Danh sách các tab/trang

Thứ Bảy, 29 tháng 9, 2012

Video của tuần. Lặn vo với phổi rỗng!

Tuần này, trang DeeperBlue.com chọn video "Sebastien Murat explains exhale freediving"  là Video của tuần . Điểm độc đáo ở đây là Sebastien Murat là một free diver nổi tiếng không chỉ vì thành tích lặn vo mà còn là vì cách thức anh la lặn. Thay vì lặn vo với phổi đầy (full) hoặc một phần (partial) không khí trong đó thì Sebastien lại lặn với hai lá phổi lép (empty). Đây là một xu thế lặn vo mà cho tới nay việc nghiên cứu còn chưa thật đầy đủ nhưng được đánh giá là là tiên tiến. Trong nhóm lặn vo của chúng ta có ComputerBoy có kinh nghiệm về phương pháp này. Trong Video này SM giải thích cơ chế và cả nguy cơ của lặn vo với phổi lép. Tui chỉ rành tiếng Anh đọc, chứ nghe thì chuối quá nên nhờ ComputerBoy lược dịch giúp những gì SM nói. ;)




Trong clip này ta thấy SM vẫn mang đai chì để cân bằng với wetsuite. Tuy nhiên khi coi clip sau No_Air_Freedive_Seb_Murat.mp4 ta sẽ được thưởng thức một màn free dive ngoạn mục. SM gần như "bay" dưới nước khi đã qua độ sâu trung tính.

Thứ Năm, 27 tháng 9, 2012

Âm thanh và âm nhạc dưới nước

Thế giới dưới nước không những khác trên bờ về cái nhìn mà còn khác về cái nghe nữa. Chắc hẳn tuyệt đại đa số những người thích lặn cũng thích ngắm cảnh ở dưới nước, nhưng không biết có bao nhiêu người biết thưởng thức âm thanh của thế giới nước đó nhỉ?! Trong khi đang lặn, có bao giờ bạn tự hỏi "cái tiếng động đó từ đâu ra?" Hay bạn có biết rằng chỉ cần lội xuống nước tới ngang mắt cá chân, bạn đã có thể lắng nghe những âm thanh vang vọng trong lòng biển từ xa hàng chục cây số?

Nếu hỏi những người lặn scuba về âm thanh dưới nước thì có lẽ sẽ nhận được câu trả lời rất hiển nhiên là tiếng hơi thở và tiếng bong bóng nước. Nhưng những ai lặn ống thở hoặc lặn tự do nhiều thì chắc hẳn phải ghi nhận được nhiều âm thanh đặc trưng của từng vùng nước và từng đối tượng khác nhau. Ở dưới nước, chúng ta có thể nghe những âm thanh như sau:

Tôm gõ mõ trong hốc đá / rạn san hô
Hầu như ở bất kỳ rạn san hô nào, chúng ta đều nghe tiếng tách tách rất đặc trưng, và chúng kêu lớn đến độ nhiều khi đứng trên bãi cạn mà chúng ta vẫn còn nghe thấy. Đó là tiếng "bắn súng" của những con tôm gõ mõ (snapping shrimp) hay tôm súng (pistol shrimp). Bình thường thì chúng luôn núp trong các hốc đá nên chúng ra rất khó thấy, nhưng tiếng động phát ra từ những cái "càng hoá súng" của chúng thì không thể lẫn vào đâu được. Mỗi con tôm súng có một cái càng được phát triển đặc biệt to lên trở nên mạnh đến độ mỗi lần kẹp lại, nó tạo ra một sóng xung kích (shock wave) nung nước xung quanh lên hàng ngàn độ và phát nổ như một quả pháo. Chúng sử dụng khẩu súng của mình vừa để liên lạc với nhau, vừa để tấn công đối phương (như trong video bên).

