Danh sách các tab/trang

Thứ Hai, 25 tháng 12, 2017

Đi lặn ở Terrigal Haven thuộc New South Wales (P2)

(Tiếp theo và hết)

... Ra khỏi cửa hang, bạn rẽ trái về phía bắc. Bức tường đá ở đây thẳng đứng rất ấn tượng, mặc dù có một vỉa đá cao hơn 10 mét “kéo lại”. Đây là một nơi tốt để bạn vừa ngắm cảnh vừa deco cho khoảng thời gian cuối cùng của chuyến lặn, do vậy, tôi khuyên bạn không nên tới đó ngay đầu chuyến lặn.

Khi bơi theo mép dưới bức tường phía bắc, bạn sẽ thấy đáy sâu dần, từ 15 xuống 18 mét, mặc dù nó sẽ sâu hơn nếu bạn đi ra xa bức tường phía đông. Đi chừng trên 30 mét, bạn sẽ thấy bức tường đá vát về bên trái theo hướng tây. Bạn sẽ đi theo hướng này khoảng 20 mét trước khi quay lại. Bạn nhớ quay về theo phía bên phải và theo hướng bắc để gặp lối thoát ra khỏi khu vực này.

Dọc theo bức tường có rất nhiều Gorgonias. Một số Gorgonias khá lớn, mang đầy màu sắc. Bức tường tiếp tục zig-zag khi bạn men theo. Bạn có thể tiếp tục đi theo bức tường này. Bạn có thể lên đến đỉnh của bức tường và khám phá các bình nguyên nhỏ bé tại đây. Nhìn xuống từ đây, bạn sẽ thấy hang động này thực sự là một khe nứt có khối đá khổng lồ đậy ở trên tạo ra một hang động.

Nếu tiếp tục men theo bức tường, thì chẳng bao lâu, bạn sẽ gặp một bức tường phía bên trái (phía đông). Bạn hãy rẽ phải và theo bức tường cho đến khi chỉ còn khoảng một vài mét thì bạn sẽ gặp lối thoát ra khỏi khu vực này. Nếu bạn không có hướng dẫn viên địa phương, bạn nên nổi lên bề mặt để kiểm tra chính xác vị trí của bạn liên quan đến lối thoát. Sẽ tốt hơn nếu bạn quay trở lại, hoặc bạn phải cảnh giác rằng ở điểm lặn này dòng chảy bị biến động khó lường.

Cuộc lặn này không dành cho những người thiếu kinh nghiệm, trừ khi bạn đi cùng một thợ lặn nhiều kinh nghiệm và cũng thợ lặn địa phương. Nếu bạn có nhiều kinh nghiệm, bạn có thể dễ dàng lặn ở đây nhưng bạn cần thông báo với người trên bờ về kế hoạch lặn của bạn, ghi nhớ về con đường bạn đã vào, để bạn có thể tìm được lối ra cho bạn. Hãy tính toán lượng khí dự phòng của bạn, nếu không, bạn sẽ cần phải quay lại sớm hơn.

Lưu ý: khi nói rẽ hướng trái/phải, đông/tây…, tác giả (có thể) nói về hướng đã rẽ, nhưng cũng có lúc (có thể) đã nói theo vị trí xoay la bàn – xác nhận hướng sẽ về (và NST không sửa từ ngữ trong bài).

Về sự nguy hiểm ở “điểm lặn không nguy hiểm”: Chúng tôi (NST) có lần lặn sâu chừng 20 m và đi dọc vách đá ở một điểm có dòng chảy hơi mạnh và với địa hình, địa vật không có gì nguy hiểm cả. Tuy nhiên, ở đây đã có hai thợ lặn đẳng cấp cao (không đi cùng thợ lặn địa phương) bị chết đuối. Ở điểm lặn này, khi đi hết vách đá, bạn sẽ ra một vùng nước mênh mang sâu thẳm, và bắt đầu đi lên. Tại đây, dòng chảy từ từ chìm xuống, rất chậm, nên thợ lặn khó lòng cảm nhận được là đang bị chìm dần xuống (trừ phi nhìn chằm chặp vào đồng hồ độ sâu). Xác định bằng “bọt nước tăm cá” cũng vô dụng. Tới khi đôi tai khẳng định được thì bạn đã ở độ sâu 50 m rồi.

Thứ Tư, 6 tháng 12, 2017

Đi lặn ở Terrigal Haven thuộc New South Wales (P1)

(Bài của một thợ lặn giải trí, trích dịch)

Thị trấn Terrigal nằm về phía đông của Gosford trên bờ biển miền Trung New South Wales. Khoảng một giờ rưỡi đến hai giờ lái xe từ Sydney (tùy thuộc vào nơi bạn sống và thời gian trong ngày) tới Terrigal. Đây là một cuộc lặn có thể thực hiện như một chuyến đi trong ngày. Điểm lặn này nằm ngay tại Terrigal Haven và là nơi 15 năm trước tôi đã cố gắng đi lặn ở đó mà chưa được. Vấn đề chính là điểm lặn này bị ảnh hưởng rất nhiều bởi điều kiện biển.

Terrigal Haven (tức The Haven) nằm cách về phía đông của khu vực mua sắm của thị trấn chừng vài trăm mét. Haven là khu vực bến tàu nhỏ, nơi có một số lượng hạn chế các tuyến Moorings.
Đặc điểm địa lý chính của khu vực là The Skillion. Đây là một ngọn đồi dốc dẫn tới một vách đá dựng đứng nhìn thẳng ra đại dương. Phía bắc của The Skillion một đoạn ngắn bờ biển thoai thoải, Tại đây, bạn có thể dễ dàng đi ra biển. Hang động bạn sẽ lặn có tên Skillion Cave. Đây không phải là một hang động, mà là một vết nứt xẻ đôi rạn đá, có một khối đá lớn “đậy” trên đỉnh, tạo ra ảo tưởng về hang động.

Sau khi xuống nước từ tảng đá “định chuẩn”, bạn bơi về phía bắc khoảng 50 mét. Hãy chắc chắn rằng bạn đã ở cách bờ ít nhất 30 mét trước khi bạn đi xuống.

