vật có vỏ cứng khác sau đó ăn thịt chúng. Một trong những loài động vật thân mềm lớn nhất ở rạn san hô là loài trai khổng lồ, với chiều dài có thể lên tới 1.2 m.
  • Các loài cá sống độc lập hay theo đàn là những cư dân quan trọng của hệ sinh thái rạn san hô. Các loài cá đóng vai trò quan trọng trong chuỗi cung cấp thức ăn của rạn, trong cả vai trò kẻ săn mồi và con mồi. Những thức ăn thừa của chúng là nguồn thức ăn và chất dinh dưỡng cho các cư dân khác của rạn san hô.
  • Một số loài cá mập, các loài cá đuối sống ở trên hay gần các rạn san hô. Một số loài khác thì chỉ bơi vào rạn để kiếm mồi. Một số loài cá mập rạn là lemon, nurse, Pacific blacktip, white-tipped và zebra. Những loài cá mập này cũng như cá đuối thường ăn cua, tôm, mực, trai và những loài cá nhỏ.
  • Cá vẹt (Parrotfish) sử dụng hàm răng như lưỡi đục của nó để gặm nhấm san hô cứng. Loài cá này là loài ăn thực vật, thường ăn tảo phía trong san hô. Chúng nghiền bộ xương ngoài của san hô để ăn tảo rồi thải ra cát. Một con cá vẹt có thể sản xuất ra khoảng 5 tấn cát mỗi năm.
  • Cá hàng chài (wrasses) bao gồm một nhóm lớn những loài cá có hình dáng giống điếu xì gà nhiều mầu sắc. Một số loài được biết đến như những cá dọn dẹp (cleaner). Chúng thiết lập nên những trạm vệ sinh dọc theo rạn san hô. Khi một con cá lớn hơn bơi dọc theo một trong những trạm vệ sinh này, một con cá hàng chài (cleaner wrasse) sẽ bắt đi những sinh vật ký sinh trên con cá đó.
  • Lươn là một trong những kẻ săn mồi hàng đầu của rạn. Loài vật này sống trong những kẽ đá của rạn và đi săn mồi vào ban đêm. Chúng có hàm răng sắc và bộ hàm khỏe. Lươn ăn những loài cá nhỏ, bạch tuộc, tôm và cua.
  • Những loài cá khác được thấy ở rạn san hô còn bao gồm: cá thiên thần (angelfishes), cá bướm (butterflyfishes), damselfishes, triggerfishes, cá ngựa (seahorses), cá chỉ vàng (snappers), cá sơn (squirrelfishes), grunts, cá nóc (pufferfishes), cá mú (groupers), cá nhồng (barracudas) và cá bọ cạp (scorpionfishes).
  • Một số loài rùa biển thường thấy tại rạn san hô là rùa xanh, rùa caretta (loggerhead) và đồi mồi.
  • Các loài rắn biển hiếm khi thấy ở rạn san hô nhưng chúng thường sống ở vùng nước xung quanh rạn ở vùng biển Indo-Pacific. Chúng có những răng nanh nhỏ nhưng ẩn chứa nọc độc nguy hiểm.
(Tổng hợp)

Dưới đáy hồ Rock có gì?

Bắc Mỹ có những Kim tự tháp được xây dựng vào Kỷ băng hà cuối cùng, với độ tuổi 12.000 năm, trước khi xuất hiện những bộ lạc da đỏ đầu tiên. (sưu tầm, trích)

Hồ Rock, dài 8 x 4 km, cách Madison (bang Wisconsin, Mỹ) 35 km về phía đông. Vào năm 1900, khu vực hồ Rock bị hạn hán nặng. Lee Wilson, thị trưởng thành phố Lake-Mills, khi câu cá tại hồ này bỗng nhìn thấy những khối đá phẳng phiu nằm dưới nước. Phát hiện này không được ai quan tâm và khối đá kỳ bí dưới hồ bị chìm vào quên lãng.

Năm 1936, Victor Taylor phát hiện dưới đáy hồ Rock có 4 kim tự tháp và có lẽ do người Aztec xây dựng. Phát hiện này đã gây sự chú ý của B.U.Sonders, giám đốc NXB hướng dẫn du lịch nước Mỹ. Ông này đã tính tới khả năng tìm thấy tại kim tự tháp những dòng chữ giúp xác định nguồn gốc và thời gian xây dựng chúng. Nhưng thông tin của Taylor đã gây nghi ngờ trong giới chuyên gia, lí do người Aztec lại sống tại khu vực Mexico (quá xa Wisconsin).

