Danh sách các tab/trang

Thứ Ba, 20 tháng 12, 2016

Thay vì để thời gian trôi qua, tại sao bạn không tiếp tục thực hiện những ước mơ của bạn (P1)

(theo voatiengviet.com, trích đăng)

Biển động, sứa độc, cá mập và dòng chảy đã đẩy Nyad, 63 tuổi, ra khỏi cuộc chinh phục Eo biển Florida, cự ly 166 km, sau khi đã đi được hơn nửa chặng đường. Thất bại lần thứ tư này có thể sẽ chấm dứt ước mơ của bà là nối Cuba với Hoa kỳ bằng sức bơi của con người qua eo biển Florida.

Diana Nyad kỉ niệm sinh nhật thứ 63 của bà bằng một cuộc bơi đường dài, xuất phát từ Havana hôm thứ Bảy trước đó để bắt đầu cuộc bơi có chiều dài là 166 km (hơn gấp 4 lần cự ly marathon trên bộ), qua Eo biển Florida – vùng biển có đầy cá mập và các loại sứa độc – và đích đến sẽ là đảo Key West của Florida, vào ngày thứ Ba.

Không lâu sau khi xuất phát, Nyad đã phải chống chọi với những trận gió mạnh, biển động và sứa biển. Nhóm hỗ trợ nói rằng chỉ riêng trong đêm thứ Hai, Nyad bị sứa độc chích đến 9 lần, mặt bà bị sưng phồng và đỏ tấy. Chuyên gia hải dương học nói rằng nọc độc của một số loại sứa có thể gây chết người trong một thời gian ngắn nếu không giải độc kịp, còn mức độ đau khi bị sứa chích thì có thể so sánh như cùng lúc bị 30 con ong mật chích.

Cũng trong đêm thứ Hai, thân nhiệt của bà giảm xuống. Bác sĩ trong nhóm hỗ trợ nói rằng sau một khoảng thời gian dài bơi trong môi trường nước, nhiệt độ cơ thể của bà Nyad đã giảm xuống và bà đã run, tuy nhiên ý chí của bà vẫn nóng đã giữ bà tiếp tục bơi.

Bước sang ngày thứ Ba, giông tố, gió và sóng lớn đã đánh bạt cả 5 chiếc thuyền đi theo hỗ trợ, và nhóm hỗ trợ buộc phải kéo bà Nyad ra khỏi nước vào khoảng 7.40 giờ sáng thứ Ba. Nhóm hỗ trợ nói rằng khi được kéo lên thuyền, bà Nyad lắc đầu một cách tức giận, và dự tính sẽ bơi tiếp khi giông tố giảm.
(còn nữa)

Thứ Sáu, 9 tháng 12, 2016

Bơi ếch hiện đại (kỹ thuật bơi ếch đầu thế kỷ 21)

(sưu tầm, trích đăng)
Tư thế thân người trong kỹ thuật bơi ếch hiện đại.
 Tư thế thân người trong kỹ thuật bơi ếch hiện đại không cố định mà biến động theo các động tác của tay và chân. Nên giữ thân người nằm ngang bằng trong nước ở tư thế lướt nước tốt nhất nhằm giảm bớt lực cản và phát huy đầy đủ lực đẩy của tay và chân. Không nên ngẩng đầu hoặc ưỡn ngực sẽ làm thân người chìm sâu, tăng thêm lực cản với nước. Cách tốt nhất để thân người có dáng lướt nước tốt là hơi ưỡn ngực, hóp bụng, dướn lưng, hai chân khép, hai tay duỗi thẳng vươn về trước, gáy hơi căng. Lưu ý khi hít vào lúc cằm nhô khỏi mặt nước, hai bả vai cần nâng lên.

Động tác chân trong kỹ thuật bơi ếch hiện đại.
Chân có tác động chủ yếu tạo ra sức tiến cho cơ thể. Các động tác co chân, xoay bàn chân, đạp chân và lướt nước cần phải được tiến hành liên tục và chặt chẽ với nhau. Cần tránh một số lỗi sau: Đầu gối co quá cao làm giảm lực đạp chân; không xoay bàn chân mà chỉ đạp làm mất lực đạp chân đáng kể và lướt nước chậm. Đạp chân theo chiều hướng xuống đáy bể khiến tác dụng đẩy người kém, tốc độ bơi chậm. Đạp chân quá nhanh không có giai đoạn lướt nước gây phí sức và bơi không hiệu quả.

Động tác tay trong kỹ thuật bơi ếch hiện đại
Động tác tay trong kỹ thuật bơi ếch hiện đại góp phần quan trọng trong việc tạo ra lực tiến cho cơ thể. Bạn cần nắm vững kỹ thuật quạt tay và phối hợp các động tác tay với chân và động tác thở một cách nhịp nhàng. Trong kỹ thuật của động tác tay được chia thành các giai đoạn sau: Tư thế ban đầu hay còn gọi là tư thế “ôm nước”, “tì nước”, tư thế “quạt nước” và “duỗi tay”. Các động tác này có mối liên quan chặt chẽ với nhau tạo thành động tác tay hoàn chỉnh. Lưu ý khi quạt tay cần khép nách khi thu về, khi quạt nước phần cánh tay và khuỷu tay phải vuông góc với nhau, bàn tay khép hờ, tuyệt đối không được xòe bàn tay khi quạt nước.

Thứ Hai, 28 tháng 11, 2016

Độc tính của oxy đối với thợ lặn (P2)

Đối phó với độc tính oxy:

Khi thợ lặn cảm thấy bị độc tính oxy thì phải lập tức lên đến độ sâu nông hơn để giảm áp (áp suất của riêng phần oxy). Nếu chưa bị co giật, thợ lặn có thể tự làm điều này một cách có ý thức, nhưng nếu thợ lặn bị ảnh hưởng độc tính CNS nghiêm trọng hơn thì phải dựa vào bạn lặn.

Phổi
nhiễm độc Oxygen

Độc tính oxy xảy ra khi các tế bào trong phổi của một thợ lặn đang bị
đầu độc. Nguy cơ này thường xảy ra cho thợ kỹ thuật, bởi tình trạng này dễ xảy ra khi thợ lặn thở oxy áp lực cao trong một thời gian dài, chẳng hạn như thở oxy áp lực cao vào các điểm dừng giải nén.
Hầu hết các thợ lặn có thể hít thở một áp suất (riêng phần của) oxy là từ 1,41,5 ata trong 814 giờ trước khi cảm thấy những ảnh hưởng của độc tính oxy phổi.

Thợ lặn bị độc tính oxy thường bắt đầu với cảm giác giống như bị bỏng trong khí quản, và tiến triển đến khó thở, rồi tức ngực, rồi ho, rồi khó kiểm soát được bản thân. Nếu không hành động ngay, phổi của thợ lặn cuối cùng sẽ ngừng làm việc, và thợ lặn sẽ chết thiếu oxy.

