Danh sách các tab/trang

Thứ Ba, 30 tháng 11, 2010

Một vài chỉ dẫn để có thể ở dưới nước lâu hơn

Kéo dài lần lặn của bạn



 À Ha, lặn không giới hạn thời gian…Không phụ thuộc kiếu loại lặn scuba..., mỗi người lặn đều đặt mục tiêu cho mình ở lâu dưới nước lâu nhất có thể. Trong khi chúng ta còn chưa có thể trở thành người cá và thở được dưới nước mãi mãi ( ít nhất là cho tới nay), thì vẫn có một số kỹ thuật và công cụ để có thể kéo dài thởi gian dưới nước lâu hơn mỗi khi lặn.

  • Thả lỏng cơ thể và thở bình thường khi trên mặt nước cũng như khi dưới nước. Khi lặn xuống, cố gắng thở ra hết không khí trong phổi và loại trừ bất cứ sự căng thẳng nào bên trong. Nhanh chóng xuống nước, khi đó các trang bị lặn sẽ trở nên tiện nghi và dể dàng xoay trở hơn. Bơi chậm rãi và thưởng thức cảnh quan để giữ được khí nhiều hơn. Lặn Scuba không phải là một môn thể thao tốc độ.
  • Tinh chỉnh hệ thống tạ (weight) sao cho việc điều chỉnh sự nổi (buoyancy) trở nên dễ dàng. Khi tạ được điều chỉnh đúng và thở bình thường, bạn sẽ nổi ở mức ngang với mắt. Khi bạn thả lỏng và thở ra, và bạn tin chắc là đã đẩy hết không khí từ phổi cũng như từ áo phao BCD, bạn sẽ chìm từ từ xuống dưới mực nước biển.
  • Để điều chỉnh sự nổi, bạn có thể dể dàng thực hiện với cái bơm của BCD. Dùng các “ngụm” khí ngắn, thực hiện vài lẩn thở bình thường giữa các “ngụm” khí này để kiểm soát sự tiến bộ trước khi thêm nữa. Chỉnh tạ đúng sẽ hạn chế số lượng bạn cần bổ sung hay gỡ bớt. Thường xuyên phải thêm không khí hay xả bớt ra từ BCD do chỉnh tạ quá ký (nặng hơn cần thiết) sẽ là bất lợi lớn trong việc cung cấp khí thở.
  • Thực hành đạp chân nhái theo trục đứng và các kỹ năng nổi trung tính của khóa học chuyên môn ppb (peak performance buoyancy). Một khi bạn đã có thể duy trì trạng thái nổi trung tính mà không phải cố gắng, bạn sẽ thoải mái và sẽ tiến xa hơn.
  • Tiết kiệm năng lượng và giảm thiểu những thứ treo móc theo người. Khi bơi hai tay xuôi theo thân và tập trung vào các bước đạp nhip nhàng xuất phát từ hông của bạn. Kỹ thuật ppb sẽ giữ cho bạn có dáng khí động ở dưới nước và cho phép chân nhái phát huy tác dụng. Bằng cách này, bạn sẽ bảo toàn nhiều năng lượng hơn và dung ít khi thở hơn.
  • Thở hỗn hợp giàu Oxy (Enriched Air Nitrox –EAN). EANx là tập hợp khí chứa ít Nitơ và nhiều Oxy hơn không khí thường. Bằng cách sử dụng Bảng lặn chuyên dụng EAN hay máy tính lặn khi lặn Nitrox, bân có thề ở lâu dưới nước hơn đáng kể, đặc biệt là ở độ sâu nông hơn 100 feet.
  • Hạn chế nhiều hoạt động cùng lúc. Nếu bạn muốn vừa lặn biển, chụp hình và ghi chú để nhận biết, phân loại cá …cùng một lúc, cơ hội tiêu thụ ít không khí sẽ giảm ngay. Hãy chỉ làm một thứ khi lặn biển để có thế có được thời gian dưới đáy nước nhiều nhất.
  • Duy trì ở đáy nước nông hơn nếu có thể. Do càng xuống sâu áp lực càng lớn, chúng ta sẽ dùng nhiều khí hơn từ bình khí cho mỗi lần thở khi xuống sâu hơn. Khi lặn ở độ sâu nông, bạn sẽ kéo dài chuyến lặn do nguồn khí thở cung cấp dài hơn. Thậm chí chỉ treo mình bên trên cả nhóm vài feet khi lặn vách đá (wall dive) cũng giúp bạn ở dưới nước lâu hơn.
  • Duy trì cơ thể cân đối. Dừng hút thuốc và duy trì cơ thể cân đối bằng một chương trình luyện tập phù hợp bao gồm các bài tập luyện tim mạch và thể hình. Khi hệ hô hấp và hệ tim mạch của bạn ở trạng thái tốt, cơ thể của bạn sẽ hoạt động hiệu quả và dẫn tới sử dụng không khí tốt hơn và thời gian dưới nước lâu hơn.
Theo PADI.COM

