Danh sách các tab/trang

Thứ Năm, 30 tháng 9, 2010

Sai lầm của huấn luyện viên bơi lội Vietnam

(sưu tầm, trích)
Theo tổng kết của các huấn luyện viên bơi lội Tp.HCM (HLV), trong quá trình huấn luyện cho các VĐV bơi lội trẻ (VĐV), các HLV thường mắc những sai lầm sau:

A. Sai lầm về huấn luyện kỹ thuật.

1. Rút ngắn giai đoạn “học để bơi” (learning to swim) và chuyển nhanh sang giai đoạn “học để tập luyện” (learning to train) của VĐV. Nói cách khác, HLV xem trọng yếu tố tập luyện (training) hơn yếu tố giảng dạy (pratice), mong muốn VĐV phát triển về thành tích hơn là phát triển về kỹ năng.
2. Chưa xem trọng huấn luyện kỹ thuật toàn diện trong giai đoạn huấn luyện ban đầu.
3. Trong sửa sai kỹ thuật, HLV chỉ tập trung vào việc cải thiện lực tiến (động tác đẩy nước, khủyu tay cao khi tỳ nước,…) chứ chưa để ý đến việc giảm bớt lực cản (thân người nhấp nhô, tay vào nước tạo nhiều bọt sóng, …). VĐV sẽ hiểu là “muốn bơi nhanh hơn thì phải quạt tay mạnh và đập chân nhanh hơn”.
4. Chưa chú ý đến trình độ phát triển của VĐV (trình độ sức mạnh, độ mềm dẻo, khả năng tiếp thu kỹ thuật, …) khi sữa chữa kỹ thuật động tác. Đa số HLV buộc VĐV thực hiện kỹ thuật theo ý của mình chứ không phải đúng với đặc điểm VĐV.
5. Tập trung vào tần số động tác chứ chưa chú ý đến độ dài của bước bơi. VĐV chỉ “cắm đầu cắm cổ” bám theo bọt sóng chân của VĐV phía trước mà không để ý đến động tác vươn duỗi dài của động tác tay về trước.
6. Sử dụng các công cụ tập luyện và bài tập không hiệu quả về mặt kỹ thuật. Ví dụ: bơi bàn quạt quá nặng nên VĐV không đẩy nước thẳng ra sau được; “bơi kéo xô” quá nặng nên VĐV không thể duy trì tư thế nằm ngang được; bơi kẹp ván nên VĐV trẻ không nghiêng người được (trong bơi tự do, bơi ngửa). Nguyên tắc chung khi sử dụng các bài tập là “không được phá hỏng kỹ thuật của VĐV hoặc làm hạn chế việc thực hiện kỹ thuật đúng của VĐV”.

B. Sai lầm về huấn luyện thể lực.

1. Cho VĐV trẻ tập dụng cụ quá nhiều và quá nặng.
2. Chưa chú ý phát triển mềm dẻo.

C. Sai lầm trong phương pháp huấn luyện.

1. Bơi bướm quá nhiều. Nhiều HLV xem đây là một biện pháp tăng cường sức mạnh dưới nước, hay một biện pháp “trừng phạt” VĐV. Thật ra, nó chỉ có “tác dụng” làm phá hỏng kỹ thuật của VĐV.
2. Phạt VĐV “bật cóc” quanh hồ. Biện pháp này có hại đến khớp gối và dây chằng quanh gối của VĐV.
3. Tập ngày nào cũng nặng, tập tuần nào cũng nặng (vì không nắm quy luật hồi phục của các hệ thống năng lượng). HLV thường la mắng VĐV “tại sao bơi chậm thế?” mà không biết rằng nguồn năng lượng glycogen dự trữ của VĐV đã cạn kiệt rồi, còn sức đâu nữa để mà bơi nhanh.
4. Xem khối lượng là yếu tố hàng đầu để nâng cao trình độ cho VĐV (lượng vận động cao đồng nghĩa với khối lượng cao). Tuy nhiên, cần lưu ý rằng cường độ là biến số huấn luyện quan trọng nhất, tiếp theo đó mới là mật độ và khối lượng.
5. Chưa chú ý đến tỉ lệ hợp lý giữa huấn luyện sức bền và huấn luyện tốc độ đối với VĐV các nhóm tuổi. Tập luyện sức bền đối với VĐV trẻ giúp tăng thể tích tâm thu (tăng kích thước tim), còn tập luyện tốc độ sẽ làm cho thành cơ tim của VĐV dày lên, hạn chế đến việc phát triển kích thước tim sau này.

