Danh sách các tab/trang

Thứ Năm, 29 tháng 4, 2010

Truy tìm kho báu hải tặc: P2 - Khẩu pháo bắn vào bão

(tiếp theo)

Barry Klifford (người chuyên buôn đồ cổ tàu đắm), người có công tìm ra kho báu sẽ được một phần tài sản kếch xù. Nhưng trước khi tập trung được mọi hiện vật dưới nước, Whydah phải mất nhiều thời gian cùng với khoản kinh phí trục vớt không nhỏ. "Một vài triệu USD phí tổn có thấm tháp gì so với mấy trăm triệu USD trị giá hiện vật? Sẽ tới một ngày...", B.Klifford cười nói suốt kể từ ngày tìm ra kho báu. “Nhưng sao ông không bán bớt một ít đồ vớt được đi để xúc tiến các công việc còn lại?”. "Ồ, không, tôi không cho phép đụng tới kho báu. Trước tiên tôi muốn mọi vật phải được nghiên cứu đã, bởi đây là những sản phẩm nghệ thuật vô giá...", Barry khảng khái đáp. Tuy có vài nhà tài trợ góp tiền giúp ông, bản thân Klifford cũng đã bỏ vào đây hàng trăm nghìn USD rồi. Ông buộc phải giới hạn các công việc của mình.

Nhà thám hiểm hiện đại thổ lộ: "Từ nhỏ, tôi luôn mơ ước về Whydah. Tôi cảm thấy con tàu này còn quan trọng hơn là kho báu nó mang theo. Gần 3 thế kỷ nay, dân chúng ở Cape Cod đã nghĩ ra hàng ngàn cách nhằm truy tìm kho báu của Bellamy. Chú tôi cũng là một người trong số đó. Ông kể cho tôi nghe huyền thoại về Whydah lần đầu khi tôi mới lên 8 tuổi và nó cứ ám ảnh tôi suốt. Nguồn tin đầu tiên tôi biết được về Whydah qua các báo cáo lưu trữ của Siprien Suntek, người được nguyên Thống đốc bang Massachusetts cử đi tìm kho báu Whydah hồi cuối thập niên 20 thế kỷ XVIII. Tôi đã tự nhủ nếu tìm được Whydah, tôi sẽ lập một bảo tàng về cướp biển, để các thế hệ tiếp nối có thể thấy tận mắt những hiện vật lừng lẫy một thời, để mà suy ngẫm ...".

Khẩu thần công mà nhóm thợ lặn mục kích dưới nước cũng chính là khẩu súng đã bắn vào bão trước khi tàu chìm. Hai thủy thủ sống sót sau đó kể lại rằng, Bellamy khi ấy quá phẫn uất đã cho thần công khạc đạn khắp nơi: vào bão, vào sóng biển, vào sấm chớp để trả thù những thế lực đã nhấn chìm chiến hạm Đô đốc. Họ khai trước phiên tòa ở Boston và được xử trắng án vì lí do bị buộc phải phục dịch trên tàu. Nếu bị quy tội cướp biển, họ sẽ bị treo cổ.

Barry Klifford đã nhảy cẫng lên khi vớt được đồng xu Tây Ban Nha đầu tiên từ dưới nước. Ông kể lại: "Tôi giữ chặt nó trong tay và nhìn thật kỹ. Trên đó có khắc dấu chữ thập bằng bạc và niên hiệu 1684. Từ giây phút này, huyền thoại Whydah đã biến thành thực tế. Tôi không bao giờ quên được khoảnh khắc ấy: vòm trời đen kịt, mặt biển còn đen hơn, ở giữa là từng đàn hải âu trắng". Đồng xu Tây Ban Nha nói trên chỉ là một trong hàng nghìn đồng xu cổ được vớt lên từ Whydah. Kho báu nằm cách Welflee độ 400m, dưới độ sâu 7,5m nước. Whydah bị một lớp cát đáy biển dày khoảng 2m phủ lên. B.Klifford và đội thợ lặn 9 người thuộc con tàu khoa học mang tên Đức vua West UK Exsplorer đệ nhị chuyên khảo sát đáy biển, đã làm việc dưới sự chỉ đạo của Viện Nghiên cứu Lịch sử và Khảo cổ Đại dương, có trụ sở tại Hải cảng Bristol (tiểu bang Maine).
(còn nữa)
Hình minh họa: huyền thoại về một nữ Tướng hải tặc.

Thứ Hai, 26 tháng 4, 2010

Xác tàu đắm ở Việt nam

Xác tàu đắm ở Bình Thuận là con tàu thứ 5 được Việt Nam khai quật khảo cổ học thành công. Bốn tàu khai quật trước đó ở Cù lao Chàm (Hội An), Hòn Cau (Bà Rịa - Vũng Tàu), Kiên Giang và Cà Mau. Trong đó, tàu cổ Cà Mau suýt gây rắc rối ngoại giao, dẫn đến buổi tọa đàm do Hội Khoa học lịch sử và Bảo tàng Lịch sử Việt Nam tổ chức tại Hà Nội tháng 4/2003 với sự có mặt của Đại sứ Vương quốc Hà Lan về lai lịch con tàu. Ban đầu, một số người cho tàu đắm Cà Mau là tàu Alblasserdam của Hà Lan. Nếu đúng như thế, theo luật Hà Lan (đã được quốc tế công nhận) số cổ vật trục vớt từ tàu đắm sẽ thuộc tài sản của đất nước này.