T
rong kế hoạch lặn, thợ lặn cầnbiện pháp giải nén với CNS. Sau mỗi 20 25 phút thở khí oxy áp lực cao, thợ lặn cần thở bằng bình khí nén thông dụng trong ít nhất 5 phút. Điều này cho phép các tế bào phổi loại bỏ gốc oxy tự do đang tích lũy trong cơ thể trước khi chúng trở thành vấn đề.

Khi đào tạo
lặn sâu, thở khí nén giàu oxy, hoặc giải nén, thợ lặn phải học cách tự theo dõi ảnh hưởng khi tiếp xúc với oxy áp lực cao. Người có cơ thể nhạy cảm hơn sẽ dễ bị tác động của độc tính oxy hơn kẻ khác. Có một điều tiên quyết là khi đó thợ lặn phải ngừng tiếp xúc với oxy áp lực cao.

Có ba cách chính để theo dõi sự tiếp xúc với oxy đối với thợ lặn:

1.
OUTs – độc tính oxy đơn vị

Thợ lặn có thể theo dõi sự tiếp xúc với oxy bằng cách sử dụng độc tính oxy đơn vị (OTUs). Một OTU tương đương với thở oxy tinh khiết trên bề mặt trong một phút. Thợ lặn sử dụng biểu đồ hoặc công thức toán học để xác định OTUs của mình cho một cuộc lặn cụ thể. OTU không nên vượt quá con số 615 trong một ngày. Số OTUs được chấp nhận cần giảm dần sau mỗi ngày lặn – nếu lặn liên tục nhiều ngày.

2. Oxygen Clock

Thợ lặn cần sử dụng biểu đồ để xác định tỷ lệ phần trăm của tổng số tiếp xúc oxy cho phép của mình – với mỗi chuyến lặn. Ví dụ một cú lặn với áp suất riêng phần oxy 1,4 ata trong 60 phút lặn, sẽ vào khoảng 33% oxy cho phép với thợ lặn.

3.
Sử dụng Dive Computer

Lập trình trên Dive Computer về sử dụng Nitrox hoặc khí hỗn hợp, là cách dễ nhất để thợ lặn theo dõi tổng tiếp xúc oxy của mình. Tuy nhiên, bạn nên sử dụng một trong hai phương pháp trên như là một back-up trong trường hợp Dive Computer bị sự cố.
(hết)

Chủ Nhật, 20 tháng 11, 2016

Độc tính của oxy đối với thợ lặn (P1)

(Sưu tầm, trích dịch)

Độc tính của oxy là một nguy cơ cho thợ lặn bởi nồng độ oxy cao gây ra do lặn sâu, hoặc do sử dụng các loại khí hỗn hợp. 

Khi nào Oxygen gây nguy hiểm cho thợ lặn?

Cơ thể con người chuyển hóa oxy để
cung cấp cho các tế bào. Sự trao đổi chất đối với các chức năng cần thiết, cũng như sự va chạm giữa các phân tử oxy trong tế bào sẽ tạo ra một số lượng nhỏ khí oxy tự do. Các gốc tự do có thể gây ra thiệt hại hoặc thậm chí giết chết tế bào. Bình thường các tế bào bất hoạt với các gốc tự do, nhưng khi người ta hít nồng độ oxy cao, các gốc tự do có thể tích tụ trong tế bào một cách nhanh chóng hơn. Đây là khi oxy trở nên độc hại – trong trường hợp thợ lặn tiếp xúc với áp lực cao oxy trong một cuộc lặn kéo dài.

Phải làm gì khi Oxygen trở thành độc tố?

Độc tính Oxygen
đối với hệ thần kinh trung ương (CNS):

CNS xảy ra khi các tế bào trong hệ thống thần kinh trung ương của một thợ lặn (chủ yếu trong não) bị hư h
ại. Điều này thường xảy ra khi thợ lặn sử dụng khí oxy có áp suất trên 1,6 ata. Hầu hết các trung tâm đào tạo khuyến nghị chọn áp suất tối đa 1,4 ata cũng vì lý do này.

Trong lặn biển, độc tính của oxy thường biểu hiện
như co giật, không kiểm soát được, và bất tỉnh. Cơ thể thường không có cảnh báo trước đối với cơn co giật sắp xảy ra – thợ lặn đã thực hiện một cú lặn hoàn toàn tốt đẹp và trong một thời điểm bỗng bị co giật. Bị CNS, thợ lặn sẽ mất điều khiển và chết đuối, hoặc bị chấn thương bởi áp lực động mạch phổi nếu cơn co giật làm đường thở bị đóng lại.

Nhận
ra CNS:

Trong khi ảnh hưởng chung của độc tính của oxy là co giật đột ngột, một
số thợ lặn cảnh báo đôi khi có thể nhận thấy những dấu hiệu cảnh báo và triệu chứng khác. Chúng bao gồm các rối loạn thị giác như nhìn đường hầm; dị tật thính giác như ù tai ; buồn nôn và chóng mặt ; co giậtđặc biệt là các cơ mặt ; và tâm thay đổi như dễ bị kích thích hoặc hưng phấn.

(còn nữa)

Thứ Tư, 9 tháng 11, 2016

Kỹ thuật bơi sải và phản biện (P3)

Lời góp của vận động viên 2:

Chúng ta thường xem trên các diễn đàn, trong đó bơi lội trong vùng nước mở cũng giống y như bơi trong hồ bơi. Tiếc là nó không phải như vậy ! Bạn làm gì khi đang bạn phải đối mặt với sóng biển ? Lời khuyên của tôi :

- Giữ bình tĩnh
, và trở lại chính mình để đối phó sóng biển.
-
Khi bơi vùng nước mở, bạn hãy chắc chắn rằng bạn thở ra suôn sẻ trong nước, điều này sẽ giúp bạn thư giãn và chịu đựng được thán khí (hypoxic).
-
Cánh tay back stroke hơi thẳng chút xíu để cung cấp cho bạn một sự “giải tỏa mặt bằnglớn hơn trên bề mặt nước “tĩnh”.
- Tập trung vào
độ lướt (đà, trớn) trong cú stroke, rút ngắn chu kì một chút và giữ nhịp quạt tay mạnh hơn để đục một lỗqua sóng biển và chop.
- Tránh
bị trượt tay bởi sóng trong cú stroke của bạn, và bạn sẽ bị sóng nhấn chìm.
-
Cảm nhận các thách thức và lặp lại cho chính mình câu thần chú của bạn, ví dụ như “đang gặp khó khăn đấy nhưng tôi biết rằng tôi sẽ vượt qua nó một cách thoải mái”. Nghe có vẻ sến nhưng hiệu quả.