Tiếng kêu của cá
Ở dưới nước có nhiều loài cá phát ra tiếng động, nhưng "ồn ào nhất" có thể nói là những con cá mỏ vẹt (parrot fish). Chúng có chiếc mỏ bọc sừng cứng như mỏ con vẹt (két) dùng để cạp san hô. Và khi bơi gần chúng, ta có thể nghe rõ tiếng rào rạo khi những con cá này đang gặm san hô. Ngoài ra còn có những loài cá phát ra những tiếng rì rầm nhỏ hơn như cá vây tia (Grunt), Toad-fish, Silver Perch, Marine catfish,... Và hiển nhiên không thể không kể đến tiếng kêu của những con thú biển như cá heo, cá voi, hải cẩu,... nếu chúng ta có may mắn!

Thu & nghe âm thanh dưới nước

Ngoài những âm thanh tự nhiên, nhiều khi chúng ta còn phải lắng nghe những âm thanh nhân tạo, như nghe tiếng động cơ tàu khi trồi lên mặt nước, nghe tiếng gọi khẩn cấp của bạn lặn, hoặc liên lạc với nhau trong vùng nước đục. Nhưng để làm tốt điều đó, trước hết chúng ta phải hiểu rõ hơn về khoa học âm thanh dưới nước.

Âm thanh truyền trong nước hiệu quả hơn rất nhiều so với trong không khí. Vì nước "cứng" hơn nên âm thanh truyền trong nước nhanh gấp 4.4 lần trong không khí. Hơn nữa, nhờ việc phản xạ âm thanh ở mặt nước lẫn đáy nước ở vùng nước cạn và kênh dẫn âm nước sâu (SOFAR channel)(*) mà âm thanh truyền đi rất xa, có thể đến hàng chục cây số.

Tuy chúng ta có thể nghe âm thanh rất rõ ở dưới nước, nhưng lại hầu như không thể biết được chúng phát ra từ đâu! Sự mất khả năng định hướng nguồn âm đó là do trong nước chúng ta nghe âm thanh chủ yếu bằng xương chứ không phải bằng hai lỗ tai. Do mặt phân cách nước-khí là một tấm gương phản xạ tốt đối với âm thanh nên lượng âm thanh truyền qua không khí trong lỗ tai để làm rung màng nhĩ là rất ít, và màng nhĩ gần như không thể rung nếu bị nước tràn vào. Phần lớn những gì ta nghe được dưới nước là do sóng âm truyền qua xương sọ, xương ngực, xương khớp tay chân đi thẳng vào tai trong. Chính vì vậy mà chỉ cần ngâm chân xuống nước tới mắt cá là ta đã có thể lắng nghe được những bản nhạc của đại dương rồi. Và khi truyền qua kênh xương thì âm thanh đến hai tai trong của chúng ta giống hệt nhau khiến ta chẳng thể phân biệt được chúng từ đâu tới. (Xem cơ chế định hướng nguồn âm)

Phát ra âm thanh dưới nước

Do nước "cứng" và "đặc" hơn không khí nên cách phát âm thanh trong nước cũng khác nhiều so với trong không khí. Xem cuộc thử nghiệm các nhạc cụ dưới nước trong đoạn phim bên, ta có thể thấy: Thứ nhất, việc phát âm thanh bằng không khí như kèn, sáo, thanh quản (nói chuyện dưới nước) là vô hiệu; Thứ hai, việc phát âm thanh bằng sự rung dây như đàn, hoặc rung mặt như trống cũng gần như vô hiệu vì nước làm dao động của chúng lụi tắt gần như tức thời (như ta lấy tay chặn dây đàn, mặt trống lại vậy); Thứ ba, việc phát âm thanh bằng sự rung khối kim loại như chuông, lục lạc là có hiệu quả, nhưng chúng cũng bị nước cản lại khiến khó ngân vang lâu được. Ứng dụng ý thứ ba đó, các thợ lặn thường dùng dao gõ vào bình hơi hoặc lắc các ống lắc (diver rattle) để gây chú ý.