Nhưng cuối cùng, các nhà khảo cổ học, sử học Việt Nam và Hà Lan đã xác định tàu cổ Cà Mau chính là một tàu buôn của Trung Quốc chứ không phải tàu Alblasserdam. Vì vậy, đến nay Alblasserdam vẫn nằm trong danh sách những con tàu chưa biết vị trí bị chìm cụ thể ngoài biển Đông. Nó mất tích trên vùng biển Việt Nam cách đây 270 năm. Một nghi vấn khác là tàu đã chìm gần bờ biển Trung Quốc. Nhưng tất cả vẫn ở dạng thông tin tham khảo. Để đưa ra những chi tiết liên quan đến Alblasserdam và một số tàu mất tích khác, GS John Kleinen thuộc Trường Đại học Amsterdam (Hà Lan) đã dự tọa đàm. Nội dung trình bày của ông được nêu trên tạp chí Xưa và nay và đưa vào chuyên đề Nam Bộ đất và người, mới ấn hành và phổ biến tập 3 trong Ngày hội Sử học tại TP Hồ Chí Minh trước Tết Ất dậu 2005 vài hôm, với tựa Tàu đắm ở Cà Mau có liên quan gì với Hà Lan? do Đức Hạnh dịch. Tài liệu này cho biết tàu Alblasserdam 600 tấn đóng năm 1725, đã vận chuyển hàng hóa, đi lại trên biển Đông suốt gần 10 năm trước khi bị mất tích khoảng ngày 14/7/1735. Cùng số phận với nó, có các tàu khác của Hà Lan như Keizerin 200 tấn, chở đồ gốm sứ, mất liên lạc trong vùng biển Việt Nam kể từ ngày 29/10/1636, nay vẫn chưa tìm ra tọa độ đắm. Một tàu khác - Gouden Leeww 330 tấn "bị chìm tại quần đảo Con Hổ ngoài vịnh Bắc Bộ" năm 1674 sau 8 năm hoạt động hàng hải.

Những tàu trên mất tích do nhiều nguyên nhân, như bị cướp biển tấn công, bão tố, sóng thần, hỏa hoạn, hoặc trọng tải quá nặng và nghiêng chìm. May mắn thoát khỏi những tai họa ấy, theo GS John Kleinen, phải kể đến hai con tàu Quinam và Zceburg hành trình từ Đài Loan tới Việt Nam năm 1633 do thuyền trưởng Williem Jacobsz Coster chỉ huy. Khi vào vùng biển miền Trung, hai con tàu gặp phải thời tiết xấu, sóng cao và gió lớn, đẩy chúng ra hai hướng khác nhau. Một tàu vội vàng cập bến Hội An ngày 16/11 năm ấy.

Tàu kia, chiếc Quinam, mãi 13 ngày sau mới cập cảng Touranne (Đà Nẵng) hôm 29/11, với thủy thủ đoàn và hàng hóa an toàn. Song một số trường hợp không tránh khỏi cái chết như các thủy thủ tàu Grootebroek 240 tấn. Khi bị một thuyền buồm Bồ Đào Nha tấn công ngoài khơi Đàng trong gần Pracel, tức quần đảo Hoàng Sa, tàu đã có 9 người mất tích và 13 người khác, trong đó có thuyền trưởng Huijch Jansen - Block, đã thoát đi trên một con thuyền nhỏ với số ít hàng hóa. Sau đó, họ quay lại nơi tàu bị nạn để vớt 56 người còn lại và 4 hòm tiền, rồi cập bến Hội An "nhập đoàn cùng các tàu Bommel, Gos và Zeeburg đã vào đây tránh bão để cùng về Batavia, rất nhiều tiền bị bỏ lại Hội An. Thiệt hại của con tàu tính khoảng 23.580 reals và rijksdaalders". Còn tàu Kemphaan 100 tấn của Công ty Đông Ấn Hà Lan - do Kornelis Hendriksz Denijs chỉ huy rời Galle (Tích Lan) ngày 17/12/1632 để tới Đài Loan. Khi quay lại Batavia, tàu bị đâm vào bờ ở Đàng trong ngày 22/10/1633 với số hàng hóa và 18 khẩu đại bác trên tàu.

Những tàu Hà Lan, theo GS John Kleinen đã tham gia giao thương hàng hải ở Đông Nam Á những thế kỷ trước, họ cạnh tranh với "những nhà hoa tiêu giỏi nhất thế giới phương Tây" của Bồ Đào Nha và Anh, để "buôn bán đồ gốm, lụa tấm và đồ sơn mài. Người Xiêm (Thái Lan), Nhật Bản và Trung Quốc cũng tụ tập giao thương tại Phố Hiến. Ở đó, những kho hàng được dựng lên để mua lụa, đồ gốm sứ (...). Từ 1604 - 1657, trên 3 triệu món đồ sứ Trung Hoa đã tới châu Âu". Số đồ sứ xuất khẩu có cả những sản phẩm gốm của Việt Nam, Thái Lan, Nhật Bản chuyển xuống cảng qua trung gian của giới thương gia Hoa kiều. Giữa mối giao thương phồn thịnh và “đa quốc gia” ấy, đã nảy nở mối duyên giữa một "chàng rể” quốc tịch Hà Lan với một phụ nữ Đàng ngoài. Đó là "viên chức Hendrik Baron - Giám đốc kho hàng tại Hội An suốt những năm 1650 và Phố Hiến từ 1659 - 1663". Baron được phép ra tận Thăng Long, nơi ông gặp một "đóa hồng Việt Nam" tiền định, trong một chuyến hàng gốm sứ có màu xanh cobalt.

Chủ Nhật, 25 tháng 4, 2010

Truy tìm kho báu Hải tặc: P1 - Chiến hạm Đô đốc

Một vệt tối thẫm hiện ra dưới ánh đèn rọi khiến nhóm thợ lặn rùng mình. Một quái vật dưới đáy đại dương chăng? Rồi thấp thoáng một miệng súng thần công của tàu chiến cổ. Lần đầu tiên trong suốt 3 thế kỷ trở lại đây, người ta đã tìm được một kho báu bị chìm dưới đáy biển đáng giá nhất.


Nhà thám hiểm hiện đại Barry Klifford đã tìm ra vết tích của con tàu Whydah, được mệnh danh là "chiến hạm Đô đốc" của tên cướp biển khét tiếng trong thế kỷ XVIII Samuel Bellamy, hay còn được gọi là "Sam đen", hoặc "vua hải tặc". Whydah bị bão đánh đắm đầu năm 1717 ở ven vùng nước gần Welflee (tiểu bang Massachusetts, Hoa Kỳ). Đây chính là kho báu lớn nhất được tìm thấy cho tới nay ven hải phận nước Mỹ, với tổng trị giá ước tính lên đến 400 triệu USD.

Ý nghĩa lịch sử còn to lớn hơn, bởi Whydah là con tàu cướp biển đầu tiên được tìm thấy dưới đáy đại dương trong tình trạng nguyên vẹn chưa bị sứt mẻ gì cả. Thực tế là trước đó chưa ai khám phá ra nơi này. Cho tới nay, mọi điều chúng ta biết về bọn hải tặc thời trước chỉ là những điều giả tưởng, huyền thoại hay những sản phẩm điện ảnh do Hollywood hư cấu.