Hãy nhớ rằng mọi
VĐV, kể cả VĐV chuyên nghiệp, đều thấy bơi trong điều kiện tự nhiên là khó khăn hơn và chậm hơn so với bơi trong hồ bơi. Nhưng sử dụng những lời khuyên trên để đối phó, tôi nghĩ bạn sẽ làm tốt hơn (đạt tới 90% so với ở hồ bơi).

Nếu bạn chưa có kế hoạch bơi trong vùng nước mở, thì với một hồ bơi có nhiều VĐV đang bơi và họ khuấy động sục sôi mặt nước, thì sóng tạt do họ gây ra có thể sẽ giúp ích cho bạn. Tuy nhiên, tập bơi đường trường trong hồ bơi thực tình không hiệu quả như luyện bơi trong vùng nước mở.

Lời góp của vận động viên 3:

Như các bạn đã biết, bơi sải Smooth được rất nhiều sự ủng hộ, một cách tiếp cận đối với từng cá nhân để sửa chữa kỹ thuật stroke. Tuy nhiên, trong kỹ thuật khoan xoáy, chúng tôi đã sử dụng một số các bài tập của chúng tôi cho gần như tất cả các VĐV khi họ cần giải quyết một loạt các sai sót trong kỹ thuật stroke. Một trong những bài tập là sử dụng training fins (chân nhái luyện tập), sẽ tạo ra lực khoan mạnh mẽ nhưng thường bị hiểu lầm. Hầu hết VĐV (khoảng 80% ) bị sai sót về stroke khi tập điều chỉnh kỹ thuật thở. Đây là một điểm khúc mắc trong stroke vì hai lý do:

1. Đa số
VĐV sẽ giữ hơi thở dưới nước hơn là thở ra liên tục, đều đặn trong quá trình mặt úp xuống nước. Kết quả là họ cảm thấy thiếu oxy. Họ tập trung vào luyện thở nên đã sai sót về stroke.
2. Nhiều
VĐV chỉ thở một bên và kết quả là có thể bị lệch dần hướng.

Nếu bạn đang gặp phải một hoặc cả hai vấn đề trên, thì bạn sẽ bị thiệt thòi khá nhiều về tốc độ và hiệu quả. Và nếu bạn bơi ở vùng nước mở thì chuyện lệch hướng sẽ làm cho bạn thiệt thòi nhiều hơn. Công việc của chúng tôi là đối chiếu đường bơi của các VĐV với thiết bị GPS. Thống kê cho thấy 20% VĐV hoặc nhiều hơn bơi bị lệch – một số liệu đáng kinh ngạc. 

(hết)

Thứ Sáu, 28 tháng 10, 2016

Kỹ thuật bơi sải và phản biện (P2)

Nếu bạn đã luyện bơi với kỹ thuật quạt tay êm dịu, bạn sẽ hiểu bơi sải theo “trường phái Harry” là thế nào. Harry là một điển hình của một triathlete. Vậy bạn nên sử dụng phong cách quạt tay này cho mình không?


Nếu bạn muốn trở thành một người bơi giỏi, bạn nên nhìn thấybiết đánh giá thế mạnh của riêng bạn:

- Nếu bạn là một
VĐV bơi vùng nước mở, bạn có thể th nghiệm kỹ thuật Recovery (hồi phục) nhẹ nhàng nhưng với cánh tay hơi thẳng chút xíu (so với kỹ xảo treo cánh tay lủng lẳng mà bạn đang quen dùng). Điều này có thể cảm thấy lạ lúc đầu, nhưng nó sẽ giúp bạn cảm thấy sự tác động của nước lên cơ thể bạn, bạn sẽ không sợ những kẻ bơi sát cạnh bạn.

-
Mọi VĐV bơi lội đều cần nhịp điệu đều và độ lướt ổn định, và điều này đặc biệt đúng trong vùng nước mở. Do vậy, ở vùng nước mở, khác chút xíu với với ở hồ bơi, bạn không nên cố gắng vươn duỗi về phía trước quá mức trong cú quạt tay.  

- Nếu bạn cảm thấy
cú quạt tay của bạn là quá dài và chậm, thì bạn hãy thử nghiệm với một stroke nhanh hơn một chút trong cú duỗi tay ra phía trước, bằng cách cho “cánh tay dẫn hướng” của bạn luôn phải chuyển động, duỗi về phía trước rồi nhẹ nhàng ôm nước nhấn nó xuống (để trở lại phía sau theo hình chữ S). Tuy nhiên, bạn chớ cố gắng rút ngắn chu kỳ quạt tay của bạn (trong suốt giai đoạn tay ở phía trước ra phía sau), mà bạn hãy loại bỏ bất kỳ sự chậm trễ nào xảy ra ở phía trước. Không nên ngại “xài một chút Harry vào stroke của bạn.

- Nếu bạn
cảm thấy phù hợp với phong cách quạt tay nhanh hơn một chút mà vẫn thoải mái, thì bạn hãy tiếp tục tinh chỉnh về kỹ thuật quạt tay của bạn, nhưng luôn giữ cho bạn một cảm giác thực sự thoải mái. Đó chính là một bí quyết trong bơi lội.

Bơi
êm dịu một trong những mục tiêu của tôi muốn cung cấp cho những người đã có kỹ thuật bơi lội. Bạn có thể cho đó là kỹ thuật không chính thống, nhưng phong cách bơi sải êm dịu sẽ đem lại hiệu quả cao cho bơi cự li dài. Tuy nhiên, bạn có thế mạnh riêng của bạn.


CÁC LỜI GÓP



Lời góp của vận động viên 1:



VĐV bơi lội bình thường và hầu hết các tay bơi nghiệp dư cần thận trọng khi áp dụng “trường phái Harry. Tôi không có ý định tranh cãi rằng kỹ thuật này là tuyệt vời đối với Harry, nhưng rõ ràng anh ấy là một ngoại lệ về thể chất, chứ đó không phải là một quy tắc. Có nghĩa những biomechanically của anh ấy khó áp dụng cho phần lớn dân số. Với cánh tay back stroke như thế sẽ đặt sự căng trên khuỷu tay và vai, và có thể gây ra viêm khớp, khó chịu, thậm chí bị chấn thương. Tôi đồng ý đây là một ví dụ tốt để áp dụng, khi cho rằng chúng ta nên cởi mở với các kỹ thuật độc đáo, khi nói đến việc tìm kiếm những gì phù hợp với mình. Ở đây tôi chỉ muốn nói rằng, bạn không nên nghĩ rằng, thành công của một người sẽ hiển nhiên là một lựa chọn tốt cho mọi người.

Thứ Hai, 17 tháng 10, 2016

Kỹ thuật bơi sải và phản biện (P1)

(Sưu tầm, trích dịch)

P1. Bạn muốn sửa đổi kỹ thuật bơi sải, nhưng liệu có cần thiết không?  

Harry Wiltshire là một triathlete ITU ưu tú
. Anh luôn là một trong số vận động viên (VĐV) về đích đầu tiên trong các giải bơi lội Anh Quốc. Anh ấy bơi 17 phút trong cự li 1.500 mét (*). Nhưng Harry gặp một vấn đề: Huấn luyện viên muốn anh ấy thay đổi kỹ thuật quạt tay (stroke).