Hình: Croizon, VĐV cụt tứ chi, ngày 18/9/2010 đã bơi qua eo biển Manche trong 13g30 với quãng đường 35km (xem thêm hình trong bài "Lặn trong tăm tối").

Thứ Sáu, 24 tháng 9, 2010

Thứ Tư, 22 tháng 9, 2010

Jacques Yves Cousteau: Người hướng dẫn thế giới về những bí ẩn dưới đáy sâu.

by Peter Bilton, factoidz.com

Nói đến Jacques Cousteau là nói đến công việc mang tính khai phá trong khảo sát đại dương, những phát minh tiên phong có tính cách mạng về lặn biển và việc đưa thế giới của những đại dương sâu nhất tới phòng khách của mọi người. Ông đồng thời cũng là nhà bảo vệ môi trường được vinh danh bởi những thành quả phi thường của mình.
Jacques Yves Cousteau sinh năm 1910 ở tây nam nước Pháp. Từ khi còn trẻ Jacques đã rất năng động và ông thường đi lặn tự do ở biển Địa Trung hải cùng nhóm bạn.
Sauk khi tốt nghiệp Học viện Hải quân, ông phục vụ trong Hải quân Pháp từ 1933 với vai trò sỹ quan kỹ thuật pháo binh. Cousteau khởi đầu công việc với thiết bị lặn được gọi là lungs (lá phổi) sử dụng khí nén và các trang bị lặn khác nhau.
   Khi Pháp bị Đức chiếm đóng vào năm 1940, Cousteau được phép tiếp tục công việ của mình. Điều này cũng tạo điều kiện cho Cousteau bí mật hoạt động cho tình báo quân đồng minh, giúp tổ chức một số chiến dịch chống quân Đức. Vì những hoạt động này, Cousteau đã được tặng thưởng huân chương sau chiến tranh. Cousteau cộng tác với Emile Gagnan để phát triển bộ điều áp lặn (diving Regulator) đầu tiên trên thế giới.
Và vào năm 1943, một nhóm chuyên gia đã tập trung ở thị trấn Bandol xem ông thử thiết bị mới ở biển Địa Trung Hải. Cousteau sau này đã mô tả lại theo kiểu nói của mình việc sử dụng thành công cái mà ông gọi là Aqua-Lung.

“Tôi thở không khí một cách thoải mái dễ dàng, có tiến huýt nhẹ khi tôi hít vào, và tiếng rì rào nhẹ nhẹ của bong bong khi tôi thở ra. Bộ điều áp điều chỉnh áp lực một cách chính xác theo nhu cầu của tôi…cát biến mất vào khoảng xanh vô tận…hai cánh tay áp vào thân, tôi đạp đôi chân nhái chậm rãi và du hành xuống dưới. Tôi chạm tới đáy trong tâm trạng phấn khích….Tôi ngước nhìn lên và thấy bề mặt mước được chiếu sáng như một tấm gương bị khiếm khuyết.” Nó đã hoạt động!

Cousteau và đội của ông đã thực hiện nhiều chuyến lặn, mỗi lần lại lặn sâu hơn, cho tới khi đạt tới 240 feet (~73m). Tại độ sâu này họ bắt đầu phát hiện hiệu ứng say ni-tơ (nitrogen narcosis). Là một điều kiện gây cảm giác mất định hướng, tương tự như say rượi. Trong một môi trường nguy hiểm như thế này, đây có thể là thảm họa vì người lặn sẽ có các quyết định phi logic. Cousteau và đội của ông sau đó qua những thử ngiệm và những sai lầm, đã rút ra bài học là cần phải thở hỗn hợp khí oxy và helium khi xuống sâu dưới 150 feet (~46 meters)

Sau chiến tranh Cousteu tiếp tục làm việc cho chính phủ, cùng thời gian này ông thành lập Nhóm nghiên cứu đáy biển (Undersea Reserch Group). Ông được giao nhiệm vụ tìm kiếm và phát hiện tàu đắm trong thời chiến trên chiếu tầu nghiên cứu của ông: Calypso. Năm 1952 Cousteu phát hiện và khai quật một tàu buôn là tàu Grand Conglue, được đóng từ năm 230 trước công nguyên. Hàng trăm cổ vật cổ cổ đại được bảo quản nguyên vẹn do con người làm ra đã được phát hiện, và Cousteau đã chứng tỏ với thế giới rằng khảo cổ học dưới đáy biển có ý nghĩa tối quan trọng để hiểu biết rõ hơn vế quá khứ của chúng ta.