Qua nghiên cứu Whydah, các nhà khoa học có thể hiểu rõ hơn về thế giới cướp biển: chúng sống ra sao, cướp bóc như thế nào? Chúng tuân thủ theo những luật lệ riêng gì? Ví như dạng hình ảnh cướp biển truyền thống: tay luôn cầm kiếm, mặt bịt kín cùng trang phục quái dị xem ra đều được Whydah khẳng định là đúng. Bằng chứng là vô số các hiện vật cá nhân đã được tìm thấy trên tàu: đồ trang sức, vũ khí, vòng kim loại quý...

Người ta cũng đang nghiên cứu hợp chất hóa học của thứ vàng được tìm thấy trong Whydah với hy vọng hiểu được xuất xứ của chúng, cũng như lộ trình mà con tàu thường hoạt động. Ngoài ra các hiện vật tìm được cũng cho phép bổ sung thêm vào "huyền thoại Whydah" đã từng lôi cuốn các nhà khoa học suốt mấy thế kỷ qua.

Whydah bị bão đánh đắm kề mũi Cape Cod, là phương tiện lớn nhất trong đội tàu cướp biển do S.Bellamy cầm đầu. Tên tướng cướp đã gieo bao nỗi kinh hoàng trong vùng biển Caribbean. Tài sản mà hắn đánh cướp được có thể sánh ngang với William Kidd - "Hoàng đế cướp biển" lừng danh của mọi thời từng bị người Anh bắt và treo cổ.
(còn nữa)
Hình minh họa: Tướng cướp William Kidd.

Thứ Sáu, 23 tháng 4, 2010

Những điểm lặn biển đẹp nhất thế giới

Dưới đây là các điểm lặn đẹp nhất thế giới theo bình chọn của Tạp chí Forbes.

1. Quần đảo Fiji:
Fiji với 330 hòn đảo đúng là chốn thiên đường tuyệt vời cho những tay lặn biển chuyên nghiệp. Vẻ đẹp kỳ vĩ nổi bật của rặng đá ngầm ở quần đảo này chính là những cột san hô mọc từ đáy sâu nhô lên khỏi mặt nước biển cả mét. Và trên bãi san hô mênh mông đó rất nhiều loài động thực vật sinh sống: những con trai khổng lồ, sao biển, nhím biển, cỏ chân ngỗng, vô số những loài cá như cá hề, cá sư tử, cá mú, cá xám, cá nhồng, cá đuối và cả cá mập. Những tour du thuyền sẽ đưa bạn đi thăm thú rặng san hô đầy thú vị này, và còn nhiều điều bí ẩn khác để khám phá ở biển Fiji.

2. Quần đảo Bimini, Bahamas:
Bimini được mệnh danh là một trong những điểm lặn tuyệt vời nhất trên thế giới. Những hòn đảo Bimini nhỏ bé song lại ban tặng cho bạn một quang cảnh lặn biển đẹp kỳ diệu, gồm vườn san hô, quần thể cá biển phong phú, và cả con đường dẫn vào truyền thuyết của thành phố đã mai một Atlantis - sự hình thành hai đường song song bí ẩn của những khối đá vuông sâu dưới mặt nước khoảng 4,5 mét. Một trong những câu chuyện nổi tiếng của vùng biển này là xác tàu Sapona dài 85 mét, đã bị đắm xuống đáy biển mạn nam của Bắc Bimni trong một cơn bão gió giật đến cấp 8 vào năm 1926. Xác tàu Sapona nằm sâu dưới mặt nước 6 mét. Những người lặn biển may mắn còn có thể bắt gặp những tốp cá heo khoang đen trắng nhào lộn giữa biển xanh.

3. Đảo Culebra, Puerto Rico:
Một trong những sức hấp dẫn của Culebra chính là giá du lịch rẻ. Từ đảo chính của Puerto Rico, làm một chuyến tàu ngắn đến Culebra chỉ mất một khoản nhỏ 2,25 USD. Từ Dewey, thị trấn duy nhất của hòn đảo này, đáp chuyến xe bus đến Playa Flamenco chỉ mất 2 USD. Bãi biển ở đây thường dành cho những bữa tiệc và cắm trại ngoài trời, song bạn có thể tách khỏi đám đông để đi dạo bộ mất khoảng 20 phút cho đoạn đường đến bãi biển hoang sơ Carlos Rosario, một trong những điểm lặn biển nổi tiếng của vùng biển Caribbe.

4. Đảo Salt Cay, Turks and Caicos:
Những ai say mê môn lặn biển có thể tìm thấy tour khám phá đầy phiêu lưu mạo hiểm ở Turks and Caicos. Song hòn đảo Salt Cay lại có những điều hấp dẫn đặc biệt. Người điều khiển tour lặn biển sẽ hướng dẫn đoàn thám hiểm đến những cánh rừng san hô tua tủa như những nhánh gạc nai với những nơi cư trú của cá nhám, cá mập, cá đuối. Tàu khu trục HMS Endymion của nước Anh đã bị đắm giữa một bãi san hô ngầm ở Salt Cay vào năm 1790, nằm ở độ sâu 6 mét dưới mặt nước biển. Mùa đông ở vùng biển này cũng mang lại một vẻ đẹp khác lạ, khi đó những tay lặn biển có thể bơi lội giữa cái bóng lù lù của những chú cá voi to lớn đang say sưa hát những bài ca kỳ lạ của chúng giữa ngày đông.

5. Đảo St. John, U.S. Virgin Islands:
Vùng biển ở đảo St. John's có rất nhiều hang hốc để dân lặn biển mặc sức khám phá. Kể từ khi toàn bộ hòn đảo này trở thành vườn quốc gia, không còn tình trạng nước biển vẩn đục và những chất thải làm hủy hoại những rặng san hô dưới đáy biển như nhiều vùng biển khác ở Caribbe. Những người mới bắt đầu lặn biển thường thích bắt đầu lặn ở vịnh Trunk, nơi được biết là vùng lặn biển đẹp nhất ở đảo St. John's. Những tay lặn biển dày dạn kinh nghiệm thì lại thích khám phá nhiều hơn nữa về thiên nhiên tuyệt thú ở vùng biển này. Còn có những vịnh tuyệt đẹp khác cho dân lặn biển tìm đến ở bờ biển này, như Leinster và Haulover. Những điểm xa hơn thì có thể đến bằng thuyền.