Nếu nhìn Harry bơi, bạn sẽ hiểu tại sao. Anh ấy mất ​​45 50 strokes cho mỗi 50 mét (tức tần số stroke rất cao) với cánh tay y như mái chèo của thuyền Kayak, một phong cách punchy ngắn và backstroke (phục hồi) thẳng tay đầy ấn tượng. Khi tăng tốc, anh quạt tay dữ dội với 90 – 100 strokes mỗi phút. Vấn đề là nếu thay đổi kỹ thuật thì sẽ ngay lập tức làm anh ấy bơi chậm hơn và kém hiệu quả hơn.

Luyện kỹ thuật bơi êm dịu (Smooth) là một quá trình lâu dài. Đây là một chặng đường dài từ những gì hầu hết mọi người nghĩ đến với những cú quạt tay thoải mái nhưng đầy hiệu quả. Nhưng Harry lại kẻ luôn về nhất ở ba môn phối hợp. Làm thế nào để anh ấy có thể thay đổi được ? Harry có thể chuyển sang quạt tay êm dịu, nếu như anh ấy muốn, nhưng phong cách quạt tay này chỉ đơn giản là không phù hợp với anh ấylàm cho anh ấy cảm thấy rất khó khăn.

Giống như tất cả những người bơi lội
xuất sắc, bí mật quạt tay của Harry là những gì xảy ra dưới mặt nước: Anh ấy tư thế cơ thể tuyệt vời, với hông, đầu gối và bàn chân rất gần mặt nước. Cánh tay ôm và kéo nước (insweep) của anh ấy thật tuyệt vời, kéo ra phía sau với một cánh tay gập ; và một chu kỳ hai kich (2 cú đập chân) – một kỹ thuật lý tưởng để bơi cự li dài ở vùng nước mở.

Thu hồi nhanh cánh tay của Harry trong kỹ thuật quạt tay là một nhịp điệu uyển chuyển, giúp anh ấy lướt đi và giảm thiểu sự lắc lư cơ thể do sóng nước của kẻ bơi ở luồng kế bên gây ra. Backstroke với cánh tay cao đem lại cho anh ấy sự ổn định tốt hơn trong môi trường sục sôi sóng nước, và cho phép anh ấy không sợ bơi gần VĐV bên cạnh, để tối đa hóa các tiểu xảo khác.

Quan sát Harry bơi, chúng ta có thể dễ dàng thấy động tác quạt tay của Harry là cuộc chiến đấu với nước, nhưng … bạn còn có rất nhiều kỹ thuật khác trong hành trình của bạn cơ mà.
(còn nữa)


(*)  Đây là tốc độ rất cao của những VĐV bơi cự li dài, đặc biệt là bơi vùng nước mở. Những VĐV "dạng đại chúng" bơi 1.000m trong khoảng 26 phút đã được xem là bơi khá rồi. 

Thứ Năm, 6 tháng 10, 2016

Kho báu lớn nhất dưới đáy biển

(Sưu tầm, trích đăng)

Người ta đã trục vớt được một kho báu trị giá 500 triệu USD, bị chôn vùi trong lòng Đại Tây Dương cùng con tàu chuyên chở nó bị đắm hồi thế kỷ 17. 

Công ty Odyssee, Mỹ, người khai quật, cho biết, nó gồm nửa triệu đồng tiền vàng, bạc và nhiều đồ quí giá khác, được đúc từ thế kỷ 17. Trị giá ước tính là 500 triệu USD. Nó vượt qua con số 400 triệu USD của một kho báu cực lớn khác đã tìm thấy vào năm 1985.

Địa điểm chính xác của kho báu này chưa được Mr.Greg Stemm - người sáng lập Công ty “Odyssee” - tiết lộ. Chỉ biết rằng nơi đây có nhiều tàu bè bị đắm. Báo chí phỏng đoán kho báu này cách bờ biển nước Anh khoảng 70 km về hướng Tây Nam. Mr.Greg Stemm hé lộ: “Chúng tôi rất vui mừng và bị cuốn hút bởi những đồng tiền có lịch sử lâu đời này, những người sưu tập tiền cổ chắc chắn sẽ rất quan tâm nếu họ được thấy chất lượng và các hoa văn chạm khắc trên những đồng tiền này”. Đến nay họ vẫn chưa đưa ra tên quốc gia đã từng sở hữu kho báu này.

Trước đó, kho báu lớn nhất được tìm thấy vào năm 1985, là chiến thuyền Nuestra Senora de Atocha của Tây Ban Nha, bị bão nhấn chìm tại vùng biển Florida năm 1622 và được Mel Fisher, một người chuyên tìm kho báu dưới đáy đại dương, phát hiện.

Công ty Odyssee mới có thâm niên 13 năm trong lĩnh vực tìm kho báu nhưng đã gặt hái được nhiều thành công. Năm 2003 họ phát hiện được kho báu gồm 50.000 đồng tiền kim loại quí dưới đáy đại dương. Hiện họ đang lần theo dấu vết con tàu HMS Sussex của Anh đã mang theo 9 tấn vàng chìm xuống lòng đại dương năm 1694.

Người ta cho rằng, đây là kho báu lớn nhất nằm dưới đáy biển của mọi thời đại. 

Thứ Năm, 22 tháng 9, 2016

Cách tốt nhất để tạo ra một vụ tai nạn lặn

(Bài trên scubadiving.com, trích dịch)

Vào kì nghỉ hè, Gustavo cùng nhóm bạn rủ nhau đi lặn ở Nam Florida. Chuyến đi của họ nhằm ôn lại các kĩ năng nhập môn (OWD) và tập thêm kĩ năng lặn sâu 30 mét.

Sáng hôm đó mặt biển phẳng lặng, mặt trời rực rỡ, dòng chảy rất nhẹ, tầm nhìn rất tốt. Hình dáng xác tàu đắm có thể nhìn thấy từ trên mặt nước. Đó là một ngày hoàn hảo để lặn.

Phổ biến kế hoạch, huấn luyện viên (HLV) nói: … Khi ở độ sâu 30 mét, các bạn cần thường xuyên theo dõi nguồn khí thở của mình và của bạn lặn; các bạn sẽ kết thúc tham quan khi chai khí còn 100 bar, bởi vì tôi muốn các bạn còn 70 bar khi dừng giải áp(*).

Cả nhóm đi xuống 30 mét. HLV cho dừng lại ở độ sâu này. Mặt boong xác tàu ở độ sâu 30 mét và độ sâu đáy cát là 38 mét. Họ thong thả lướt trên mặt bong tàu đắm. Chuyến lặn thật tuyệt vời. Sau đó cả nhóm nổi lên.