Giải pháp phát âm thanh dưới nước

Tuy những cách phát âm thanh truyền thống rất kém hiệu quả dưới nước, nhưng những phương tiện hiện đại đã giải quyết được vấn đề đó.

Đầu tiên phải kể đến cái loa, một thiết bị phát thanh vạn năng của con người hiện đại. Chỉ cần ta bỏ thiết bị di động có loa vào túi chống nước, vặn âm ly lớn hơn bình thường (vì âm thanh khó xuyên qua mặt phân cách khí-nước) rồi nhúng xuống nước là ta có thể thoải mái chơi bất kỳ loại nhạc hay âm thanh nào dưới nước được rồi. Ứng dụng ý này, người ta đã chế ra thiết bị báo hiệu khẩn cấp dưới nước cho thợ lặn, chỉ cần bấm nút thì nó sẽ phát ra tiếng động qua một cái loa nhỏ (như hình bên).

Tiếp theo là nhạc cụ nước (hydraulophone), một sáng kiến tuyệt vời của giáo sư công nghệ thông tin Steve Mann từ những năm 1980. Thay luồng khí phát thanh trong các nhạc cụ truyền thống bằng dòng nước, giáo sư Steve Mann đã tạo ra những nhạc cụ vừa chơi được trên bờ lẫn ở dưới nước một cách hoàn hảo.

Nhạc hội dưới nước

Và bằng những tiến bộ kỹ thuật đó, từ năm 1985 người ta đã đưa những chiếc loa nước (**) to xuống biển để tổ chức nhạc hội dưới nước hằng năm cho những người yêu biển cả được thưởng thức âm nhạc cùng với những rạn san hô tuyệt đẹp. Nghe nhạc trong nước, bạn không chỉ nghe bằng tai mà nghe bằng cả cơ thể bạn, sẽ cho bạn một trải nghiệm tuyệt vời (theo lời giới thiệu của ban tổ chức nhạc hội). Chỉ tiếc rằng những nhạc hội này chưa biểu diễn nhạc sống bằng những nhạc cụ nước! (Những người biểu diễn dưới nước chỉ là múa minh hoạ thôi.)

Hi vọng là sau khi đọc bài viết này, trong lần xuống nước tiếp theo bạn sẽ thưởng thức đại dương một cách trọn vẹn hơn! ;)



___________________________

(*): SOFAR channel = "SOund Fixing And Ranging channel" vừa là chữ viết tắt, vừa là cách chơi chữ "SO-FAR" = "Rất Xa" để gợi nhớ về tính chất của kênh dẫn âm này.

(**): Loa nước chỉ khác loa thường (trên bờ) ở chỗ màn rung của loa được làm bằng chất liệu cứng để phù hợp với "độ cứng" của nước.

