Danh sách các tab/trang

Chủ Nhật, 31 tháng 7, 2011

Free-diving, an emotional intro...
Lặn tự do, tiếng gọi của niềm đam mê...


>> Xem bản tiếng Việt bên dưới >>


Sara Campbell, aka Mighty Mouse, into the blue Do you like the calm and serene sensation? Have you been frozen in passion watching a submarine scene? Have you ever dreamt of playing with dolphins underwater? Have you wondered how the weightlessness feel? Or do you like meditation, like zen or yoga? If "yes" is your answer then freediving is exactly the sport of your choice!

You may haven't heard of the word "free-diving" before, but if you're reading this blog, it's most likely that you have freedived sometime in your life even without knowing it's freediving. Free-diving, skin-diving, or apnea (sport) are just names of the action that you hold your breath underwater. With your breath held, you can do various things underwater, from submarine sightseeing, spear fishing, underwater photography, to getting involved into submarine life to be a part of it (not just watching it), or underwater dance (like a mermaid), underwater sports (rugby, hockey), or even just to enjoy the serenity like meditation.

Getting into the blue, you'll get a chance to live the submarine life, to enjoy the submarine world as a part of it. The schools of fish whirling around and around, the spiny sea urchins and the wavy moray eels hiding beneath the colorful corals,... all of those wonderful things just show up right in front of your (nacked) eyes when you dive. And if lucky, you may also see the old shipwrecks, enjoy the feeling of facing cold-blooded sharks, or playing with the lovely dolphins, etc. But different from scuba diving, in a freedive you are one of the members in that submarine life with no annoying bubbles which disturb the local inhabitants down there.

(Click to see video...)


Can you imagine how your limbs will be shaking (for fear or for happiness) when you dive next to the giants like a whale or a whale shark?!!!

(Click to see video...)


More than recreation, freediving gives you the serenity of meditation, the freedom of weightlessness, and the infinite joy of introspection.

(Click to see video...)


With advanced skills, freediving turns out to be an art! Skillful freedivers may perform underwater dance, underwater show, mermaid show, and so on.

(Click to see video...)

And of course, they do perform in movie.

(Click to see video...)



All of the above stuff is the "cool" part of freediving. But if you are an active person, you may like to touch the "hot" part of it, competitive apnea. Apnea is an extreme sport including many disciplines from static (timed breath holding), dynamic (breath-hold swimming for distance), to depth disciplines (constant weight, free immersion, no limit) in which athletes follow a guide line to dive downto the great depths (current world record of no-limit apnea is 214m depth set on 2007.)

(Click to see video...)


All in all, free-diving gives you the passional freedoms: free of charge, free of messy equipments, free of noisy bubbles, free of heavy weight, free of breath, and free of stress.

Let's go freediving!


_______________________________________________________________
(Bản tiếng Việt)

Pool diving, Scuba Blogger offline

Sau buổi Cafe đầu tiên, nhóm scuba blogger quyết định mở màn các hoạt động offline của mình bằng một chuyến lặn chung. Ngoài 2 lão già đi lặn tương đối thường xuyên thì hai thành viên mới của blog nghỉ lặn scuba khá lâu. Coral đang có kế hoạch tháng 8 này sẽ đi lặn Malay, tuy nhiên lần lặn cuối cùng của cậu cách nay đã một năm. Computerboy còn tệ hơn, đã 2,3 năm nay chưa lặn bằng bình hơi, chỉ freediving trong hồ bơi! Vậy chuyến lặn này cũng có ý nghĩa dive refreshing cho Coral và nhất là Computerboy. Cảm nghĩ thở lại bằng bình khí nén sau 3 năm thế nào? Computerboy sẽ có bài đăng sớm. Ở Saigon thì đi lặn scuba ở đâu? Hiện tại chỉ duy nhất 1 địa điểm là Rainbow Divers SG có văn phòng tại 55 Nguyễn Đăng Giai - Thảo Điền Q2.

The 1rst offline activity: pool diving - refreshing! From left: Computerboy, HCQ, AMk3 and Coral.

HCQ: Buoyancy control.

Coral: OK!

Computerboy: After 10 minuten buoyancy skill revised - he, got it!