Trong lúc dừng giải áp ở độ sâu 5 mét, chờ cho sự chú ý của HLV hướng sang kẻ khác, Gustavo nhanh chóng lặn trở xuống xác tàu. Ý định của Gustavo là xuống 38 mét để đánh bại kỉ lục của một người bạn (trong chuyến đi, Gustavo đã bày tỏ ý định này với bạn bè). Một thoáng sau, HLV nhận ra bị mất một người. Anh cho chấm dứt giải áp và “lùa” tất cả lên mặt nước. Anh thảo luận với thuyền trưởng, lấy thêm một chai “mõm ngựa” (chai khí dự phòng độc lập), rồi lặn trở xuống.

HLV nhanh chóng tìm thấy Gustavo nằm úp mặt xuống đáy cát, cạnh xác tàu đắm. Mồm thở(*) đã rời khỏi miệng cậu, kính lặn đầy nước, chai khí hoàn toàn trống rỗng. HLV ấn mồm thở của chai “mõm ngựa” vào miệng Gustavo và đưa cậu lên. Tàu lặn làm sơ cấp cứu, nhưng không thành công.

Vị trí, dấu vết tai nạn cho thấy không hề có biểu hiện là nạn nhân sau khi chạm đáy đã cố gắng thực hiện một cú đi lên. Có thể lúc vừa tới đáy thì Gustavo đã bị hết khí thở và cậu không thể kiểm soát được độ nổi trung tính của mình(*). Ở độ sâu này mà không có nổi trung tính sẽ rất khó khăn khi làm một cú đi lên khẩn cấp. Cậu cũng không tháo bỏ đai chì(*).

Nỗ lực của gia đình Gustavo kiện người HLV đã không thành công. Các bạn lặn của Gustavo khai trước Tòa rằng, HLV đã thông báo và đã chỉ huy cuộc lặn đúng cách, nhưng Gustavo đã cố ý làm sai kế hoạch. Đồng thời, thực tế ghi nhận rằng, người HLV đã trở xuống với chai “mõm ngựa” và đã cố gắng giải cứu. Người HLV khai trước Tòa rằng, lúc dừng giải áp ở độ sâu 5 mét, anh có kiểm tra chai khí của Gustavo và thấy còn 70 bar khí.

Thợ lặn nói:

- Lặn không phải là môn thể thao cạnh tranh.

- Cách tốt nhất để tạo ra một vụ tai nạn lặn là bỏ qua nội dung đã được huấn luyện và lời khuyên của hướng dẫn viên lặn.  

- Với độ sâu từ 24 mét, bạn không bao giờ bắt đầu Descents mà không có một chai đầy khí.

- Cần lặn theo đúng kế hoạch lặn của bạn.

- Trừ khi có kinh nghiệm và được đào tạo lặn solo, bạn không bao giờ lặn một mình.

- Trường hợp bạn đã làm theo tất cả các quy tắc nhưng vẫn không thể tránh khỏi tai họa, thì bạn tháo bỏ chì để đi lên cấp tốc. Runaway ascents rất nguy hiểm và nên tránh, nhưng vẫn hơn là bị chết đuối.


(*) Xin xem trong “Tự điển Lanbien” ở trên cùng bên phải trang tin.

Thứ Sáu, 16 tháng 9, 2016

Cá bơi như thế nào

(Sưu tầm, trích đăng)

Tỷ trọng (density) hay tính chất của nước nói chung làm cho việc di chuyển trong nước tương đối khó khăn, nhưng cá đã di chuyển trong nước rất nhanh và dễ dàng.

Cá bơi dựa trên việc lấy bộ xương làm khung, cơ làm bộ phận tạo lực (power), và các vây để đẩy (for thrust) và định hướng bơi. Tác dụng bộ xương của cá phức tạp nhất trong số các động vật có xương. Sọ (skull) hoạt động như đòn bẩy (fulcrum), là phần tương đối vững chắc (stable) của cá. Cột sống như cái đòn bẩy (lever), tham gia vào tất cả sự chuyển của cá.

Góp phần vào quá trình bơi của cá, thì thân là đáng kể nhất. Các cơ cung cấp công (power) tới 80 % cho hoạt động bơi. Các cơ được sắp xếp theo nhiều hướng (multiple directions) (myomeres), cho phép cá di chuyển bất cứ hướng nào. Một sóng hình sin (sinusoidal) chạy dọc đầu tới thân và các vây cung cấp “nền, đòn” để đưa (exert) lực đẩy từ các cơ của cá vào trong nước.

Khi cá bơi, có các lực sau diễn ra:
- Cùng chiều với hướng vận động của cá: lực đẩy (thrust)
-Ngược với chiều của lực đẩy, nằm ở góc bên phải: lực nâng (lift)
-Ngược chiều với chiều chuyển động của cá: Lực kéo (drag). Lực kéo gồm có lực ma sát của nước lên thân cá, áp lực của nước tác động lên phần đầu cá, và lực quay (vortex) ở phần đuôi. Cá hạn chế các lực kéo này hình dạng cơ thể (hình thoi) và tiết nhớt (slime)trên da.
Khi lực đẩy lớn hơn lực kéo, cá bơi về trước.


Các kiểu bơi của cá:

Dựa vào lối sống và đặc điểm sinh lý của cá, người ta chia hình thức bơi của cá làm 2 dạng:
- Bơi liên tục (Cruising): Cá thuộc nhóm này bơi hầu như liên tục, không nghỉ. Ví dụ như cá ngừ, trong cơ của cá này, thành phần cơ đỏ với nhiều mạch máu, các tế bào giàu ty thể và myoglobin, cung cấp nhiều năng lượng qua quá trình phân giải hiếu khí.
- Bơi gián đoạn (brusting): Nhóm cá này không bơi liên tục, mà thường hay đứng trong nước. Hầu hết cá sống trong rạn san hô thuộc về nhóm này.

Các yếu tố tham gia vận động và vai trò của chúng:

Tham gia tích cực vào hoạt động bơi của cá gồm có thân và các vây. Thân được cấu tạo bởi cơ vân, còn đơn vị cấu tạo của các vây là các tia vây.
Các vây đóng vai trò quan trọng trong việc điều khiển chuyển động của cá, vừa cung cấp lực nâng, lực đẩy, đồng thời đóng vài trò như cái phanh. Cá phải biết điểu khiển chuyển động lên xuống, phải trái và chuyển động quay của nó.
- Vây đuôi cung cấp lực đẩy và điều khiển hướng của cá.
- Vây ngực hầu như đóng vai trò như các rudders (bánh lái) và hydroplane để điểu khiển chuyển động lên xuống (pitch), sang phải sang trái (yaw), và phanh.
- Vây bụng hầu như để điều khiển vận động pitch (lên xuống), và:
- Vây hậu môn điều khiển vận động tròn (roll).

