Danh sách các tab/trang

Thứ Ba, 24 tháng 3, 2015

Tàu phá băng - loại tàu thủy chuyên chạy trên vùng biển băng dày đặc

Các loại tàu thủy thông dụng khi đi vào vùng  biển băng giá sẽ gặp nguy cơ bị kẹt trong băng, thậm chí bị băng bóp vỡ như ta đập quả trứng. Ví dụ trường hợp của tàu Titanic cách đây hơn 100 năm, mới chỉ "quẹt sơ" tảng băng trôi mà đã bị gãy làm tư (nguồn tin từ tàu ngầm khảo sát), chìm tuốt luốt. 

So với các loại tàu thủy thông dụng, tàu phá băng, về nguyên lý, có cấu trúc khác biệt, như mũi tàu vát góc 20 – 35 độ so với mặt nước, giúp nó trườn lên mặt băng một cách dễ dàng. Hai mặt bên của đầu tàu, đuôi tàu và bụng tàu có những khoang chứa nước rất lớn - lớn hơn nhiều so với "két nước dằn" của tàu thủy thường. Thân tàu to rộng nhưng phần trước thon lại phù hợp với việc xẻ đường trong lớp băng. Vỏ tàu có kết cấu vững chắc hơn tàu thủy thông dụng.

Để dễ dàng tiến, lui và cơ động trong băng, thân tàu thường ngắn hơn tàu thường: Tỷ lệ giữa chiều dài và chiều rộng của các tàu vào khoảng 7 – 9/1, còn tàu phá băng là 4/1. Ngoài ra tàu phá băng thường có mớm nước sâu hơn để “tăng trọng” cho mỗi khi phá băng – phần thân tàu khi được nhô lên mặt nước sẽ “tăng trọng” (thoát khỏi lực nâng Ác si mét) so với khi nó ở trong nước.

Khi đụng tầng băng, tàu từ từ tiến để mũi tàu trườn lên mặt băng, sau đó đầu tàu sẽ đè lên mặt băng – sức nặng của nó sẽ đè vỡ băng (chứ không phải nó húc đầu vào tảng băng để xẻ đôi nó ra - như ta xẻ đôi trái dưa hấu). Cứ thế, tàu phá băng tiến lên trong vùng biển băng giá.

Gặp lớp băng vững chắc hơn, người ta bơm nước vào khoang chứa nước ở đuôi tàu. Khi này do trọng tâm của tàu chuyển về phía sau, nên đầu tàu sẽ ngóc lên cao. Sau đó cho tàu tiến lên một chút để mũi tàu trườn lên tầng băng, tiếp đó tháo nước ở khoang chứa nước ở đuôi tàu ra, đồng thời bơm đầy nước vào khoang chứa ở đầu tàu. Như vậy đầu tàu được cộng thêm trọng lượng của hàng trăm tấn nước.

Khi tàu phá băng bị mắc kẹt trong vùng băng quá kiên cố, người ta cho tàu lắc qua lắc lại để giải thoát. Bơm nước vào khoang chứa nước ở một bên sườn, tàu sẽ nghiêng về bên đó. Rồi xả nước ở sườn này và bơm nước vào khoang ở sườn bên kia, tàu sẽ nghiêng về bên kia. Cứ bơm và xả nước – nhanh chóng và liên tục – làm tàu lắc qua lắc lại nhiều lần và làm cho khe hở của lớp băng được nới rộng ra, và tàu sẽ thoát ra khỏi lớp băng.

H1-2: Tàu phá băng (H1) và tàu ... không phá băng (H2), với lời bình vui: Không phải cứ tướng tá bặm trợn mà "ngon", ngược lại, không nhất thiết có dáng hiền lành, chất phác mà là kẻ "hèn kém".

H3: Do vậy, nếu bạn đi trên tàu phá băng thì khỏi sợ tai nạn như Titanic, nhưng cũng chẳng sung sướng gì, vì khi đang phá băng thì nó cứ nhảy cà tưng y như chiếc xe hơi vượt chướng ngại vật.