Cousteau và đội của ông ở ConshelfIII, phòng thí nghiệm dưới nước.

Conshelf: Conshelf là một thử nghiệm để tìm hiểu khả năng của con người có thể sống và làm việc lâu dài dưới độ sâu trong lòng nước. Bắt đầu là dự án conshelfI, là một phòng thí nghiệm dưới nước với hai nhà khoa học hay còn được gọi là nhà “du hành đại dương ” (oceanauts) với thời gian lên tới một tuần. Các nhà “du hành đại dương” được theo dõi sức khỏe, và Conshelf được trang bị mọi tiện nghi cần thiết như giường ngủ, thư viện, bếp và TV.
Conshelf đầu tiên được đóng năm 1962, thành công của nó dẫn tới sự ra đời của Conshelf II ở độ sâu 14 meters. Vào năm 1965 một Conshelf lớn được chế tạo đủ sức chứa sáu nhà du hành đại dương. Công trình này được đặt tại Địa Trung Hải, gần Nice, nước Pháp ở độ sâu 100 meters. Thử nghiệm Conshelf kết thúc thành công, tuy nó khẳng định con người không được thiết kế để có thể sống thiếu ánh mặt trời. Conshelf III sau đó được dùng để đào tạo các nhà du hành vũ trụ.
Đây là hình ảnh Conshelf II do Cousteu chụp cho tạp chí National Geographic.

Cousteu đã phát triển người lặn và là người đầu tiên triển khai người lặn trang bị camera. Những kỹ thuật quay phim dưới nước của ông đã tạo ra các chương trình truyền hình mang tới cho tới hàng triệu người xem quang cảnh môi trường biển dưới đáy sâu. Cousteau tiếp tục khám phá những tài nguyên thiên nhiên của đại dương. Ông trở thành nhà bảo vệ môi trường hàng đầu và tham gia cuộc gặp thượng đỉnh Rio 1992.
Jacques Cousteau mất năm 1997. Ông để lại di sản hơn 120 bộ phim truyền hình và 50 đầu sách. Cousteau đã mở đường cho các nhà làm phim thời sự, và hơn thế ông đã thay đổi quan điểm cộng đồng và tạo nhận thức về môi trường thông qua việc làm của ông trong việc giữ gìn thế gới sinh thái biển mỏng manh.

Thứ Ba, 21 tháng 9, 2010

Chỉ vì không nhìn thấy đích

Đó là một buổi sáng sương mù phủ kín, ngày 4/7/1952, khi Florence Chadwick bước xuống nước bơi vượt eo biển từ đảo Catalina đến bờ biển California. Bơi đường trường không phải là một điều mới lạ đối với Florence, bởi cô từng vượt biển Manche (giữa nước Anh và Pháp) ở cả hai chiều.

Buổi sáng hôm đó nước lạnh cóng, còn sương mù thì dày đến nỗi cô khó có thể nhìn thấy chiếc thuyền trong đoàn. Sau khi đã bơi hơn 15 tiếng đồng hồ, cô yêu cầu mọi người kéo cô lên thuyền. Huấn luyện viên của Florence ráng hết sức để động viên cô bởi họ đã rất gần bờ, nhưng cô chỉ nhìn thấy sương mù và sương mù. Vì thế cô bỏ cuộc... khi cách đích không tới nửa dặm.

Sau đó cô tâm sự: "Không phải tôi biện hộ cho mình, nhưng nếu tôi nhìn thấy bờ, tôi đã có thể bơi đến đích". Không phải cái lạnh hay sự sợ hãi, hay sự kiệt sức đã khiến cho Florence Chadwick thất bại, mà chính là sương mù.