Coral: Oh, so good beneath the pool! :P


HCQ trying "frog kick"!

Buổi Offline đúng vào ngày cơn bão số 3 đang đổ vào miền Trung. Thời tiết thật tệ. Tuy nhiên, dưới 2,6 met nước mấy blogger "lặn biển-scuba" vẫn thoải mái và relax....well.

Thứ Tư, 27 tháng 7, 2011

Cafe Scuba!

Sau hai năm xuất hiện trên cyberspace, blog "lanbien-scuba" nay cũng đã thu hút được sự quan tâm của một số các bạn lặn, huấn luyện viên và các bạn bè khác. Tuy nhiên, đến hôm nay lần đầu tiên một buổi gặt mặt giữa các blogger AMk3, HCQ và hai bạn đọc Giang (Coral) và Định (ComputerBoy) mới được tổ chức tại quán Cafe "Thời @" trên đường Lý Chính Thắng. Thắng lợi đầu tiên của buổi gặp mặt là hai bạn Giang Định đã Ok tham gia góp bài viết cho Blog, trở thành Blogger cùng chung sức xây dựng "Lặn Biển - Scuba" Blog ngày càng có sức hút và khả năng cổ vũ cho môn lặn biển, lặn tự do, bơi lội và các môn thể thao dưới nước khác.
Chào mừng các bạn trẻ tham gia lanbien-scuba blog.

Sẽ có các buổi off-line nữa, cafe kết hợp lặn "refresher" tại RB Saigon, "giao ban" hàng tháng với một chủ đề nhất định về scuba, free diving, trang bị, kỹ thuật, kỹ năng lặn, chụp hình dưới nước....Hy vọng sẽ có thêm nhiều bạn yêu thích lặn biển, các nhà "chuyên nghiệp" tham gia với Blog của chúng tôi. Thanks.

Thứ Ba, 26 tháng 7, 2011

Diving Hội An

   Thế là tui lại có dịp trở lại Hội An sau đúng một năm. Thay đổi đầu tiên tui phải đối mặt là Rainbow Divers Hội An tự nhiên biến mất tiêu! Bặt vô âm tín! Vậy là cái thẻ RB VIP Pass của tui mất hiệu lực :((. May mắn là còn giữ liên lạc qua FB với cô bạn nhỏ Dive Master người Thụy Sỹ. Vanessa nay đang làm cho Blue Coral Diving Hội An và tui đăng ký đi lặn với Vanessa. Lần này tui ra Hội An dự hội thảo của công ty với chủ đề "An toàn thông tin Việt nam, chặng đường 10 năm" đồng thời kỷ niệm 10 năm thành lập công ty. Hội An những ngày này trời rất nóng, may mà khu resort nơi chúng tôi ở nằm ngay trên bờ biển, cách cửa Đại khoảng 2 Km nên cũng dễ chịu.

Swiss Belhotel Golden Sand Resort

nơi công ty tui tổ chức sự kiện.

Bạn lặn Thorsten người Đức và cô DM Vanessa

Cù lao Chàm dưới ánh mặt trời chói chang.

Phía sau là thị trấn Hội An dưới cái nóng 37 độ C.

Thời tiết đẹp (cho lặn biển) nhưng chuyến này cả tàu chỉ có hai khách.

 Thorsten - buddy from Germany và Vanessa Blue Coral Dive Master

Đáy biển Hội An đang hồi phục từ từ. Tube Coral

 Ở đâu có hải quỳ, luôn có các chú "Nêmo" lượn xung quang.

Latiice Butterflyfish

Pacific Lionfish

Tui không biết tên con Nudibranch này.

BlackAnemonefish

Vanessa

Thorsten

Và tui.

San hô đá

Một clip minh họa cho tầm nhìn tuyệt vời ngày hôm đó ở Cù Lao Chàm

Thứ Hai, 25 tháng 7, 2011

Đảo Lý sơn - Cù lao Ré

Bài của anh Đỗ Nghĩa (trích phần giới thiệu về hòn đảo)

Lý Sơn là một hòn đảo hình thành từ ba ngọn núi lửa cũ, địa hình và đất đai trên đảo từ nham thạch phun trào đã qua hàng triệu năm. Lý Sơn còn mang một cái tên khác là Cù lao Ré, cái tên thuở ông cha khai phá miền đất này mang tên loài cây dại mọc nhiều trên đồng đất nơi đây.