Thứ Năm, 19 tháng 3, 2015

Chúng tôi lặn vo giải trí ở Phú quốc

(bài của Chí Nhân – Diễm Thư, trên thanhnien.com.vn, trích đăng)

… Vào một ngày cuối tháng 11, chúng tôi đi lặn ở Phú Quốc. Ngồi trên chiếc thuyền nhỏ giữa đại dương bao la bỗng trong đầu tôi thoáng chút lo lắng. Khi tập luyện ở hồ, chúng tôi chỉ tập với mực nước sâu từ 2 - 2,5 mét nên khi ra biển tôi gặp rắc rối với bài tập kĩ năng lặn sâu. Khi xuống tới độ sâu chừng 5 – 6 mét, tai chúng tôi đau nhói do áp suất nước. Tôi mất khá nhiều thời gian mới có thể thực hành cân bằng tai thành thạo. Kĩ năng lặn sâu của chúng tôi bắt đầu tốt dần lên và đến giữa trưa thì tôi đã đạt được độ sâu hơn 9 mét. Những bạn học của tôi tập luyện thường xuyên hơn nên họ dễ dàng đạt được độ sâu 10 mét và thậm chí còn vượt qua nó không mấy khó khăn. Chúng tôi còn phải thực hành nhiều kĩ năng bắt buộc khác nhau của một diver, trong đó có kĩ năng hết sức quan trọng là cứu người bị đuối nước.

Điểm lặn ngắm san hô trong đợt đi lặn lần này là nơi chúng tôi đã từng đến. Chúng tôi ngậm ống thở, bơi trên mặt nước và ngắm những đàn cá tung tăng bơi lội quanh các cụm san hô đầy màu sắc, đủ hình dạng đẹp không thể tả. Nó chắc chắn là đẹp hơn những gì tôi đã từng xem trên tivi. Chúng giống như những khu rừng nguyên sinh dưới đáy biển. Nhật Anh, huấn luyện viên của chúng tôi, nhìn thấy một đàn cá to đang tung tăng bơi lội. Anh và chúng tôi lặn xuống bơi theo chúng. Những chú cá dạn dĩ không chút sợ sệt hay bỏ chạy làm chúng tôi càng thêm thích thú. Dù chỉ có thể nín thở được hơn một phút, nhưng chừng ấy thời gian cũng đủ để tôi tận hưởng cuộc sống hòa mình vào thiên nhiên.

Chị Ngọc Anh, một huấn luyện viên khác của tôi từng kể, ở Phú Quốc có nhiều san hô hình ống, roi, quạt và cá khá to. Trong khi đó, ở Nha Trang hay Hội An thì san hô đa dạng hơn, còn cá thì nhiều màu sắc hơn. Mỗi điểm có sự thú vị riêng của nó.

Anh Trần Minh, một người có thâm niên chơi freedive nhiều năm, tâm sự: “Tôi bắt đầu với scuba sau đó chuyển qua freedive và giờ tôi thích nó hơn. Khi bạn freedive thành thạo bạn sẽ không còn thở ra nhưng bong bóng nước. Lúc đó cá cũng như các loài sinh vật biển khác không cảm thấy sợ và xem bạn như những mối đe dọa nữa. Bạn và chúng trở nên rất gần gũi với nhau một cách mật thiết, điều thú vị của freediver nằm ở chỗ đó”.

Người chơi môn freedive có thể nhịn thở dưới nước và bơi lặn dưới nước trung bình được khoảng 2 phút, có người lên đến từ 3 - 4 phút. Tôi nhớ có huấn luyện viên lặn nổi tiếng thế giới từng nói: “Freedive không phải là cuộc chiến giữa bạn và biển cả vì biển sẽ luôn thắng. Nhưng nó là sự thách thức bản thân để bạn có thể vượt qua và đẩy khả năng tăng thêm từng tí một theo năm tháng”.