Ngoài ra, hình dạng cơ thể cũng góp phần rất lớn vào việc bơi lội của cá. Liên quan đến đặc điểm bơi, người ta chia cá làm 4 nhóm:

- Nhóm cá có cơ thể hình thoi (fusiform): Đại diện là cá ngừ, hình dạng cơ thể tương tự như hình dạng quả ngư lôi (torpedo), giúp cá bơi với tốc độ cao.

- Nhóm cá có cơ thể mảnh, dài (attenuated shape)như cá chình (eel). Hình dạng này có thể giúp cá trườn, lắc cơ thể, lách vào tận các kẽ nứt để săn mồi.

- Nhóm cá có cơ thể dạng nén do chịu áp lực cao (depressed shape)như cá đi câu (angler fish): hình dạng này thuận lợi cho việc "ngồi và đợi" (sit and wait) mồi.

- Nhóm cá dẹt (compressed shape): tìm thấy ở cá rặng san hô như cá butterfish, hình dạng này giúp cá cực kỳ nhanh nhẹn trong việc chuyển động xung quanh rạn san hô và tăng tốc bất
ngờ.

Thứ Tư, 7 tháng 9, 2016

Một số loại "biển đặc biệt"

1. Biển giữa lục địa.

Biển giữa lục địa thường ăn sâu vào đất liền, thông với đại dương bằng các eo biển hẹp, không để cho sự trao đổi nước với đại dương thật dễ dàng.
Những biển này có chế độ thủy văn nổi bật như: thủy triều không lớn, nhiệt độ nước từ độ sâu nào đó tới đáy biển có tính chất đồng kiểu. Độ sâu đó thường là nơi có các sống ngầm (đỉnh các dãy đồi, núi ngầm), phân cách những độ sâu lớn của đại dương.
Các loại biển giữa lục địa được hiểu bao gồm biển giữa các lục địa (giữa 2 hay 3 lục địa) như Địa Trung Hải, hay biển nằm trong một lục địa như biển Catxpien, biển Aral, biển Baltic.

2. Biển ven lục địa.

Biển ven lục địa tách với đại dương bằng chuỗi các đảo, đôi khi bằng các bán đảo. Quan hệ của những biển này với đại dương chặt chẽ hơn so với Biển giữa lục địa.
Tại các biển này, thủy triều từ đại dương vào thật dễ dàng, các khối nước biển có tính chất phù hợp nhiều với khối nước của đại dương tiếp cận, các hải lưu phụ thuộc nhiều vào hải lưu của đại dương.
Một số biển ven lục địa: biển Nhật Bản, biển Bering, biển Đông của Việt Nam.

3. Vịnh.

Theo Từ điển Dầu khí do Tổng Hội Địa chất Việt Nam xuất bản năm 2004 thì "Vịnh là vùng nước rộng ăn sâu vào đất liền, nơi đường bờ biển có dạng đường cong lớn. Vũng là vùng nước có những đặc điểm tương tự nhưng nhỏ hơn vịnh".
Theo “Từ điển Địa chất giải thích” (Nguyễn Văn Chiển và NNK, 1979) thì "Vịnh là phần biển ăn sâu vào lục địa, có cửa mở rộng ra phía khơi với chiều rộng đáng kể. Vũng biển là phần biển ăn sâu vào lục địa, nối với ngoài khơi thường chỉ bằng các khe, lạch không lớn... Vũng biển còn được gọi là vịnh nhỏ".

Tuy nhiên chúng ta thường hay nhầm lẫn giữa "vịnh lớn" (Gulf), "vịnh" (Bay) và "vũng" (small bay) nên thường hay nói "Vịnh Bắc Bộ" (Gulf of Tonkin), "Vịnh Hạ Long" (Ha Long Bay), "Vịnh Bái Tử Long" (Bai Tu Long Bay) hoặc "Vịnh Cam Ranh" (Cam Ranh Bay).

Để phân biệt rõ hơn các khái niệm "vịnh lớn", "vịnh" và "vũng" và vũng, có thể tham khảo Từ điển Địa chất Mỹ xuất bản năm 1987, tái bản năm 2001. Theo đó thì "Vịnh (bay) là một vùng nước biển hay hồ rộng lớn, mở hoặc nằm giữa hai mũi nhô ven bờ hoặc các hòn, các đảo nhỏ ven bờ. Vịnh lớn hơn vũng (cove, small bay) nhưng nhỏ hơn, nông hơn những vùng nước biển và đại dương lớn được ôm bởi những vòng cung bờ biển dài thông với đại dương được gọi là vịnh lớn (gulf)".

Theo định nghĩa trên thì Vịnh Bắc Bộ là một vịnh lớn và bao gồm cả Vịnh Hạ Long và Vịnh Bái Tử Long (là hai vịnh nhỏ), còn vịnh Cam Ranh nên gọi là Vũng Cam Ranh.

4. Vụng. 

Vụng là những vịnh có kích thước không lớn, được bảo vệ chống sóng gió bởi các mõm nhô ra biển. Một số vụng ở Việt Nam: vụng Đà Nẵng, vụng Dung Quất, vụng Qui Nhơn, vụng Văn Phong...

5. Vũng cạn.

Vũng cạn là loại vịnh cạn ăn lõm sâu vào đất liền, có các doi đất hoặc các cồn đất ngăn ở cửa vụng. Vũng cạn chính là thung lũng đoạn cửa sông hay vùng hạ du bị ngập đầy nước biển. Một số vũng cạn ở Việt Nam: vũng Nước Ngọt ở Bình Định, cửa Tráp ở Nghệ An...

6. Phá.

Phá kéo dài dọc theo bờ biển, là một "vịnh" cạn chứa nước mặn hay nước lợ, được nối với biển bằng những eo không lớn hoặc hoàn toàn tách biệt với biển bằng các doi đất.
Phá còn có thể là các kho nước biển nằm trong lòng các vành đảo san hô (atoll).
Có những phá mà bờ của nó kéo dài hàng nghìn km (vịnh Mexico bãi cạn ngăn cách phá với biển dài 1800 km). Ven bờ biển Việt Nam có phá Tam Giang.

7. Khe fio.

Khe fio là những vụng hẹp, nước sâu, ăn rất sâu vào đất liền, có bờ đá cao và rất dốc. Nguồn gốc các khe fio có quan hệ tới các sông băng kỷ băng hà. Khe fio điển hình là Conxky ở biển Bắc Âu.

Thứ Năm, 25 tháng 8, 2016

Chuyến hành trình 4.600 km của bốn ông lão trên Đại tây dương

(theo BBC, trích đăng)

Vào năm 2011, Anthony Smith, người Anh, 85 tuổi, cùng ba ông bạn già tuổi từ 56 tới 61, đã hoàn thành cuộc hành trình 66 ngày trên quãng đường 4.596 km trên Đại tây dương. Họ biết sẽ gặp rất nhiều khó khăn, thậm chí có thể nguy hiểm, tuy nhiên, tất cả đều khẳng định họ cảm thấy tự tin. Smith nói: “Chúng tôi muốn thực hiện giấc mơ của mình dù ở tuổi nào đi nữa”. 