6. Khu bảo tồn biển Makaha, Oahu:
Một trong những nơi lặn biển đẹp nhất và thuận đường để đến thăm thú nhất ở quần đảo Hawaii là khu bảo tồn biển Makaha, nơi khuất gió ở đảo Oahu. Bạn có thể chọn điểm lặn ở vùng biển quốc gia này hoặc vài điểm lặn thú vị khác ở vùng biển quanh đó. Ở đó bạn sẽ có cơ hội chứng kiến thế giới loài cá muôn màu muôn vẻ, những con bọt biển trôi bồng bềnh, và những rặng dài san hô lấp lánh, sự thay đổi sắc màu của loài cá đuối to lớn, ngắm nhìn những chú rùa xanh khổng lồ nặng tới cả 200kg, mục sở thị những cú nhảy múa tuyệt vời của những chú cá heo dễ thương.

7. Công viên biển quốc gia Bunaken, Indonesia:
Quần thể sinh vật đa dạng dưới đáy biển chính là nét cuốn hút nhất của Công viên biển quốc gia Bunaken nằm ở bắc đảo Sulawesi thuộc quần đảo Indonesia. Thành lập từ 1991 để bảo vệ rặng san hô rộng lớn dưới đáy biển, công viên biển này có đến 97% là nước. Khó lòng kể hết về tính đa dạng của quần thể sinh vật biển ở Bunaken với rặng san hô khổng lồ, vô vàn loài sinh vật không xương sống và khoảng hơn 2.500 loài cá biển. Công viên biển này và cộng đồng dân cư sinh sống quanh đó đã bỏ nhiều công sức trong những năm gần đây để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên mà vẫn có thể đưa lại cho những ngôi làng quanh khu vực biển Bunaken nguồn lợi lớn từ du lịch.

8. Rurutu, French Polynesia:
Khi bạn lặn sâu dưới mặt nước, bạn sẽ cảm nhận âm thanh của những chú cá voi tràn ngập quanh bạn. Cái bóng to lớn của nàng cá voi trưởng thành nặng đến 40 tấn sẽ vụt đến ngay dưới tầm mắt bạn. Lúc đó bạn cũng sẽ được chiêm ngưỡng chú cá heo con nặng cỡ hai tấn bơi cùng cá heo mẹ. Mỗi năm vào khoảng giữa tháng 8 - 11, đàn cá heo di cư đến phương Bắc từ vùng biển Nam cực của quần đảo phương Nam này. Nếu may mắn, bạn có thể tận mắt nhìn thấy cả mảng hàu đóng vôi một quãng dài cả hơn chục mét dưới đáy nước.

9. Những dòng suối ở Florida, Mỹ:
Những dòng suối nhỏ trong như pha lê ở trung tâm bang Florida này là nơi để những tay lặn biển có cơ hội chiêm ngưỡng nhiều loài cá và nhiều loài sinh vật khác vẫy vùng dưới làn nước trong xanh, gồm cả những con lợn biển nặng cả nửa tấn lẫn những con cá sấu Mỹ. Điểm lặn biển tuyệt vời nhất trong số những con suối ở Florida là Suối Thung Lũng Bạc ở Rừng quốc gia Ocala. Vũng nước cuốn hút dân lặn đến Suối Thung Lũng Bạc là nhờ nó chảy qua một hang động sâu hình ống phễu. Những tay lặn chuyên nghiệp tha hồ lần theo dấu đàn cá thái dương, cá vược hàm răng lớn, cá da trơn, cá đối... nhiều vô số ở vũng nước này. Một điểm lặn tuyệt đẹp khác ở công viên quốc gia Blue Spring, nơi mà bơi lặn giữa dòng suối trong xanh chỉ được phép khi những con lợn biển không xuất hiện

Chủ Nhật, 18 tháng 4, 2010

Ngôn ngữ dưới nước

Clip sau đây được tải từ trang web scuba.com, một trang web chuyên cung cấp trang bị cho giới lặn scuba và thể thao dưới nước nói chung.



Nếu hình qua nhanh quá, các bác cứ xì tốp lại coi động tác đó nghĩa là gì.

Câu hỏi linh tinh của kẻ thích bơi lặn (P4)

(chỉ có giá trị tham khảo)

16/ Các loài chim bơi lội dưới nước (vịt, ngỗng...) có thể nhận thấy chúng bị chìm xuống nước ít, tại sao:
Lớp lông dày che phủ toàn thân các loài chim bơi được dưới nước không thấm nước và chứa một lượng khá lớn không khí. Nhờ đó mà thân chim ở dưới nước có khối lượng riêng nhỏ và không bị chìm sâu vào nước.

17/ Một vài loài chim lớn ở biển thường đi "hộ tống" các con tàu hàng giờ, có khi vài ngày đêm. Đồng thời, khi đi theo tàu, phần lớn chúng không vỗ cánh và chỉ tiêu hao ít năng lượng. Trong trường hợp này, chim vận động được nhờ nguồn năng lượng nào:
Khi tìm hiểu hiện tượng này người ta đã khám phá thấy là vào những lúc sóng im lặng, có những con chim thường bay phía sau, cách tàu một chút. Còn khi có gió thì chim bay gần phía gió thổi hơn. Người ta cũng nhận thấy nếu chim bị rớt lại phía sau tàu, ví dụ để săn cá chẳng hạn, thì sau đấy khi bay đuổi theo tàu, thường là chim phải tăng cường vỗ cánh.
Tất cả những điều bí ẩn này được giải thích thật đơn giản: khi tàu chạy do hoạt động của động cơ mà tạo ra những luồng không khí nóng bay lên, giữ cho chim ở một độ cao nhất định. Chim tìm thấy được chính xác vị trí, so với tàu và gió, có những luồng hơi đi lên lớn nhất. Do đó chim có khả năng đi du ngoạn mà năng lượng hao phí lại nhờ ở tàu biển.

18/ Thân nhiệt bình thường của người và gia súc là bao nhiêu?
- Nhiệt độ cơ thể của người khoẻ mạnh là 36,6 độ C. Không phụ thuộc vào các điều kiện khí hậu, nơi cư trú, nhiệt độ cơ thể của các động vật khoẻ mạnh là:
Ngựa: 38 độ C, bò: 38,5 - 39,5 độ C, gà mái và gà mái tây: 41 độ C, vịt và ngỗng: 41,5 độ C.