Hòn đảo từ bao đời của những người nông dân và chài lưới nằm ngoài khơi biển Đông thuộc Quảng Ngãi, cách đất liền tính từ bến tàu Sa Kỳ gần hai chục hải lý. Nơi ấy có những người con của biển cả, bao năm qua vẫn đi về biển đảo Hoàng Sa nhiều gian nan, nhiều bão tố. Họ là những người lính hải đội Hoàng Sa năm xưa hay những người dân lành sống nghề đánh cá. Họ đi biển, làm ăn và gìn giữ vùng trời vùng biển của ông cha mình từ bao đời nay.

Huyện đảo Lý Sơn có ba xã Vĩnh An, An Hải và An Bình hình thành từ đảo Lớn và đảo Nhỏ nằm kế. Trên đảo Lớn có nhà truyền thống hải đội, Âm linh tự thờ vong hồn liệt sĩ Hoàng Sa, nhà thờ cai đội và những ngôi mộ gió bởi có rất nhiều những người con của biển ra khơi đã không trở về. Thiên nhiên và bão tố, và gần đây là giặc giã xóm giềng phương Bắc. Nhiều lắm những giọt nước mắt của những người vợ, của con cái và người thân trong ngày tháng ngóng chờ tàu đi rồi tàu về, có những người chờ mãi, chờ mãi, chờ hết cả một đời...

Hình: sự sống bền bỉ trên đảo Lý sơn.

Thứ Năm, 21 tháng 7, 2011

Mệt mỏi, hoảng sợ trong khi lặn (P1)

(bài của một Instructor, trích)

Có hai phản ứng căng thẳng gây nguy hiểm cho thợ lặn:
Mệt mỏi (Fatigue): Là một phản ứng vật lý với stress. Mệt mỏi phụ thuộc vào luyện tập của thợ lặn, thiết bị của họ, cũng như các đặc điểm của môi trường lặn.
Hoảng sợ (Panic): Là một phản ứng tâm lý. Hoảng sợ sẽ ngăn chặn thể lực, trí tuệ và sự điềm tĩnh. Ở đây kiến thức và kinh nghiệm đóng một vai trò quan trọng.

Hoảng sợ là một phản ứng tinh thần với mối đe dọa có thật hoặc chỉ là cảm nhận, dẫn tới mất kiểm soát và khả năng suy nghĩ logic. Khi này họ sợ hãi và quên đi phần còn lại, dẫn đến việc họ ra quyết định sai lầm. Ví dụ gặp dòng chảy mạnh, họ cố bơi ngược dòng và cuối cùng sẽ kiệt sức.
Tình huống gây căng thẳng bắt đầu từ hệ thần kinh giao cảm và sự tiết Adrenaline kích thích tim và hệ hô hấp. Tim đập mạnh, thở nhanh và không đều, dẫn đến cơ thể bị thiếu không khí. Do không chịu nổi cú sốc này nên quả tim yếu đuối sẽ xử lý một cách rất đơn giản, là ngừng đập.
Hoảng sợ không chỉ làm mất kiểm soát bản thân, mà còn làm thay đổi sinh lý cơ thể. Không phải ngẫu nhiên mà nguyên nhân chủ yếu dẫn tới cái chết ở dưới nước là do hoảng sợ.

Hoảng sợ (những yếu tố có thể dẫn đến cái chết của thợ lặn) chia thành bốn nhóm :

1. Do bản thân (do đặc điểm của cá nhân và điều kiện vật lý):
-Bị lo ngại bất hợp lý – sự ám ảnh (irrational fears – phobias).
-Bị tác động bởi hệ thần kinh thực vật (nervous and fidgety nature).
-Do thiếu kinh nghiệm và thiếu tự tin.
-Buồn nôn hoặc bị nôn (nausea and vomiting).
-Bị mệt mỏi (physical fatigue).
-Cảm thấy chóng mặt (dizziness).
-Do tác động của rượu hoặc chất kích thích.
-Do bạn chưa sẵn sàng lặn nhưng vẫn lặn.
-Do bị bệnh (injuries and illnesses).
-Do bị giảm thân nhiệt (hypothermia).