Một thời gian sau, GS địa chất học E.F.Been và TS lịch sử Charles E.Braun, nhân lúc thời tiết thích hợp, đã khảo sát những công trình nằm dưới mặt nước hồ Rock. Họ không phát hiện được gì.

Năm 1937, Mark Jean Noul, chuyên gia lặn sâu, tới hồ Rock. Trên chiếc thuyền Noul đã dò quét hồ, và lặn xuống để xem xét những vật thể nghi vấn. Noul phát hiện một kim tự tháp nằm giữa đáy hồ: “Công trình có dạng kim tự tháp cụt. Phần trên là một diện tích hình vuông có cạnh chừng 1,4 m. Phần đế kim tự tháp có cạnh dài 5,43m và 8,83m. Kim tự tháp bằng đá … Đá được bao phủ một lớp dày màu xanh có thể dễ dàng cạo sạch, cho thấy mặt trong màu xám.

Ngày 30/7/1967, nhóm 7 thợ lặn, đứng đầu là Lambard, đã khảo sát hồ Rock. Lambard nhìn thấy một khối đá cao hơn đáy hồ chừng 1,5 m. Lambard mang về các mẫu đá lấy từ khu vực trên. Tuy nhiên, ông không chứng minh được các mẫu đá này đã được lấy lên từ công trình bí ẩn dưới hồ Rock, khiến nhiều người coi ông là lừa đảo. Tại hội nghị chuyên đề lặn năm 1968, nhiều đồng nghiệp đã nói “Chúng tôi đã tìm kĩ tại đó. Không có một kim tự tháp nào hết”.

Kiên trì nhất là Crag Scott. Nhóm ông đã bỏ nhiều thời gian rà soát đáy hồ Rock. John Suliak, thợ lặn của nhóm, kể “Chúng tôi dò tìm tại hồ Rock suốt 6 năm. Mãi đến khi sử dụng thiết bị định vị dưới nước bằng siêu âm và các phương tiện điện tử khác, những kim tự tháp bướng bỉnh mới theo nhau hiện ra trước mắt tôi. Đặc biệt tôi nhớ 2 kim tự tháp nằm ở giữa đáy hồ. Một cái có bề mặt đỉnh 4 x 30 m. Nó nhô lên khỏi đáy hồ bùn đất chừng 2,43 m. Nó được làm từ những tảng đá có kích thước khác nhau, các tảng lớn ở dưới phần đế, tảng đá nhỏ ở phía trên. Các tảng đá được xếp gối lớp rất cẩn thận và được gắn kết bằng một chất tương tự bê tông”. TS James Shertz, Đại học tổng hợp Wisconsin, nhận định kim tự tháp hồ Rock là “một phát hiện tuyệt vời”.

Tạp chí Skin Diver, tháng 1/1970, có bài về hồ Rock “Những kim tự tháp này hoàn toàn khó hiểu và không thể tưởng tượng được - chúng có tuổi đời quá lâu và nằm tại nơi không thể xây dựng được. Theo logic, chúng không thể tồn tại, nhưng bản thân lịch sử cũng hiếm khi tuân theo những logic thông thường”. Nguyên nhân khiến các kim tự tháp hồ Rock được gọi là “không thể tưởng tượng được” không có gì khó hiểu. Toàn bộ 13 kim tự tháp đã được xây dựng không phải dưới đáy hồ, mà là trên cạn: Các kim tự tháp đã được dựng lên khi chưa có hồ Rock, vào thời điểm ít nhất 12.000 năm.

Những phương pháp khác nhằm xác định tuổi kim tự tháp lại cho ra kết quả đáng ngạc nhiên hơn - gần 16.000 năm. Vào thời điểm đó, băng hà dần dần tan chảy, sinh ra vô số sông hồ, trong khi một phần lục địa châu Mỹ vẫn nằm dưới lớp băng. Hệ thống các hồ khá lớn tại biên giới Mỹ và Canada đã xuất hiện vào thời kỳ này. Từ thời điểm đó, khu vực là vị trí của hồ Rock ngày nay luôn chứa đầy nước.