Khi lặn xuống, bạn sẽ thấy chiều sâu tại đây khoảng 8 mét hoặc hơn chút. Tại vị trí này, bạn bơi về hướng đông và bơi dọc vách tường đá. Bạn sẽ sớm thấy mình bị tụt xuống độ sâu khoảng 15 mét. Đi tiếp theo vách tường này một chút thì bạn đi chếch về phía tây bắc và sau đó là hướng tây. Đây là lối vào hang động.

Skillion Cave không thực sự là một hang động
mà nó là một vết nứt kéo dài cắt vào rạn san hô. Tùy thuộc vào khả năng hiển thị tại thời điểm, bạn có thể nhìn thấy phía bên kia của vết nứt – chúng tạo nên một hang động. Chui vào, bạn sẽ thấy hai vách tường gần lại nhau hơn và nước sẽ trở nên tối dần. Nhìn lên trên, bạn sẽ thấy một tảng đá khổng lồ chắn trên đỉnh khe nứt, tạo thành mái hang động. Chiều sâu của hang chừng 20 mét và độ sâu của đáy hang giảm xuống một chút trong quá trình bạn chui qua hang động.

Hai bên vách hang có nhiều khe đá là chỗ trú ẩn của các loài cá. Thường ở đây có vài con Gropers màu xanh – đó là con đực, còn con màu nâu là con cái. Và còn có nhiều loài khác, như Pomfret ladder-finned và Yellowtails.

Sau khi đi khoảng 15 mét từ lối vào, bạn sẽ thấy trần hang động bị dốc lên. Đoạn tiếp theo không có gì, vì vậy bạn nên quay lại t chỗ này. 
(còn nữa)

Thứ Bảy, 11 tháng 11, 2017

Lựa chon fins cho lặn tự do như thế nào (P2)

(Bài của anh Trần Minh, tiếp theo và hết)

Túi chân fins:
Túi chân fins chính là phần "giày" để bạn xỏ chân vô.
Một số fins có túi chân có thể cho phép thay lưỡi fins, được gọi là túi chân có thể thay thế được (interchangeable foot pockets). Sẽ rất tiện, nếu như bạn đầu tư cho cặp fins đầu tiên của mình là loại có túi chân có thể thay đổi (lưỡi) được, bởi sau này bạn có thể thay đổi cặp fins vể mặt hiệu suất một cách đỡ tốn kém hơn là trang bị một đôi fins hoàn toàn mới.
Tuy nhiên, bạn cần chắc chắn rằng túi chân fins phải chặt (khít) với bàn chân. Bất kỳ sự lỏng lẻo nào ở gót sẽ làm bạn mất lực (đẩy)

Độ cứng: 
Nói đơn giản, nếu thể trạng của bạn nhỏ, nhẹ ký vả không phải là tay chạy chuyên nghiệp (cặp giò khỏe) thì bạn nên lựa cho mình cặp fins mềm (soft flex).
Nếu bạn có thân hình và cơ bắp trung bình ở chân thì bạn nên lấy fins loại có độ cứng trung bình (medium stiffness).
Nếu bạn có cặp giò mạnh mẽ, là vận động viên cao cấp hoặc thể hình to lớn, hãy chọn cặp fins cứng (hard stiffness).

Tấ nhiên, đây là sự lựa chọn theo cách đơn giản nhất. Bạn chỉ cần nhớ, fins cứng hơn sẽ đẩy bạn xa hơn nhưng cũng đòi hỏi cố gắng nhiều hơn, fins mềm hơn sẽ đẩy bạn kém xa hơn nhựng tiêu tốn ít năng lượng hơn và không làm bạn mỏi chân cũng như tiêu đốt oxy ít hơn.
Hầu hết các bạn mới bắt đầu tham gia lặn tự do đều sử dụng fins có độ cứng mềm hoặc trung bình, tùy thuộc vào thể trạng.

Các nhãn hiệu nổi tiếng: 
Các tên tuổi lớn trong ngành đều làm ra những freediving fins rất tốt.
Cressi chuyên sản xuất các dòng fins lặn tự do căn bản và trung bình (entry-intermediate fins), tất cả đều bằng vật liệu nhựa (plastic) hoặc nhựa tổng hợp (composite).
Mares làm phần lớn cũng giống như Cressi.
Omer cung cấp một dải rộng từ mới bắt đầu cho tới hạng chuyên gia.

Tôi xin chỉ giới hạn các sản phẩm thông dụng, phổ biến trong giới chơi lặn tự do giải trí. Có các hãnh sản xuất chuyên hơn cho các vận động viên thi đấu, các thợ săn cá cao cấp hoặc chỉ chuyên cho lặn tự do.


Thứ Tư, 1 tháng 11, 2017

Lựa chon fins cho lặn tự do như thế nào? (P1)

(Bài của anh Trần Minh)

Bạn mới tham gia bộ môn lặn tự do? Nếu bạn là scuba diver, bạn sẽ thấy dùng fins scuba cũng giúp mình làm quen và học các kỹ năng của lặn tự do một cách thuận tiện. Về cơ bản, kỹ năng dịch chuyển dưới nước bằng chân nhái của scuba và freedive không khác biệt. 

Tuy nhiên, lặn tự do cần sử dụng chân nhái chuyên dụng để giúp cho viêc lặn nín thở được tối ưu nhất, đạt công năng cao với tiêu tốn ít sức. Nhiếu bạn lặn tự do mới thường lúng túng khi lựa chọn cho mình cặp fins đầu tiên.

Phần lớn các nhà sản xuất chế ra các các cặp fins với độ cứng (stiffness) cũng như thiết kế cơ bản khác nhau. Chúng còn được chế tạo bằng các loại vật liệu và theo các công nghệ khác nhau nhằm đáp ứng các mục đích khác nhau, làm cho sự lựa chọn khó khăn hơn.

Mọi Fins được thiết kế để đẩy nước ngược lại với hướng di chuyển của diver, chúng thực hiện bằng cách quạt luồng nước về phía sau và đẩy ta tiến lên trước. Những cặp fins làm được việc này một cách hiệu quả nhất chính là thứ bạn cần mua. Fins cho lặn tự do là loại fins được thiết kế để có khả na7ng tạo tự động nhiều pha trong một chu kỳ đạp chân, ở thời điểm bạn đạp fin tới và bật trở lại tạo ra một xung lực thứ hai ở cuối chu kỳ đạp mà bạn không cần tiêu tốn chút sức nào. Những cặp fins có sức bật càng tốt thì hiệu ứng này càng cao.