Cơ chế định hướng nguồn âm: Sở dĩ chúng ta định hướng được nguồn âm ở trên cạn là do 3 yếu tố: một là sự lệch pha của âm thanh khi tới hai tai (chủ yếu đối với âm trầm, tần số thấp), hai là sự lớn bé khác nhau mà mỗi tai nghe được (chủ yếu đối với âm bổng, tần số cao), và ba là sự khác nhau về âm sắc khi âm thanh đến từ phía trước so với đến từ phía sau (do vành tai ta hướng về trước). Khi nguồn âm không ở thẳng trước mặt hoặc thẳng sau lưng mà nghiêng một góc thì sẽ có một bên tai gần hơn và một bên tai xa nguồn âm hơn. Lỗ tai phía xa sẽ nhận được âm thanh chậm pha hơn (tối đa 1 mili giây trong không khí, chưa tới 1/4 mili giây trong nước) và với cường độ yếu hơn (do bị "khuất bóng" sau cái đầu của chúng ta). Cần lưu ý là não chúng ta không thể phân biệt hai tiếng động cách nhau dưới 100 mili giây (1/10 giây), nên việc so sánh độ lệch pha giữa hai sóng âm đến hai tai được thực hiện bằng cơ chế "dò đài" và "so khớp" hai sóng âm trước khi truyền tín hiệu về trung ương thần kinh. Không đi sâu vào cơ chế này (đòi hỏi kiến thức sâu về cơ học sóng), nhưng ta có thể kiểm chứng bằng cách bịt mắt rồi lắng nghe tiếng động xung quanh: Khi vừa mới nghe một tiếng động ta rất khó biết chúng từ đâu đến nhưng lắng nghe một hồi thì sau khi hai tai đã dò qua hết 360 độ (một cách vô thức), nó sẽ tập trung dò vào góc mà 2 sóng âm khớp nhau nhất rồi báo cho ta biết góc tới của âm thanh ta đang lắng nghe (trái/phải, trước/sau bao nhiêu độ). Cơ chế này được chúng ta rèn luyện từ nhỏ ở trên cạn nên đã quen với các "đài" ở trên cạn, đến khi xuống nước thì bị sai đi mất. Nhưng với sự luyện tập để "sửa lại" bộ phận "dò đài", nhiều người vẫn tập định hướng được nguồn âm dưới nước, tuy khá kém chính xác. Và nhiều tài liệu về lặn nói rằng "chúng ta không định vị được nguồn âm do âm thanh truyền trong nước nhanh hơn trong không khí" đã tạo nên sự hiểu lầm nghiêm trọng cho nhiều người.

Thứ Ba, 25 tháng 9, 2012

Thợ lặn cá mập, những người tìm lại sự công bằng cho cá mập

Nói đến cá mập, hầu như ai cũng rùng mình khiếp sợ trước những cái răng đâm tua tủa trong miệng của nó. Hình ảnh hãi hùng về cá mập như một cỗ máy giết người hàng loạt, một con quái vật kinh tởm một phần là do phim "Hàm Cá Mập" ("Jaws") đã gieo rắc vào tâm trí của người ta và một phần cũng do bản năng săn mồi hung bạo của cá mập cùng với nhiều vụ tấn công con người trên thế giới. Hình ảnh đó xấu đến độ trong phim tài liệu nổi tiếng đầu tiên của thuyền trưởng Jaques Cousteau, cả đoàn thuỷ thủ trên tàu Calypso đã tàn sát một đàn cá mập chỉ vì lòng hận thù!

Sau khi bị giới khoa học chỉ trích, thuyền trưởng Jaques Cousteau đã quan tâm nhiều hơn tới khía cạnh bảo vệ môi trường và tác giả Peter Benchley cũng như đạo diễn Steven Spielberg của phim "Hàm Cá Mập" đã tích cực tìm cách xua đi ấn tượng xấu về cá mập. Thự tế thì trong hơn 360 loài cá mập, chỉ có vài loài là nguy hiểm đối với con người như cá mập trắng lớn (great white shark), cá mập đầu trắng (white-tip shark), cá nhám hổ (tiger shark), cá mập bò (bull shark). Nhưng đa số những vụ tấn công con người đều do cá mập bị nhầm lẫn (VD bóng người lướt ván giống cá con đang nhảy trên mặt nước), bị kích động (cố tình hoặc vô ý chọc phá cá mập), hoặc đơn giản chỉ vì chúng tò mò muốn biết xem "đây là cái gì"! Ngoài ra, có những loài cá mập không hề săn mồi mà chỉ ăn lọc (ăn sinh vật phù du, tảo biển) như cá mập voi (whale shark), cá mập phơi (basking shark)!

