Danh sách các tab/trang

Chủ Nhật, 29 tháng 9, 2019

Lặn hang động khi chưa qua huấn luyện (P1)


(Bài của Eric Douglas, trích dịch)

Al 35 tuổi và Ray 19 tuổi. Trong quá trình học lấy bằng lặn, họ quen nhau vì cả hai đều thích lặn. Khi học lặn, hai người đàn ông này không ai chịu thua kém ai. Rõ ràng họ có ý định cạnh tranh.

Al và Ray đều bày tỏ sự quan tâm với lặn hang động ngầm, nhưng huấn luyện viên (HLV) của họ nói rằng, họ sẽ cần rất nhiều kinh nghiệm trước khi họ có thể ghi danh vào một khóa học lặn hang động. HLV giải thích cho họ rằng khóa học đó sẽ dạy họ làm thế nào để vào hệ thống hang động một cách an toàn.

Vào một sáng Chủ nhật, HLV nói với Al và Ray rằng, họ đã có bằng lặn nên họ sẽ không được sự chăm sóc của anh nữa, nhưng họ sẽ được chào đón trong cuộc lặn buổi chiều, và hiện anh bắt đầu phải hướng dẫn cho một thợ lặn nhập môn khác. Al và Ray nói với HLV (nay không còn là thầy giáo của họ nữa) là để cho họ lặn chung với học trò đó trong cuộc lặn, và đã được đồng ý. HLV nhấn mạnh với họ rằng, họ chưa đủ điều kiện để thâm nhập hang động ngầm.

Al và Ray lặn cùng với HLV và học trò của anh ấy trong khoảng 10 phút, nhưng cả hai nhanh chóng cảm thấy chán vì chỉ lặn ở một chỗ. Chờ lúc HLV tập trung vào học trò của mình, Al và Ray tách ra. Khi phát hiện mất họ, HLV cho rằng họ đi lặn ở lanh quanh đâu đó – họ là thợ lặn đã có bằng, còn anh thì không còn chịu trách nhiệm với họ.

Al và Ray lang thang khám phá các khu vực khác, và thấy một lối vào của hệ thống hang động ngầm. Thâm nhập hang ngầm dễ dầu gì bị lạc: trước mặt là phía đáy hang, còn quay ngược trở lại là phía cửa hang.

Cả hai thận trọng bơi vào. Họ di chuyển từ từ để đôi mắt của họ quen dần với môi trường ánh sáng yếu. Họ có mang theo đèn – một dụng cụ bị các câu lạc bộ lặn ở đây cấm, nếu như thợ lặn đó chưa được đào tạo kỹ thuật lặn hang động. Đó là một cách để tránh các thợ lặn (chưa được đào tạo) xâm nhập vào hang động ngầm.
(còn nữa)

Hình chỉ nhằm minh họa việc lặn trong hang ngầm.

Thứ Sáu, 13 tháng 9, 2019

Con đường dưới đáy biển

(sưu tầm, trích đăng)    

“Con đường Bimini” (Bimini Road) được phát hiện và công bố trước thế giới vào năm 1968. Nó dài khoảng 580m, hình chữ J, nằm tại vùng nước nông của hòn đảo Bimini cách bờ biển Miami Hoa Kỳ gần 100km về phía Đông. Những khối đá dựng nên "con đường" này làm bằng một loại đá gọi là beachrock. Các hình ảnh cho thấy đây là một công trình nhân tạo, được xây dựng vào một thời kỳ rất xa xưa.

Các hòn đá được tạo hình để xây dựng bến cảng và con đê chắn sóng. Nhiều nhà khoa học cho rằng bến cảng này đã rất cổ xưa, được xây dựng khi mà vùng đất này vẫn còn nằm phía trên mực nước biển. Một số cho rằng bến cảng này đã từng hoạt động ít nhất khoảng 12.000 năm trước.Người ta còn tìm thấy hàng chục tảng đá dùng làm neo thuyền, với dấu vết các sợi dây xỏ qua lỗ đá. Điều này chứng tỏ "Con đường Bimini" là tàn tích của một bến cảng đã từng hoạt động.