Thứ Năm, 27 tháng 12, 2012

Chủ Nhật, 23 tháng 12, 2012

Anh dân chài và cô cá mập


Arnold Pointer, dân chài, sống gần cảng Lincoln, min Nam Úc, đã thả mt con cá mp trng khi nó bị vướng vào lưới cá của anh, và bây gianh đang gặp vn đề. Arnold nói, t 2 năm nay, cô cá mp "Cindy" (tên do anh đặt) không chịu để anh yên, vì Cindy qun quít đi theo anh bt c nơi nào, và s hin din của cô làm cho tât cả các loài cá khác s, bỏ chạy hết.
 
Anh thật sự không biết phải x trí thế nào nữa. Tht là khó khăn để loại tr mt con cá mp dài gn 17 feet, vì loài này được Hi Bảo v thú hoang dã bảo v, và hơn nữa, tình cảm mt thiết đã ny n gia Arnold và Cindy. Arnold nói "Khi tôi ngng thuyn lại là Cindy đến. Cindy để tôi vut ve và xoa bụng, xoa c. Cô phát ra tiếng kêu ót ót và đảo 2 con mt. Cô đập vây trong nước mt cách sung sướng".

Thứ Hai, 17 tháng 12, 2012

Học cứu hộ lặn ở SG!!

Có thể lắm chứ! Ít nhất cũng là phần lý thuyết và thực hành ở hồ bơi. Cũng vui chẳng kém gì học ngoài biển. Ngày 09 tháng 12 vừa rồi, nhóm thành viên blog Lanbien-Scuba-FreeDive đã thực hiện thực hành khóa học "Stress&Rescue" theo chương trình của SSI tại hồ bơi TTTTHK. Hướng dẫn thực hành là Instructor Nhân Phạm. Trong số các khóa học lặn thì Rescue là môn học vui nhất? Chắc rùi, xin mời xem hai clip dưới đây:
 
    1. Các thao tác, kỹ năng căn bản trên và dưới mặt nước:



2. Giờ là phần vui nhất: "Đừng hốt hoảng! hãy bình tĩnh...Stop, Breathe, Think, Act!"

Thứ Bảy, 15 tháng 12, 2012

Video Clip của tuần - Thi Static Competition

Hình thức đơn giản, như chính bản chất của bộ môn static apnea này. Ai cũng có thể tập được, vào bất kỳ lúc nào và ở bất cứ đâu. Tuy nhiên để có thể kích hoạch bản năng (phản xạ tự nhiên) nín thở kéo dài thì bạn cần úp mặt xuống nước - cho dù chỉ là một chậu nước :)
    Video clip quay cuộc thi quốc tế hàng năm "2012 Triple Depth Competition in Egypt". Có lẽ bộ môn này khá nhàm chán khi theo dõi nên tác giả đã dùng hình thức quay rút gọn để thể hiện cuộc thi một cách sinh động. Qua clip này, ta thấy kỷ lục quốc gia của Hàn quốc là 5 phút 19 giây do Don Ha Kim lập, rất khiêm tốn so với kỷ lục thế giới là 12 phút 11 giây của Branko Petrovic và người đứng thứ 100 là Jens Schou Thụy Điển với thành tích 7 phút 44 giây. Hic, trong số các Freediver của nhóm ta đã có ai đạt ngưỡng 4 phút 00 chưa nhỉ :D
Hi vọng thế hệ trẻ sẽ làm được điều này.