Hai tháng sau cũng chính tại eo biển đó, cũng là khoảng cách đó, Florence Chadwick đã lập một kỷ lục mới, bởi vì giờ đây cô có thể nhìn thấy đất liền.

Nhiều lúc chúng ta cũng thất bại, không phải vì chúng ta sợ hay bởi áp lực của những người xung quanh hay tại bất cứ điều gì, mà chỉ vì chúng ta không nhìn thấy đích của mình.

Thứ Sáu, 17 tháng 9, 2010

Hình độc đáo



Ghi chú: Cả 3 người mẫu này cùng các ông phó nháy đều thực sự ở dưới đáy biển (dĩ nhiên bọn họ đều là dân dive).

Thứ Hai, 13 tháng 9, 2010

Những con thú sống dưới biển

Tại sao thú biển cũng thở bằng phổi nhưng có thể lặn dưới nước được khá lâu? Dân scuba mình có thể "học hỏi" được gì ở chúng không?

Thú biển (rái cá biển, báo biển, sư tử biển, cá heo, cá voi, ...) cũng thở bằng phổi như thú trên cạn. Tuy phải thường xuyên nhô lên mặt nước, nhưng chúng có thể ở dưới nước một thời gian khá dài, từ 20-30 phút với rái cá biển, 43 phút với báo biển Wader, hay 1-2 tiếng với cá voi cỡ lớn. Tại sao ở dưới nước trong thời gian dài như vậy mà chúng không ngạt? Các nhà nghiên cứu đã phát hiện cơ thể thú biển có “kho” tích trữ oxy đặc biệt, chính là máu và cơ.

Chúng ta biết rằng, trong máu chứa một lượng lớn oxy và CO2. Mặt khác, tỷ lệ máu so với thể trọng cơ thể của thú biển thông thường lớn nhiều hơn so với động vật sống trên cạn. Ví dụ ở người, máu chiếm khoảng 7% thể trọng, còn máu của cá heo lại chiếm khoảng 10-11% thể trọng của nó, và ở báo biển là 18%.

Ngoài máu ra, cơ bắp cũng có thể tích trữ ôxy. Trong cơ của thú biển có một loại albumin cơ hồng, rất dễ kết hợp với oxy. Khi chúng nhô lên khỏi mặt nước để thay đổi không khí, oxy được hít vào, một phần kết hợp với albumin cơ hồng hình thành trạng thái kết hợp hóa học, tích trữ trong cơ. Albumin này càng nhiều, oxy được tích trữ càng lớn. So với động vật cạn, albumin cơ hồng ở thú biển cao hơn nhiều. Oxy dự trữ kiểu này có thể chiếm hơn 50% dự trữ oxy toàn thân chúng. Chính vì albumin trong cơ thịt khá nhiều, nên màu sắc của thịt cá voi và thịt báo biển đều có màu tím thẫm.

Ngoài ra, tần số thở bình thường của thú biển tuy rất thấp, nhưng khả năng hít oxy và nén khí CO2 lại rất mạnh, có lợi cho cuộc sống dưới nước của chúng. Người bình thường một lần thở chỉ có thể thay đổi 15-20% khí trong phổi, còn cá voi lại có thể thay đổi trên 80%. Đa số động vật cạn, kể cả người, rất nhạy cảm với CO2 trong máu. Nếu hàm lượng CO2 trong không khí tăng lên, thì tần suất thở của người sẽ tăng lên gấp 5 lần bình thường. Nhưng thú biển lại không như vậy, dù CO2 trong máu tăng lên cũng không xảy ra sự cưỡng chế thở. Có người từng thử nghiệm, đeo cho báo biển mặt nạ đặc biệt, để chúng hô hấp khí có giới hạn. Họ thấy khi hàm lượng CO2 trong đó cao đến 10% thì hoạt động thở của báo biển vẫn giữ được bình thường. Điều này đã giúp cho chúng ở được dưới nước trong thời gian dài.

Hình: những "thú biển" này chỉ lặn được 1-2 phút vì quá nhạy cảm với CO2 trong máu (và nhờ vậy, da thịt của chúng - thay vì tím thẫm - có màu trắng hồng).