2. Do yếu tố nhóm:
-Bị lạc khỏi nhóm lặn.
-Cảm thấy cô độc.
-Cảm thấy không an toàn.

3. Do thiết bị của bạn có vấn đề.

4. Do các mối nguy hiểm ở dưới nước:
-Khi rơi vào dòng chảy mạnh (fast currents).
-Khi nước đột nhiên lạnh và tối lại, hoặc gặp khó khăn khác (troubled, cold and dark water).
-Khi gặp cá lớn, cá dữ.
-Lặn trong khu vực rủi ro cao như hang động, xác tàu đắm (high-risk area: caves, shipwrecks).

Thứ Sáu, 15 tháng 7, 2011

Haenyeo, thợ lặn vùng Nước Lạnh: P2 - Hạnh phúc là gì?

(sưu tầm, trích)

Ở tuổi 33, Kim Jae Yon là haenyeo trẻ nhất Hàn Quốc, một đất nước có một nửa số thợ lặn tuổi trên 70 và 90% từ 50 tuổi trở lên. Kim không lặn vì tiền, cô kiếm sống bằng việc kinh doanh hàng ăn. Nhưng theo truyền thống của mẹ, dì và bà ngoại mình, cô dành nhiều thời gian theo học nghề haenyeo cổ truyền, bởi đó là sợi dây gắn kết với tổ tiên. “Bây giờ hoặc không bao giờ” – cô nói – “một ngày kia, những người lớn tuổi sẽ qua đời và biển cả chỉ còn một mình tôi. Tôi muốn học mọi thứ tôi có thể trong khi còn thời gian. Vì thế tôi có thể dạy cho những người phụ nữ khác mà có thể một ngày nào đó họ sẽ đến”.

Vào sáng nay, một cơn bão đang hình thành cách Khaongr 1.000 hải lý về phía nam và các dòng nước đã cuộn lên giận dữ. Chỉ cần kinh nghiệm 4 năm trong nghề, Kim cũng biết biển nguy hiểm đến mức nào. Khi cô chuẩn bị lặn, dì của cô, Kim Choun Geum, 56 tuổi, xuất hiện. Người dì kiên nhẫn giúp cô cháu gái, thì thầm những lời động viên, rồi học sinh và cô giáo thả người vào dòng nước dữ tợn.

Trước kia Kim không định trở thành một haenyeo. Cô lớn lên ở Mara, học cao đẳng ở Jeju, sau đó lấy chồng. Cuối cùng, sau những vụ kinh doanh thất bại, hai vợ chồng trở lại Mara. Đối với Kim, khi ấy 29 tuổi, về nhà là sự thay đổi cuộc đời.

Một ngày nọ, khi lặn cùng người dì của mình, Kim được chiêm ngưỡng vẻ quyến rũ của biển. Sau những căng thẳng của công việc văn phòng trên đảo Jeju, cô cảm thấy ngạc nhiên đến sững sờ trước giá trị của TỰ DO.

Cô bắt đầu từ công việc đơn giản nhất: Thu gom rong biển ở vùng nước nông, và cô đã kiệt sức. “Mỗi ngày trôi qua, tôi đều rất mệt mỏi và muốn ói” – cô nhớ lại – “biển không phải là một nơi dễ kiếm sống. Tôi thật sự khâm phục những người lớn tuổi bởi các kỹ năng sinh tồn của họ”. Cô biết bà ngoại cô từng là thợ lặn giỏi nhất đảo, người có thể lặn sâu nhất, ở trong nước lâu nhất và đánh bắt được nhiều nhất. Cô nghe những câu chuyện về những người phụ nữ thời bà ngoại cô: không bao giờ than phiền về cái lạnh và sự nguy hiểm, thay vào đó là vui đùa và ca hát.

Sau mỗi buổi đánh bắt, những người phụ nữ quây quần quanh lửa trại trên bãi biển và thảo luận về công việc buôn bán, khen ngợi về các kỹ năng đánh bắt và sự dũng cảm dưới làn nước của người khác. Đó là một cuộc sống giản dị, tự do mà Kim mong muốn. (hết)

Hình minh họa: đứa con của một thị tộc du mục trên biển.

