Danh sách các tab/trang

Thứ Bảy, 17 tháng 10, 2015

Robert Duane Ballard - người truy tìm các tàu đắm nổi tiếng

(trích dịch)

Robert Duane Ballard (sinh ngày 30/6/1942) là cựu sĩ quan Hải quân Hoa Kỳ và là giáo sư Hải dương học Đại học Rhode Island, rất quan tâm tới việc khảo cổ dưới nước, gồm: khảo cổ học hàng hải và khảo cổ những con tàu đắm. Ông được biết đến nhiều nhất với khám phá xác tàu đắm RMS Titanic vào năm 1985, chiến hạm Bismarck vào năm 1989, tàu sân bay USS Yorktown vào năm 1998, tàu John F. Kennedy PT-109 vào năm 2002. Ông đã từng thám hiểm đại dương trên con tàu E/V Nautilus.

Chiến hạm Bismarck của Đức: Ballard đã gặp muôn vàn khó khăn khi nhóm ông tìm kiếm Battleship Bismarck vào năm 1989. Độ sâu phải tìm kiếm là 4.000 feet, sâu hơn nơi Titanic bị chìm. Ballard cố gắng xác định xem liệu tàu chiến Đức đã bị đánh chìm bởi quân đội Anh hay do thủy thủy đoàn của con tàu này.

Tàu Lusitania của Anh: Năm 1993 Ballard tìm kiếm xác tàu RMS Lusitania ở ngoài khơi bờ biển Ireland. Con tàu đã trúng một trái ngư lôi, nhưng bị hai lần nổ, với vụ nổ sau lớn hơn nhiều. Ông xác định các nồi hơi còn nguyên vẹn, do vậy đã suy đoán vụ nổ thứ hai có thể được gây ra bởi bụi than. Nhiều người khác đã đặt câu hỏi cho giả thuyết này. Ballard không loại trừ khả năng do nước biển rất lạnh đã tràn vào máy động lực hơi nước (vẫn đang hoạt động) của con tàu, gây nên hiện tượng quá nhiệt.

Trận Guadalcanal: Nhóm của Ballard đã đến thăm khu vực biển có nhiều xác tàu đắm trong Thế chiến 2 tại Thái bình dương. Cuốn sách của ông nói về vụ chìm tàu Guadalcanal có nhiều hình ảnh tàu bị đánh chìm trong trận Ironbottom Sound khét tiếng, thuộc eo biển giữa đảo Guadalcanal và Floridas ở quần đảo Solomon.

Tàu USS Yorktown: Ngày 19/5/1998 Ballard tìm thấy và chụp hình xác tàu Yorktown bị chìm trong trận Midway.

Tàu John F. Kennedy PT-109: Năm 2002, Hiệp hội Địa lý Quốc gia và Ballard sử dụng tàu ngầm không người lái khảo sát vùng đáy biển quần đảo Solomon. Họ đã tìm thấy một ống phóng ngư lôi và các phần chuyển tiếp của xác tàu PT-109, bị tàu khu trục Nhật bản Amagiri đâm lủng vào năm 1943, tại ngoài khơi đảo Ghizo.

Hình minh họa.

Thứ Bảy, 10 tháng 10, 2015

Một chút về lịch sử thi bơi quốc tế

Năm 36 trước Công nguyên, thi đấu môn bơi đã được tổ chức tại Nhật – tổ chức sớm nhất trên thế giới.

Năm 1869, Luân Đôn thành lập “Hiệp hội Câu lạc bộ bơi lội đô thị lớn” – một tổ chức tương tự như Liên đoàn, quy tắc thi đấu môn bơi ra đời. 

Năm 1896, tại “Thế vận hội hiện đại” lần thứ nhất tổ chức tại A-ten, bơi lội trở thành môn chính thức với ba nội dung thi đấu.

Hiệp hội bơi lội thế giới thành lập năm 1837.

Hồi năm 1896, khi bơi lội được đưa vào thi đấu ở Thế vận hội, môn bơi không phân chia kiểu bơi, tức “bơi tự do” theo đúng nghĩa đen, và chỉ có ba nội dung 100 mét, 500 mét, 1.200 mét.

Thế vận hội lần thứ 2 năm 1900 có thêm kiểu bơi ngửa.

Thế vận hội lần thứ 3 năm 1904 có thêm kiểu bơi ếch.

Tới năm 1908 mới có quy định về các môn thi đấu trong bể bơi.

Thế vận hội lần thứ 5 năm 1912 mới có thi đấu môn bơi của nữ.

Thế vận hội lần thứ 16 năm 1956 thêm kiểu bơi bướm, và từ đó có hình thức cố định là bốn kiểu bơi. Thi đấu môn bơi tại Thế vận hội sau đó có 6 môn, là bơi tự do, bơi ếch, bơi bướm, bơi ngửa, bơi phối hợp và bơi tiếp sức (gồm bơi tự do và bơi phối hợp) với 32 nội dung.

Hình minh họa.