Và đến bây giờ thì chính cá mập mới là kẻ cần phải được bảo vệ bởi nhiều loài bị tàn sát hàng loạt, bị cắt vây rồi quẳng xuống biển, và bị đánh bắt vô tội vạ khiến cho số lượng cá mập bị suy giảm trầm trọng trong những năm gần đây. Theo Tổ chức Nông-Lương Liên hiệp quốc (FAO) thì có hơn một nửa số loài cá mập đã bị săn bắt quá mức và đang trên đà tận diệt, trong đó có tới 21% loài cá mập đã bị liệt vào nhóm "có nguy cơ tuyệt chủng". Về chính trị thì một số nước trên thế giới đã bắt tay vào công cuộc bảo vệ cá mập, như Mỹ đã ban hành danh sách những loài cá mập bị cấm săn bắt gồm cá mập trắng lớn, cá mập voi, cá mập phơi,... Còn về ý thức cộng đồng thì nhiều tổ chức cũng như cá nhân đang nỗ lực cải thiện hình ảnh và quan trọng hơn là kiến thức về cá mập cho mọi người, điển hình như dự án AWARE dạy cho dân lặn giải trí kiến thức về cá mập cũng như cách lặn scuba xem cá mập; hay như Mike Rutzen đã dành nhiều thời gian để bơi với cá mập, lặn vo với cá mập để tìm hiểu chúng và để xua tan những nhận thức sai lầm của mọi người về chúng.

Được mệnh danh là "người đàn ông cá mập - sharkman", Mike Rutzen đã bỏ ra nhiều thời gian để bơi với cá mập trắng lớn, đi khắp nơi trên thế giới để tìm hiểu về nhiều loài cá mập khác nhau và loan truyền thông điệp bảo vệ cá mập đến với mọi người. Khác với hình ảnh đen tối thông thường, Mike cho thấy cá mập là loài rất thông minh, thích đùa, hay tò mò, và thích thử mọi thứ bằng... cái miệng của nó! Là một loài động vật săn mồi, cá mập hiển nhiên là rất nguy hiểm (như hổ, rắn), nên khi tiếp cận với chúng, Mike hoàn toàn không dựa vào "vận may" mà anh phải biết rõ con cá mập đó đang "thích đùa" với mình dựa vào cảm nhận và kinh nghiệm của bản thân. Những con cá mập thích đùa thì chuyển động rất khoan thai và không tỏ vẻ hung hăng. Và bằng cảm nhận tinh tường của mình, Mike cho biết cá mập cũng cảm nhận được thái độ của chúng ta để phản ứng lại tuỳ theo cách hành xử của con người.

Một khi đã "làm quen" được với một con cá mập, Mike có thể cưỡi trên lưng nó y như người ta cưỡi trên lưng cá heo vậy!

Không những đùa giỡn với cá mập, Mike còn nghiên cứu cách "thôi miên" chúng, đưa chúng vào trạng thái bất động liệt cơ (tonic immobility), một trạng thái chết giả để giúp cho các nghiên cứu khoa học được thực hiện dễ dàng hơn.

Tuy nhiên, đối với mỗi loài phải có một cách thôi miên khác nhau, nên Mike đã phải thử nghiệm rất nhiều và luôn luôn lắng nghe những phản ứng của cá mập. Ví dụ dưới đây là cảnh Mike thử nghiệm với con cá mập hổ: Khác với cá mập trắng lớn, Mike không thể thôi miên cá mập hổ bằng cách xoa mũi mà phải vuốt ve hai bên mép của nó.

Còn "thiên thần cá mập - shark angel" Cristina Zenato thì thích thể hiện tình cảm bằng cách hôn cá mập!

Cuối cùng, bonus thêm một clip nghệ thuật cảnh Cristina cho cá mập ăn và đùa giỡn với chúng.

* Chú ý: Tất cả những tương tác trực tiếp với cá mập bên trên đều được thực hiện bởi những chuyên gia về cá mập. Là một loài động vật săn mồi chuyên nghiệp, cá mập hết sức nguy hiểm đối với người thiếu kinh nghiệm và hiểu biết về chúng. Đặc biệt, để có thể dùng tay trực tiếp cho cá mập ăn, nhất thiết phải mang lưới thép bảo hộ (chain-mail) đề phòng trường hợp các mập cắn nhầm vào tay.