Chúng ta cùng xem xét một số lựa chọn căn bản.

Thiết kế:
Các thiết kế của chân nhái lặn tự do nói chung không có gì mới đột phá cho đến nay. Cũng có nhà sản xuất đôi khi đưa ra một kiểu dáng mới, tính năng mới nhưng nhìn chung có rất ít thay đổi thực sự. Chắc rằng thứ gì đó thật tuyệt diệu đang lấp ló đâu đó, một khái niệm hoàn toàn mới có thể làm thay đồi cách nhìn của chúng ta về thiết kế fins có lẽ vẫn còn chưa có. Tất cả các fins lặn tự do sẽ phải dài, chúng đều phải có gót kín để truyền lực tốt nhất và chúng phải mềm dẻo. Bạn không cần lo lắng về hình dạng của fins cũng như mũi của chúng mom ra sao (đuôi cá, thẳng hay cong...)

Vật liệu:
Nhóm vật liệu được dùng để chế fins lặn tư do theo những yêu cầu rất cụ thể.

Nhựa (Plastic): bền bỉ, giá hợp lý, nhưng không có sức bật tốt và truyền lực tương đối yếu. Có thể dùng cho lặn giải trí, học tập và săn cá (cứng cáp và rẻ tiền).

Nhựa tổng hợp (Plastic composit): Khá bền, Nhiều phản (xung) lực hơn suốt dọc chiều dài fins nên truyền lực tốt hơn.

Sợi thủy tinh (Fibre glass): Khá mong manh, nhưng là lựa chọn rẻ nhất để có một cặp fin có sức bật rất tốt. Chúng cũng được các thợ săn cá ưa dùng vì có khả năng phủ keo mầu ngụy trang.


Carbon fibre: Cũng mong manh, nhưng đỡ hơn fibre glass. 
Đây là loại vật liệu có sức bật và truyền lực tốt nhất. Tất cả các vận đông viên lặn tự do hàng đầu đều sử dụng carbon fins cho lặn sâu. Fins carbon cũng là loại nhẹ nhất. 
(còn nữa)

Thứ Hai, 16 tháng 10, 2017

Lặn sâu cần những gì (P2)

Buoyancy(*)


Không nên sử dụng cách bơm/xả khí trong BCD(*) để tạo cân bằng trung tính. Điều quan trọng là phải từ cảm nhận của cơ thể thợ lặn, họ phải tự bù nổi thay vì chờ đợi cho đến khi bị chìm xuống hay nổi lên.

Khi mặc wetsuit, ngoài hệ số chẵn (chì trọng lượng), hệ số vi chỉnh sẽ thực hiện bằng cách sử dụng inflator của BCD. Có một vấn đề trở thành nguy cơ khi ở độ sâu là bạn dò dẫm tìm nút bơm/xả, đặc biệt khi bạn đang bị tác động gây mê của nitơ.

Thợ lặn sâu cũng cần biết phương pháp nổi lên có kiểm soát. Điều này có việc đi lên từ từ để đạt được một tỷ lệ bình thường, và không được sử dụng hết không khí khi còn ở độ sâu – kết quả cho bạn sẽ là hệ số âm.

Drysuit(*) cho phép kiểm soát tốt hơn và an toàn hơn cho thợ lặn sâu so với wetsuit. Các drysuits hiện đại có inflators tác động trực tiếp. Nó được thiết kế để ngăn chặn sự tiêu cực nổi do drysuit. Tất nhiên, sự nổi của BCD vẫn có dự phòng trường hợp khẩn.


Phụ kiện


Điều quan trọng là số liệu độ sâu và thời gian lặn phải được thông báo chính xác trên đồng hồ lặn. Hai số liệu này thể hiện không chính xác sẽ dẫn đến sai sót trong giải áp và các tình huống khác. Do đó, đồng hồ phải được kiểm tra độ chính xác và mặt kính phải trong sáng. Ở độ sâu, cộng với sự cố dễ bị gây mê và điều kiện ánh sáng kém, chúng càng phải được rõ ràng. 

Việc sử dụng một bộ đo độ sâu với báo cảnh ở độ sâu tối đa, và bộ đếm ngược thời gian (do bạn thiết lập khi lập kế hoạch lặn) là tuyệt vời. Các máy tính lặn đều thực hiện được các chức năng này.

Trong tầm nhìn kém, một đèn pin mạnh mẽ và đáng tin cậy sẽ giúp thợ lặn nhìn ngó cảnh vật được rõ ràng. Nó cũng giúp họ tìm đường đi trong bóng đêm u tối.

Một bảng tra cứu giải nén là điều cần thiết về các loại lặn để tra cứu trong khi lặn. Đừng cố gắng ghi nhớ số liệu từ một độ sâu để áp dụng cho các độ sâu khác. Bạn hãy ghi ra các số liệu của kế hoạch lặn lên tờ phiếu.

Tàu lặn



Lặn sâu chắc chắn sẽ an toàn hơn nếu thực hiện từ một tàu lặn tiêu chuẩn, chứ không phải từ một tàu chật chội, inflatable. Các tàu cỡ lớn thường được trang bị máy dò siêu âm, máy định vị vệ tinh, thiết bị truyền tin khẩn cấp, và mặt boong rộng rãi, mà trên đó sẽ dễ dàng tổ chức việc cứu hộ. 

Điều quan trọng là thuyền trưởng đã thông báo đầy đủ với các đơn vị có liên quan trước khi hoạt động lặn bắt đầu, và phải tóm tắt cho khách lặn về cách thức điều hành. Bạn phải nhận được số liệu thông báo rõ ràng từ Divemaster(*) về các thông số dưới biển và sự hạn chế của từng thợ lặn.  

Để lặn xác tàu và chui hang động, điều quan trọng là các thông số của điểm lặn đã được xác định một cách chính xác và thợ lặn đã được biết trước, chứ không phải sau khi đã xuống nước. 
(còn nữa)

(*) Xin xem trong "Tự điển Lanbien" ở trên cùng bên phải trang tin này.