Thứ Bảy, 3 tháng 10, 2015

Sự việc chẳng có gì ghê gớm, cũng không phải là trường hợp khẩn cấp, nhưng… (P2)

P2. Mục tiêu cuối cùng của bạn là trở lại tàu lặn


Để mắt tới tàu thuyền qua lại


Khi bạn bị cuốn trôi, thì mục tiêu cuối cùng của bạn là trở lại tàu lặn của bạn. Vì vậy, nếu bạn được một tàu khác vớt, thì bạn hãy nói với họ bố trí một điểm hẹn để tàu của bạn đến đón bạn, hoặc để tàu của bạn không phải tìm kiếm bạn nữa. Bởi các bạn của bạn có thể vẫn tiếp tục tìm kiếm bạn, gây ra các hoạt động tìm kiếm chồng chéo không cần thiết.


Giữ ấm


Ngay cả khi bạn đang mặc đầy đủ đồ ấm, bạn có thể vẫn bị mất nhiệt. Thêm một giờ trôi nổi trên mặt nước, bạn có thể bị lạnh, thậm chí bị giảm thân nhiệt, đặc biệt là nếu bạn đang ở đâu đó vùng cận nhiệt đới như California hoặc khi ánh sáng mặt trời đã tắt.

Khi phải chờ đợi lâu, bạn sử dụng các tư thế giữ nhiệt (Escape - HELP) bằng cách giảm thiểu diện tích cơ thể tiếp xúc với nước. Bạn cuộn cơ thể thành một quả bóng, 2 tay ôm đầu gối để 2 chân co vào sát ngực. Vị thế này sẽ giảm thiểu sự tiếp xúc của nách và bẹn với nước (các bộ phận phải cung cấp nhiều nhiệt nhất). Nếu có bạn lặn, các bạn có thể ôm lấy nhau.

Nếu thân nhiệt bắt đầu hạ, đầu tiên là run rẩy, sẽ có thể dẫn đến rối loạn tâm lý và có thể bất tỉnh. Bạn phải lập tức vứt bỏ các vật nặng trên người (nếu còn). Lấy dây cột chiếc phao+cờ báo hiệu vào cơ thể để đề phòng lúc các ngón tay tê cứng của bạn không thể giữ được nó.

Ngăn chặn ngay từ đầu


Như với hầu hết các tình huống, giải pháp tốt nhất cho vấn đề này là có kế hoạch lặn thích hợp. Lắng nghe cuộc họp lặn, tuân theo chỉ dẫn của Divemaster. Bạn cần tính toán dòng chảy để có thể đi cùng với dòng chảy và đủ thời gian để trở lại tàu. Bạn sẽ sử dụng ít calo hơn, ít khí thở hơn và dành khí thở cho thời gian lặn trở lại tàu theo “quy tắc một phần ba”. Và thế là bạn nổi lên sát tàu với một cú nghỉ an toàn, nhàn nhã, sau đó dõng dạc leo lên tàu y như một thợ lặn chuyên nghiệp.

Để tránh bị mất tích với tàu lặn hoặc ở quá xa nó sau khi nổi lên, bạn cần luyện kỹ năng định hướng. Hãy sử dụng la bàn mỗi khi chuyển hướng. Hãy tạo thói quen xác định các điểm mốc trên đường đi. Bơi từ từ và ghi nhớ các mỏm đá đặc biệt, màu sắc nổi bật của một mép vỉa san hô, thậm chí xếp các cục đá thành mũi tên chỉ hướng trong bãi cát, chúng sẽ trở thành một Breadcrumbs chỉ lối cho bạn trở lại tàu.

Khi xuất hiện dòng chảy mạnh và thấy mình bị cuốn trôi, hãy giữ bình tĩnh và kiểm soát bản thân là điều quan trọng nhất mà bạn có thể làm. Tec Clark, bạn tôi, nói: “Điều quan trọng là bạn không được hoảng sợ bởi chính tâm lý của bạn. Đơn giản là bạn hãy để mắt tới tàu lặn và môi trường xung quanh bạn, cộng với những kỹ năng mà bạn đã được học. Nếu bạn nhớ tất cả những điều đó, chuyến lặn của bạn sẽ là một câu chuyện tuyệt vời về hạnh phúc”.

Ưu, khuyết điểm của thiết bị tín hiệu.

Bill Kendig, bạn tôi, nói: “Các phao báo hiệu đều có thể xếp gọn vào túi BCD, và dễ dàng bơm lên bởi inflator, vì vậy bạn không có lý do gì để không có nó. Thiết bị báo hiệu sẽ tối đa hóa cơ hội cứu bạn trong tình huống bị cuốn ra biển”. 
Kendig nói: “Nhược điểm của còi là tàu lặn có thể không nghe thấy âm thanh nếu bạn đang ở cuối gió”. Đó là lý do tại sao thiết bị nhìn (phao+cờ, gương, đèn) là hữu ích, và hơn nữa, chúng sẽ cung cấp vị trí chính xác của bạn.
Kendig nói: “Thật ngạc nhiên, phao+cờ tín hiệu chỉ có thể nhìn thấy trong nửa dặm, nhưng gương tín hiệu cho phép nhìn thấy từ nhiều dặm. Nó y như ánh sáng đèn halogen nếu tàu lặn đang nhìn về phía bạn”. Còi và gương đều rất rẻ và bỏ gọn trong túi BCD. Tất nhiên khi mặt trời đã khuất thì còi có giá trị hơn gương, và còi bao giờ cũng hoạt động tốt, miễn phổi bạn còn không khí.

(*) Xin xem tại “Tự điển Lanbien” ở trên cùng bên phải trang tin này.