Sau khi lặn xong, một học viên nói: “Nếu được cầm cái gì đó về làm kỷ niệm như san hô thì còn thích hơn rất nhiều”. Chị Ngọc Anh, một trong các huấn luyện viên của chúng tôi, nhẹ nhàng: “Nếu bạn cầm thứ gì đó về thì lần sau lặn xuống chúng ta sẽ không còn gì để ngắm? Nếu ai lặn xuống cũng mang một thứ gì đó về thì môi trường biển sẽ bị tàn phá. Nguyên tắc của chúng ta là chỉ được ngắm, chụp hình thôi chứ không được mang bất kỳ thứ gì lên để giữ cho tự nhiên sự nguyên vẹn vốn có của nó”. 

Chị Nga, một bạn lặn trong nhóm Viet Divers chia sẻ: “Tại Thái Lan, lặn biển gần như phát triển giống như một ngành công nghiệp. Đó chính là lý do khách du lịch rất thích đến Thái Lan để lặn biển. Còn ở Việt Nam chỉ mới dừng lại ở mức độ dịch vụ chưa phát triển mạnh”.

Theo chị Ngọc Anh, nước ta có nhiều lợi thế để phát triển loại hình này nhờ có nhiều điểm lặn đẹp. Để phát triển loại hình du lịch lặn biển, cần phải bảo vệ môi trường tự nhiên, san hô và các động vật quý hiếm.

Có lẽ vào một ngày nào đó tôi sẽ được đến Haiwaii để bơi cùng cá mập! Nhưng điều tôi muốn làm nhất lúc này là được đi lặn ở nhiều nơi khác nhau của Việt Nam để có thể chiêm ngưỡng được vẻ đẹp mà thiên nhiên đã ban tặng cho dải đất hình chữ “S”.

H: Nữ VĐV Sara Campbell lặn vo độ sâu (hình chỉ có tính minh họa). 

Chủ Nhật, 15 tháng 3, 2015

Kỹ thuật bơi sải – So sánh giữa Sun Yang và Katie Ledecky (P2-P3)



3. Một nhịp điệu tuyệt vời của Sun Yang.

Dưới đây là
bảng phân tích của Sun Yang trong mỗi 50 m của cuộc đua 1.500 m. Bạn chú ý nhịp độ bơi tăng cho đến khi kết thúc nước rút – tính cho 100 m cuối cùng, với phân đoạn 50 m một (chúng chỉ lệch nhau một vài phần mười của một giây): vì số liệu này đi quá sâu vào kỹ xảo nên chúng tôi tạm không đăng, trừ phi bạn đọc yêu cầu.


Đạt tốc độ cao một cái gì đó tất cả những người bơi lội không ưu tú bị thiếu. Lúc đầu bạn có thể bơi được rất nhanh nhưng về tổng thể bạn sẽ tới đích chậm hơn người ta.
Một cách để giúp bạn
cải thiện nhịp điệu của bạn là thiết lập một Tempo Trainer Pro với ấn định thời điểm bạn buộc phải chạm đích.  
 

Các lời góp cho bài viết nói trên (P3).


VĐV 1 – Nhận xét về bàn tay nhập nước (hand entry) của Katie Ledecky:  

Katie Ledecky đã gây sốc cho thế giới để giành chiến thắng vàng 800m tại Thế vận hội London ở tuổi 15 và bây giờ
bốn huy chương vàng tại giải vô địch thế giới (400m/800m/1500m/4x200m) chỉ một năm sau đó. Cô là siêu sao mới lên của bơi cự li dài.

ấy bắt nước và kéo nước thật tuyệt vời, và có thể nói kỹ thuật stroke của cô ấy hoàn hảo chăng ? Không hoàn toàn như vậy, ngón tay cái của cô nhập nước trước – tức lòng bàn tay quay ra phía ngoàisẽ tạo ra một áp lực xoắn lên vai cô, có thể động tác này sẽ mang lại một sự cải thiện về tốc độ, nhưng sẽ có thể bị chấn thương vai trong những năm tới. Nếu bạn bị đau vai khi bơi, việc đầu tiên xem xét là có phải bàn tay bạn nhập nước với ngón tay cái hay không !