Thứ Bảy, 30 tháng 9, 2017

Lặn sâu cần những gì (P1)

Lặn sâu là một đối tượng của cảm xúc ứng với độ sâu tối đa mà một thợ lặn đạt được, nó là một yếu tố quan trọng trong kỹ năng lặn của anh ta. Lặn sâu là một môn thể thao mạo hiểm bởi kết quả đạt được sau cuộc phiêu lưu là một thách thức trong việc muốn xuống sâu hơn so với trước. Dĩ nhiên nhiều người khác thì chỉ quan tâm tới lặn càng nhiều càng tốt để được khám phá thêm nhiều thú vị dưới nước, hoặc đơn giản là để thư giãn. 

Lặn sâu hơn đi kèm với sự nguy hiểm hơn và càng cần sự kìm chế và thận trọng hơn.

Khó xác định được như thế nào là lặn sâu. Đối với người mới, lặn sâu là 18 mét. Đối với thợ lặn có kinh nghiệm, lặn sâu là 30 mét, và hơn. Một quy định bất thành văn là từ 30 mét sẽ được coi là mức chuẩn cho những gì có thể coi là lặn sâu.

Khi thực hành lặn Bounce (lặn liên tục, tăng dần độ sâu cho tới mục tiêu là đạt mức 60 M+) thì bạn cần phải hiểu rằng, khi đó, hầu hết các kỹ năng lặn sẽ không tăng theo tỷ lệ tuyến tính ứng với độ sâu mà bạn đạt tới.

Thiết bị cá nhân cho lặn sâu.


Thợ lặn sâu phải hoàn toàn quen thuộc với các thiết bị cá nhân của mình. Bạn cần quen thuộc để có thể thực hiện một thao tác mà không phải suy nghĩ, do dự. Tất cả các thiết bị lặn đeo trên cơ thể của bạn cần được thoải mái và không phải là một phiền toái, trong đó chỉ riêng với yêu cầu giải áp(*)  thôi là bạn đã có thể sẽ phải đeo thêm bình khí rồi. Hoặc mặc một wetsuit(*) dày hơn trước đây cũng đã phải tiến hành làm quen.

Dự phòng khí thở là điều cần thiết cho việc lặn sâu. Phần lớn các sự cố gây ra do không mang theo đủ lượng khí cần thiết, thường sẽ dẫn đến ascents quá nhanh chóng. Sẽ tuyệt vời khi bạn kết thúc lặn sâu với một lượng khí còn lại là một phần ba. Tôi muốn nói rằng, sẽ không khôn ngoan khi chỉ lấy con số dung tích bình khí làm tiêu chuẩn duy nhất, bởi sự tiêu thụ khí thở đối với mỗi cá nhân khi lặn sâu sẽ rất khác nhau, và sự tiêu hao khí cũng còn phụ thuộc vào các hoạt động dưới nước mà bạn theo đuổi.

Có vấn đề trong việc cân bằng trung tính(*) cũng sẽ dẫn đến sự gia tăng tiêu thụ không khí. Sự cung cấp khí một cách tin cậy, cũng như một cân bằng trung tính tốt sẽ cung cấp cho sự tự tin và hiệu suất đáng kể đối với thợ lặn. Mặc dù khí thở hết rất nhanh khi xuống sâu là một sự cố hiếm hoi, nhưng nó là một sự cố đáng sợ nhất. Để tránh xảy ra sự cố này, một số thợ lặn mang theo bình khí dự phòng độc lập (chai “mõm ngựa”). Phức tạp của cách này là khi bình rỗng sẽ gây nổi làm bạn phải xử lí.

Giải áp (Decompression)


Lặn sâu phải kết hợp với ngừng giải áp an toàn. Nhiều người sử dụng nitrox (khí giàu oxy) để đảm bảo một giải áp tốt hơn so với sử dụng khí nén thông thường. Đáng trách là một số thợ lặn đã dùng nitrox mặc dù chưa qua huấn luyện với chúng.  (còn nữa)


(*) Xin xem tại "Tự điển Lanbien" ở bên phải trên cùng trang tin này.

Thứ Sáu, 1 tháng 9, 2017

Tuổi tác ảnh hưởng đến thể thao như thế nào (P3)

(tiếp theo và hết)

Đừng nên bỏ sót yếu tố cơ bắp.

Một số bằng chứng cho thấy đối với các môn thể thao đòi hỏi sức lực hay năng lượng cao, như cử tạ, thì các hạn chế liên quan đến độ tuổi có thể nằm ở các cơ xương, những cơ di chuyển xương và khớp của cơ thể.

Đối với các vận động viên cử tạ trên 40 tuổi (trình độ chuyên nghiệp), thành tích sẽ sụt giảm đột ngột so với các vận động viên sức bền trong các môn thể thao như chạy, bơi và đua xe đạp. Đây là điều dễ hiểu bởi cử tạ sử dụng các sợi cơ bắp loại 2 (gọi là nhóm co rút nhanh) để tạo ra sức lực. Nghiên cứu chỉ ra những tế bào này sẽ sụt giảm về số lượng và chức năng theo tuổi tác.

Không chỉ những tế bào này sẽ sụt giảm theo tuổi tác, mà hiện tượng này còn xuất hiện ở các tế bào hỗ trợ sự phục hồi và sinh trưởng của các cơ xương khi giảm thiểu việc tập luyện.
Những sự sụt giảm theo tuổi tác này không quá rõ rệt như trong nhóm cơ loại I, những sợi cơ có liên hệ chặt chẽ với các bài tập sức bền.
 (tiếp theo và hết)

Thời gian hồi phục có thể kéo dài lâu hơn.

Khi già đi, có nhiều vận động viên phàn nàn rằng khả năng phục hồi từ các bài tập nặng nhọc cũng sụt giảm theo.
Điều này có thể tác động đến cường độ và khối lượng tập luyện của tất cả các vận động viên. Nhưng trong nhiều môn thể thao đòi hỏi sự va chạm, như bóng bầu dục Mỹ, việc hồi phục từ các chấn thương và ảnh hưởng tích lũy của các cú va chạm nặng đã trở thành một nhân tố hạn chế khả năng tiếp tục thi đấu ở các cấp độ cao nhất.
Lấy ví dụ, mùa bóng năm ngoái chỉ có hai vận động viên ở Giải Bóng bầu dục Quốc gia Mỹ NFL là Sav Rocca từ đội Washington Redskins và Adam Vinatieri từ đội Indianapolis Colts hiện vẫn đang chơi dù đã bước sang ngưỡng tuổi 40.
Các chấn thương cũng tác động xấu đến những người chơi các môn thể thao không va chạm. Đối với các vận động viên chuyên nghiệp, việc gặp phải nhiều chấn thương trong quá trình tập luyện cũng dẫn tới sự sụt giảm cường độ và khối lượng tập luyện, dẫn tới thành tích kém hơn trong ngày thi đấu.