LẶN BIỂN NHA TRANG THÁNG 09


Vào tháng 9 ở Nha Trang có thể nói là tháng đẹp để lặn . Tháng này Nha Trang mưa rào vào mỗi buổi chiều nhưng nắng đẹp vào buổi sáng biển êm và nước trong cho môn thể thao lặn biển, tầm nhìn thường khoản 12 đến 15 mét . Rất thích hợp cho lặn sâu (deepdive 30m ) đặc biệt là điểm lặn Madonnarock, thời gian này sẽ dễ thấy những chú cá lớn như : cá mú đen , cá đuối và đặc biệt là những chú sên biển
                                               MARBREGROUPER
                                             MADONNAROCK
Ngoài điểm lặn Madonnarock ra mình còn có thể lặn ở Small wall. khác với Madonnarock có nhiều lố ( gọi theo ngư dân) nhiều đá chồng chất lên nhau tạo thành những hầm hố và đường đi nghoằn nghòe , thì ở Small Wall lại có vách đá thẳng đứng từ 20 đến 30 mét: lặn ở đây bạn sẽ có cảm giác như một tay leo núi nhà nghề , khi phải đi ngan qua vách đá với nhiều san hô mềm và đủ màu sắc. và chi ở đây bạn có thể thấy cá vãy rồng , chỉ tiết là mình không có nhiều hình cho các bạn( vì mình không co camera dưới nước) hình dáng chú như một chú rồng thu nhỏ , nhưng là chú rồng của châu âu, chú co cánh nhưng lại không bơi mà lại đi, chú thường đi một cặp và loại này thường sống sâu từ 20 đến 30 mét chúng sống ở những nơi cát và ít bùn . Nhưng thỉnh thoảng chú cũng lên cạn , không biết để làm gì nhưng có lần Huydiver đã thấy chú chỉ ở 4 mét
                                           DRAGONNET FISH
Một điểm cũng không kém là: Lighthouse (Hòn nọc)  . Điểm này dành cho những bạn thật sự pro , vì ở đây thông thường sẽ có nước chảy và điểm cạn nhất là 30 mét, hoặc bạn có thể khám phá ở độ sâu 45 mét . ở đây nước sâu nên tàu không thể neo lại mà mình phải nhảy reefdive . núi có hình như cái nón . nhảy xuống thẳng đến 30 mét nhưng khi lên cần phải đi vòng theo hình xoán ốc. trên vách núi là vô số các san hô mềm màu trắng , vàng , tím đỏ , hồng....... và cũng không sạo khi nói đây là nudibrach city . Một lần lặn ở đây bạn sẽ không thể ngờ về số lượng và chủng loại của chúng











TRỨNG CỦA NUDIBRANCH

                                                            SAN HÔ MỀM








 Và các bạn đừng quên đóng góp ý kiến cho mình nha. trên tinh thần ngày một hoàng thiện hơn



Thứ Hai, 24 tháng 9, 2012

lặn vo 101m

Tên anh ta là William trubridge anh ta có thẻ lặn freedive mà không cần chân nhái . cũng như không cần phải tháo dây chì khi đi lên . đây quả thật là một cao thủ trong lặn freedive

Thứ Sáu, 21 tháng 9, 2012

Lặn vo khám phá xác tàu Spiegel Grove

Nhằm phổ biến thông điệp bảo vệ môi trường biển, nữ kỷ lục gia lặn tự do người Thổ Nhĩ Kỳ Yasemin Dalkılıç đã lặn xuống đáy tàu Spiegel Grove, nơi sâu nhất của xác tàu này.