Thứ Tư, 12 tháng 12, 2012

Thử nghiệm Auto-Magic filter cho GoPro

Sau khi tìm khắp các tiệm máy ảnh và phụ kiện ảnh tại SG, tui không thể kiếm được cái Red filter 55mm cho cái GoPro (nay đã lỗi thời) để hòng cải thiện màu sắc khi chụp hình, quay film dưới đáy biển. Cuối cùng đành phải đặt mua trực tiếp từ Backscatter. Thật hên là đang thời điểm giảm giá ngày thứ sáu đen tối rồi mùa giáng sinh...nên thay vì phải mua với giá 59 đồng, nay còn 39 đồng. Chỉ mỗi tội là khi cái "Auto-Magic" Filter về đến tay thì tui vừa ở Nha Trang về, vậy là phải thử nghiệm trong điều kiện hồ bơi thôi.
Mội vài thông tin về cái được gọi là "Tự động diệu kỳ" này:
    - Thiết kế dạng gắn ngoài, dễ dàng lắp vô, tháo ra khi đang "tác nghiệp" dưới nước. Vì là bộ lọc màu đỏ nên chỉ phù hợp khi ở dưới nước, trên cạn nó làm cho mọi thứ thừa sắc đỏ nên tính năng này rất tiện dụng.
    - Phát huy tác dụng tốt nhất ở độ sâu từ 3 đến 10 m. Tự động cân chỉnh màu sắc, giúp phần điện rử của máy đỡ làm việc nhiều quá. Tạo màu xanh nền đậm đà và trong.
Dưới đây là clip thử nghiệm cái Auto Magic filter ở hồ bơi HK với người mẫu: Chú Phát Đạt. Độ sâu tối đa có hơn 4 m nên không phải điều kiện lý tưởng để thử. Có vẻ hơi dư màu đỏ ở độ sâu 1-2 m, tuy nhiên màu sắc nói chung dễ chấp nhận hơn khi không có filter (nhợt nhạt)

Thứ Năm, 6 tháng 12, 2012

Puerto Galera

Gửi mọi người một bài viết về điểm lặn Puerto Galera, nơi dự kiến cả nhóm sẽ có chuyến khám phá vào tháng 3 tới.


Điểm Lặn Puerto Galera, Philippine

Puerto Galera nguyên là một làng chài nằm ở Đông Bắc đảo Mindoro, Philippine. Sau khi được chính phủ Philippine công nhận là khu bảo tồn biển, khoảng 20 năm trước, thì Puerto Galera đã trở thành điểm lặn scuba nổi tiếng ở Philippine.
Các nhà sinh vật biển cho rằng số lượng các loài cá ở Puerto Galera nhiều hơn các loài cá của toàn bộ Biển Đỏ, Ai Cập, cũng như có nhiều loại san hô hơn so với Rạn San Hô lớn tại Australia. Điều này có được là nhờ dòng hải lưu chảy từ giữa Thái Bình Dương, như một dòng sông ngầm, qua Puerto Galera, gọi là “hành lang Verde Island”, mang nhiều oxy và chất dinh dưỡng tới đây.


Puerto Galera là điểm lặn đẹp “quanh năm”, với thời gian lặn lý tưởng nhất là từ tháng 3 tới tháng 10. Nhiệt độ nước thay đổi trong khoảng từ 22 oC vào tháng 2 tới 29 oC vào tháng 5 và 6 và tầm nhìn dưới nước ở đây hiếm khi xuống dưới 15m. Những đợt thủy triều lớn tạo ra những điểm lặn “drift dive” thú vị. Kilima Drift là điểm lặn ưa thích của những người muốn có cảm giác mạnh. Nếu bạn là người muốn thư giãn tại độ sâu 12m, thì Coral Gardens and West Escarceo là những điểm lặn nơi san hô bàn, san hô quạt, basket sponges và những sinh vật biển nhỏ tuyệt đẹp khó có nơi nào sánh bằng. Nếu bạn muốn mạo hiểm ở xa hơn nữa thì có thể chọn các điểm lặn nổi tiếng Drop OffVerde Island hoặc điểm lặn núi lửa Hot SpringsChicken Feather Island, Maricaban
 nơi bạn có thể ngồi dưới độ sâu 20m và quan sát những bong bóng khí nóng thoát ra từ dưới đáy biển. Từ Puerto Galera bạn cũng có thể chọn các chuyến lặn bằng thuyền liveaboard tới Apo Reef, đảo san hô nổi tiếng rộng 27.469 hectare được biết đến như là tiểu Tubbataha, điểm lặn đẹp nhất Philippine.