Chiếc bè tự chế của họ mang tên An Tiki, cấu tạo bởi các ống nhựa, loại ống dẫn khí đốt, gồm 4 ống lớn chạy dọc và 14 ống nhỏ liên kết ngang. Phía trên là mặt bong. Bè có một cột buồm cao 11 mét và cánh buồm rộng 37 m2, tốc độ trung bình khoảng 1,8 km/h. Bè sử dụng bánh lái kép.

Bè khởi hành ngày 06/04/2011 từ quần đảo Canary Đại tây dương (tây bắc Châu Phi) tới Caribê. Họ dự kiến kết thúc cuộc hành trình tại quần đảo Bahamas, nhưng gió mạnh và biển động buộc họ phải tới đảo St Maarten thuộc Hà Lan trong vùng Caribê.

Smith nói: “Nước là thứ không thể thiếu cho cuộc sống. Việc du hành sẽ làm cho chúng ta nhận thức về nhiều nơi trên thế giới đang thiếu nước” ... “Một số người nói chuyến đi thật điên rồ. Nhưng nó chẳng điên rồ chút nào, bởi bạn sẽ làm được gì nữa khi bạn già đi trong những năm tới”.

Thủy thủ John Russell, 61 tuổi, nói ông thèm thịt bò: “Chúng tôi không có thực phẩm tươi trong một thời gian dài. Chúng tôi sống nhờ đồ hộp. Hoa quả và rau tươi đã hết từ lâu”. 

Được biết ông Smith phải dùng một chân giả bởi tai nạn cách đó 2 năm.

Smith vốn là phóng viên khoa học của The Telegraph và là một nhà thám hiểm. Vào năm 1962, ông từng dẫn đầu một đoàn thám hiểm đến Đông Phi. Năm 1963 ông là người Anh đầu tiên băng qua dãy núi Alps bằng khinh khí cầu. Smith nói: "Hầu hết mọi người ở tuổi của tôi đang hạnh phúc với một chuyến đi đến Sainsbury vào mỗi ngày thứ ba hàng tuần, hoặc có thể ra giúp việc điều hành sửa chữa mái nhà của nhà thờ. Nhưng tôi lại khác họ vì tôi không hài lòng với cuộc sống hiện giờ. Tôi muốn làm những điều khác thường ở tuổi này”. 

Thứ Hai, 15 tháng 8, 2016

Thay chai khí dưới đáy biển!

(Bài trên scubadiving.com – trích dịch)

Ron cùng bạn bè tham gia chuyến đi Thái bình dương. Các vùng biển trong thời gian này khá yên tĩnh và điều kiện môi trường rất tốt.

… Phải nói thiết bị của Ron không phải là hoàn hảo, “bạch tuộc”(*) của anh bị xì khí buộc anh phải nổi lên. Anh mượn thủy thủ đoàn một “chai mõm ngựa”(**) loại 80 foot khối. Lẽ ra thuyền viên có thể đưa cho Ron chai của những thợ lặn nổi lên sớm và còn nhiều khí, nhưng họ cho rằng anh chỉ nghịch một chút (Ron là một thợ lặn có kinh nghiệm). Ron khoác thêm “chai mõm ngựa” và nhảy xuống nước.

Ron xuống độ sâu 20 mét. Sau 15 phút chai khí sau lưng anh đã cạn (nó vẫn bị xì khí). Anh quỳ dưới đáy cát và tiến hành hoán đổi chai khí. Nhưng “chai mõm ngựa” được thiết kế chỉ để thợ lặn làm một cú đi lên trực tiếp, nó không được thiết kế để họ làm việc ở dưới độ sâu. Để hoán đổi chai, Ron phải thở bằng “chai mõm ngựa” trong vài phút. Trong thời gian đó, anh phải tháo chai khí chính ra khỏi BCD, rồi cài đặt “chai mõm ngựa” vào BCD, và cài chai khí chính vào “rọ mõm ngựa”, rồi đeo BCD và tiếp theo là đeo “rọ mõm ngựa” lên người.

… Trên tàu đã cảm thấy những gì nguy hiểm cho Ron. Một Divemaster(*) lặn xuống tìm Ron và tiếp cận được Ron đúng lúc anh ta bắt đầu có biểu hiện kiệt sức và hoảng sợ. Ron được cung cấp khí thở và được áp tải lên mặt nước.

Thợ lặn nói:

- Giống như nhiều trường hợp tai nạn lặn, mọi thứ đã đi sai trước khi thợ lặn nhập nước. Ron không nên cố gắng lặn với một “bạch tuộc” bị rò rỉ. Và cũng không giải nghĩa được lý do tại sao Ron không tìm kiếm sự giúp đỡ của thủy thủ đoàn (sửa chữa hoặc thay thế các hư hỏng).

- Mặc dù dễ dàng biết Ron sẽ “nghịch dại”, nhưng giám sát viên lặn đã không ngăn chặn việc Ron xuống nước với “chai mõm ngựa”. Kẻ hoán đổi chai khí dưới đáy biển sẽ giống như một Cascadeur chuyên đóng thế các trò mạo hiểm. Để đổi sang “chai mõm ngựa”, Ron phải cắt nguồn cung cấp khí trong vài phút. Thậm chí nếu anh có thể hoàn tất công việc một cách êm thấm, Ron vẫn gặp sự cố khác là bị nước biển tràn vào đầy hệ thống phân phối khí. Điều này sẽ dẫn đến, hoặc là phải đẩy nước biển ra khỏi thiết bị (trường hợp tốt nhất) hoặc bị cộng lỗi hệ thống.

- “Chai mõm ngựa” là thiết bị an toàn và hiệu quả, nhưng chỉ khi chúng được sử dụng cho một cú đi lên có kiểm soát(**). Tại độ sâu 20 mét, cộng thêm sự nỗ lực và gấp gáp của việc đổi chai khí, Ron đã tiêu thụ không khí gấp ba lần so với khi bình thường. Sự hỗ trợ nhanh chóng của Divemaster đã giúp dừng lại thảm họa.

Bài học:

- Thiết bị lặn: Bạn phải tuân theo khuyến cáo của nhà sản xuất. Các thiết bị đi lên khẩn cấp được sử dụng để làm một cú đi lên khẩn cấp có kiểm soát, không sử dụng cho những việc khác.

- Nếu thiết bị có lỗi, bạn phải sửa chữa hoặc hủy bỏ chuyến lặn. Không bao giờ cố gắng bù đắp cho các thiết bị có lỗi ở dưới đáy biển.

- Càng tồi tệ nếu bạn là giám sát viên lặn: Bạn cần yêu cầu khách lặn phải dừng trò đùa kỳ lạ của họ. Bạn không nên cho rằng các câu hỏi không bình thường của họ sẽ không xảy ra vấn đề gì tiếp theo.