Tâp luyện tốt hơn có thể giúp duy trì phong độ đỉnh cao.

Tuy rốt cuộc tất cả các vận động viên sẽ suy giảm trong các cuộc đua thành tích do tuổi tác, nhưng với sự tập luyện và các bài tập phục hồi tốt hơn, trong những năm tới có lẽ chúng ta sẽ chứng kiến nhiều hơn các vận động viên ở tầm tuổi 40 vẫn có thể tranh tài ở cấp độ thể thao cao nhất. Bằng cách “tập luyện thông minh hơn, thay vì nặng hơn”, các vận động viên có thể giảm thiểu nguy cơ chấn thương, tối đa hóa thành quả từ việc tập luyện và giảm thiểu các ảnh hưởng của lão hóa.

Các vận động viên già cần nhiều thời gian hồi phục và thích ứng với việc tập luyện, nên các kế hoạch tập luyện cần phải thay đổi theo độ tuổi.
Lấy ví dụ, các bài tập cường độ cao, cách quãng chỉ tập trung vào chất lượng của việc luyện tập, thay vì khối lượng tập luyện đơn thuần, và có thể được các vận động viên già sử dụng hiệu quả để cải thiện sức bền.

Việc tập luyện nhiều môn thể thao đồng thời, như cử tạ và yoga, có thể giúp duy trì khối lượng và độ dẻo dai của cơ bắp, và giảm thiểu các chấn thương do vận động quá sức ở các vận động viên sức bền.

Việc nhấn mạnh vào các chiến lược “phục hồi tích cực” (một cuộc chạy hay bơi thư giãn vào những ngày nghỉ) và một thói quen ngủ nghỉ tốt hơn là điều quan trọng đối với các vận động viên ở mọi lứa tuổi, nhưng lại trở nên đặc biệt thiết yếu đối với các vận động viên già hơn.


Tuy nhiên, sự sụt giảm thành tích không chỉ đề cập đến sự thay đổi thể chất. Khi chúng ta già đi, động lực tập luyện nội tại cũng giảm dần. Ngay cả trong cộng đồng vận động viên, động lực tập luyện có thể thay đổi từ việc đặt ra các kỷ lục cá nhân sang việc duy trì sự sức khỏe và sự tích cực. Và đó là một động lực tuyệt vời cho tất cả vận động viên ở mọi lứa tuổi.

Thứ Sáu, 25 tháng 8, 2017

Tuổi tác ảnh hưởng đến thể thao như thế nào (P2)

(bài của anh Christopher Minson, Đại học Oregon, tiếp theo)

Tuổi tác làm biến đổi cách cơ thể chúng ta sử dụng oxy.

Một lý do chính khiến sức bền giảm sút theo tuổi tác là do cơ thể không thể sử dụng khí oxy một cách hiệu quả.
Khả năng sử dụng khí oxy tối ưu (VO2max) là một chỉ số đo lường sức bền theo độ tuổi. VO2max là một giá trị định lượng miêu tả lượng khí oxy cơ thể có thể sử dụng trên mỗi kilogram trọng lượng.
VO2max đo lường khả năng cơ thể đưa khí oxy đến phổi, khả năng oxy được lưu chuyển trong máu đến các cơ bắp đang hoạt động, và lượng oxy cơ bắp có thể sử dụng để kích hoạt sự co bóp.

Tập thể dục có thể làm tăng cường tất cả những phương diện này, và chỉ số VO2max càng cao bao nhiêu, sức bền của một người càng lớn bấy nhiêu. Tức là, họ có thể thực hiện nhiều công việc đòi hỏi sức bền hơn trên một trọng lượng cơ thể nhất định.

Trong nhóm người “dân thông thường”, chỉ số VO2max có xu hướng giảm khoảng 10% sau mỗi thập kỷ khi bước qua ngưỡng tuổi 30. Nhưng các vận động viên (vẫn tiếp tục thi đấu và tập luyện chăm chỉ) có thể giảm lượng sụt giảm xuống còn một nửa, xuống còn 5% mỗi thập kỷ, sau khi bước sang ngưỡng tuổi 30.

Nguyên nhân chỉ số VO2max sụt giảm theo thời gian là vì “nhịp tim tối đa” cũng giảm dần.
Nhịp tim tối đa là chỉ số nhịp tim cao nhất (nhịp/phút) của một người có thể đạt tới trong quá trình gia tăng cường độ các bài tập sức bền.
Chỉ số này được dự đoán một cách tương đối bằng công thức sau: “220 – tuổi = nhịp tim tối đa”.

Tuy nhịp tim tối đa thực sự của một người là một đại lượng dễ biến đổi, nhưng khi bạn già đi, nhịp tim tối đa của bạn sẽ giảm, bất kể bạn là một vận động viên cường tráng hay một người chỉ thích nằm dài trên ghế cả ngày.

Và điều này sẽ làm suy giảm cả hiệu suất của tim và sự vận chuyển khí oxy đến các cơ bắp, tức là khi chúng ta già đi thì chỉ số VO2max và thành tích sẽ thấp hơn trong các môn thể thao đòi hỏi sức bền.

Ngay cả nếu sự vận chuyển khí oxy đến các cơ bắp bị hạ thấp, thì khả năng các cơ bắp tận dụng hiệu quả lượng khí oxy tương thích với một khối lượng công việc nhất định sẽ vẫn được duy trì đến ngưỡng tuổi 60 và 70, mặc dù khối lượng cơ bắp sẽ có xu hướng sụt giảm khi chúng ta già đi, dẫn đến sự sụt giảm thành tích.