Thứ Sáu, 26 tháng 11, 2010

Thi PADI OWC (P2)

Chào cả nhà, giờ mới có thời gian quay lại với blog Lặn biển. Ông bạn HCQ than quá trời vì để ổng solo miết. Thật xin lỗi, nhưng cũng phải nhận là để depart lại cũng phải mất thời gian chút ít nên tui sẽ post cái clip đi thi OWC của ông con, ngày thứ 2 gồm 2 lần lặn sau đó nhận quân hàm và chụp hình kỷ niệm ở quán RB Nha Trang.



May mà thời gian đầu tháng 10 còn chưa bị bão, lũ ở Nha Trang.

Các rặng san hô sẽ chết?

Nếu các rặng san hô chết, những kẻ lặn giải trí sẽ đi đâu, về đâu?

Theo Hiệp hội Địa vật lý Mỹ (tin trên mạng), các rạn san hô sẽ chết nếu lượng CO2 trong khí quyển cứ gia tăng với tốc độ hiện nay, hấp thụ vào biển và khiến nước biển trở nên chua như axit:

Trong vài thập kỷ qua, san hô đã phải chịu những sức ép ngày một tăng từ việc nước biển ấm lên, đánh cá huỷ diệt và bệnh tật. Một nghiên cứu mới đây phát hiện thấy san hô ở Thái Bình Dương đang biến mất nhanh hơn những điều chúng ta tưởng. Các nghiên cứu đã chỉ ra một nhân tố khác đang phá huỷ thành trì sinh thái dưới nước này: đó là CO2.

Khí CO2 sinh ra từ việc đốt xăng dầu, than, củi, một phần trong số đó được hấp thụ vào các đại dương. "Khoảng 1/3 CO2 bay vào khí quyển được đại dương hấp thụ", thành viên nhóm nghiên cứu Ken Caldeira từ Viện Carnegie ở Washington, cho biết. "Quá trình này làm chậm lại hiệu ứng nhà kính, nhưng lại là tác nhân chính gây ô nhiễm biển".

Khi CO2 đi vào nước, nó sinh ra axit carbonic - loại axit dùng để tạo ra tiếng xèo xèo cho các loại nước đóng chai. Axit này cũng khiến cho một số khoáng chất dễ hoà tan hơn trong nước biển, đặc biệt là aragonite - khoáng chất được san hô và nhiều loài sinh vật biển khác dùng để tạo nên bộ khung xương.

Caldeira và cộng sự đã chạy thử các mô hình máy tính về phản ứng hoá học ở đại dương dựa trên sự thay đổi nồng độ CO2, từ 280 ppm tới 5.000 ppm. Nếu xu hướng phát thải giữ nguyên như hiện nay, 98% vùng biển có san hô hiện nay sẽ trở nên quá chua để san hô có thể sống được, vào giữa thế kỷ này. Nguy cơ lớn nhất sẽ đe doạ Rạn san hô vĩ đại - cấu trúc sống lớn nhất trái đất và là một biểu tượng của đất nước Australia, kế đến là san hô ở biển Caribbe.

Hình: san hô đen dưới đáy biển.