Các điểm lặn tại Puerto Galera
Puerto Galera có hơn 30 điểm lặn, làm nơi đây trở thành một trong những điểm lặn đẹp nhất tại Châu Á
  • Canyons
  • Shark Cave
  • Hole in the wall
  • Sabang Wrecks
  • Sinandigan Wall
  • West Escarceo
  • Monkey Beach
  • Kilima Steps
  • St. Christopher Wreck
  • Dungon Wall/ Twin Wreck
  • Fish Bowl
  • Lalaguna Point
  • Sabang Point
  • Pink Wall
  • Jap Wreck
  • Boulders
  • Dry Dock
  • The Atoll
  • Odies Wall
  • Batangas Channel
  • Manila Channel
  • Coral Garden
  • The Hill
  • Hibo Reef
  • Verde Island
  • Maricaban Island
Canyons
Được coi là điểm lặn đẹp nhất tại Puerto Galera, nơi 3 hẻm núi tạo nên điểm lặn tuyệt vời này. Đây là điểm lặn “drift dive” với rất nhiều hoạt động và nhiều loài cá như Sweet lips, batfish, trevally, groupers, drummers, snappers…nếu bạn may mắn thì sẽ có cơ hội được thấy rùa, bạch tuộc và thậm chí cả cá mập ở đây. Những rặng san hô quạt lớn và những san hô mềm màu hồng che phủ toàn bộ khu vực này. Tuy nhiên điểm lặn này với độ sâu tối đa 30m và dòng chảy mạnh, không phải là điểm lặn cho những người mới biết lặn. 

Shark Cave
Cái hang nhỏ này là nơi cá mập “white tip” thường nằm nghỉ vào ban ngày, nơi bạn có cơ hội tới gần quan sát loài động vật được coi là “vua của rặng san hô” này. Thông thường điểm lặn này có thể được kết hợp cùng với các điểm lặn khác như Pink Wall, Kilima Steps, hoặc Hole in the Wall trong một lần lặn. Cách lặn thích hợp nhất tại 2 điểm lặn Canyons Shark Cave là lặn với Nitrox.

Hole in the Wall
Ở độ sâu 12m bạn sẽ thấy một lỗ nhỏ ở giữa một tảng đá khổng lồ, đủ để một thợ lặn bơi qua. Tại đây bạn có cơ hội tuyệt vời để quan sát các loài cá nục khổng lồ, snappers, scorpion fish, rùa cũng như rất nhiều san hô mềm, san hô quạt và những loài bọt biển lớn. Đôi khi ở đây có dòng chảy mạnh nhưng nói chung đây là điểm lặn dễ cho tất cả mọi người.
Sabang Wrecks
3 chiếc thuyền nhỏ đã được đánh chìm ở đây với mục đích tạo ra những rạn nhân tạo cho cá. Ở đây bạn sẽ bắt gặp những đàn lớn cá batfish, surgeonfish, lionfish, scorpion fish và stonefish. Với độ sâu tối đa 20 m, phần lớn các thợ lặn có thể khám phá cả ba xác thuyền trong một lần lặn; nhưng bạn cũng có thể lặn tại một xác tầu và kết thúc lần lặn tại rặng san hô ở độ sâu khoảng 12m.
Verde Island
Một chuyến lặn một ngày với nhiều lựa chọn. Phần lớn mọi người sẽ chọn điểm lặn The Drop Off là một điểm lặn tuyệt vời. Nếu may mắn bạn có thể bắt gặp gần như tất cả mọi thứ ở đây, những đàn lớn cá măng, banner fish, cá vược, ngoài ra là rùa và những con rắn biển lớn. Từ mặt biển điểm lặn này tụt xuống độ sâu 80m. Ngoài ra ở mặt tây của đảo có những điểm lặn rất đẹp với những loại san hô mềm và dòng chảy nhẹ.
Maricaban
Chỉ 40 phút chạy tầu từ Puerto Galera hướng về Batangas bạn sẽ gặp một số đảo nhỏ. Xung quanh các đảo này có những điểm lặn rất đẹp nhưng bạn phải cẩn thận với những dòng chảy mạnh ở đây. Những loài cá mập rặng và những loại cá lớn như cá ngừ và cá măng có thể bắt gặp ở đây cùng với những rặng san hô tuyệt đẹp. ở đây cũng có một cái hang nhỏ gọi là Sharkies, nơi bạn có thể ngồi và ngắm những đàn cá bơi qua. Đừng quên điểm lặn Hot Springs, nơi bạn có thể luộc trứng cho bữa trưa của mình.


Hành Lang (Passage) Verde Island

Cùng tên với hòn đảo Verde island, nằm bên phải của hành lang, là một trong những điểm lặn đẹp nhất ở Philippine nhờ làn nước trong vắt và quang cảnh tuyệt đẹp dưới nước.  
Một nhóm các nhà bảo tồn biển đã tuyên bố năm 2006 rằng Philippine là trung tâm đa dạng sinh học biển của thế giới và Hành Lang Verde Island là “trung tâm của trung tâm đa dạng sinh học biển cho các loài cá gần bờ”
Rất nhiều loài bị đe dọa tuyệt chủng bao gồm các loài rùa biển như đồi mồi, olive ridleys và rùa xanh, loài cá wrasses đầu bướu, Cá mú khổng lồ và loài trai khổng lồ đều có mặt tại Hành Lang Verde Island
Khu vực này có hơn 300 loài san hô, được coi là nơi tập trung nhiều san hô nhất ở Philippine hay thậm chí là trên toàn thế giới. 