Đối với các môn thể thao sức bền mang tính cạnh tranh cao, các tay đua thuyền đã cho thấy lượng sụt giảm chỉ số VO2max ít nhất theo thời gian, nhưng sự khác biệt với các môn thể thao khác là không lớn. Có thể là vì chèo thuyền là một môn thể thao ít va chạm hơn so với đua xe đạp (có các cú ngã) và chạy thi (luôn phải chạy rầm rập).  (còn nữa)

Thứ Hai, 14 tháng 8, 2017

Tuổi tác ảnh hưởng đến thể thao như thế nào (P1)

(Bài của anh Christopher Minson, 40 tuổi, Đại học Oregon, trích dịch)

Tôi (tác giả) nhớ lại khoảng khắc một vài năm trước (thời điểm viết bài): lúc đó tôi đang xem TV thì chợt nhận ra rằng nếu tôi tham gia Tour de France, thì ở cái tuổi 42 tôi sẽ là người già nhất trong giải đấu. Tôi cảm thấy buồn khi biết rằng giấc mơ tham gia giải đua xe đạp lớn nhất hành tinh đã chấm dứt… nó sẽ không thể xảy ra.

Tôi chưa từng thi đấu, chứ chưa nói đến việc tập đua xe đạp một cách nghiêm túc trong một vài năm.
Ngay cả trong những năm tháng “hoàn hảo” nhất, tôi vẫn chưa đủ độ cho việc đua xe đạp. Chỉ là hiện nay tôi đã có một lý do … Tôi đã quá già, cách quá xa khỏi những năm tháng hoàn hảo của cuộc đời.

Vậy điều gì đã xảy ra? Liệu có tồn tại một nguyên nhân trên phương diện sinh lý giải thích cho hiện tượng những người bước sang giữa tầm tuổi 40 sẽ không còn có thể thi đấu tại mức độ chuyên nghiệp ở hầu hết các môn thể thao, hay đây là do một loạt các vấn đề ngăn trở, như thời gian dành cho việc tập luyện, động lực nội tại, việc quản lý thời gian biểu của con cái hay công tác cá nhân bận rộn?

“Tôi đã quá già” là một luận điệu phổ biến để bao biện cho tình trạng thành tích giảm sút trong lĩnh vực thể thao khi chúng ta già đi. Nhưng dưới đây mới thật sự là những gì đang xảy ra trong cơ thể qua nhiều năm, những nhân tố khiến các thành tích đẳng cấp thế giới trở nên dần dần xa vời. Và, điều thú vị là, có một vài yếu tố sinh lý có thể tăng cường sức mạnh thể lực nhưng dường như không bị ảnh hưởng bởi tình trạng lão hóa.

Độ tuổi “điểm ngọt”.

Trong hầu hết các môn thể thao, có một độ tuổi gọi là “điểm ngọt”, mà ở đó sự kết hợp giữa các khả năng vật lý, kỹ thuật, và chiến lược hội tụ lại cùng một chỗ. 

Trong hầu hết các môn thể thao, độ tuổi điểm ngọt rơi vào khoảng tầm 25 đến đầu 30 tuổi. Tuy rằng đã có nhiều trường hợp các vận động viên Olympic tranh tài, và đôi lúc giành huy chương, bên ngoài ngưỡng tuổi 50, nhưng đại đa số các trường hợp này đến từ các môn thể thao đòi hỏi kỹ năng đặc biệt và không cần nhiều sức mạnh thể lực, như bắn súng, bắn cung, đua thuyền, đưa ngựa và đấu kiếm.

Đối với các môn đòi hỏi sức bền, giới hạn tối đa để có thể tranh tài ở các mức độ thể thao cao nhất dường như xoay quanh độ tuổi 40.

Chris Horner đã giành chiến thắng trong giải đua xe đạp Vuelta a Espana năm 2013, một phiên bản Tây Ban Nha của Tour de France, khi tiếp cận gần độ tuổi 42. Điều này đã khiến ông trở thành quán quân già nhất của một giải Grand Tour trong lĩnh vực đua xe đạp.

Quán quân chạy marathon già nhất ở Olympic là vận động viên người Romania Constantina Dita Tomescu. Khi tranh tài ở Olympic Bắc Kinh năm 2008, cô đã được 38 tuổi.

Dara Torres, ở độ tuổi 41 vào năm 2008, là vận động viên bơi lội già nhất tranh tài trong lịch sử Olympic, bở lỡ tấm huy chương vàng trong nội dung 50 m bơi sải sau khi cán đích chỉ chậm hơn vài phần trăm của một giây.

Nhưng những trường hợp này là ngoại lệ, không phải hiện tượng phổ biến. (còn nữa)

Thứ Năm, 27 tháng 7, 2017

Thở – một kỹ năng quan trọng trong lặn

(Bài của một vận động viên, trích dịch)

Cơ thể cần cấp đủ oxy cho các tế bào hoạt động – đó là lí do để thở. Thở tốt cũng để loại bỏ nitơ ra khỏi cơ thể thợ lặn.

1. Thở để kiểm soát nổi: Kỹ thuật hít thở tốt có thể giúp kiểm soát nổi dưới nước. Thế nhưng, thợ lặn scuba sẽ nổi lên một chút khi hít vào, và khi không khí bị thải ra từ phổi sẽ giảm sức nổi của thợ lặn và thợ lặn sẽ chìm xuống.

2. Thở tốt để chống lại sự lo âu: Lặn biển là một hoạt động căng thẳng, chủ yếu do môi trường tự nhiên tác động lên cơ thể thợ lặn. Cơ thể con người không thích nghi ở trong lòng nước như cá, nhưng may mắn thay, thiết bị scuba đã cho phép điều này xảy ra. Kiểm soát hơi thở tốt là một trong những cách tốt nhất để chống lại triệu chứng của sự căng thẳng hay lo âu trong khi ở dưới nước. Não được cung cấp đủ oxy sẽ giúp làm giảm sự lo lắng.

Một trong những dấu hiệu sinh lý phổ biến nhất của stress là thợ lặn bắt đầu với “hơi thở ngực”, đó là, thở ngắn, thở nông bằng ngực, chứ không phải hít thở sâu từ bụng dưới. “Thở ngực” sẽ hình thành một chu kỳ: oxy lên não bị giảm, do đó cơ thể bắt đầu tìm kiếm thêm oxy và hơi thở sẽ gấp hơn, nông hơn. Điều này đôi khi có thể dẫn đến ngất xỉu.