Chủ Nhật, 21 tháng 11, 2010

Thở dưới nước như thế nào

Với bình khí nén 11 lit-200bar, người này diving 60 phút vẫn còn quá dư khí, trong khi kẻ kia chỉ 35 phút là “hết veo”? Lí do:
Tôi nặng 90kg, anh 60kg nên nhu cầu oxy của tôi cao hơn của anh, bình của tôi sẽ hết trước.
Lặn sâu 30m tốn khí hơn lặn 15m.
Lặn nước lạnh tốn khí hơn lặn nước ấm.
Hôm “bay nhảy, lao động” nhiều sẽ tốn khí hơn hôm “tà tà, lững thững”.
Hôm nghĩ ngợi lung bung sẽ tốn khí hơn hôm đầu óc thư thái.

Thế nhưng, trong một “điều kiện khách quan, chủ quan” ngang bằng, tại sao kẻ này lại thở tốn khí hơn người kia? Xin kể: Hôm đó tôi lặn cùng một anh người Đức. Anh ta chừng 1,85m-85kg, tôi 1,69m-54kg. Khi xuống, bình khí nén của cả hai đều là 200bar. Khi lên, cả hai đều còn 65bar. Lạ thật, đấy là chưa “xét” tới quân hàm: anh ta Binh nhất còn tôi Trung sĩ. Đối chiếu “sổ công tác” mới biết anh ta từng diving cả trăm lần còn tôi chưa tới bốn chục lượt (cộng cả những lần lặn “chui”). Kinh nghiệm “chiến trường” đã tỏ ra hơn bằng cấp.

Xin trao đổi về kĩ năng:

Bản năng của “động vật trên cạn”: Sau khi lên Binh nhất (OWD), do “ham dzui”, ta có xu hướng bỏ qua kĩ năng thở dưới nước, ta trở về với cách thở trên cạn – “thở ngực”, tức thở đỉnh phổi. Chả sao, chỉ thiệt thòi là ở dưới nước, áp suất môi trường quá lớn (xuống 10m – áp suất tăng gấp đôi, 20m – gấp ba, 30m – gấp 4…) mà nhu cầu oxy trong máu lại tăng vọt theo độ sâu, nếu thở ngực riết thì thiếu oxy, dư CO2, lỗ vốn to.

Làm việc theo nhóm: Đi chơi “nản” nhất cảnh cả nhóm đang diving vui vẻ thì ta “nằng mặc đòi về” (bình khí của họ còn 80bar, ta còn 50bar – lượng khí dự phòng). Ta lên mình ên thì họ “không đành”, mà cả nhóm cùng lên thì sau đó họ sẽ xúm lại “xử” ta vì tội “anh em đang dzui, khi không anh phá đám”.

Sau đây là cách “thở bụng” tức "thở đáy phổi" (không phải của PADI hay của một HLV) của một kẻ có số giờ lặn rất thấp. Đây chỉ là cái cớ đưa ra để anh chị em cùng tranh luận.

Cách tốt nhất: hãy luyện thở theo cách của nghệ sĩ ô-pê-ra, hoặc yoga, hoặc khí công, sau đó áp dụng sang môn scuba diving.

Cách đơn giản hơn:

Bước 1 – Thở bụng kiểu "hai thì":
1/ Chuẩn bị: Ngồi thẳng lưng, đầu cổ thẳng, 2 tay để lên đùi, thả lỏng cơ bắp, thả lỏng đầu óc.
2/ Khởi động: Hít thở sâu vài lần theo kiểu thở ngực.
3/ Hít vào: Chậm rãi. Hãy đẩy khí xuống đáy phổi cho tới khi đầy (bụng phình ra).
4/ Thở ra: Chậm rãi. Hãy thở ra cho tới khi hết khí (bụng xẹp lại).

Thời gian tập: 15 – 20 phút cho mỗi lần tập.
Lưu ý: Không cố sức hít/thở và/hoặc cố sức phình/xẹp bụng. Hãy để cho cơ thể dường như tự nhiên.
Kết quả: Tập tới khi ta cảm thấy mình đã thở bụng được một cách tự nhiên (không gò ép, không phải suy nghĩ là sẽ thở như thế nào) thì xem như đạt.

