Danh sách các tab/trang

Thứ Hai, 30 tháng 7, 2018

Cứu hộ ở hang Tham luang-hai nạn nhân cuối cùng-P2

Bị lạc đường (lược dịch)

... Ngoài nhóm Mallinson, thợ lặn Anh Chris Jewell cũng tham gia giải cứu một trong hai boy cuối cùng rời khỏi hang Tham Luang. Trong quá trình giải cứu, Jewell (hình như chỉ có 1 thợ lặn trong nhóm này - NST) cũng gặp sự cố bất ngờ.
Do hang tối và địa hình hiểm trở, thợ lặn phải lần theo dây dẫn đường trong hang ngập nước. Một tay họ bám vào sợi dây này trong khi tay còn lại kéo boy.
Trong quá trình lặn, Jewell đã bị tuột tay khỏi dây và hoàn toàn mất phương hướng trong bóng tối. Sau một lúc Jewell  tìm thấy một đoạn dây cáp với hy vọng có thể dẫn anh đi về phía trước. Tuy nhiên, sợi dây này rốt cuộc lại đưa Jewell về phía cuối hang (có lẽ là một ngách hang khác - NST).

Sau khi nhận ra bị mất phương hướng, Jewell nổi lên mặt nước và đặt boy mà anh đang giải cứu lên một mỏm đá. “Tôi đã nổi lên ở một phần khác trong hang và tôi thực sự không biết là tôi đang ở đâu trong vài phút”.  

Sau khi hoàn thành công việc, hai thợ lặn Mallinson và Harris quay lại và đến được chỗ Jewell. Họ hỗ trợ Jewell đưa boy ra ngoài. Bác sĩ Harris đi trước và Jewell đã theo sau. Cuối cùng tất cả đều ra đến cửa hang an toàn ...

Cứu hộ ở hang Tham luang - hai nạn nhân cuối cùng-P1

P1. Mặt nạn lặn trùm mặt không vừa nạn nhân (lược dịch)


... Khi Harris (bác sỹ) và Mallinson (thợ lặn Anh) tìm cách đặt mặt nạ thở vào mặt của nạn nhân cuối cùng (boy) , anh phát hiện ra rằng nó quá nhỏ (*) so với gương mặt của boy: “Chúng tôi đặt nó lên mặt boy, siết chặt đến mức mũi của boy bị bẹt ra nhưng vẫn còn một khoảng hở dưới cằm, không thể che kín mặt được”.
Họ lo sợ rằng boy sẽ bị chết đuối nếu đeo mặt nạ không vừa với mặt. Mallinson không biết làm cách nào để liên lạc với đội cứu hộ bên ngoài để mang chiếc khác vừa vặn hơn vào.

Hai thợ lặn quyết định sử dụng một mặt nạ khác (mà họ có) với hy vọng có thể ra khỏi hang an toàn: “Chúng tôi biết không còn nhiều thời gian và chúng tôi hiểu đây là lựa chọn cuối cùng. Một khi đã quyết định đưa boy ra ngoài, thì đó là hành trình chỉ có một chiều. Bạn không thể đưa chúng trở lại nơi xuất phát - đó là cách đưa boy ra ngoài - chỉ có sống hoặc chết”.

Anh rất lo lắng trong quá trình đưa nạn nhân cuối cùng này đi qua các ngóc ngách vì chiếc mặt nạ thay thế có thể dễ dàng tuột ra ngoài nếu nó bị va vào đâu đó. Tầm nhìn ở trong hang gần như bằng 0 khiến họ không thể nhìn rõ cơ thể boy trong lúc kéo chúng đi. Mallinson đã sử dụng chính cơ thể mình làm lá chắn cho boy: “Tôi đã lấy đầu của tôi che cho đầu của boy. Đầu của tôi sẽ va vào đá trước và cách làm đó sẽ giúp bảo vệ đầu của boy”. Đầu của anh đã va đập hàng chục lần nhưng anh vẫn phải duy trì tốc độ di chuyển ra khỏi hang để đảm bảo nạn nhân không bị hạ thân nhiệt...