3. Thở tốt để tăng thời gian ở dưới nước: Kỹ thuật thở tốt sẽ làm giảm lượng khí tiêu thụ, tuy điều này không luôn luôn có nghĩa là thợ lặn đó sẽ thoải mái hơn một thợ lặn khác thở tốn không khí hơn. Tuy nhiên, trong đa số trường hợp, kỹ thuật hít thở tốt sẽ giúp giảm mức tiêu thụ không khí và bạn sẽ có nhiều thời gian ở dưới nước hơn.  

4. Kỹ thuật thở dưới nước: Thợ lặn nên hít thở chậm, sâu, và dần dần chuyện này sẽ trở thành nhịp thở tự nhiên của bạn.

Thư giãn dưới nước, về mặt vật lý, cũng sẽ hỗ trợ hô hấp, làm cơ thể bạn không thèm muốn hơi thở tiếp theo. Nhưng đối với thợ lặn đang gia tăng lo lắng, chẳng hạn đang thâm nhập xác tàu lặn, có thể gặp chút khó khăn.


Bạn nên tập trung vào việc cải thiện kỹ thuật hít thở trong những cú lặn đơn giản, để khi đối mặt với những cú lặn nguy hiểm thì sự thở gấp sẽ không tăng lên với tốc độ điên cuồng.

(Hình không liên quan bài viết)

Thứ Bảy, 15 tháng 7, 2017

Cá heo và cá voi bị mắc cạn là do con người?

Bộ Bảo tồn New Zealand cho hay, gần đây, người dân phát hiện 107 con cá voi hoa tiêu trên bờ biển thuộc đảo Stewart Island, trong đó chỉ còn 48 con còn sống. Do không thể đưa đàn cá voi trở lại biển, các nhân viên cứu hộ của Bộ Bảo tồn quyết định giết những con còn sống để giúp chúng thoát khỏi tình trạng đau đớn (theo AFP).

“Chúng tôi nhận ra rằng nỗ lực giải thoát đàn cá voi cần ít nhất 10 tới 12 giờ. Trong điều kiện thời tiết khô và nóng, chúng sẽ chết trước khi công việc được thực hiện xong”, người phát ngôn của Bộ Bảo tồn giải thích.

Ngoài ra, theo người phát ngôn, một cơn bão cũng sắp đổ xuống bãi biển nên tính mạng của các nhân viên cứu hộ và người tình nguyện có thể bị đe dọa nếu họ cố gắng đưa cá voi trở lại biển.

Cá voi hoa tiêu – có độ dài tối đa tới 6 m – là loài cá voi phổ biến nhất tại các vùng biển của New Zealand. Chúng thường xuyên bị mắc cạn tập thể trên những bờ biển đầy đá. Hồi đầu tháng này 14 con cá voi hoa tiêu chết sau khi dạt vào thành phố Nelson thuộc đảo South Island. Tháng trước 24 con mất mạng do dạt vào bờ biển gần mũi Reinga ở miền bắc New Zealand.

Giải thích tại sao cá voi hoa tiêu thường mắc cạn tập thể, một số người cho rằng chúng lao vào bờ do sóng siêu âm của chúng bị nhiễu loạn trong tầng nước nông hoặc do một con ốm bị lạc hướng và những con khác bám theo.

Một số người khác cho rằng, nguyên nhân chính là do con người – tàu thuyền, tiếng động của máy công nghiệp và các thiết bị phát sóng âm – đã gây nhiễu cho cá voi, kiến chúng bị mất định hướng hoặc hoảng loạn mà lao lên bờ.

Chủ Nhật, 28 tháng 5, 2017

Ai xếp dù cho bạn (Who’s packing your parachute?)

(Bài cũ soạn lại)

Charles Plumb là phi công phản lực cơ Hải quân Hoa Kỳ. Sau 75 phi vụ chiến đấu, phi cơ của anh bị tên lửa đất đối không Bắc Việt bắn hạ. Anh nhảy dù, bị bắt và bị giam 6 năm trong nhà tù Bắc Việt. Anh sống sót và giờ đây đưa ra những bài học xương máu từ trải nghiệm ấy:

Vào ngày nọ, khi Plumb cùng vợ đang ngồi tại một nhà hàng, một kẻ từ bàn khác bước tới: “Ông là Plumb? Ông lái phản lực cơ trên tàu sân bay Kitty Hawk? Ông đã từng bị bắn rơi?”
Plumb tròn xoe mắt:“Vâng. Nhưng sao ông biết được chuyện đó vậy?”
Người đàn ông trả lời: “Tôi đã xếp dù cho ông mà”.
Plumb há hốc mồm ngạc nhiên và tỏ lòng biết ơn.
Người đàn ông khoa tay, nói: “Tôi nghĩ là chiếc dù bọc gió tốt chứ?”.
Plumb gật đầu: “Chắc chắn rồi. Nếu không thì tôi đâu có mặt ở đây hôm nay”.

Plumb trằn trọc suốt đêm, nghĩ ngợi về người đàn ông ấy: “Tôi cứ phân vân mãi, không biết anh ấy trông như thế nào trong bộ đồng phục hải quân – một cái mũ trắng, một miếng yếm phía sau lưng, và quần ống loe”. Tôi tự hỏi nhiều lần là tôi đã từng gặp anh ta chưa, và thậm chí hình như tôi chưa từng nói với anh ta “Chào buổi sáng, khoẻ không?’ hay bất cứ điều gì, bởi vì, bạn thấy đấy, tôi là phi công chiến đấu còn anh ta chỉ là một thuỷ thủ quèn”.
Plumb nghĩ đến người thuỷ thủ ấy đã từng trải qua nhiều giờ tại chiếc bàn gỗ dài nơi hầm tàu, cẩn thận căng so dây dù và gấp những mảnh vải của từng cái dù. Mỗi lần như thế, anh ta nắm trong tay số phận của một người nào đó mà anh không hề biết đến.

Và bây giờ – Plumb hỏi thính giả – vậy ai đang xếp dù cho các bạn đây? Mọi người đều phải nhờ ai đó cung cấp những gì mình cần để hoàn thành công việc trong ngày. Mỗi người cũng chỉ rõ ra là mình cần nhiều loại dù khi phi cơ của mình bị rơi – Ai cũng cần loại dù Thể chất, dù Trí tuệ, dù Cảm dục và dù Tâm linh. Mọi người đều cần đến tất cả những hỗ trợ này mới đạt đến chỗ an lành.