19/ Bằng cách nào mà cá voi, hải cẩu, sống trong vùng nước quanh năm đóng băng vẫn giữ được thân nhiệt cao (30 - 40 độ C):
Những động vật này có một lớp mỡ rất dày dưới da ngăn cản không cho thân nhiệt mất đi nhanh chóng.
(Xin hết câu hỏi linh tinh).

Hình: Một kiểu tàu chuyên dụng trong "binh chủng" chúng ta.

Thứ Năm, 15 tháng 4, 2010

Câu hỏi linh tinh của kẻ thích bơi lặn (P3)

(chỉ có giá trị tham khảo)

12/ Tại sao cơ thể người nhẹ hơn nước lại bị chìm nếu không biết bơi, còn con ngựa và nhiều động vật khác khởi đầu đã bơi thạo ngay, mặc dù trước đó nó chưa từng xuống nước bao giờ:
Con ngựa và những động vật khác mũi ở điểm cao nhất của cơ thể, do đó chúng không cần vận động chân mà vẫn không bị sặc nước.

13/ Cá heo bơi rất nhanh, trong 10 giây chúng bơi được 100 m. Qua tính toán thấy tỷ khối của nước lớn gấp 800 lần tỷ khối không khí. Giải thích thế nào về sự bơi nhanh của cá heo:
Từ lâu nhiều người đã cố gắng tìm hiểu tại sao cá heo và cá voi lại bơi được nhanh, nhưng chỉ gần đây mới xác định được là vận tốc của các loài này phụ thuộc vào hình dạng cơ thể của chúng. Các chuyên gia đóng tàu sau khi nghiên cứu đã tiến hành đóng một con tàu vượt đại dương có dạng không giống hình con dao, như hình dáng các con tàu hiện đại thường có, mà trông nó giống con cá voi. Chiếc tàu loại mới này đỡ tốn kém hơn, công suất của động cơ giảm 25%, nhưng vận tốc và trọng tải lại bằng các tàu bình thường.
Ngoài ra, vận tốc của những con vật này còn phụ thuộc vào lớp da của chúng. Lớp da ngoài rất dày và đàn hồi (mức đàn hồi không kém loại cao su tốt nhất), gắn với một lớp khác có nhiều mũi lồi nằm lọt vào những hốc của lớp da ngoài, và da cá heo trở thành đàn hồi nhiều hơn.
Khi vận tốc tăng lên đột ngột, trên lớp da của cá heo xuất hiện "những nếp nhăn vận tốc" và "dòng chảy tầng" (dòng chảy các lớp nước), không biến thành dòng xoắn (lộn xộn). Sóng chạy trên da cá heo sẽ làm cho dòng xoáy tắt.

14/ Tại sao khi người ta mang vật nặng trên lưng phải cúi khom mình về phía trước:
Để đường thẳng đứng qua trọng tâm, đi qua mặt chân đế.

15/ Tại sao không thể đứng vững bằng một chân được:
Trong trường hợp này mặt chân đế bị giảm nhiều. Khi lệch khỏi vị trí cân bằng một chút thì đường thẳng đứng qua trọng tâm sẽ không đi qua mặt chân đế và người sẽ ở vị trí không cân bằng.


Hình: chúng ta diving dưới đáy biển, còn anh chàng này diving trên trời. Cả hai đều bay lơ lửng trong trạng thái không trọng lượng, nhưng ... ai thích hơn ai?

Thứ Tư, 14 tháng 4, 2010

Bạn sẽ cần gì khi chụp hình dưới nước?

Giải đáp thắc mắc của bác TM, tui xin giới thiệu bài viết trên divetime.com

Câu trả lời sẽ gồm hai vế. Tất nhiên bạn sẽ cần phải có thiết bị chuyên dụng – tuy nhiên không nhất thiết phải đắt tiền. Trong thế giới huyền bí dưới nước, với cảm giác vừa như ở nhà vừa như ở hành tinh lạ có rất nhiều cơ hội chụp hình bởi sự phong phú của cuộc sống đại dương và sự thay đổi không ngừng cảnh quan của đáy biển. Tuy nhiên, chụp hình dưới nước có khác biệt với việc sử dụng máy chụp hình trên cạn.

Sự khúc xạ ánh sáng là vần đề đầu tiên bạn gặp phải và, nếu không được trang bị đúng thì hình chụp của bạn sẽ bị không rõ, thiếu chính xác và kém hấp dẫn. Vậy lựa chọn của bạn là gì? Bạn cần mua một máy chuyên chụp dưới nước – và phần lớn các nhà sản xuất máy chụp hình đếu có một hoặc hai dòng máy loại này với giá chấp nhận được. Hoặc, bạn cần sử dụng vỏ hộp chống nước vừa với máy của bạn. Nếu bạn quyết định đầu tư máy chụp hình dưới nước thì bạn cần mua cái phù hợp nhất với nhu cầu của bạn bởi không phải tất cả các máy chụp hình có thể hoạt động ở mọi độ sâu.
Bạn cần cân nhắc xem bạn muốn chụp các tấm hình kiểu gì và máy chụp hình cho bạn các lựa chọn nào. Với việc chọn giải pháp dùng vỏ hộp chống nước, bạn có thể sử dụng máy chụp hình sẵn có cùng hệ thống ống kính của nó. Kết quả là bạn sẽ tiết kiệm được tiền và có nhiều lựa chọn hơn là mua máy chuyên dụng như tính năng zoom hay flash.
Phần lớn các nhiếp ảnh gia dưới nước sẽ dùng cả thấu kính kính góc rộng để chụp toàn cảnh hoặc thấu kính macro để chụp gần, cận cảnh những chú cá màu sắc rực rỡ hay các vảy gợn sóng của tảo biển.
Nếu bạn là người thích chụp hình bằng máy chụp dùng phim 35 ly thì bạn cũng có thể chụp dưới nước với vỏ hộp tương ứng. Nên nhớ, một trong những nhược điểm của máy chụp phim là bạn không thể thay phim dưới nước, có nghĩa sẽ phải ngắt quãng cuộc lặn. Điều này làm lãng phí nhiều thời gian lặn quý giá. Trong khi đó, máy chụp hình kỹ thuật số dưới nước cho phép bạn có mặt đúng thời điểm bạn cần và dung lượng của thẻ nhớ có khả năng lưu hàng trăm nếu không nói là hàng ngày tấm hình – cho phép bạn chụp mọi nội dung ưa thích.
Một trong những điểm yếu của máy chụp hình KTS sử dụng vỏ hộp là không có đủ độ mở rộng để chụp các tấm hình cành quan lớn dưới đáy biển và thiếu cổng giả lập mắt cá (fish-eye port) để loại trừ hiện tượng khúc xạ ánh sáng. Cổng “mắt cá” (fish-eye port) được thiết kế để bù trừ sự khúc xạ ánh sáng do nước tạo ra và làm cho hình ảnh sinh động như được chụp trên cạn. Các nhà cung cấp vò hộp máy chống nước cũng có thể cung cấp cho bạn thiết bị quang học bổ sung để mở rộng ống kính.