Spiegel Grove là một chiếc tàu bến đổ bộ trực thăng (dock landing ship) của hải quân Hoa Kỳ được đánh đắm vào năm 2002 tại Florida. Khi được đánh đắm vào ngày 17/5/2002, nó đã chìm một cách không cần bằng và kết thúc với tư thế lật úp dưới đáy biển. Một tháng sau đó, người ta mới đổ ra 250 ngàn đô-la để lật ngửa nó lên cho khách lặn tham quan. Nhưng dòng chảy mạnh ở khu vực này đã gây nhiều khó khăn và nguy hiểm cho những ai muốn tham quan xác tàu này. Nhưng để phổ biến thông điệp bảo vệ môi trường, Yasemin Dalkılıç đã chọn việc lặn vo xuống đáy tàu làm một thử thách cho bản thân.

Chọn thời điểm sóng yên biển lặng nhất trong năm, nhưng Yasemin vẫn không thể đi thẳng xuống đáy ở độ sâu 43m được mà phải lần theo thân tàu để né dòng chảy rồi mới từ mũi tàu đi thẳng xuống đáy, khiến cho quãng đường dài thêm đáng kể. Khi quay trở lên tới boong tàu thì Yasemin đã lặn ngót 3 phút rồi, cô có một lựa chọn là lấy hơi từ bình hơi scuba của bạn lặn, nhưng cô đã cảm thấy đủ thoải mái để tiếp tục lần theo thân tàu về vị trí cũ để tự ngoi lên mặt nước. Ngoài sự luyện tập thường xuyên ra, để có thể lặn sâu ở nơi có dòng chảy trong thời gian dài hơn 3 phút như vậy, Yasemin chắc hẳn đã phải tính toán hết sức kỹ lưỡng để tiết kiệm năng lượng tối đa và giữ cho cơ bắp lẫn tinh thần hết sức thoải mái trong suốt quãng đường dài hơn trăm mét đó.

Với một lượng không khí hạn hẹp trong hai lá phổi, nếu biết cách sử dụng một cách khôn ngoan và khéo léo, ta có thể làm được nhiều việc to lớn hơn nhiều so với một hơi thở thông thường.

Hãy sử dụng năng lượng của bạn một cách khôn ngoan!
Đó cũng chính là thông điệp mà Yasemin Dalkılıç muốn truyền tải đến tất cả chúng ta về việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên nói chung và môi trường biển nói riêng.

Thứ Tư, 19 tháng 9, 2012

Chào cả nhà

Chào cả nhà mình là HuyDiver mình hiện đang sống và làm việc tại Nha Trang . Rất vui khi được tham gia nhóm và cũng thật sự xin lỗi chú Hà Chí Quang và Trần Minh Anh, vì thời gian qua cháu hơi bận rộn cho công việc mở dive center . Bây giờ thì mọi chuyện đã ổn và mình có nhiều thời gian hơn đễ giao lưu. Câu lạc bộ của mình không lớn như rainbow hay lâu đời như vinadive , nhưng ở đây là câu lạc bộ của những người tâm huyết và có lòng thật sự yêu nghề . chúng tôi hình thành từ những bạn lặn lâu năm cùng nhau , sẽ rất cảm ơn các bạn nếu có thời gian ghé qua wedb của mình và góp ý kiến :www.nhatrang-fundivers.com
my buddy


coral


cô ta rất thích khi bay dứoi nước



cá nóc loại lớn



chú trình này chỉ cở cây viết nhưng có cách bắt mồi rất khôn. chú  có cái mũi như cái nơ và  câu những chú cá nhỏ. Tuy  nhỏ như vậy nhưng chú có thể dài tới 1met

ribbon eel


mình gọi nơi đây là trạm tôm vì ở đây mình có thể thấy rất nhiều loại tôm.  trong số đó  có chú sẽ vào miệng  nếu mình tháo mồm thở. rất thú vị khi thử như vậy



Còn đây là chú cá lá độc màu tím


                                             Và đây mới thật sự độc đáo CÁ CÓC, chú này có cần câu trên đầu và câu cá rất chuyên nghiệp


 cá cóc cái

Và đây là một số hình ảnh của ngày hôm nay