Bước 2 – Áp dụng: Khi xả khí trong BCD và chìm xuống, ta cứ tạm hít thở “như cũ” (để "tập trung" vào kĩ năng cân bằng áp suất tai). Khi nhóm lặn chuyển sang “chúng ta bơi nhé” thì ta bắt đầu áp dụng: "hít … vào … vào ... chậm thôi, … thở … ra … ra ... không được nín thở, … hít … vào … vào ... chậm thôi, …”.

Buớc 3 – Khắc phục “hậu quả”: Khi hít vào, cơ thể có xu hướng nổi lên, khi thở ra, cơ thể có xu hướng chìm xuống. Nếu kĩ năng giữ “cân bằng trung tính” của ta kém thì khi áp dụng thở bụng, lỗi của ta sẽ bị khuyếch đại. Hãy khắc phục bằng cách nâng cao kĩ năng giữ cân bằng trung tính.

Hình: một khách của Bưu điện dưới đáy biển (độ sâu 3m).

Thứ Hai, 15 tháng 11, 2010

Chuyện của một "lính trơn" đi lặn ở Caribe

… Chìm từ từ từng 3 feet một, chúng tôi bóp mũi thở mạnh để áp suất màng nhĩ được trung hòa với áp lực nước. Thỉnh thoảng tôi thở ra bằng mũi một chút vào kính lặn, đều đều hô hấp bằng miệng cho đúng phương cách. Không khí từ bình dưỡng khí theo đường hô hấp biến thành ngàn bóng hơi lớn nhỏ đua nhau nổi lên mặt nước, hòa tan vào bầu khí quyển. Dưới mặt nước bóng hơi bốc lên ùn ùn trông rất sống động.

... Ở độ sâu 35 bộ, hướng dẫn viên tập họp mọi người rồi bơi đến rừng san hô đầy sắc mầu rực rỡ. Chúng tôi bơi qua một thung lũng san hô với núi ghềnh tuyệt đẹp. Ngay trước mặt những đàn cá tía sắc mầu bơi lội thanh thản. Chúng tôi thấy một chú cá đuối hóa trang tiệp mầu san hô. Trong hang một bác tôm hùm lớn thò hai cái râu dài nhọn rình mồi. Một cô rùa biển vỗ cánh bơi tránh lối khi chúng tôi đến gần. Tôi lỡ quệt vào một cụm san hô, lúc đang viết bài này mà da đầu gối còn ran rát. Cũng may chỉ bị trầy sơ, vì nếu chẩy máu nhiều thì chắc chú cá mập đã không tha. Ấy thế mà có một chú cá mập dài khoảng 3 feet lảng vảng gần đây. Người thợ quay phim đi với chúng đã ghi được chú cá mập này.

Thường thường hầu hết chúng ta thưởng thức cảnh biển hùng vĩ, bãi cát đẹp từ phi cơ, núi cao, trên đất liền, hoặc trên mặt nước. Nhưng đương nhiên làm sao mà thú vị cho bằng đi lặn scuba. Xem phong cảnh từ dưới đáy biển sâu vừa hồi hộp, vừa được mục quan những loài sinh vật lạ thường, thực vật, rong biển, san hô đủ hình dạng sắc mầu. Ah, sờ được đáy bể sâu thích lắm chứ! Thấy tận mắt nơi sinh sống, cách rình mồi của bác tôm hùm thì còn gì bằng? Bơi theo quấy phá mấy nàng ba ba biển, đập tay chọc ghẹo các chú cá đuối đang ẩn mình dưới cát, một cái thú nhớ đời!
Nhiều tay scuba thiện nghệ hay đi lặn về đêm, hoặc bơi vào những hang hốc tối tăm dưới đáy bể để tìm sự hồi hộp phiêu lưu. Những người lặn lão luyện còn thích đi tìm kho tàng trong những xác tầu chìm rỉ sét, đầy thách đố …

… Người hướng dẫn kiểm tra áp lực hơi bình dưỡng khí của mọi người, áp lực kế của tôi chỉ vạch đỏ, có nghĩa là phải trồi lên; các phút thần tiên trôi qua nhanh chóng. Chúng tôi nắm tay nhau thành vòng tròn, ngửa đầu nhìn lên rồi từ từ trồi lên mặt bể. Chiếc tàu vẫn đợi chúng tôi cách đó không xa ...