Một khi được trang bị máy chụp hình phù hợp, bạn có thể biến chụp hình dưới nước thành sở thích mới – kết hợp cùng lặn biển, bạn sẽ có những ký ức hay nhất ở cả hai thế giới để lưu giữ và chia sẻ.

Thứ Hai, 12 tháng 4, 2010

Câu hỏi linh tinh của kẻ thích bơi lặn (P2)


(chỉ có giá trị tham khảo)

8/ Tại sao đôi khi người ta gọi cá là phi công vũ trụ của sông biển:
Trọng lượng riêng của cá xấp xỉ bằng 1. Điều này đúng cho cả cá mập khổng lồ lẫn cá bột nhỏ xíu. Nhưng theo định luật Acsimet: lực đẩy chất lỏng tác dụng vào một vật rắn nhúng chìm trong chất lỏng đó có phương thẳng đứng và bằng trọng lượng khối chất lỏng đã bị choán chỗ. Suy ra: trọng lượng của nước bị thay thế đúng bằng trọng lượng của cá. Từ đó rút ra kết luận: bất kỳ một con cá nào sống trong nước hầu như không còn trọng lượng. Cá đã trở thành những nhà du hành vũ trụ độc đáo trong các sông biển.

9/ Đối với cá, bong bóng giữ vai trò gì:
Bong bóng là một loại thiết bị dùng điều chỉnh khối lượng riêng của cá khi di chuyển ở các độ sâu khác nhau. Nhờ có bong bóng mà cá giữ được thăng bằng ở trong nước. Khi xuống sâu, cá giữ cho thể tích bong bóng không đổi và áp suất trong bong bóng cân bằng với áp suất của nước, bằng cách không ngừng bổ sung vào bong bóng ôxy lấy từ máu. Ngược lại, lúc nổi lên trên mặt nước, máu lại hút lấy ôxy trong bong bóng. Sự bổ sung và hút đó diễn ra tương đối chậm. Vì thế, khi cá nổi từ dưới sâu lên nhanh quá, ôxy không kịp hoà tan vào trong máu và bong bóng căng phồng làm cá chết. Nhằm ngăn ngừa tác hại này, ở những cá chình biển có một van an toàn: khi nổi lên nhanh quá, cá tự mở van và xả bớt hơi ở bong bóng ra.

10/ Có động vật nào chuyển động theo lối chuyển động của tên lửa không:
Nhiều động vật ở biển - như mực, ở phía bụng, giữa đầu và thân, có một ống ngắn hình nón. Ống này thông với một xoang nằm giữa lớp áo và thân. Nước vào xoang qua khe nằm ở đầu. Nhờ sự co cơ, khe này khép lại và nước bị đẩy ra qua một phễu ở bên thân với vận tốc lớn. Xoang lại chứa đầy nước và các tia nước được đẩy ra tiếp nối nhau nhịp nhàng. Nhờ phản lực của dòng nước mà con vật chuyển dịch được. Con vật có thể hướng phễu theo những góc khác nhau đối với cơ thể nó, nhờ đó hướng chuyển động thay đổi. Bằng cách này, mực có thể chuyển dịch khá nhanh.

11/ Trong lúc bơi nhanh có một số cá ép vây sát vào mình để nhằm mục đích gì. Tại sao khó cầm được con cá còn sống trong tay:
Cá ép vây sát vào mình để giảm bớt lực cản chuyển động. Khó cầm được cá còn sống trên tay bởi sự ma sát của cá trên tay nhỏ, do đó cá dễ tuột khỏi tay.

Hình tham khảo (về môn lướt ván chìm): cano kéo VĐV trượt trên mặt biển. Khi VĐV xoay cổ tay lên/xuống cho tấm ván nghiêng lên/xuống thì VĐV sẽ lập tức chìm nghỉm hoặc lao vọt lên mặt nước. Chơi môn này, nếu ai bơi kém hoặc xử lí vụng sẽ dễ bị uống nước. Tới cuối thế kỉ 20, dường như môn này bị thất truyền.

Thứ Bảy, 10 tháng 4, 2010

Câu hỏi linh tinh của kẻ thích bơi lặn (P1)

(Chỉ có giá trị tham khảo)

1/ Màng bơi ở chân vịt, ngỗng có tác dụng gì:
Muốn chuyển dịch được nhanh về phía trước, cần phải đẩy lại phía sau một lượng lớn nước, do đó các chi bơi hầu như bao giờ cũng rộng và phẳng. Khi chân chuyển động về phía trước thì màng bơi bị uốn cong, nên chân chịu một lực cản nhỏ. Khi chân chuyển động về phía sau thì con vật dang rộng bàn chân để đẩy đủ nước và do đó tiến nhanh lên phía trước.

2/ Tại sao cá có thể hô hấp bằng oxi hoà tan ở trong nước:
Bất kể một loại khí nào cũng đều có xu hướng chuyển từ chỗ có áp suất cao sang nơi có áp suất thấp hơn. Trong máu cá, áp suất oxi nhỏ hơn áp suất oxi trong nước, do đó oxi chuyển từ nước vào máu, qua các mao mạch của mang cá.

3/ Hầu hết những cây rong biển có thân mảnh, dễ uốn. Tại sao chúng lại không cần thiết phải có thân cứng rắn:
Cây sống dưới nước không cần có thân cứng vì lực đẩy của nước đỡ chúng. Ngoài ra, nếu những cây này có thân cứng thì nước khi chuyển động có thể làm gẫy thân.