(*) Xin xem trong Tự điển Lanbien ở bên phải trên cùng trang tin này.

(**) Chai mõm ngựa (hourse cylinder) là chai khí dự phòng độc lập. Thợ lặn sâu thường đeo nó ở bên hông bởi một quai treo (“rọ mõm ngựa”), và thường chỉ dùng nó trong lúc đi lên, một khi chai chính hết khí.

Thứ Bảy, 6 tháng 8, 2016

Cổ vật từ đáy biển Việt nam

(Sưu tầm, trích đăng)

Năm 2006, Vũng tàu khai mạc phòng trưng bày "Cổ vật từ đáy biển Việt nam”. Hơn 1.000 cổ vật ở đây hầu hết là những hiện vật được trục vớt từ 10 con tàu bị đắm từ đầu thế kỷ thứ 15 đến cuối thế kỷ thứ 19, dọc theo bờ biển Việt nam từ Quảng nam đến Cà mau. Từ những con tàu hàng bị đắm dọc theo bờ biển Việt nam, các chuyên gia khẳng định rằng ít nhất từ khoảng thế kỷ thứ 15, khu vực biển Việt nam đã có vị trí trên “con đường tơ lụa trên biển” và thương nhân Việt nam đã tham gia vào con đường này.

Xác tàu đắm trên vùng biển Bà rịa - Vũng tàu:

-Tàu cổ Lộc an (trục vớt tại bờ biển) Bình châu - Xuyên mộc: hơn 1.000 hiện vật, đa phần là đồ gốm gia dụng, trắng, vẽ lam, xuất xứ từ các lò gốm Nam Trung hoa vào cuối thế kỷ 19.

-Tàu cổ Bãi Dâu: 105 hiện vật, khá phong phú về chủng loại và kiểu dáng (gốm, sứ, pha lê, thủy tinh...) sản xuất tại Pháp vào giữa thế kỷ thứ 19 do Công ty Biedermann & Co-Saigon đặt làm, đặc biệt có một bình đất nung trang trí hình chim phượng.

-Tàu cổ Hòn Bà: 569 hiện vật, phần lớn là gốm dân gian liên quan đến nghề làm mắm ở miền Nam Trung bộ, một số gốm sứ thời Ung Chính nhà Thanh.

-Tàu cổ Hòn Cau, Côn đảo: nhiều hiện vật gốm sứ (gốm men trắng hoa lam và gốm men trắng) đa dạng về loại hình, kiểu dáng của các lò "Cảnh Đức Trấn" (Giang tây), "Sơn Đầu" (Phúc kiến, đời Khang Hy, 1690). Có hiện vật mang phong cách châu Âu hoặc thể hiện cả hai phong cách trên cùng một hiện vật. Đặc biệt có 7 khẩu thần công được đúc vào thời Gia Tĩnh (nhà Minh, 1522-1566)  lần đầu tiên được tìm thấy ở Việt nam (Bãi Rạng, Bà rịa - Vũng tàu).

Vùng biển khác:

-Tàu cổ Cù lao Chàm - Hội an: là một kho báu đồ sộ. Chỉ riêng đồ gốm thương phẩm Chu Đậu (Hải dương, thế kỷ 15) đã gồm 240.000 hiện vật. Ngoài hàng hóa, đồ dùng, thực phẩm, người ta còn tìm thấy xương sọ của một phụ nữ khoảng 20 tuổi có đặc điểm nhân chủng Thái.

-Hai con tàu cổ tìm thấy ở Cà mau (1998) và Bình Thuận (2001): khoảng 200.000 đồ gốm sứ Trung quốc.

-Tàu cổ Hòn Đầm - Phú quốc: khoảng 10.000 đồ gốm gia dụng Sawankhalor (Thái lan, nửa đầu thế kỷ thứ 15) mang một phong cách rất riêng bởi kỹ thuật khắc chìm phủ men bên ngoài.

Thứ Sáu, 29 tháng 7, 2016

Bơi sải – Những lời khuyên đối lập nhau nhưng … đều đúng (P3)

Các Lời góp (tiếp theo): 

Lời góp của VĐV-2: Trong bất cứ chương trình huấn luyện nào, bạn cũng sẽ được khẳng định rằng, Recovery với cánh tay thẳng có thể gây ra vấn đề nghiêm trọng vai. Tại sao ban không đong đưa cánh tay của bạn khi phục hồi? Các tác dụng phụ về vật lý có thể có trong kỹ thuật này là gì, chắc bạn đã biết rồi.

Lời góp của VĐV-3: Tôi đã bị 3 ca phẫu thuật vào hai vai (không phải do bơi lội). Tôi thấy rằng Recovery thẳng cánh tay dễ dàng hơn đối với tôi. Tôi cũng dùng đầu làm dẫn hướng, với cánh tay gập và thả lỏng, trừ lúc đang kéo nước. Bạn hãy thử thẳng cánh tay hồi phục nếu bạn có vấn đề vai. Nó thực sự tuyệt vời cho bơi cự li dài, và khiến bạn có thể sử dụng 2 kich trong 2 stroke, tay nhập nước bắt đầu bằng ngón tay cái. Sau đó kéo nhẹ nhàng để cơ thể lướt đi trong một, hai giây. Rồi lặp lại. Tôi cảm thấy thực sự tốt. Bạn hãy thử nó.

Lời góp của VĐV-4: Nếu bạn đã tìm hiểu về bơi sải trường phái Total Immersion thì chủ đề về sải với cánh tay thẳng là không phù hợp với bạn. Nó không hề sai nhưng không thích hợp với bạn nếu bạn muốn sử dụng kỹ thuật bơi sải khôn ngoan. Bạn hãy loại bỏ suy nghĩ nói trên ngay lập tức.

Lời góp của VĐV-5: Những gì mà lời góp trên không nói ra, đó vai có thể được giảm sự căng thẳng nếu cánh tay bạn gập với khuỷu tay cao. Nó cũng cung cấp cho bạn một lợi thế nhiều hơn về động lực đẩy và kèm với một tốc độ cao hơn. Bạn hãy tin tưởng (vào kỹ thuật gập cánh tay).

Lời góp của VĐV-6: Bài viết trên sẽ tốt khi bơi nước rút. Nó có thể tốt hơn khi tăng tốc trong bơi tốc độ, nhưng đó là một sự lãng phí năng lượng cực lớn.

Lời góp của VĐV-7: Tôi thấy vui vì có người đã làm điều đó tại Thế vận hội London môn bơi sải cự li 50 mét, đã giành được huy chương vàng, đã thiết lập một kỷ lục mới. Đó là lý do tại sao tôi nhìn vào kỹ thuật này
.

Hình: Hãy nhìn người phụ nữ này và hãy chọn một môn thể thao nào đi (thay cho lời góp). 
(hết)