(*) Lời góp của NST: nếu mặt nạ "quá nhỏ..." thì boy này có thể là anh HLV đội bóng, nếu mặt nạ "quá lớn..." thì boy này có thể là nhí 11 tuổi. NST xin tham dự cuộc phỏng đoán - vì bài phỏng vấn, biết đâu đấy, có thể bị chút lỗi.

Thứ Tư, 11 tháng 7, 2018

7 kỹ năng thiết yếu của thợ lặn scuba


(Lời khuyên của một thợ lặn cấp cao, trích dịch)

Để tận hưởng thú vui dưới nước, bạn phải nắm vững các kỹ năng lặn thiết yếu. Dưới đây là 7 biggies.

Kỹ năng 1: Thành thục việc lắp ráp, đeo mang các thiết bị/phụ kiện (Know your gear setup/configuration).
Kỹ năng 2: Biết kiểm soát sự hấp thụ nitơ của bạn (Learn how to monitor your nitrogen absorption).
Kỹ năng 3: Biết khử nước lọt vào kính lặn (How to clear a flooded mask).
Kỹ năng 4: Bết cân bằng áp lực tai (How to equalize your ears).
Kỹ năng 5: Biết cách giao tiếp dưới nước (Learn how to communicate underwater).

Kỹ năng 6: Xác định chính xác trọng lượng của bạn trong nước (Determine your ideal weight).
Kỹ năng 7: Kiểm soát hơi thở của bạn để có lượng tiêu thụ không khí tối thiểu (Control your breathing for minimal air consumption).


Khi bạn hiểu biết về thiết bị và quen với thiết bị, bạn sẽ không bị mất thời gian để tìm kiếm vòi thở hay đồng hồ đo của bạn. Bạn sẽ tập trung sự chú ý vào cá và san hô.

Khi bạn hiểu biết về thiết bị, bạn lặn sẽ an toàn hơn. Bạn biết được nơi để tiếp cận với vòi thở của bạn nếu nó bật ra khỏi miệng, và bạn biết chính xác nơi có vòi thở dự phòng nếu vòi thở chính đột nhiên ngừng hoạt động.

Bạn bị rơi kính lặn, kính lặn bị vô nước. Biết xử lý chuyện này là một kỹ năng cơ bản.

Khi lặn, cơ thể bạn hấp thụ bao nhiêu nitơ là vẫn vi an toàn, và vẫn an toàn cho lần lặn tiếp theo? Quá nhiều nitơ trong cơ thể có thể làm bạn có nguy cơ tử vong.

Biết làm thế nào để cân bằng tai. Khi bạn đi xuống, áp lực nước ép vào tai làm bạn cảm thấy đau buốt. Không thạo  cân bằng tai sẽ làm mất đi của bạn một buổi dạo chơi thú vị dưới đáy biển.

Làm thế nào để bạn “nói chuyện” với bạn lặn. “Nói chuyện” còn giúp các thợ lặn khi cần được giúp đỡ trong trường hợp khẩn cấp.

Mang bao nhiêu chì cũng là một kỹ năng mà bạn phải làm chủ. Khi bạn tối thiểu trọng lượng chì, bạn sẽ kiểm soát cân bằng một cách xuất sắc. Kiểm soát cân bằng còn giúp bạn giảm thiểu rủi ro do đi lên quá nhanh, và giúp bạn không va quệt vào san hô hoặc khuấy bùn vào mặt kẻ bơi phía sau. 

Một kỹ năng cơ bản là không bao giờ nín thở. Bạn phải luyện cách kiểm soát hơi thở. Khi bạn kiểm soát được hơi thở thì ở dưới nước được lâu hơn, để tận hưởng kỳ thú dưới biển.

Quen thuộc với các trang, thiết bị còn có nghĩa là bạn biết khi nào cần bảo dưỡng, bảo trì chúng. Thiết bị của bạn cần được chăm sóc trước mỗi lần lặn.

Thuần thục những kỹ năng này và làm chủ được kỹ thuật, bạn sẽ thấy rằng các thợ lặn khác muốn được giống như bạn.