Bên cạnh các điểm lặn scuba tuyệt đẹp, Puerto Galera cũng sở hữu những vịnh và những bãi biển biệt lập, nơi bạn có thể có những hoạt động của riêng mình. Đi thuyền Kayak, leo núi, bơi lội và snorkeling là những hoạt động ngoài lặn biển ở đây.

Có một truyền thuyết rằng một khi những người thủy thủ đã đến hòn đảo này, họ sẽ không bao giờ muốn rời khỏi đây, nếu họ không hứa là sẽ quay lại.

"Theo Scubatravel, divepuertogalera"


Thứ Ba, 4 tháng 12, 2012

Master Diver vs. Divemaster

Trong mấy bài viết trước Nhân có nhắc đến chứng chỉ Master Diver. Đây là chứng chỉ cao nhất của thợ lặn không chuyên, khác với Divemaster là chứng chỉ thứ 2 của thợ lặn chuyên nghiệp

Để có được chứng chỉ Master Diver thợ lặn cần có 4 specialties ( advance open water) + stress & rescue + 50 lần lặn.

Divemaster mặt khác là một người thợ lặn chuyên nghiệp, có nhiệm vụ dẫn khách đi try dive, fun dive, và hỗ trợ instructor trong các khóa học. Vì là người "đi làm" nên divemaster mỗi năm phải trả phí cho SSI, hoặc PADI (quá đau khổ... :( )


Có thể nói Master Diver là một người thợ lặn có rất nhiều kinh nghiệm, kĩ năng và kiến thức mặc dù họ không làm nghề lặn


Nhân nghĩ mọi người nên cho Master Diver là một thử thách để phấn đấu, vì chỉ có những thợ lặn có đầy đủ đam mê, kiến thức, kĩ năng và kinh nghiệm nhất mới có thể tự hào mình là Master Divers... :)

Giới thiệu về khóa Rescue Diver


Scuba là một môn thể thao đang phát triển. Nhờ có thiết bị ngày càng dễ sử dụng và an toàn hơn, tất cả  mọi người không phân biệt giới tính, tuổi tác bây giờ đều có thể tiếp cận với scuba.

Cũng như các hoạt động khác, scuba có những rủi ro riêng của nó. Thuần thục những kĩ năng căn bản, kinh  nghiệm và sử dụng thiết bị tốt có thể giúp thợ lặn trở nên thoải mái khi ở dưới nước và hạn chế được những rủi ro trên..

Tuy nhiên, vẫn có những tai nạn xảy ra. Những nghiên cứu cho thấy hầu hết những tai nạn của scuba xảy ra liên quan đến stress, thiếu luyện tập, hướng dẫn, kinh nghiệm, kiệt sức, hoảng loạn và nổi lên quá nhanh. Và thông thường kết cục là thợ lặn phải đối mặt với tình huống nguy hiểm, và thậm chí là đe dọa tính mạng của mình và người khác.

Nghe có vẻ đáng sợ, nhưng hầu hết tất cả những tai nạn và tình huống trên đều có thể tránh được nếu như chúng ta hiểu về stress, nguyên nhân của stress và cách kiểm soát chúng. Ba chương đầu tiên mình sẽ thảo luận về dấu hiệu, nguyên nhân stress của thợ lặn, trạng thái hoảng loạn, và làm sao để có thể kiểm soát chúng và tránh bị "cứu" ( học tâm lý mới ra trường chắc phải cảnh báo trước là Nhân có xu hướng đi "bao la" trong phần này hehe).