 Vào năm 2006, một "con đường" tương tự như thế được phát hiện cách vị trí của "Con đường Bimini" khoảng 1,6km. Trước đó nó bị cát biển che phủ, và sau một trận bão năm 2006, sóng đã bóc trần lớp cát đi để lộ ra công trình cổ đại này.

Cuối năm 2006 và tháng 6/2007, hai đoàn thám hiểm đã đến Bimini nghiên cứu. Người ta áp dụng cả hai phương pháp quan trắc địa hình dưới đáy biển và phương pháp sonar (định vị thủy âm) tại một vài địa điểm. Họ đã tìm thấy một dải các cấu trúc cách Bimini vài km về phía Tây tại độ sâu hơn 30m. Máy tính cùng với phương pháp sonar đã phát hiện vô số các mẫu vật hình chữ nhật dưới đáy biển. Họ cũng tìm thấy các cột trụ tròn bằng ximăng hoặc đá cẩm thạch làm liên tưởng đến các bến cảng Địa Trung Hải thời cổ đại. Tuy nhiên không thể khẳng định Bimini là một bến cảng La Mã. Trong thực tế, vùng đất La Mã cổ đại cách đảo Bimini tới 5.000km ở phía bên kia đại dương. Ta chỉ có thể khẳng định là công nghệ xây dựng tại Bimini có những nét tương tự với của La Mã cổ đại. Thêm nữa, có những dấu hiệu cho thấy những cây cột này được dựng lên để thay thế cho những chỗ đã bị hư hại từ trước đó, có thể là của những công trình còn cổ xưa hơn nhiều.

 Tại sao công trình này lại nằm dưới đáy biển, điều gì đã xảy ra cho hải cảng tiền sử này? Tại sao lại có nhiều công trình cùng chung số phận với nó như vậy? Ai là chủ nhân đích thực của nhiều công trình dưới đáy biển, khi giám định cho thấy chúng đã tồn tại trước nhiều ngàn năm so với những nền văn minh sớm nhất của chúng ta? Nền văn minh Lưỡng Hà, nền văn minh cổ Trung Hoa, nền văn minh cổ Ai Cập và nền văn minh cổ Ấn Độ không phải là điểm bắt đầu của lịch sử nhân loại. Với những dữ liệu và bằng chứng khảo cổ thu thập được càng ngày càng nhiều hơn, đã đến lúc cần phải xem xét lại toàn bộ lịch sử loài người một cách nghiêm túc.

Thứ Bảy, 7 tháng 9, 2019

Tạo thêm lớp cách nhiệt trong bộ đồ lặn


(sưu tầm)
Viện Công nghệ Masachusetts (MIT) đã tìm ra một giải pháp đơn giản: thiết kế bộ đồ lặn (drysuit) với lớp “mỡ nhân tạo” dày, mô phỏng bộ da của hải cẩu và gấu bắc cực. Thử nghiệm cho thấy lớp "mỡ nhân tạo" có thể kéo dài thời gian bơi trong nước lạnh (dưới 10 độ C) đến ba giờ.
Nhóm nghiên cứu tạo ra bộ đồ bằng cách đặt một bộ đồ lặn bằng cao su xốp bình thường (neoprene) trong một nồi hấp chứa đầy khí (gas) nặng (như argon, krypton hoặc xenon) trong một đến ba ngày. 
Gas sẽ lấp đầy các khoảng trống trong cao su, làm cho  vào khiến cao su neoprene có độ dẫn nhiệt cực thấp. Thiết kế này không chỉ giúp người mặt giữ ấm mà còn loại bỏ máy bơm nước nóng vốn là thiết bị không thể thiếu trong các bộ đồ lặn giữ nhiệt hiện hành, từ đó giúp tránh nguy cơ bị thoát nhiệt rất nhanh nếu bị rách hoặc hư máy bơm.
MIT đã phát triển bộ đồ lặn này với sự giúp đỡ của Hải quân Hoa Kỳ nhằm giúp các binh sĩ thực hiện nhiệm vụ an toàn hơn ở vùng khí hậu Bắc Cực hoặc mùa đông. Ngoài ra phát minh cũng sẽ hữu ích cho việc sửa chữa dưới đáy biển, vận động viên bơi lội đường dài và thậm chí cả người lướt sóng.