Thứ Ba, 12 tháng 7, 2011

Haenyeo, thợ lặn vùng Nước Lạnh: P1 - Sanh nghề tử nghiệp

(sưu tầm, trích)

Truyền thống haenyeo đã tồn tại từ hàng trăm năm, truyền từ đời mẹ đến đời con, được tôn vinh trong các bài hát và truyện cổ tích dân gian. Người Hàn quốc cho rằng, cơ thể người phụ nữ nhiều mỡ sẽ giúp họ chịu đựng tốt hơn trong làn nước lạnh buốt. Không người đàn ông nào mơ ước xuống nước – đây là công việc của đàn bà! Và cánh đàn ông đứng ngoài cuộc.

Tại các đảo cô lập này, phụ nữ đóng vai trò chủ đạo. Tỷ lệ ly hôn ở đây cao hơn đất liền, một phần do tinh thần tự khẳng định mình của người phụ nữ. Các haenyeo là người đưa ra lời cuối cùng về những quyết định quan trọng.

Hồi đó các haenyeo chỉ có chiếc áo bằng vải bông chống lại nước lạnh thấu xương. Họ dùng “cây nạy” để nạy các động vật có vỏ bám trên các tảng đá, cho tới tận độ sâu 20 mét.

Tai nạn thường xuyên xảy ra. “Chỉ một sai lầm, biển sẽ giết chết bạn” – bà Kim Choun Geum nói – “nguyên tắc của chúng tôi là không bao giờ tham lam”. Nhiều haenyeo đã thiệt mạng do bị cá mập tấn công, bị chết do đuối sức. Họ bị bệnh nghề nghiệp. Như nhiều haenyeo cao tuổi, bà Byun Chun-ok, 84 tuổi, bị bệnh về về tai, phổi và khớp. Mặc dù các quan chức Hàn Quốc cam kết giúp đỡ các haenyeo, nhưng cái họ cần là sự hỗ trợ tài chính cho việc chăm sóc con cái và dịch vụ y tế.

Nhưng hiện nay, cách sống mẫu hệ này đầy rẫy rủi ro. Các tàu đánh cá hiện đại xâm phạm khu vực đánh bắt của họ, buộc các haenyeo phải ra biển xa hơn. Sản lượng đánh bắt giảm xuống, đòi hỏi người phụ nữ phải nỗ lực hơn nữa để sinh tồn. Họ chỉ kiếm được vừa đủ để nuôi gia đình. Trước kia, hải sản được đưa ra cảng bán, thì hiện nay chỉ tiêu thụ tại chỗ. Với phụ nữ, các công việc trên đất liền ngày càng hấp dẫn hơn so với đi lặn. Số lượng các haenyeo đã giảm 2/3 chỉ trong một vài thập kỉ qua, từ 15 ngàn người trong năm của thế kỉ trước, hiện chỉ còn 5 ngàn người. Tại đảo Mara (có diện tích của một sân gôn 18 lỗ) với 80 cư dân, số lượng haenyeo đã giảm từ 15 xuống 7.

Thứ Tư, 6 tháng 7, 2011

Cá heo thăm Vịnh Nha trang

Sáng ngày 28/05/2011, tôi theo tàu Vinadive ra Hòn mun lặn biển. Đi chừng hơn nửa chặng đường, chúng tôi gặp đàn cá heo, không dưới sáu chục con trưởng thành, đang bơi lội trong Vịnh. Nhóm bơi trước mũi tàu, nhóm đùa giỡn bên mạn trái, nhóm nhào lộn bên mạn phải, cách chúng tôi khoảng bốn chục mét. Tàu dừng lại, tắt máy. Du khách reo hò, vẫy gọi, chụp hình lia lịa.

“Hôm nay hên quá” – thủy thủ đoàn bình luận. Tàu kéo một hồi còi chào đàn cá heo. Đàn cá tung người lên không như đáp lễ rồi thong thả bơi ra xa – chúng còn nhiều việc phải làm. Tàu nổ máy, tiếp tục đi Hòn mun. Chúng tôi cũng vậy, không rảnh, đám du khách còn phải hoàn tất kế hoạch … lặn biển giải trí. Anh em nói cách đây mười năm cũng có một đàn cá heo vô thăm Vịnh, nay là lần thứ hai. Rất tiếc tôi không mang theo máy chụp hình (đi Hòn mun “mòn dép” rồi, mang theo làm chi).