Ngay cả khi bạn là nguời cẩn trọng, và kiểm soát tốt, tai nạn vẫn có thể xảy ra. Những kĩ năng cứu hộ là cần thiết để khi gặp tình huống bạn có thể cứu mạng của chính mình và người khác. Ba chương còn lại của khóa học sẽ tập trung vào những kĩ năng này. Không nên nghĩ "cứu hộ" là gì đó quá mênh mông, những kĩ năng mà mình thực tập có thể chỉ đơn giản như giúp bạn mình khỏi chuột rút, kéo bạn vào bờ khi họ hết sức. Dĩ nhiên mình cũng sẽ có những tình huống phức tạp hơn như trường hợp thợ lặn bất tỉnh, hoặc hoảng loạn ơ dưới nước hoặc là nhiều thợ lặn bị nạn cùng lúc( hehe các thành viên sẽ thay phiên nhau làm nạn nhân).

Sơ cấp cứu và hô hấp nhân tạo cũng cực kỳ quan trọng khi xử lý tai nạn. Đó là lí do tại sao trước khi cấp bằng Rescue Diver, SSI yêu cầu mình phải có bằng First Aid.

Tóm lại, khóa học sắp tới, nhân hi vọng có thể giúp mọi người tự tin và thoải mái hơn khi lặn bằng cách giúp mình nhận ra những tình huống có thể dẫn đến vấn đề, và khi vấn đề xảy ra thì mình vẫn có thể giải quyết được tình huống bằng những kỹ năng mới học của mình.
Dĩ nhiên "phòng cháy hơn chữa cháy",  mình sẽ tập trung vào phát hiện và phòng ngừa rủi ro hơn là để cho tai nạn xảy ra :)
Hẹn gặp mọi người chủ nhật nhé đến càng đông càng vui, lần đầu tiên viết bài .... hi vọng làm mọi người hứng thú một chút về khóa rescue sắp tới

Thứ Hai, 3 tháng 12, 2012

Thông báo "Rescue Training"

Thông báo này được đăng trên diễn đàn "Lặn biển", tại đây mọi người vô đó coi và thảo luận nha.
@Nhân Phạm: Post trước tài liệu lên để bà con tranh thủ đọc trước.


"Lặn thử" - Tưởng dễ mà không dễ!

Cuối tuần vừa rồi ComputerBoy và anh Đạt tranh thủ "bám càng" chú AMk3 ra Nha Trang chơi. ComputerBoy thì định đi tắm biển nghỉ ngơi còn anh Đạt thì tranh thủ học lấy bằng Open Water (SSI), nhưng vì chú AMk3 bận quá chẳng thể bơi lặn với ComputerBoy được nên ComputerBoy tranh thủ ngày Chủ Nhật lên tàu cùng với anh Đạt ra biển lặn vo. Nhờ kỳ này xác định "đi chơi xả stess" từ đầu, không phải chạy theo lịch, lại một mình tự do giữa biển nên ComputerBoy có điều kiện mục sở thị cảnh các divemaster dẫn khách lặn thử (try dive).

Khách đi chơi chưa biết lặn, chỉ cần 5 phút học cách bóp mũi để thông tai là có thể xuống nước được tận mắt ngắm thuỷ cung đầy cá và san hô! Nghe có vẻ đơn giản như vậy, nhưng thực tế chẳng phải dễ dàng. Trong chuyến "cưỡi ngựa xem hoa" này, khách lặn thử được divemaster nắm kéo đi lướt qua mọi thứ, với độ sâu không quá 6 mét và cách đáy không dưới 2 mét. Còn với những khách không cân bằng tai tốt thì divemaster chỉ cho đi lập lờ gần mặt nước (như video clip trên), hoá ra chẳng khác nào snorkeling trên mặt biển.

Ngoài ra, cũng có không ít khách lặn thử... thử một lần rồi thôi luôn! Hôm Thứ Bảy anh Đạt gặp cảnh một cô bé xuống lặn thử được một tí mà đã phải lên sớm, đầu quay cuồng, tay chưn bủn rủn, lả hết cả người... nằm bẹp tưởng sắp chết tới nơi vậy! Mới mười mấy phút mà cô ta thở hết trăm mấy bar khí... Thì ra là cô ta bị thở gấp (hyperventilation, phản ứng của stress khi gặp môi trường lạ) dẫn đến thiếu CO2 dẫn đến co động mạch cổ (choáng váng do thiếu Oxy não) và chua máu (bủn rủn tay chưn).

Còn hôm Chủ Nhật thì ComputerBoy tình cờ quay được cảnh divemaster Nhã khổ sở với một cô người Trung Quốc / Đài Loan không biết nói tiếng Anh, không thông tai được mà lại không cho đụng vào nữa...