Thứ Năm, 9 tháng 9, 2010

Tại sao rùa biển lặn sâu

Các nhà khoa học từ lâu đã đau đầu với câu hỏi tại sao rùa luýt (leatherback) lại thích lặn xuống độ sâu của vùng biển băng giá.

Jonathan Houghton cùng các cộng sự thuộc đại học Swansea tại Anh đã tiến hành thí nghiệm để tìm hiểu tại sao các sinh vật biển có dáng đi ì ạch nặng nề lại có hoạt động hiếm có như thế này. Họ đã công bố kết quả trên tờ Experimental Biology của Anh.
Máu rùa rất giàu myoglobin nên rất lý tưởng để dự trữ ôxi. Đôi khi chúng còn lao xuống dưới mặt nước đến cả kilomet (khoảng 3/4 dặm). Các nhà nghiên cứu đã lắp cho 13 chú rùa luýt máy ghi dữ liệu ghi lại địa điểm, nhiệt độ, độ lặn sâu và thời gian. Sau đó máy sẽ truyền phát thông tin đến vệ tinh khi con vật lên mặt nước. Trong số hơn 26.000 lặn sâu được ghi lại tại Bắc Đại Tây Dương, chỉ có 95 (chưa được 0,5%) số lần đạt mức sâu hơn 300 m.

Một giả thuyết khác đã đưa ra giải thích cho những lần lặn sâu bất thường. Các nhà nghiên cứu tranh luận rằng loài bò sát đẻ trứng này lặn sâu xuống nước để trốn tránh kẻ thù, trong khi những người khác lại cho rằng đơn giản là chúng đang muốn làm mát cơ thể.

Giả thuyết thứ ba đưa ra là rùa biển đi săn ở vùng biển sâu.

Nhưng những kết quả mà Houghton có được lại bác bỏ tất cả các giả thuyết trên. Nếu con rùa đang cố gắng bơi để không trở thành bữa trưa cho một con cá lớn nào đó, chắc chắn nó sẽ phải bơi nhanh hơn bình thường. Nhưng dữ liệu thu được cho thấy những con rùa chẳng hề vội vã khi lặn sâu. Hơn nữa, chúng thường dành hàng giờ trên mặt nước trước khi lặn, có lẽ là để lấy thêm nhiều ôxy làm tăng hiệu quả.
Houghton cho biết: “Lập lờ trên bề mặt là chiến lược khinh suất nếu muốn trốn tránh kẻ thù, bởi vì đó là nơi mà kẻ thù có thể phát hiện ra bóng của những con rùa”.
Nếu để giữ nhiệt độ cơ thể luôn mát mẻ thì cũng không thoả đáng bởi nhiệt độ dưới mức 350 m không giảm nhiều. Vì thế những con rùa cũng không có động cơ để lặn sâu hơn.
Nhưng với giả thuyết về thức ăn, nghiên cứu phát hiện rằng có lẽ giả thuyết này đúng một nửa. Ngay cả khi những con rùa không ăn thức ăn tìm được ở độ sâu tột cùng, chúng có lẽ cũng muốn tìm thức ăn để dự trữ về sau. Rùa luýt thích ăn loài sứa sống ở vùng nước bề mặt. Nhưng trong nhiều tháng bơi từ khu vực sinh sản vùng nhiệt đới tại Caribê đến các vùng nước mát hơn, chúng phải sống nhờ vào các loài giống sứa sống theo tập đoàn lớn ở độ sâu khoảng 600 m. Houghton cho biết rùa biển thường lặn để tìm kiếm tập đoàn nói trên khi mặt trời xuống núi, sau đó chúng trở lên mặt nước vào buổi đêm để thưởng thức bữa tiệc. Điều này có thể giải thích tại sao rùa luýt thường nấn ná tại một khu vực trong nhiều ngày hay thậm chí nhiều tuần sau mỗi chuyến lặn sâu như thế.
(Hình minh họa: rùa biển)