4/ Tại sao một người có thể nằm khoanh tay gối đầu trong nước:
Nếu các khoang trong hai lá phổi chứa đầy không khí, trọng lượng cơ thể người sẽ nhỏ hơn trọng lượng nước bị choán chỗ, tuy chênh lệch không lớn lắm. Vì vậy, người ta có thể nằm khoanh tay gối đầu trên mặt nước. Nhưng chỉ cần rút một tay ra khỏi nước thì phần thể tích của cơ thể bị nhúng chìm trong nước cũng đồng thời giảm đi, lực đẩy giảm đi và đầu hoàn toàn bị nhúng sâu vào nước.
Người không biết bơi đập tay và chân lung tung trong nước, như vậy thật không cần thiết, hay tay thò lên khỏi mặt nước như muốn nắm lấy một vật gì đó chỉ càng làm cho đầu chìm sâu trong nước.

5/ Tại sao khi lạnh người ta lại run lên cầm cập:
Run là một trong những hình thức tự vệ của cơ thể để chống lạnh. Lúc cơ thể rét run, các cơ co lại, công của cơ được biến đổi thành nhiệt trong cơ thể.

6/ Tại sao khi lên cao nhanh quá, như ngồi trong máy bay, người ta thấy ù tai:
Khi cơ thể bị đưa nhanh lên cao, áp suất không khí trong tai giữa chưa kịp cân bằng với áp suất khí quyển. Màng tai lúc đấy bị đẩy ra phía ngoài và người ta cảm thấy ù tai, đau tai.

7/ Tại sao khi ở nơi có áp suất thấp, ví dụ trên núi cao, ta thường thấy đau trong tai và thậm chí đau khắp toàn thân:
Điều này được giải thích là trong cơ thể người có một số chỗ chứa không khí, ví dụ như dạ dày, tai giữa, hộp sọ và những chỗ lõm của xương hàm trên. Áp suất không khí trong các chỗ đó cân bằng với áp suất khí quyển. Khi áp suất bên ngoài ép lên cơ thể giảm đi nhanh chóng, không khí có ở bên trong cơ thể nở ra, gây nên sự đè ép lên các bộ phận khác nhau và làm cho đau đớn.

Hình: Chuẩn úy nói với 2 Binh nhất "chúng ta dừng lại 3 phút nhé (giải áp)".

Thứ Ba, 6 tháng 4, 2010

"Quân hàm" Padi

Hệ thống "quân hàm" của "binh chủng" PADI được phiên sang hệ thống quân hàm quân đội (để dễ gọi, dễ nhớ thôi):

Binh nhì – Discover Scuba Diving
Binh nhất – Open Water Diver
Hạ sỹ - Adventure Diver
Trung sỹ - Advanced Open Water Diver
Thượng sỹ – Rescue Diver
Chuẩn úy – Divemaster
Thiếu úy – Assistant Instructor
Trung úy – Open Water Scuba Instructor
Đại úy – Specialty Instructor
Thiếu tá – Master Scuba Diver Trainer
Trung tá – IDC Staff Instructor
Đại tá – Master Instructor
Thiếu tướng – Course Director

Thứ Hai, 5 tháng 4, 2010

Huấn luyện binh nhất PADI - Hay giấc mơ cùa cô cá ngựa (phần 3)

    Ngày thứ 2 quân trường Hòn Mun. Gồm 2 lần lặn tại Moray Beach (thao trường 11 trên bản đồ) và Madonna Rock (thao truong 01 trên bản đồ). Luyện lại các khoa mục căn bản của ngày thứ nhất, lặn định hướng theo la bàn, chia sẽ khí thở với bạn lặn, nổi khẩn cấp....Đặc biệt lần lặn 2 tại Madonna Rock, trời đẹp, tầm nhìn 10 m rất lý tưởng. B1 bé Hai do đạt kết quả tốt trong huấn luyện được 2// huấn luyện viên thưởng chuyến lặn với bình Nitrox. Hơn thế, cuối buổi lặn còn được chứng kiến một màn trình diễn ngoạn mục của một loài sinh vật biển hiện ít được nhìn thấy ở vùng này (Trước kia thì vô kể).




Cuối cùng là chứng nhận hoàn thành khóa huấn luyện tân binh. Trung tá PADI Ki Ka trịnh trọng trao quân hàm B1 cho bé Hai với sự chứng kiến (chộp hình) của lão H2 AMk3.
Trong lần huấn luyện này tui có ghi hình được một số cảnh đào tạo OWC, một số kỹ năng căn bản sẽ post lên blog này để các bạn tham khảo.

Thứ Bảy, 3 tháng 4, 2010

Huấn luyện binh nhất PADI - Hay giấc mơ cùa cô cá ngựa (phần 2)

   Rainbow SG chỉ giúp huấn luyện lý thuyết và thực hành hồ bơi. Để thực hiện các khoa mục căn bản phải đi "thực hải" ở Nha Trang. Quân trường Hòn Mun với gần hai chục thao trường khác nhau:


 Huấn luyện tân binh thường được thực hiện tại thao trường số 11 "Moray beach" trên bản đồ Hòn Mun trên đây. Nơi đây có độ sâu phù hợp (20m) và có đáy cát để thực hành các kỹ năng lặn với trang bị. 
 Bé Hai và tôi bay đến Nha Trang vào chiều chủ nhật, đến nơi nhận phòng rồi đăng ký với RB Nha Trang. Trước đó RB SG cũng đã thông báo ngày chúng tôi sẽ lặn ở Nha Trang và Đại tá Clive (mới được thăng chức!) chỉ huy RB Nha Trang đã vào sổ cho chúng tôi:  
       Ngày 15/3: 
  •      Huấn luyện OWC : B2 N. Anh; 
  •      Sỹ quan huấn luyện: 2// PADI KiKa 
  •      Nitrox fun dive: H1 PADI AMk3 - kiêm UW Photo Reporter
      Ngày hôm sau, 7h00 chúng tôi có mặt tại RB NhaTrang, lên xe ra cảng cầu Đá và lên tàu ra Hòn Mun.
Phần còn lại của Ngày huấn luyện đầu tiên tại quân trường Hòn Mun mời các bạn xem video clip sau đây:

Có một Trung đoàn thợ lặn


“Trung đoàn” thợ lặn của đảo Lý Sơn.