Lúc quay về đất liền, tôi tính xin anh bạn lặn người “bên Tây” vài tấm hình chụp đàn cá heo để “làm bằng”, nhưng lụp chụp thế nào rồi … thôi. Đành tự nhủ “nước mình độc lập rồi, khỏi thèm xin xỏ “ngoại bang”.

Một ngày đẹp trời, đẹp … đáy biển.
(Hình chỉ có tính minh họa).

Thứ Sáu, 1 tháng 7, 2011

Cảm xúc về nhịp thở đầu tiên dưới đáy biển

(Lượm lặt từ các lời góp trên mạng)

Katrina, Canada, 20 tuổi.
Đó là một cảm giác tuyệt vời với một chút đáng sợ và có gì đó bất thường. Tuy nhiên, vào cuối chuyến lặn, tôi không thể tưởng tượng được hết sự tuyệt vời khi mình đã thở dưới nước, tôi cảm thấy mình như một phi hành gia đang lơ lửng trong vũ trụ.

Fahad, Arap Saudi, 24 tuổi.
Nước biển thật đáng yêu và ấm! Chúng tôi có tất cả những thiết bị phù hợp để thở ở dưới nước trong cú lặn đầu đời. Một cảm giác thật tuyệt vời nhưng siêu thực. Tôi đã tới một thế giới tĩnh mịch với âm thanh duy nhất là tiếng động của những bọt không khí do tôi thở ra. Chúng tôi quỳ dưới đáy, nhìn thấy nhau mà không thể nói chuyện được với nhau bằng lời. Tôi tức cười khi nhìn vẻ mặt của nhóm bạn học – họ cố gắng điều chỉnh trong môi trường mới mẻ của họ. Họ cố gắng chế ngự ý định quay trở về cái nơi mà họ vừa chia tay – trên mặt nước với làn không khí quen thuộc. Nó làm tôi liên tưởng đến sự ngỡ ngàng của con cá khi bạn đưa chúng ra khỏi nước.

Steven, Bỉ, 36 tuổi.
Nhịp thở đầu tiên của tôi dưới đáy biển là ở Great Barrier Reef. Đó là một khu nghỉ mát dành cho người đi lặn. Tôi không thể quên được khoảnh khắc tuyệt vời khi tôi chìm xuống nước và thở (như các bạn đã làm), cảm thấy một chút sợ hãi trong hơi thở đầu tiên, với lá phổi phải làm việc trong môi trường nước ... Tôi hít thở ... wow ... đó là tất cả những gì tôi có thể nói. Âm thanh của không khí từ tiếng hít thở của tôi ở dưới nước ... wow ... không thể tin được ... Tôi đã thở và tôi đang ở trong lòng biển! ... Tôi nghĩ tôi sinh ra để làm điều này ... Tôi đã làm điều này trước khi ... đây là nơi mà tôi được ... đây là những gì tôi làm ... Quá khó khăn khi mô tả về nó. Tôi đã thuộc về biển! Với tôi, cảm giác đó không thể xuất hiện một lần nữa.

Anne, Úc, 48 tuổi.
Tôi được người ta cảnh báo rằng, điều đáng sợ nhất là bạn không tin tưởng vào thiết bị và bản thân bạn khi lần đầu đầu tiên bạn thở dưới nước, nhưng đó không phải là trường hợp của tôi. Tôi không muốn tin như vậy bởi tôi muốn tự cảm nhận điều này. Xuống nước, tôi cảm thấy hoàn toàn thoải mái, và điều này đã giúp tôi tập trung vào các kỹ năng được học, như đeo kính lặn ở dưới nước, tháo và đeo lại BCD (áo phao+đeo bình lặn) khi đang bập bềnh trên mặt biển. Nó là một trong những khoảnh khắc hồi hộp nhất trong cuộc đời tôi, và cũng là thời điểm mà tôi phát hiện ra niềm đam mê mới của tôi – lặn scuba. Một kỉ niệm không thể nào quên.