Thứ Tư, 8 tháng 9, 2010

Chai rượu sâm-panh dưới đáy biển


Nhóm thợ lặn của đảo Aland, một hòn đảo tự trị nằm giữa Phần Lan và Thụy Điển, đã thu được 30 chai trong khi thám hiểm xác một chiếc tàu bị chìm.
Trưởng nhóm Christian Ekstrom nói rằng ông tin là loại rượu này do hãng Veuve Clicquot của Pháp sản xuất cách đây khoảng 220 năm. Một chai - có hình dáng của loại chai của thế kỷ 18 - đã được gửi sang Pháp để phân tích.
Hãng Veuve Clicquot bắt đầu sản xuất sâm-panh vào năm 1772, nhưng bị gián đoạn do cuộc cách mạng năm 1789. Người ta tin rằng số sâm-panh vừa phát hiện dưới biển Baltic thuộc chuyến hàng gửi cho Hoàng gia Nga lúc bấy giờ.
Một chai đã được mở cho chuyên viên nếm thử và chuyên viên cho biết mùi vị vẫn tuyệt vời. Sâm-panh đã được bảo quản tốt trong hai thế kỷ qua nhờ nước lạnh vùng Baltic. Các chuyên viên ước tính nếu bán đấu giá, một chai có thể đến 70.000 USD.
Cho đến nay, sâm-panh lâu đời nhất mà vẫn uống được là hai chai Perrier-Jouet năm 1825, được mang ra thử ở London năm ngoái.

Lời bình: giá mà mình "vớ" được một chai nhỉ (chỉ cần "chịu cực" một chút thôi). Nhưng với giá trị 70.000usd thì chẳng biết mình có dám uống không?

Thứ Tư, 1 tháng 9, 2010

Diving Condao

Những điểm lặn ở Côn Đảo do công ty Cầu Vồng khai thác:

Côn Đảo nẳm tại điểm gặp nhau của hai dòng hải lưu nóng và lạnh của đại dương, tạo nên một hệ thống khí hậu cục bộ. Từ tháng sáu đến tháng chin, những cơn gió giật dữ dội ập vào mặt phía Tây của đảo trong khi phía Dông được che chắn kín. Trong tháng chin, dòng hải lưu và gió đổi hướng ngược lại làm khu bờ đông chịu thời tiết xấu tới tận tháng giêng. Thời tiết trở nên êm dịu trong thời gian còn lại của năm.
Kiểu mẫu thời tiết bất thường này làm cho Côn Đảo là địa điểm có thể thực hiện các hoạt động bơi, lặn biển và snorkeling quanh năm.

Thời Pháp thuộc, cai ngục buộc tù nhân khai thác san hô sống để nung vôi. Nay rặng san hô đã được hồi phục, tuy nhiên lại phải đối mặt với sự phá hoại của việc khai thác hải sản không kiểm soát. Vườn quốc gia Côn Đảo được thành lập 1977, tuy nhiên ban đầu chỉ tập trung bảo vệ quần thể động, thực vật trên đảo. Ngày nay, Vườn QG bao phủ 14 trên tổng số 16 đảo và toàn bộ vùng biển bao quanh chúng.
Đa phần rừng trên đảo là rừng rậm: với một tỷ lệ rừng nguyên sinh lớn, đặc biệt là các cánh rừng ẩm ướt trên độ cao 500m so với mực nước biển.
Mặc dù việc kiểm soát khai thác hải sản theo kiểu hủy diệt mới chỉ được thực thi từ 1993 và bất chấp sự phá hoại môi sinh từ thời Pháp thuộc, hơn ngàn hecta bề mặt rặng san hô của Vườn QG Côn Đảo đã được hồi phục ở vùng nước nông – một trái ngược với các vùng khác của Việt Nam với còn rất ít bề mặt vùng nước nông còn san hô bao phủ do nạn khai thác cạn kiệt và đánh cá bằng chất nổ.
Toàn bộ vùng biển Côn Đảo rất đa dạng sinh học: Hơn 1300 loài sinh vật biển đã được phát hiện ở đây. Hệ sinh thái của Côn Đảo là môi trường sống lý tưởng cho các loài hiếm thấy như Đồi mồi, Rùa xanh và Dugong, một sinh vật kỳ lạ được gọi là “bò biển” và được cho là nguồn gốc của các chuyện thần thoại về “nàng tiên cá” do thói quen phơi nắng của chúng trên các tảng đá.
Từ 1995 đã có hơn 300 000 rùa con đã được thả ra biển và có gần 1000 rùa trưởng thành đếm được ở đây.

Dugong Abu Dhabi