Thứ Ba, 9 tháng 11, 2010

Đồng hồ 67 năm dưới đáy biển vẫn chạy tốt


Sự việc xảy ra năm 1941, chiếc đồng hồ của Trung úy Bacon đã tuột khỏi tay ông khi ông quăng dây thừng mắc vào chiếc thuyền của mình tại cảng biển ở Gibraltar. Mặc dù ông đã thuê hai người thợ lặn cố mò “kho báu” đã mất nhưng cuối cùng ông cũng đành từ bỏ ý định tìm lại nó.

Sau 67 năm, chiếc đồng hồ đã được tình cờ “khai quật” khi những người công nhân tiến hành nạo vét cảng biển vào năm 2007. Do họ có được bức thư có ghi địa chỉ và miêu tả về chiếc đồng hồ quý báu của Trung úy Bacon năm xưa với mong muốn có ngày tìm lại được nó. Thế rồi, họ trả nó về với chủ. Điều kỳ lạ là ở chỗ, sau bao năm chìm dưới biển chiếc đồng hồ này vẫn chạy tốt.

“Hiện giờ, tôi vẫn đeo nó hàng ngày, nó vẫn chạy rất chuẩn. Không khi nào tôi muốn rời người bạn tri kỷ ấy nữa” - ông Bacon nói.

Hình minh họa: chùm chìa khóa đã lượn được tại xác tàu Titanic (hình trên mạng).

Thứ Sáu, 5 tháng 11, 2010

Bảo tàng tàu đắm (P3)

(tiếp theo và hết)
Những ai quan tâm đến bí ẩn của những con tàu đắm, đến việc phục chế, tái hiện những trận thủy chiến hay những phát minh mới của ngành khảo cổ học dưới nước,... sẽ được thỏa sức tìm hiểu khi đến với viện bảo tàng trên.

Trong viện bảo tàng độc đáo này, người ta sẽ chia bộ sưu tập hiện vật ra làm 2 phần: Trong các giá và gian truyền thống sẽ trưng bày các hiện vật được trục vớt lên từ đáy biển như mỏ neo, những mảnh vỡ của tàu, vũ khí, tiền xu, vật dụng riêng của các thủy thủ. Phần thứ hai sẽ giới thiệu những gì hiện còn nằm dưới đáy biển. Trên những màn hình rộng, bản đồ vịnh Phần Lan được chiếu sáng, đánh dấu vị trí những con tàu đắm, giúp khách tham quan có thể quan sát diện mạo của những con tàu trước và sau khi gặp nạn cũng như hiện trạng của nó dưới làn nước sâu.

Trong số những con tàu đắm có chiến hạm “Oleg” bị nạn năm 1869 trong khi đang chở 728 người, trong đó 712 người đã được cứu sống và tàu buồm huyền thoại “Portsmut”, con tàu tiền tiêu trong trận thủy chiến Ezelski giữa chiến thuyền Nga và Thụy Điển. Theo ước tính của các chuyên gia, trong khu vực vịnh Phần Lan có gần 200 xác tàu đắm, chủ yếu là của các hạm đội Thụy Điển, Đức và Nga. Theo kế hoạch, các con tàu này sẽ được trục vớt dần trong tương lai.

Chuyên gia quản lý hiện vật, ông Vladimir Krestyaninov cho biết: Vịnh Phần Lan là địa điểm phù hợp nhất để xây dựng Viện bảo tàng lịch sử những con tàu đắm. Nơi đây có số lượng khổng lồ những vật thể bị đắm, thu hút sự quan tâm lớn về văn hóa, lịch sử và khoa học. Theo ông, những hiện vật đang nằm dưới đáy biển giúp mở rộng đáng kể kiến thức về lịch sử ngành đóng tàu, sự phát triển kỹ thuật cũng như nhiều khía cạnh của cuộc sống, bởi trong lòng những con tàu đắm này đang lưu giữ những “chứng tích” của nhiều thời kỳ lịch sử.
(hình: Lặn xác tàu - không liên quan bài viết)