Toàn đảo Lý Sơn có 407 tàu đánh bắt hải sản với chừng 3.000 lao động. Trong số tàu nói trên có 200 chiếc với khoảng 1.000 ngư dân thường xuyên ra khơi mà không mang lưới. Họ là những thợ lặn chuyên nghiệp, ngang dọc khắp vùng lãnh hải nước ta.
Mang tiếng là tàu đánh bắt hải sản nhưng chủ tàu cùng những thuyền viên được liệt vào dạng "thợ đụng" (đụng gì làm nấy). Hay tin có con tàu bị chìm, có thể từ một trăm năm trước, là lập tức “trung đoàn” thợ lặn này có mặt ngay. Hay tin nơi nào có hải sâm, đồn đột xuất hiện nhiều là họ đến liền.
Từ độ sâu 5 mét đến 60-70 mét nước, chưa bao giờ đám thợ lặn từ nan. Họ khai thác bằng hết số sắt của con tàu bị đắm. Họ vét cho bằng sạch số đồn đột, hải sâm, rồi mới trở về. Hàng trăm chiếc tàu này cứ lênh đênh trên biển, hết Hải Phòng, Quảng Ninh, lại Côn Đảo, Phú Quốc; hết Hoàng Sa, họ sang Trường Sa.
Trong đầu số ngư phủ này là chi chít những tọa độ, kinh tuyến, vĩ tuyến - những nơi mà họ vừa nhận được lời nhắn từ đồng nghiệp về một con tàu bị đắm hay nơi đang quần tụ của các loài hải sản quý hiếm.
Hành trang mà thợ lặn mang theo, ngoài số lương thực, thực phẩm cho một tháng ăn, là dụng cụ hành nghề đơn giản: kính lặn, ống dẫn khí nối từ trên tàu với người lặn dưới nước, súng săn tự tạo để đâm hải sản. Súng có một mũi lao dính với khẩu súng. Khi phát hiện con mồi, thợ săn bật cò cho lưỡi lao đâm về phía con mồi.
Bác sĩ Ruffez Jean, Chủ tịch AFEPS (Hiệp hội Hỗ trợ và Phát triển khoa học đời sống của Pháp) – dẫn đầu một đoàn chuyên gia đến đảo Lý Sơn để tập huấn cho ngư dân về nghề lặn biển, chủ yếu là cách phòng ngừa tai biến trong lặn cũng như cách chữa trị khi xảy ra tai nạn – đã phát hoảng khi chứng kiến số thợ lặn này lặn bằng những dụng cụ hết sức nguyên thủy. Sau khi xem họ lặn, Ruffez Jean phải thốt lên "trang bị như thế này mà không tai nạn mới là chuyện lạ!".
(bài tham khảo trên mạng)

Hình chỉ có tính minh họa

Thứ Sáu, 2 tháng 4, 2010

Huấn luyện binh nhất PADI - Hay giấc mơ cùa cô cá ngựa (phần 1)

  Bé Hai nhà tui đã được nhận quân hàm binh nhất PADI sau một khóa huấn luyện OWC (Open Water Certification) tại Raibow Divers VN. Đó là theo cách nói của chúng tôi, những cựu binh già gọi các cấp bậc của PADI theo hệ quân đội. Còn bé Hai lại cho rằng mình vừa mới thực hiện được ước mơ của "cô cá ngựa" - Chả là "Cá Ngựa" là linh vật được săm trên tay cô bé.
   Tui đã ghi lại "giấc mơ" này theo thứ tự thời gian, xin post lên đây để các bạn, những ai quan tâm lặn Scuba mà chưa có điều kiện tham gia có thể hình dung việc học và lấy bằng OWC của PADI không khó lại vui nữa.
   Chương trình huấn luyện tân binh trở thành binh nhất gồm 3 bước chính. Sau khi có đủ các điều kiện căn bản về sức khỏe, biết bơi thông thường, bạn sẽ được cung cấp tài liệu học lý thuyết scuba. Đi kèm tải liệu có Video minh họa một cách trực quan. Chương trình lý thuyết gồm 5 chương giới thiệu cặn kẽ về môi trường nước, các trang thiết bị scuba cần thiết, các kỹ năng lập kế hoạch, thực hành lặn và các khả năng rủi ro, cách phòng tránh. Sau mỗi đề mục sẽ có các câu hỏi củng cố kiến thức, sau mỗi chương có bài test kiểm tra và cuối cùng là bài thi trắc nghiệm vài chục câu hỏi liên quan kiến thức cả 5 chương. Bạn có thể học lý thuyết bao lâu tùy theo khả năng và điều kiện, miễn khi thi trắc nghiệm đạt 85% kết quả đúng. Bé Hai mất 2 ngày học tại Rainbow SG.
    Bước thứ 2. Sau khi thi đạt lý thuyết bạn sẽ được huấn luyện tại hồ bơi. Phần huấn luyện này được gọi là "Confined Water Training". Bé Hai được huấn luyện viên Max - người Bỉ hướng dẫn các kỹ năng căn bản nhất trên bờ: Chuẩn bị trang thiết bị, kiểm tra lẫn nhau với bạn lặn, cách thức sử dụng, bào quản trang bị... Các kỹ năng dưới nước : Điều khiển độ nổi, rửa kính lặn, tìm ống thở, sử dụng nguồn không khí của bạn lặn, qui trình lặn xuống, nổi lên, xử lý tình huống.... Tóm lại là mọi kỹ năng lặn căn bản, chỉ có là thực hành trong vùng nước đóng (hồ bơi).
    Mời các bạn xem phần 1 huấn luyện B1 PADI: Lý thuyết chỉ có hình ảnh tại lớp để bạn hình dung lớp học (hơi nóng bức do không có máy lạnh!). Chủ yếu là giới thiệu thực hành hồ bơi. Vì clip làm theo chủ đề "Giấc mơ của cô cá ngựa" nên không phải là tài liệu học tập - chỉ để các bạn tham khảo thôi.

Thứ Năm, 1 tháng 4, 2010

Lặn tự do (free dive) - Hướng dẫn của một kỷ lục gia.

  Như đã nói ở bài trước "Lặn tự do - Ai cũng có thể!" Môn lặn này không quá tốn kém, chỉ tốn hơn đi bơi một chút do cần (không bắt buộc) đầu tư chân nhái và kính lặn (không phải kính bơi). Ở vùng biển phía Nam của chúng ta cũng không nhất thiết cần wetsuite mà chỉ cần bận áo dệt kim nếu sợ đen da. :) Mời các bạn coi video clip dưới đây giới thiệu lặn tự do ở biển chỉ với trang bị tối thiểu. Umberto Pellizzari là một vận động viên người Italy đã từng lập 16 kỷ lục về lặn tự do sẽ hướng dẫn chúng ta cách thức tận hưởng niềm vui dưới nước, trong lòng đại dương bằng môn lặn tự do.