Đôi lúc, trong những thử thách hàng ngày mà cuộc đời bày ra cho chúng ta, chúng ta bỏ quên những gì là thực sự quan trọng. Chúng ta có thể bỏ qua lời nói xin chào, xin vui lòng, hay xin cám ơn, xin chúc mừng ai đó về việc gì tuyệt vời xảy đến cho họ, nói lời khen tặng, hay chỉ làm một điều gì đó tốt đẹp mà không có mong cầu gì cả. Khi trải qua tuần này, tháng này, năm này, bạn hãy nhận ra người xếp dù cho mình.

Tôi gởi cho các bạn thông điệp này như là cách cám ơn sự tham gia của các bạn trong việc xếp dù cho tôi. Và tôi hy vọng rằng các bạn sẽ gửi thông điệp này cho những ai đã và đang xếp dù cho bạn. 

Đôi lúc, chúng ta tự hỏi tại sao có những người bạn vẫn tiếp tục chuyển những câu chuyện vui cho chúng ta mà không cần thêm thắt một lời nào.

Có lẽ điều này được giải thích như thế này: Khi các bạn quá bận rộn, nhưng vẫn còn muốn giữ mối quan hệ, đánh giá những gì bạn làm – bạn hãy chuyển những câu chuyện vui. Và để bạn biết rằng bạn vẫn được nhớ đến, bạn vẫn còn quan trọng, bạn vẫn còn được yêu mến, bạn vẫn còn được quan tâm, hãy đoán xem bạn nhận được gì nào? Đó là một câu chuyện vui được chuyển đến cho bạn. 

Vì vậy, những bạn của tôi và những người thân của tôi, vào lần tới, khi bạn nhận được một câu chuyện vui cười, đừng nghĩ rằng bạn chỉ được gửi đến một câu chuyện vui cười, mà là bạn được nhớ tới vào ngày hôm nay, và bạn của bạn bên đầu kia của máy vi tính, muốn gửi cho bạn một nụ cười, mà đúng ra là giúp bạn xếp chiếc dù của bạn mà thôi.

Thứ Sáu, 12 tháng 5, 2017

Bạn luôn thở tốn khí hơn các thợ lặn khác? Bạn thường xuyên phải kết thúc cuộc lặn sớm hơn bạn bè? (P2)

(Tiếp theo và hết)

Seek Neutral Buoyancy. Mấu chốt của vấn đề là nổi trung tính. Nếu nổi trung tính kém (hơi nặng và hơi nhẹ), bạn phải liên tục sử quạt chân để duy trì độ sâu không đổi. Bạn sẽ không thể thể treo lơ lửng một cách dễ dàng.

Streamline your gear. Loài cá bơi nhanh vì chịu ít sức cản của nước. Thợ lặn, ngược lại, bề mặt cơ thể quá phức tạp với các loại file đính kèm. Bạn hãy làm bất cứ điều gì để giảm ảnh hưởng đến dòng chảy qua cơ thể của bạn. Ví dụ nếu không cần chiếu sáng thì bạn hãy bỏ đèn pin vào túi BCD, thay vì treo nó lủng lẳng bên ngoài. Gá ống thở vào đùi hoặc gài nó nằm ép theo BCD, hoặc xài loại ống thở gấp được và bỏ lọt vào túi BCD, ...

Streamline your movements. Giữ cánh tay gần với cơ thể của bạn. Thẳng chân và giữ chúng gần với nhau tới mức cho phép. Quạt (kick) chân nhái với biên độ hẹp trong phạm vi của Slipstream của cơ thể. Một số chân nhái không cần một cú quét rộng, do đó bạn nên finning nhanh hơn thay vì rộng hơn.

Breathe Deeply. Khi bạn thở ngắn, thở nông, một phần không khí sẽ không kịp đến phổi của bạn trước khi bị trục xuất ra ngoài. Bạn hãy cố gắng hít sâu, làm đầy phổi của bạn với từng hơi thở. Mặc dù từng hơi thở sử dụng không khí nhiều hơn, nhưng số lần hít thở sẽ ít hơn, và hiệu quả hấp thụ không khí sẽ cao hơn. Thở ra đầy đủ sẽ trục xuất được khí carbon dioxide nhiều nhất có thể.

Breathe Slowly. Hít thở từ từ, bạn sẽ được giảm sự tiêu thụ năng lượng một lượng đáng kể.
Stay Warm. Ngay cả khi lặn vùng nước ấm, bạn vẫn có thể bị lạnh, bởi chỉ cần nhiệt độ nước dưới 35 độ C (nhiệt độ cơ thể là 37 độ C) là cơ thể của bạn đã bị mất nhiệt, với một tốc độ đáng ngạc nhiên. Nhiệt là loại năng lượng được thay thế bằng sự trao đổi chất, sử dụng oxy. Lạnh cũng tạo ra sự căng thẳng tinh thần thường xuyên mà bạn không nhận thấy nó, làm tăng nhịp thở của bạn. Bạn cần giữ ấm cơ thể.

Sửa chữa, điều chỉnh thiết bị theo đúng lịch bảo trì, và xem xét lại việc thở của bạn, đặc biệt là nếu bạn thường xuyên lặn sâu. Thống kê đã chỉ ra rằng, hít thở từ một số loại regs (hệ thống mồm thở) có thể gấp ba lần so với những loại khác. Một cú “khó thở” từ reg không chỉ làm tăng nhu cầu năng lượng (và do đó tốn khí thở hơn), mà “khó thở” sẽ làm tăng mức độ lo lắng của bạn và làm tăng nhịp thở của bạn. Bạn cần bảo quản thiết bị của bạn.

Sự cạnh tranh với những người sử dụng không khí ít hơn bạn – tự nó có thể là một vấn đề. Bạn sẽ lo lắng về việc sử dụng không khí nhiều hơn so với bạn bè có thể dẫn tới stress, làm cho bạn thở gấp hơn, và do đó bạn tốn khí thở nhiều hơn nữa.


Trong thực tế, thở tốn khí có thể do nhiều thứ gây ra, vì vậy, nếu bạn muốn giảm mức tiêu thụ khí, bạn hãy dần dần sửa đổi, như kiểm soát độ nổi, cải thiện tư thế của bạn trong nước, di chuyển chậm rãi, thở chậm rãi và có được sự thư giãn. Sau đó bạn quên chúng đi.