VĐV 2 – Bơi vùng nước mở (Races Open Water)

Bơi marathon cự li 10 km trận chiến kinh điển giữa các Swinger về tương quan trong kỹ năng bơi sải. Giải nam, Spyridon Gianniotis về nhất, Thomas Lurz về nhì, ta thấy tốc độ của cả hai chừng 9295 SPM (strokes/phút) trong suốt cuộc đua, Oussama Mellouli thứ ba với 6870 SPM. Giải nữ, Poliona Okimoto Cintra về nhất, Ana Marcela Cunha nhì, tốc độ của cả hai chừng 9095 SPM. Kết quả bơi đã nổi lên một thực tế, là những VĐV stroke nhanh có xu hướng nổi trội hơn trong vùng nước mở. Rằng nhịp điệu punchy nhanh hơn giúp họ bơi hiệu quả hơn trong vùng nước bị sóng xáo trộn.

Tại một giải vô địch
thế giới cụ thể nào đó, chúng ta thấy nhiều phong cách stroke khác nhau. Tương ứng với chiều cao của mình, mỗi VĐV sẽ chọn một phong cách stroke khác nhau. Điều này cho thấy rằng, không một phong cách nào là lý tưởng cho tất cả. Khi bạn luyện bơi nâng cao, bạn cố gắng không để rơi vào cái bẫy – cho rằng mình cần phải bơi với một phong cách bất di bất dịch (một kỹ thuật lý tưởng), bởi phong cách mà bạn đang áp dụng có thể là phong cách không phù hợp với bạn. Thay vào đó, trong từng chi tiết nhỏ, bạn hãy tự cảm nhận để cải thiện, như cải thiện kỹ thuật thở, kỹ thuật stroke, cải thiện về vị trí cơ thể trong nước (sự thuôn dòng), kỹ thuật bắt nước, kéo nước hồi phục, ...




VĐV 3 – Bạn hãy xem thông số Bơi sải cự li 800m, 1500m

Winner
Nữ 800m : Katie Ledecky (USA), 16 tuổi
Chiều cao 1.78m
38 Strokes mỗi Length / 81 Strokes Per Minute
(SPM)
Khoảng cách giữa
(Gap between strokes)* Bên trái: 0,00 giây , Right: 0,00 giây
Thời gian : 8:13.86 (61.7s/100m)

Loại bơi : Smooth
Nữ 800m : Lotte Friis (Đan Mạch), 25 tuổi.
Chiều cao 1.84m
44 Strokes mỗi Length / 95 Strokes Per Minute
Khoảng cách giữa * Bên trái: -0.12 giây, Right: -0.12 giây
Thời gian : 8:16.32 (62.0s/100m)

Winner Nam 1500m : Sun Yang (Trung Quốc), 21 tuổi.
Chiều cao 1.98m
28 Strokes mỗi Length / 60 Strokes Per Minute
Khoảng cách giữa *
: Trái : 0.16 , phải : 0.22
Khoảng cách giữa * (nước rút về đích) : Trái : 0.00 , phải : -0.12 (85 SPM)
Thời gian : 14:41.15 (58.7s/100m)

Smooth Nam 1500 : Ryan Cochrane (Canada), 24 tuổi.
Chiều cao 1.93m
36 Strokes mỗi Length / 82 Strokes Per Minute
Khoảng cách giữa *
: Trái : 0.00 , phải : 0.00
Khoảng cách giữa * (nước rút về đích) : Trái : -0.12 , phải: -0.08 (99 SPM)
Thời gian : 14:42.48 (58.8s/100m)

*  Là khoảng thời gian giữa các stroke đã hoàn thiện ở phía sau và bắt đầu tiếp theo ở phía trước – con số trung bình trong một số stroke tiêu biểu được hiển thị trên video (the time gap between the stroke finishing at the rear and the next starting).
- Ghi chú: VĐV có chiều cao sẽ có xu hướng giảm tần số strokes - so với VĐV thấp.